Sofia

thủ đô và là thành phố lớn nhất của Bulgaria

Sofia (tiếng Bulgaria: София Sofiya), là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Cộng hòa Bulgaria với dân số 1.270.010 (là thành phố lớn thứ 14 ở Liên minh châu Âu), và dân số là 1.386.702 trong vùng đô thị, Đô thị Thủ đô.[1] Thành phố nằm ở phía tây Bulgaria, dưới chân khối núi Vitosha, và là trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế và giáo dục của quốc gia này, là một Thành phố thế giới - Beta.[2]

Sofia
София
Một số địa điểm du lịch tại Sofia
Một số địa điểm du lịch tại Sofia
Hiệu kỳ của Sofia
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Sofia
Ấn chương
Vị trí của Sofia ở Bulgaria
Vị trí của Sofia ở Bulgaria
Sofia trên bản đồ Thế giới
Sofia
Sofia
Tọa độ: 42°42′B 23°20′Đ / 42,7°B 23,333°Đ / 42.700; 23.333
Quốc giaBulgaria
TỉnhThành phố Sofia
Đặt tên theoSaint Sophia Church sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Thị trưởngBoiko Borisov
Diện tích
 • Thành phố1.349 km2 (521 mi2)
Độ cao550 m (1,800 ft)
Dân số (2018)
 • Thành phốdecrease 1,241,675
 • Mật độ1.030/km2 (2,700/mi2)
 • Vùng đô thị1,386,702
Múi giờEET (UTC+2)
 • Mùa hè (DST)EEST (UTC+3)
Mã bưu chính1000 sửa dữ liệu
Mã điện thoại02 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaAlgiers, Ankara, Berlin, Bratislava, Bruxelles, Bucharest, Bursa, Helsinki, Karlovac, Kyiv, Luân Đôn, Madrid, Milano, Moskva, Pittsburgh, Ílhavo, Praha, Sankt-Peterburg, Salalah, Tel Aviv, Tirana, Warszawa, Yerevan, Viên, Sidon, Skopje, Athena, Amman, Bruxelles, Tbilisi, Monterrey sửa dữ liệu
Trang websofia.bg

Là một trong những thủ đô cổ nhất châu Âu, thành phố này có lịch sử từ thế kỷ 8 trước Công nguyên, khi những người Thracia đã thiết lập một khu định cư ở đây. Các di tích trong lịch sử của thành phố vẫn hiện diện cùng với các công trình hiện đại trong thành phố này. Trải qua quá trình phát triển, Sofia đã từng có nhiều tên gọi. Các khu định cư tiền sử đã được khai quật ở trung tâm thành phố, gần hoàng cung cũng như ở các quận ngoại vi như Slatina và Obelya.[3] Tường thành của thành phố được bảo quản tốt là một thành cổ có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên.

Dân số Sofia giảm từ 70.000 vào cuối thế kỷ 18, qua 19.000 vào năm 1870, xuống còn 11.649 vào năm 1878 và bắt đầu tăng lên.[4] Sofia có khoảng 1,23 triệu cư dân trong lãnh thổ 492 km²,[5] tập trung 17,5% dân số cả nước trong phần trăm thứ 200 của lãnh thổ quốc gia. Khu vực đô thị của Sofia có khoảng 1,54 triệu [9] cư dân trong phạm vi 5723 km², bao gồm Tỉnh Thành phố Sofia và một phần của tỉnh Sofia (Dragoman, Slivnitsa, Kostinbrod, Bozhurishte, Svoge, Elin Pelin, Gorna Malina, Ihtiman, Kostenets) và Pernik Province (Pernik, Radomir), chiếm 5,16% lãnh thổ quốc gia.[6] Khu vực đô thị của Sofia dựa trên một giờ di chuyển bằng ô tô, trải dài trên phạm vi quốc tế và bao gồm Dimitrovgrad ở Serbia.[7] Không giống như hầu hết các khu vực đô thị châu Âu, nó không được định nghĩa là một khu vực đô thị có chức năng đáng kể, nhưng thuộc loại có "nhiều chức năng hạn chế".[8] Vùng đô thị Sofia có dân số 1,68 triệu người [9] và được tạo thành từ toàn bộ các Thành phố Sofia, SofiaPernik, bao gồm hơn 10.000 km².[10]

