Sophie Dorothea của Celle

(Đổi hướng từ Sophia Dorothea xứ Celle)

Sophie Dorothea của Celle (15 tháng 9 năm 166613 tháng 11 năm 1726) là người vợ chính thức duy nhất trong cuộc đời vua George I của Anh và thân mẫu của vua George II. Cuộc hôn nhân của bà với người anh họ, tức George, nằm trong một mưu đồ thống nhất các nhánh trong gia tộc Hanover được đề xuất bởi mẹ của George, Sophie của Pfalz. Bà được nhắc đến nhiều bởi cáo buộc ngoại tình với Philip Christoph von Königsmarck, và do điều này mà bà bị chồng giam lỏng trong Lâu đài Ahlden suốt 30 cuối của cuộc đời.

Sophie Dorothea xứ Braunschweig-Lüneburg
Tuyển hầu công tử phu nhân của Hannover
Sophie Dorothea cùng các con của bà
Thông tin chung
Sinh(1666-09-15)15 tháng 9 năm 1666
Celle, Đức
Mất13 tháng 11 năm 1726(1726-11-13) (60 tuổi)
Ahlden, Đức
Phối ngẫu
George I của Anh
(cưới 1682⁠–⁠1694)
Hậu duệGeorge II, Quốc vương nước Đại Anh Vua hoặc hoàng đế
Sophia Dorothea, Vương hậu Phổ
Tên đầy đủ
Sophie Dorothea
Vương tộcNhà Hannover
Thân phụGeorge William, Công tước của Brunswick-Lüneburg
Thân mẫuEleonore Desmier d'Olbreuse

Thân thế và hôn nhân

Sophie Dorothea chào đời ngày 15 tháng 9 năm 1666, Bà là người con duy nhất của, George William, Công tước Brunswick-Lüneburg với người tình lâu năm không cưới, Eleonore d'Esmier d'Olbreuse (16391722), Nữ Bá tước Williamsburg, một người phụ nữ theo đạo Tin Lành, và là cháu gái của Alexander II d'Esmiers, Hầu tước Olbreuse. George William cuối cùng đã thành hôn với mẹ của con gái mình vào năm 1676 (trước đó họ có kết hôn trong bí mật).

Có một vài vụ việc bàn tính hôn sự Sophie Dorothea với nhà vua tương lai của Đan Mạch, song cuối cùng Nữ hoàng đương vị của nước này chấm dứt việc định hôn theo yêu cầu từ Sophie của Hanover (mẹ chồng tương lai của bà). Một thỏa thuận hôn nhân khác với Công tước Brunswick-Wolfenbüttel cũng tan vỡ vì phu nhân Sophie thuyết phục cha của bà về những lợi ích mà ông sẽ có được Sophie Dorothea kết hôn với người anh họ. Điều này xảy ra vào lúc ngày đính hôn giữa Sophie Dorothea và Công tước được công bố.

Khi được biết người chồng tương lai cũng là người anh họ của mình, Sophie Dorothea thốt lên rằng "Tôi sẽ không cưới tên mõm lợn!" (một biệt danh của George ở tại Hanover), và ném một món quà mà George Louis mang đến cho cô theo yêu cầu của Nữ Công tước Sophie vào tường. Những cuối cùng bị ép buộc bởi người cha, bà ngất đi trong vòng tay của người mẹ trong lần gặp người mẹ chồng tương lai lần đầu tiên. Bà lại ngất đi một lần nữa khi được giới thiệu George Louis.

Ngày 22 tháng 11 năm 1682 tại Celle, Sophie Dorothea thành hôn với người anh họ, George Louis. Vào năm 1705 ông kế thừa Lãnh địa Lüneburg sau cái chết của cha ông và người chú, George William, Công tước Brunswick-Lüneburg. Đến năm 1714, thông qua mẹ (cháu gái của vua James I nước Anh), George Louis kế vị ngôi vua ở Vương quốc Liên hiệp AnhVương quốc Ireland, trở thành vua George I của Đảo Anh.

Cuộc hôn nhân của George Louis và Sophie Dorothea không hạnh phúc. Gia đình bên chồng, đặc biệt là bà mẹ chồng Công nương Sophie của Hannover rất ghét và khinh bỉ Sophie Dorothea.

Ngay cả chính George Louis cũng coi thường vợ của mình. Sophie Dorothea thường xuyên bị mắng vì nhiều lời và không biết lễ nghi, hai vợ chồng cũng thường to tiếng với nhau. Mọi thứ chỉ được cải thiện phần nào bởi sự ra đời của hai đứa trẻ:

Nhưng George lại có một tình nhân bên ngoài, Melusine von der Schulenburg, và bắt đầu có ý bỏ vợ. Cha mẹ của George yêu cầu ông ta phải thận trọng hơn với cô nhân tình này, vì nếu hôn nhân tan vỡ thì sẽ gián đoạn việc thanh toán của hàng trăm ngàn thalers, nhưng ông không trả lời và đối xử tàn nhẫn với người vợ.

