Sư đoàn 18 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Sư đoàn 18 Bộ binh,[1] là một trong ba đơn vị chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn III & Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ năm 1965 đến 1975. Sau 2 năm thành lập, Sư đoàn được đổi tên vào năm nền Đệ nhị Cộng hòa ra đời. Tuy tuổi quân không bằng các đơn vị bạn đã được thành lập trước, nhưng Sư đoàn đã có bề dày chiến tích lẫy lừng. Hạ tuần tháng 4 năm 1975, Sư đoàn đã có trận đánh lịch sử cuối cùng, khi nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ cửa ngõ phía bắc cho Thủ đô Sài Gòn.

  • Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh, nơi đây cũng là Hậu cứ của Sư đoàn cho đến tháng 4/1975.
  • Bài ca chính thức: Sư đoàn 18 Bộ binh hành khúc
Sư đoàn 18 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1965-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực VNCH
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận của Quân đoàn III và QK 3
Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệu-Thần tiễn
-Bảo quốc
Tham chiến-Mặt trận An Lộc, Bình Long (1972)
-Trận Xuân Lộc, Long Khánh (1975)
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Lữ Lan
-Lâm Quang Thơ
-Đỗ Kế Giai
-Lê Minh Đảo
Quân kỳ

Lịch sử hình thành

Sư đoàn 18 Bộ binh được thành lập vào ngày 16 tháng 5 năm 1965 tại Xuân Lộc, Long Khánh với danh xưng ban đầu là Sư đoàn 10 Bộ binh. Được hình thành từ các Trung đoàn 43, 48, 52 Bộ binh Biệt lập cùng các đơn vị yểm trợ, tác chiến kỹ thuật, Thiết đoàn 5 Kỵ binh và các Tiểu đoàn Pháo binh.[2] Phù hiệu sư đoàn là màu xanh nhạt tượng trưng cho bầu trời xanh, màu xanh đậm tượng trưng cho màu đất, và cung tên dựa vào truyền thuyết Nỏ thần thời An Dương Vương. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Sư đoàn được đổi tên thành Sư đoàn 18 Bộ binh.

Sư đoàn 18 Bộ binh có phạm vi hoạt động và trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, bao gồm những tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Đặc Khu Vũng Tàu. Ban đầu Sư đoàn 18 được đánh giá là đơn vị kém cỏi nhất Quân đội, tuy nhiên đến khi Đại tá Lê Minh Đảo về làm Tư lệnh, đã đưa Sư đoàn trở thành đơn vị sánh ngang với Sư đoàn 1 Bộ binh. Trong giai đoạn từ 1966 đến cuối năm 1967 và từ cuối năm 1968 đến cuối chiến tranh, sư đoàn 18 giao chiến giành giật đường quốc lộ với trung đoàn Đồng Nai và các đơn vị địa phuơng của Quân Giải phóng (tất cả gồm 7 tiểu đoàn: 800, 265, 308, 440, 445 và 700 chưa tính du kích địa phương).

Sư đoàn có một Trung tâm Huấn luyện riêng, đặt tại xã Long Giao trên đường tỉnh lộ từ ngã ba Tân Phong (Quốc lộ 1) đi Bình Giã thuộc tỉnh Phước Tuy (nay thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai).

Sư đoàn tham gia các trận đánh nổi tiếng: Võ Xu 1966 (không quân và pháo binh tham gia), Suối Long (1967), Túc Trưng-La Ngà (1969). Cùng các đơn vị bạn vượt biên sang Campuchia, truy đuổi và tiêu diệt cơ quan đầu não của Cục R (1970) và tham dự chiến trường An Lộc thay đơn vị bạn là Sư đoàn 5 Bộ binh (Mùa hè đỏ lửa 1972). Sư đoàn được tưởng thưởng mang dây Biểu chương mầu Quân công Bội tinh.

