Ravenna

Ravenna
Ravèna (tiếng Romagnol)
—  Comune  —
Trường Ravenna
Trường Ravenna

Hiệu kỳ
Vị trí của Ravenna
Map
Ravenna trên bản đồ Ý
Ravenna
Ravenna
Ravenna trên bản đồ Emilia-Romagna
Ravenna
Ravenna
Vị trí của Ravenna tại Emilia-Romagna
Quốc giaÝ
VùngEmilia-Romagna
TỉnhRavenna (RA)
Frazioni
Chính quyền
 • Thị trưởngMichele De Pascale (PD)
Diện tích[1]
 • Tổng cộng652,89 km2 (25,208 mi2)
Độ cao4 m (13 ft)
Dân số (1 tháng 1 năm 2014)[3]
 • Tổng cộng158.784
 • Mật độ2,4/km2 (6,3/mi2)
Tên cư dânRavennate, Ravennese[4]
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã bưu chính48100
Mã điện thoại0544
Thành phố kết nghĩaSpeyer, Posadas, Misiones, Chartres, Chichester, Dubrovnik sửa dữ liệu
Thánh bảo trợThánh Apollinaris
Ngày thánh23 tháng 7
Trang webTrang web chính thức
Các tượng đài Kitô hữu tiên khởi ở Ravenna
Di sản thế giới UNESCO
khảm Mosaic của Hoàng đế Justinian tại Vương cung thánh đường San Vitale.
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, ii, iii, iv
Tham khảo788
Công nhận1996 (Kỳ họp 20)
Diện tích1.32 ha

Ravenna (phát âm tiếng Ý: [raˈvenna], cũng là phát âm tiếng Ý: [raˈvɛnna] ; tiếng Romagnol: Ravèna) là thành phố thủ phủ của tỉnh Ravenna thuộc vùng Emilia-Romagna, miền Bắc Ý. Nó từng là thủ đô của Đế quốc Tây La Mã từ năm 402 cho đến khi đế quốc sụp đổ vào năm 476. Sau đó nó tiếp tục trở thành thủ đô của Vương quốc Ostrogoth cho đến khi nó bị tái chinh phục bởi Đế quốc Đông La Mã vào năm 540. Thành phố sau đó trở thành trung tâm của Đông La Mã cho đến khi cuộc xâm lăng của người Oliver vào năm 751, trở thành thủ đô của Vương quốc Lombardia.

Mặc dù không phải là thành phố gần biển nhưng Ravenna được nối với biển Adriatic bởi kênh đào Candiano. Thành phố được biết đến với kiến trúc La Mã và Byzantine được bảo tồn tốt, với tám công trình nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO như là những Tượng đài Kitô hữu tiên khởi ở Ravenna.[5]

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi Ravenna không rõ ràng, mặc dù người ta tin rằng cái tên xuất phát từ tiếng Etruscan.[6] Một số người suy đoán rằng, tên Ravenna có thể bắt nguồn từ "Rasenna", một thuật ngữ mà người Etruscan sử dụng để chỉ bản thân họ.

Kiến trúc

Tám công trình tôn giáo nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO bao gồm:

  • Nhà rửa tội Ravenna của Neon
  • Lăng mộ Galla Placidia
  • Nhà rửa tội Arian
  • Nhà nguyện Tổng Giám mục Ravenna
  • Vương cung thánh đường Thánh Apollinare Nuovo
  • Lăng mộ của Theoderic
  • Vương cung thánh đường San Vitale
  • Vương cung thánh đường Thánh Apollinare ở Classe

Tham khảo

Liên kết ngoài