Sông Mackenzie

Sông Mackenzie (tiếng Anh: Mackenzie River) là hệ thống sông lớn nhất tại Canada. Sông chảy qua một vùng biệt lập rộng lớn gồm các cánh rừng và lãnh nguyên nằm hoàn toàn trong Các Lãnh thổ Tây Bắc, mặc dù vậy, nhiều chi lưu của sông cũng chảy trên địa bàn bốn tỉnh và lãnh thổ khác của Canada. Dòng chính của sông dài 1.738 kilômét (1.080 mi) chảy theo hướng bắc rồi đổ ra Bắc Băng Dương, thoát nước cho một khu vực rộng lớn gần tương đương với diện tích của Indonesia. Đây là sông lớn nhất chảy vào Bắc Băng Dương từ Bắc Mỹ, và cùng với các chi lưu thì Mackenzie là một trong số các sông dài nhất trên thế giới.

Sông Mackenzie
Sông Mackenzie vào tháng 8 năm 2009
Nguồn gốc tên: Alexander Mackenzie, nhà thám hiểm
Quốc giaCanada
VùngCác Lãnh thổ Tây Bắc
Các phụ lưu
 - tả ngạnSông Liard, Sông Keele, Sông Arctic Red, Sông Peel
 - hữu ngạnGreat Bear
CityFort Providence, Fort Simpson, Wrigley, Tulita, Norman Wells
NguồnHồ Great Slave
 - Vị tríFort Providence
 - Cao độ156 m (512 ft)
 - Tọa độ61°12′15″B 117°22′31″T / 61,20417°B 117,37528°T / 61.20417; -117.37528
Cửa sôngBắc Băng Dương
 - vị tríĐồng bằng Mackenzie
 - cao độ0 m (0 ft)
 - tọa độ68°56′23″B 136°10′22″T / 68,93972°B 136,17278°T / 68.93972; -136.17278
Chiều dài1.738 km (1.080 mi)
Lưu vực1.805.200 km2 (696.992 dặm vuông Anh) [1]
Lưu lượngtại cửa sông
 - trung bình9.910 m3/s (349.968 cu ft/s) [2]
 - tối đa31.800 m3/s (1.123.000 cu ft/s) [3]
 - tối thiểu2.130 m3/s (75.220 cu ft/s)
Bản đồ lưu vực sông Mackenzie

Dòng chảy

Khởi nguồn từ vùng đầm lầy ở cực tây của hồ Great Slave, sông Mackenzie chảy theo hướng chung là tây-tây bắc trong khoảng 300 km (190 mi), qua các làng nhỏ của Fort Providence và Brownings Landing. Tại Fort Simpson sông Mackenzie hợp lưu với sông Liard, chi lưu lớn nhất của nó, sau đó chảy hướng về Bắc Cực, song song với dãy núi Franklin. Sông Keele đổ nước vào từ phía tả, 100 km (62 mi) phía trên Tulita, nơi sông Great Bear hợp vào Mackenzie. Ngay trước khi băng qua Vòng Cực Bắc, Mackenzie chảy qua Norman Wells, sau đó tiếp tục theo hướng tây bắc và nhận nước từ Arctic Red và Peel. Sông Mackenzie cuối cùng đổ ra biển Beaufort, một phần của Bắc Băng Dương, qua một đồng bằng Mackenzie rộng lớn.[2][4][5]

Trong suốt chiều dài, sông Mackenzie là một tuyến đường thủy rộng và chảy chậm; độ cao của sông chỉ hạ 156 mét (512 ft) từ nguồn đến cửa sông.[6] Đây là một sông có nhiều dải nước trong phần lớn chiều dài, đặc trưng bởi các bãi cát và có nhiều dòng chảy phụ. Lòng sông rộng 2 đến 5 km (1,2 đến 3,1 mi) và sâu 8 đến 9 m (26 đến 30 ft) ở hầu hết các đoạn, và do đó tàu bè có thể đi lại một cách dễ dàng ngoại trừ khi sông bị đóng băng vào mùa đông. Tuy nhiên, có một số nơi lòng sông bị thu hẹp chỉ còn dưới nửa km (0,3 mi) với dòng chảy khá nhanh, như tại Sans Sault Rapids ở điểm hợp lưu với sông Mountain và "The Ramparts", một hẻm núi sâu 40 m (130 ft) ở phía nam của Fort Good Hope.[7][8]

