Quốc lộ 3

Quốc lộ 3 là tuyến đường huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Quốc lộ 3
Cầu Phù Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
Thông tin tuyến đường
LoạiQuốc lộ
Chiều dài366 km
Một phần của
Các điểm giao cắt chính
Đầu Namtại TT. Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội
  tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

tại Đông Anh, Hà Nội
tại nút giao Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội
tại Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội
tại Lương Sơn, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên
tại TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên
tại Sơn Cầm, Phú Lương, Thái Nguyên
tại Cổ Lũng, Phú Lương, Thái Nguyên
tại Yên Đỗ, Phú Lương, Thái Nguyên
tại Xuất Hóa, TP. Bắc Kạn, Bắc Kạn
tại Đèo Giàng, Lãng Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Kạn
tại Nà Phặc, Ngân Sơn, Bắc Kạn

tại TP. Cao Bằng, Cao Bằng
Đầu Bắc tại Cửa khẩu Tà Lùng, Quảng Hòa, Cao Bằng
Hệ thống đường
Quốc lộ

Lộ trình

Quốc lộ 3 dài 366 km, chạy theo hướng Nam – Bắc. Điểm đầu từ phía Bắc cầu Đuống tại Yên ViênHà Nội qua Phù Lỗ, Sóc Sơn) và đi qua các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Điểm cuối tại cửa khẩu Tà Lùng biên giới Việt – Trung. Tổng chiều dài 350,44 km.

Đoạn từ cầu Đuống đến thị trấn Phủ Thông (tỉnh Bắc Kạn) dài khoảng 180 km, đường bằng phẳng. Đoạn thị trấn Phủ Thông đến thị trấn Tà Lùng (huyện Quảng HòaCao Bằng), dài khoảng 170 km, qua vùng núi cao, đường quanh co, vách ta luy cao, vực sâu. Riêng đoạn Thành phố Cao BằngThủy Khẩu, Quốc lộ 3 qua các thung lũng, dân cư thưa thớt, dễ bị ngập nước vào mùa mưa.

Trên tuyến quốc lộ có tổng cộng 84 cầu; đi qua một số đèo dốc lớn như: đèo Giàng, đèo Gió, đèo Cao Bắc, đèo Tài Hồ Sìn, đèo Mã Phục, Kéo Pựt và đèo Khâu Chỉa.

Lịch sử

Quốc lộ 3 là một trong 8 tuyến quốc lộ có điểm đầu từ Hà Nội, được hình thành từ thời phong kiến. Đến thế kỷ XIX, trục đường đã được người Pháp nâng cấp. Sau 1954 và đặc biệt là sau năm 1975, trục đường được nâng cấp và mở rộng hơn nữa, trở thành con đường huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Chú thích

Tham khảo