Lịch sử

Hành chính

Thành phố Sofia là một trong 28 tỉnh của Bulgaria (không nên nhầm lẫn với tỉnh Sofia bao quanh nhưng không bao gồm trong thành phố này). Ngoài thành phố Sofia, tỉnh thủ đô bao gồm 3 thành phố khác và 34 làng, được chia thành 24 quận.[11] Quận của thành phố Sofia:

Quận của Sofia
#TênDân sốLoại
1Bankya9.186Thị xã
2Vitosha42.953Ngoại ô
3Vrabnitsa47.417Nội ô
4Vazrazhdane47.794Nội ô
5Izgrev 3,133.611Nội ô
6Ilinden37.256Nội ô
7Iskar69.896Nội ô
8Krasna polyana65.442Nội ô
9Krasno selo72.302Nội ô
10Kremikovtsi23.599Ngoại ô
11Lozenets45.630Nội ô
12Lyulin120.897Nội ô
13Mladost110.852Nội ô
14Nadezhda77.000Nội ô
15Novi Iskar26.544Thị xã
16Ovcha kupel47.380Nội ô
17Oborishte36.000Nội ô
18Pancharevo24.342Ngoại ô
19Poduene85.996Nội ô
20Serdika52.918Nội ô
21Slatina65.772Nội ô
22Studentski50.368Nội ô
23Sredets41.000Nội ô
24Triaditsa65.000Nội ô
Tổng1.299.155
Nguồn: NSI Lưu trữ 2013-04-03 tại Wayback Machine[12]

Kinh tế

Giao thông

Hàng không

Thành phố có sân bay Sofia.

Đường sắt

Đường thủy

Địa lý

Thành phố nằm phía tây Bulgaria, có vị trí ở trung tâm của vùng Balkan, chân núi phía bắc của khối núi Vitosha, nằm trong thung lũng Sofia, là thung lũng lớn nhất trong quốc gia này với diện tích 1186 km2, độ cao trung bình 550 m.

Khí hậu

Sofia có một khí hậu lục địa ôn hòa với biên đô nhiệt độ cao. Tháng nóng nhất là tháng 8 còn tháng lạnh nhất là tháng 1. Cho đến năm 1936, nhiệt độ trung bình là +10,0 °C (50 °F) và kể từ đó nhiệt độ đã tăng +0,5 °C (+1 °F).[13] Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 650 mi-li-mét (25,6 in) với lượng mua mùa Hè cao và mùa Đông thấp. Sofia ít nóng vào mùa Hè hơn các vùng khác của Bulgaria do cao độ của khu vực này cao, dù đôi khi nhiệt độ có thể lên tới 40 °C.

Dữ liệu khí hậu của Sofia (1952–2011)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)19.022.027.530.334.038.041.039.436.133.925.523.041,0
Trung bình cao °C (°F)3.05.610.515.820.624.427.027.223.017.19.74.515,7
Trung bình ngày, °C (°F)−1.40.64.910.014.718.220.520.316.311.04.90.410,1
Trung bình thấp, °C (°F)−5−3.60.04.59.012.314.013.810.25.70.9−3.15,0
Thấp kỉ lục, °C (°F)−24−25−16.1−6−21.42.03.9−1−6−15−20−25
Giáng thủy mm (inch)29.7
(1.169)
31.7
(1.248)
40.8
(1.606)
76.7
(3.02)
70.4
(2.772)
71.9
(2.831)
68.5
(2.697)
56.7
(2.232)
36.9
(1.453)
42.8
(1.685)
54.1
(2.13)
41.1
(1.618)
621,3
(24,461)
Độ ẩm80.775.166.764.968.266.962.063.168.776.076.983.271,0
Số ngày giáng thủy TB14.514.714.213.611.58.36.76.19.110.99.415.9134,9
Số giờ nắng trung bình hàng tháng82.2110.6158.1181.5232.5266.5303.8283.7213.0170.5108.062.02.172,3
Nguồn: Climatebase.ru[14]

Dân số

Dân số trong giai đoạn 2004-2011 được ghi nhận như sau:

Lịch sử dân số của Sofia
(Nguồn: Viện thống kê quốc gia Bulgaria[15])
Năm20042005200620072008200920102011
Dân số11389501148429115401011567961162898116550311745151208097
From the year 1962 on: No double counting—residents of multiple communes (e.g. students and military personnel) are counted only once.

Tham khảo

Liên kết ngoài