Lưu vực

Với 1.805.200 kilômét vuông (697.000 dặm vuông Anh), lưu vực sông Mackenzie là lưu vực sông lớn nhất tại Canada, chiếm gần 20% diện tích đất nước.[1] Từ đầu nguồn xa nhất ở hồ Thutade trên dãy núi Omineca đến cửa sông, Mackenzie trải dài 4.241 km (2.635 mi) qua miền Tây Canada, khiến nó trở thành hệ thống sông dài nhất Canada[1] và đứng thứ 13 thế giới. Sông đổ ra biển 325 kilômét khối (78 mi khối) nước mỗi năm, chiếm gần 11% tổng lượng nước mà các sông đổ vào Bắc Băng Dương.[9][10] Lượng nước mà Mackenzie chảy ra giữ một vai trò quan trọng trong khí hậu địa phương trên vùng Bắc Băng Dương khi mà một lượng lớn nước ngọt ấm hơn sẽ hòa lẫn vào nước biển lạnh giá.[2]

Nhiều lưu vực sông lớn của Bắc Mỹ có ranh giới với lưu vực sông Mackenzie. Phần lớn rìa phía tây của lưu vực sông Mackenzie chạy dọc theo đường phân thủy đại lục châu Mỹ. Đường phân thủy này tách biệt lưu vực sông Mackenzie với và các dòng đầu nguồn của các sông Pelly và Stewart thuộc lưu vực của sông Yukon, là sông chảy vào eo biển Bering; và các hệ thống sông sông Fraser và Columbia, cả hai đều chảy vào Thái Bình Dương.[11] Dải đất thấp ở phía bắc phân tách lưu vực sông Mackenzie với các lưu vực sông của Anderson, Horton, Coppermine và Back– tất cả đều đổ vào Bắc Băng Dương. Phần lưu vực phía đông của sông Mackenzie giáp với lưu vực các sông Thelon và Churchill, cả hai đều đổ vào vịnh Hudson. Ở phía nam, lưu vực sông Mackenzie giáp với lưu vực sông Bắc Saskatchewan, một phần của hệ thống sông Nelson đổ ra vịnh Hudson sau khi đã tiêu nước cho hầu hết vùng nam-trung Canada.[4][11]

Hạ du sông Mackenzie nhìn từ vệ tinh

Thông qua nhiều chi lưu, lưu vực sông Mackenzie nằm trên địa phận năm tỉnh và lãnh thổ của CanadaBritish Columbia, Alberta, Saskatchewan, Các Lãnh thổ Tây Bắc và Lãnh thổ Yukon. Hai nhánh đầu nguồn lớn nhất là Peace và Athabasca,[12] chúng có lưu vực chiếm phần lớn trung tâm vùng đồng cỏ Alberta và dãy núi Rocky ở phía bắc British Columbia sau đó hợp lưu vào sông Slave tại đồng bằng Peace-Athabasca gần hồ Athabasca, hồ này cũng nhận được các dòng chảy từ tây bắc Saskatchewan.[13] Slave là sông chính của hồ Great Slave (chiếm khoảng 77% lượng nước); các dòng chảy vào hồ khác là Taltson, Lockhart và Hay, sông Hay cũng có dòng chảy trài dài đến Alberta và British Columbia.[14] Các chi lưu trực tiếp của sông Mackenzie từ phía tây như Liard và Peel mang theo dòng nước từ các dãy núi ở miền đông Yukon.[15]

Phần phía đông của lưu vực sông Mackenzie được thống trị bởi các rừng taiga rộng mênh mông và có nhiều hồ lớn nhất tại Bắc Mỹ. Cả về dung tích và diện tích bề mặt, hồ Great Bear là hồ lớn nhất trong lưu vực với diện tích bề mặt là 31.153 km2 (12.028 dặm vuông Anh) và dung tích là 2.236 km3 (536 mi khối).[16] Hồ Great Slave nhỏ hơn một chút, với diện tích bề mặt là 28.568 km2 (11.030 dặm vuông Anh) và gồm 2.088 km3 (501 mi khối) nước, mặc dù nó có độ sâu lớn hơn đáng kể so với hồ Great Bear.[14] Hồ lớn thứ ba là Athabasca, hồ này chỉ nhỏ hơn một phần ba về diện tích so với hai hồ trên với 7.800 km2 (3.000 dặm vuông Anh).[13] Sáu hồ khác trong lưu vực có tổng diện tích bề mặt là 1.000 km2 (390 dặm vuông Anh), chúng gồm cả hồ Williston, hồ nhân tạo lớn thứ hai tại Bắc Mỹ, nằm trên sông Peace.[2]

