Rococo

Kiến trúc Rococo là một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp thế kỷ 18. Đây là phong cách kiến trúc được sử dụng phổ biến ở thời của vương hậu Maria Antonia. Các phòng thuộc phong cách Rococo thường được thiết kế thành một sản phẩm nghệ thuật tổng thể với vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao, những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương trang trí, thảm thêu, ngoài ra nó còn được bổ sung bởi những bước tranh tường tinh tế.

 
Lịch sử kiến trúc phương Tây 
Kiến trúc thời kì đồ đá
Kiến trúc Ai Cập cổ đại
Kiến trúc Lưỡng Hà
Kiến trúc cổ điển
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Kiến trúc La Mã cổ đại
Kiến trúc thời Trung Cổ
Kiến trúc Byzantine
Kiến trúc Romanesque
Kiến trúc Gothic
Kiến trúc Phục Hưng
Kiến trúc Baroque
Kiến trúc Rococo
Kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc hiện đại
Kiến trúc hậu hiện đại
Các mục từ
Mặt phía bắc của Cung điện Catherine ở Tsarskoye Selo - sân dành cho xe ngựa đi vào: tất cả các họa tiết đều được trang trí bằng vàng cho tới năm 1773, khi Ekaterina II thay thế các họa tiết mạ vàng bằng nước sơn màu oliu xám
Bộ Rococo gồm các bức tượng nhân cách hóa của Bốn nguyên tố, những năm 1760, đồ sứ Chelsea, Bảo tàng nghệ thuật Indianapolis.

Từ Rococo là sự kết hợp của từ rocaille (vỏ) trong tiếng Pháp và từ barocco trong tiếng Ý. Đây là phong cách kiến trúc thường có các đường cong trang trí dạng vỏ và thường tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí, do vậy nên một vài nhà phê bình nghệ thuật đã sử dụng từ này để ngụ ý chỉ rằng đây là một phong cách phù phiếm và chỉ coi nó như một trào lưu thời trang; khi từ Rococo được sử dụng lần đầu ở Anh năm 1836, nghĩa thông tục của nó là "lạc hậu" (old-fashioned). Dù vậy thì từ giữa thế kỷ 19, từ này đã được chấp nhận bởi các nhà sử học về nghệ thuật. Trong khi hiện nay vẫn có một số tranh luận về tầm ảnh hưởng của phong cách kiến trúc này tới nghệ thuật nói chung thì Rococo hiện vẫn được thừa nhận là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của kiến trúc châu Âu.Rococo là khái niệm mà các nhà phê bình nghệ thuật thế kỷ 19 sử dụng để mô tả những công trình trang trí kiến trúc và đồ gỗ đã được phát triển từ trường phái Baroque và trở thành mốt tại Pháp vào những năm 1720 sau khi nhà vua Louis XIV chết. Rococo đã phát triển một cách đại chúng, phổ biến khắp châu Âu. Trong kiến trúc, phong cách này phần lớn giới hạn trong trang trí các mặt đứng, facades bên ngoài. Rococo thể hiện đầy đủ nhất phong cách trang nhã của nó tại những công trình trang trí đồ gỗ, tường nhà của những biệt thự, nhà riêng của cư dân Paris. Tại Đức và Áo, phong cách Rococo được ứng dụng vào những công trình nội thất kiểu Baroc trong các nhà thờ và cung điện.Rococo có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa Baroque và trang trí vườn non bộ kiểu Pháp, đá và vỏ sò được sử dụng để trang trí kiến trúc ngoại thất nhà vườn.

Tham khảo

  • Kimball, Fiske (1980). The Creation of the Rococo Decorative Syle. New York: Dover Publications. ISBN 0-486-23989-6.
  • Arno Schönberger and Halldor Soehner, 1960. The Age of Rococo Published in the US as The Rococo Age: Art and Civilization of the 18th Century (Originally published in German, 1959).
  • Levey, Michael (1980). Painting in Eighteenth-Century Venice. Ithaca: Cornell University Press. ISBN 0-8014-1331-1.
  • Kelemen, Pál (1967). Baroque and Rococo in Latin America. New York: Dover Publications. ISBN 0-486-21698-5.

Liên kết ngoài

Lấy từ “https:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=Rococo&oldid=70400028
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng