Rắn biển

Rắn biển là một nhóm rắnnọc độc sinh sống trong môi trường biển hay sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Rắn biển được tìm thấy trong vùng nước ấm ven biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

Rắn biển
Một con rắn biển
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Họ (familia)Elapidae
F. Boie, 1827
Phạm vi phân bố của rắn biển là phần màu xanh
Phạm vi phân bố của rắn biển là phần màu xanh

Đặc điểm chung của các loài rắn biển là chúng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như [rắn] đẻn, [rắn] đẻn biển, [rắn] đẹn, [rắn] hèo, ông hèo v.v.

Phân loại

Rắn biển ban đầu được coi là một họ hợp nhất và tách biệt, với danh pháp Hydrophiidae, sau đó được tách ra thành 2 phân họ là Hydrophiinae - tức rắn biển thật sự (tùy theo hệ thống phân loại mà người ta coi nó chứa 8 hay 16-20 chi, với hiện nay công nhận 62 loài), và phân họ nguyên thủy hơn là Laticaudinae (một chi Laticauda, với 8 loài). Sau đó người ta nhận ra rằng rắn biển có quan hệ họ hàng rất gần và thực tế là lồng sâu bên trong họ Rắn hổ (Elapidae), vì thế định nghĩa phân loại của họ này trở nên không rõ ràng. Một số nhà phân loại học chuyển toàn bộ rắn biển vào trong họ Elapidae, bằng cách này tạo ra các phân họ Elapinae, Hydrophiinae và Laticaudinae, mặc dù phân họ cuối cùng này có thể bỏ qua nếu Laticauda được gộp trong Hydrophiinae. Cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào có sức thuyết phục về các mối quan hệ phát sinh chủng loài giữa các nhóm rắn hổ khác nhau, và vì thế tình hình vẫn chưa rõ ràng. Do đó, các tác giả khác vẫn tùy tình huống mà lựa chọn, hoặc là tiếp tục làm việc với sắp xếp cũ và truyền thống, hoặc là gộp tất cả các chi cùng nhau trong họ Elapidae, nhưng không phân chia thành các phân họ.[1][2][3][4] Nghiên cứu của Pyron et al. (2013)[5] cho thấy Laticauda không có quan hệ họ hàng gần với Hydrophiinae mà lồng sâu trong Elapidae nghĩa cũ, do đó định nghĩa của họ Hydrophiidae cũ là đa ngành.

Các chi

  • Aipysurus Lacépède, 1804: 8 loài.
  • Emydocephalus Krefft, 1869: 3 loài.
  • Ephalophis Smith, 1931: 1 loài (Ephalophis greyae).
  • Hydrelaps Boulenger, 1896: 1 loài (Hydrelaps darwiniensis).
  • Hydrophis Latreille, 1801 (bao gồm cả Acalyptophis Boulenger, 1896, Astrotia Fischer, 1855, Chitulia Gray, 1849, Disteira Lacépède, 1804, Enhydrina Gray, 1849, Kerilia Gray, 1849, Lapemis Gray, 1835, Leioselasma Lacepède, 1804, Microcephalophis Lesson, 1832, Pelamis Daudin, 1803, Polyodontognathus Wall, 1921, Praescutata Wall, 1921): 46 loài.
  • Kolpophis Smith, 1926: 1 loài (Kolpophis annandalei).
  • Laticauda Laurenti, 1768 (bao gồm cả Pseudolaticauda Kharin 1984): 8 loài.
  • Parahydrophis Burger & Natsuno, 1974: 1 loài (Parahydrophis mertoni).
  • Thalassophis Schmidt, 1852: 1 loài (Thalassophis anomalus).

Phát sinh chủng loài

Biểu đồ nhánh vẽ theo Pyron et al. (2013)[5], với các chi rắn biển in đậm nghiêng (không có KolpophisThalassophis trong biểu đồ này).

 Elapidae 

Calliophis

Maticora

Micruroides

Sinomicrurus

Micrurus

Hemibungarus

Ophiophagus

Dendroaspis

Walterinnesia

Aspidelaps

Hemachatus

Naja

Elapsoidea

Bungarus

Laticauda

Micropechis

Toxicocalamus (một phần)

Demansia

Toxicocalamus (một phần)

Furina

Simoselaps (một phần)

Aspidomorphus (một phần)

Aspidomorphus (một phần)

Acanthophis

Pseudechis

Cacophis

Elapognathus

Cryptophis

Rhinoplocephalus

Suta

Vermicella

Simoselaps (một phần)

Denisonia

Oxyuranus

Pseudonaja

Echiopsis (một phần)

Drysdalia

Autrelaps

Hoplocephalus

Echiopsis (một phần)

Notechis

Tropidechis

Hemiaspis

 Hydrophiinae 

Emydocephalus

Aipysurus

Parahydrophis

Ephalophis

Hydrelaps

Hydrophis

Hình ảnh

Tham khảo

Dữ liệu liên quan tới Rắn biển tại WikispeciesJwjqjjq