Với dòng chảy trung bình hàng năm là 9.910 m3/s (350.000 cu ft/s), sông Mackenzie có mức chảy lớn hơn bất kỳ sông nào tại Canada và lớn thứ 14 trên thế giới trong tiêu chí này.[17] Khoảng 60% nước đến từ nửa phía tây của lưu vực, bao gồm các dãy núi Rocky, Selwyn và Mackenzie với các chi lưu chính Peace và Liard, đóng góp tương ứng là 23% và 27% tổng lưu lượng dòng chảy. Còn ở nửa phía đông thì ngược lại, mặc dù vùng này bị chi phối bởi các vùng đầm lầy và hồ nước rộng lớn, song lại chỉ cung cấp 25% tổng lưu lượng cho Mackenzie.[18] Khi dòng chảy đạt đến đỉnh vào mùa xuân, sự khác biệt về lưu lượng giữa hai vùng đầu nguồn này thậm chí còn rõ nét hơn, khi có lượng tuyết và băng tan lớn làm tăng đáng kể mực nước tại các chi lưu ở phía tây của Mackenzie. Việc các đập băng bị vỡ sẽ khiến cho nhiệt độ dòng nước thay đổi đột ngột và khiến cho tình trạng lũ lụt càng trầm trọng.[19]

Các chi lưu

Lớn nhất

TributaryChiều dàiLưu vựcLưu lượng
kmmikm²sq mim³/scu ft/s
sông Liard1,115693277.100106.9892.43485.960
sông Bắc Nahanni200124
sông Root220138
sông Redstone28918016.4006.33241714.726
sông Keele41025519.0007.34060021.200
sông Great Bear11370156.50060.42552818.646
sông Mountain37023013.5005.2121234.344
sông Arctic Red50031122.0008.4941615.690
sông Peel58036028.40010.96568924.332