Chiến công lớn nhất của Sư đoàn 18 là đợt đầu trận Xuân Lộc, sư đoàn đã chiến đấu kiên cường đến phút cuối để bảo vệ đô thành Sài Gòn vào trung tuần tháng 4 năm 1975. Sau trận này, sư đoàn bị mất 1 chiến đoàn, các lực lượng còn lại rút lui về Biên Hòa cầm cự đến cuối tháng và bị bắt sống.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc

SttĐơn vịChú thíchSttĐơn vịChú thích
1[3]
Trung đoàn 43
10
Biệt đội Quân báo
2
Trung đoàn 48
11
Biệt đội Kỹ thuật
3
Trung đoàn 52
12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử
4
Đại đội
Tổng hành dinh
13
Tiểu đoàn Quân y
5[4]
Đại đội Trinh sát
14
Tiểu đoàn Truyền tin
6
Đại đội Quân cảnh
15
Tiểu đoàn Tiếp vận
7
Đại đội Công vụ
16
Tiểu đoàn
Công binh Chiến đấu
8
Đại đội Quân vận
(Quân xa)
17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 180 (155 ly), 181, 182, 183 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính
18
Thiết đoàn 5
Thuộc "Lữ đoàn 3 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn tháng 4/1975

SttHọ và TênCấp bậcChức vụChú thích
1
Lê Minh Đảo
Võ bị Đà Lạt K10[5]
Thiếu tướng
Tư lệnh
2
Lê Xuân Mai[6]
Võ bị Đà Lạt K4
Đại tá
Tư lệnh phó
3
Huỳnh Thao Lược[7]
Võ bị Đà Lạt K3
Tham mưu trưởng
4
Hứa Yến Lến[8]
Võ bị Đà Lạt K6
Phụ tá Tư lệnh
Đặc trách Hành quân
5
Dương Phún Sang[9]
Võ bị Đà Lạt K3
Chánh thanh tra
Sư đoàn
6
Lê Xuân Hiếu[10]
Võ bị Đà Lạt K10
Chỉ huy
Trung đoàn 43
7
Trần Minh Công[11]
Võ bị Đà lạt K11
Chỉ huy
Trung đoàn 48
8
Ngô Kỳ Dũng[12]
Võ bị Đà Lạt K14
Chỉ huy
Trung đoàn 52

Trung đoàn Pháo binh

  • Đơn vị phối thuộc
SttHọ và TênCấp bậcChức vụĐơn vịChú thích
1
Ngô Văn Hưng
Võ khoa Thủ Đức K3[13]
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Trung đoàn
2
Vũ Văn Thừa
Võ bị Đà Lạt K10
Trung tá
Chỉ huy phó
nt
3
Nguyễn Văn Triển
Võ khoa Thủ Đức K3
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 183
4
Vũ Văn Bình
Thiếu tá
Tiểu đoàn 180
5
Nguyễn Tiến Hạnh
Võ bị Đà Lạt K13
Trung tá
Tiểu đoàn 181
6
Trần Thượng Khải
Võ bị Đà Lạt K12
Thiếu tá
Tiểu đoàn 182

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ

SttHọ và TênCấp bậcTại chứcChú thích
1
Nguyễn Văn Mạnh
Võ bị Huế K2
Đại tá[14]
5/1965-8/1965
Sau cùng là Trung tướng Tổng Tham mưu phó Bộ Tổng Tham mưu
2
Lữ Lan
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Thiếu tướng
(11/1965)
8/1965-9/1966
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng trường Cao đẳng Quốc phòng
3
Đỗ Kế Giai
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Chuẩn tương
(11/1967)
9/1966-8/1969
Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương
4
Lâm Quang Thơ
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Thiếu tướng
(8/1970)
8/1969-4/1972
Sau cùng là Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
5
Lê Minh Đảo
Đại tá
Chuẩn tướng
(11/1972)
Thiếu tướng
(21/4/1975)
4/1972-30/4/1975
Tư lệnh sau cùng

Chú thích

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Xem thêm