Danh sách đầy đủ

Chi lưuTọa độ
Hồ Great Slave61°12′00″B 116°40′56″T / 61,19994°B 116,68219°T / 61.19994; -116.68219 (Great Slave Lake)
sông Kakisa61°04′08″B 117°10′04″T / 61,06888°B 117,16782°T / 61.06888; -117.16782 (Kakisa River)
sông Horn61°28′37″B 118°04′56″T / 61,47689°B 118,08234°T / 61.47689; -118.08234 (Horn River)
sông Bouvier61°13′56″B 119°02′09″T / 61,2323°B 119,03584°T / 61.23230; -119.03584 (Bouvier River)
sông Redknife61°13′28″B 119°22′08″T / 61,22446°B 119,36891°T / 61.22446; -119.36891 (Redknife River)
sông Trout61°18′15″B 119°50′40″T / 61,30423°B 119,84453°T / 61.30423; -119.84453 (Trout River)
sông Jean Marie61°31′58″B 120°38′05″T / 61,53288°B 120,63469°T / 61.53288; -120.63469 (Jean Marie River)
sông Spence61°34′48″B 120°40′24″T / 61,58009°B 120,67331°T / 61.58009; -120.67331 (Spence River)
sông Rabbitskin61°46′56″B 120°41′51″T / 61,78209°B 120,69758°T / 61.78209; -120.69758 (Rabbitskin River)
sông Liard61°51′01″B 121°18′07″T / 61,85037°B 121,30185°T / 61.85037; -121.30185 (Liard River)
sông Harris61°52′22″B 121°19′33″T / 61,87277°B 121,3258°T / 61.87277; -121.32580 (Harris River)
sông Martin61°55′35″B 121°34′41″T / 61,92633°B 121,57814°T / 61.92633; -121.57814 (Martin River)
sông Trail62°06′00″B 122°11′34″T / 62,10005°B 122,19286°T / 62.10005; -122.19286 (Trail River)
sông North Nahanni62°14′44″B 123°19′43″T / 62,24562°B 123,32874°T / 62.24562; -123.32874 (North Nahanni River)
sông Root62°26′13″B 123°18′37″T / 62,43685°B 123,3102°T / 62.43685; -123.31020 (Root River)
sông Willowlake62°41′55″B 123°06′53″T / 62,69863°B 123,1148°T / 62.69863; -123.1148 (Willowlake River)
River Between Two Mountains62°56′12″B 123°12′39″T / 62,93655°B 123,21081°T / 62.93655; -123.21081 (River Between Two Mountains)
sông Wrigley63°14′39″B 123°35′13″T / 63,2441°B 123,58691°T / 63.24410; -123.58691 (Wrigley River)
sông Ochre63°28′05″B 123°41′23″T / 63,46801°B 123,68962°T / 63.46801; -123.68962 (Ochre River)
sông Johnson63°42′53″B 123°54′45″T / 63,71486°B 123,91245°T / 63.71486; -123.91245 (Johnson River)
sông Blackwater63°56′38″B 124°10′19″T / 63,94386°B 124,17194°T / 63.94386; -124.17194 (Blackwater River)
sông Dahadinni63°59′05″B 124°22′26″T / 63,98472°B 124,37399°T / 63.98472; -124.37399 (Dahadinni River)
sông Saline64°17′39″B 124°29′58″T / 64,29422°B 124,49947°T / 64.29422; -124.49947 (Saline River)
sông Redstone64°17′13″B 124°33′18″T / 64,28701°B 124,55492°T / 64.28701; -124.55492 (Redstone River)
sông Keele64°25′00″B 124°48′00″T / 64,41662°B 124,80005°T / 64.41662; -124.80005 (Keele River)
sông Great Bear64°54′24″B 125°36′01″T / 64,90671°B 125,60034°T / 64.90671; -125.60034 (Great Bear River)
sông Little Bear64°54′57″B 125°54′16″T / 64,91581°B 125,90435°T / 64.91581; -125.90435 (Little Bear River)
sông Carcajou65°37′28″B 128°43′01″T / 65,62446°B 128,71682°T / 65.62446; -128.71682 (Carcajou River)
sông Mountain65°40′27″B 128°50′19″T / 65,67409°B 128,83856°T / 65.67409; -128.83856 (Mountain River)
sông Donnely65°49′34″B 128°50′55″T / 65,82613°B 128,84869°T / 65.82613; -128.84869 (Donnelly River)
sông Tsintu66°07′55″B 129°02′28″T / 66,13182°B 129,04099°T / 66.13182; -129.04099 (Tsintu River)
sông Hare Indian66°17′38″B 128°37′26″T / 66,29391°B 128,62381°T / 66.29391; -128.62381 (Hare Indian River)
sông Loon66°28′11″B 128°58′15″T / 66,46969°B 128,97091°T / 66.46969; -128.97091 (Loon River)
sông Tieda66°37′44″B 129°19′34″T / 66,62877°B 129,32616°T / 66.62877; -129.32616 (Tieda River)
sông Gillis66°43′45″B 129°47′26″T / 66,72907°B 129,79042°T / 66.72907; -129.79042 (Gillis River)
sông Gossage66°59′33″B 130°16′02″T / 66,99237°B 130,26712°T / 66.99237; -130.26712 (Gossage River)
sông Thunder67°28′41″B 130°54′24″T / 67,47803°B 130,90673°T / 67.47803; -130.90673 (Thunder River)
sông Tree67°15′11″B 132°34′13″T / 67,25315°B 132,5703°T / 67.25315; -132.57030 (Tree River)
sông Rabbit Hay67°13′29″B 132°45′40″T / 67,22483°B 132,76102°T / 67.22483; -132.76102 (Rabbit Hay River)
sông Arctic Red67°26′49″B 133°44′51″T / 67,447°B 133,74743°T / 67.44700; -133.74743 (Arctic Red River)
sông Peel67°41′48″B 134°31′52″T / 67,69665°B 134,53102°T / 67.69665; -134.53102 (Peel River)
sông Rengleng67°48′17″B 134°04′17″T / 67,80485°B 134,07145°T / 67.80485; -134.07145 (Rengleng River)

Tham khảo

  • Hodgins, Bruce W.; Hoyle, Gwyneth (1994). Canoeing north into the unknown: a record of river travel, 1874 to 1974. Dundurn Press. ISBN 0-920474-93-4. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Pielou, E.C. (1991). After the Ice Age: The Return of Life to Glaciated North America. University of Chicago Press. ISBN 0-226-66812-6. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)

Chú thích

Liên kết ngoài