Ngoại tình

Sophie Dorothea năm 1686.
Philip Christoph von Königsmarck (4 tháng 3 năm 16652 tháng 7 năm 1694)

Sophie Dorothea trong hoàn cảnh khổ sở như vậy đã gặp lại được anh chàng đến từ Thụy Điển, Philip Christoph von Königsmarck. Hai người gặp mặt nhau lần đầu tại Celle khi ông vừa 16 tuổi. Họ ve vãn nhau một cách ngây thơ, và ghi tên của mình lên cửa sổ cung điện cùng dòng chữ “Forget me not". Ngày 1 tháng 3 năm 1688 Philip gặp lại Sophie và nhắc về tình cảm trước kia của họ. Em trai của George Louis đưa ông đến chỗ Sophie Dorothe vào buổi tối để làm cho cô vui lòng. Trong hai năm Philip ở Hanover, không có lý do gì để tin rằng mối quan hệ giữa hai người họ là trong sáng. Philip rời Hanover cho một cuộc thám hiểm vào năm 1690 – đó là một thảm họa. Sau khi ông trở về, mối quan hệ giữa hai người càng thắm thiết. Họ bắt đầu gửi cho nhau những lá thư tình cùng những lời lẽ có cánh cho thấy mối quan hệ của họ đã vượt quá giới hạn.

Năm 1692, những bức thư được phát hiện và đưa đến cho Tuyển đế hầu Ernest Augustus (cha chồng của Sophie Dorothea). Kể từ sau một vụ bê bối có thể đe dọa đến vị thế mới của bản thân, Tuyển hầu tước đưa Königsmarck vào chiến trường cùng với quân Hanover chiến đấu chống lại Louis XIV. Những quân nhân khác được phép đến thăm Hanover, riêng ông thì không. Một đêm Königsmarck bỏ trốn và cưỡi ngựa đi ròng sáu ngày đến thăm Hanover. Hôm sau nữa, ông gọi Thống chế Heinrich đến và thú nhận tội bỏ trốn, xin nghỉ việc để ở lại Hanover. Thỉnh cầu được chấp thuận dù Henrich cho rằng chuyện tình vụng trộm cần được kết thúc hoặc là Königsmarck rời khỏi đất nước. Ernest Augustus lưu đày Königsmarck.

George Louis mắng chửi vợ vì chuyện ngoại tình của bà, và bà đã chỉ trích chồng mình. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, George lao vào Sophie Dorothea và bắt đầu xé ra tóc và bóp cổ cô, để lại nhiều dấu vết bầm tím. Cuối cùng ông ta được người hầu của vợ kéo ra ngoài.

Königsmarck có lẽ đã bị sát hại khi cố gắng đào thoát khỏi Hanover. Năm 1694 ông mất tích không rõ nguyên do (một số lính canh và Nữ Bá tước Platen thú nhận trước khi chết rằng họ có dính líu đến vụ việc). Sophie Dorothea li hôn với George Louis và sau đó bị giam cầm trong Lâu đài Ahlden. Bà sống ở đây 30 năm cho đến khi chết vào 13 tháng 11 năm 1726. Sophie Dorothea đôi khi cũng được gọi là "Công nương Ahlden."

Chuyện ngoại tình của Sophie Dorothea không có bằng chứng xác thực, có thể là những bức thư ngụy tạo thông qua Königsmarck. George II rất lo lắng cho người mẹ của mình, và đó là một trong những nguyên do dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai cha con George mấy mươi năm tiếp theo.

Qua đời và an táng

Sophie Dorothea mắc bệnh vào tháng 8 năm 1726 và nằm liệt giường. Trước khi mất, Sophie Dorothea viết một bức thư cho chồng, nguyền rủa ông ta từ bên kia thế giới. Nguyên nhân cái chết của bà có thể là do suy gan và tắc túi mật occlusion (trong cơ thể bà có 60 hòn sỏi). Sophie Dorothea thọ 60 tuổi và bị giam cầm 33 năm.

George không cho phép để tang ở cả Hannover và London. Ông còn tỏ ra tức giận khi biết con gái của mình đang ở Berlin mặc đồ đen vì người mẹ quá cố. Di thể Sophie Dorothea được đặt trong một quan tài và đặt và hầm của tòa lâu đài. Quan tài được lặng lẽ chuyển đến Celle tháng 5 năm 1727 và chôn cạnh mộ cha mẹ bà tại Stadtkirche. George I chết 4 tuần sau đó, có lẽ là ngay sau khi nhận được bức thư cuối cùng từ người vợ quá cố.

Trong văn hóa đại chúng

Chuyện tình của Sophie Dorothea và kết cục bi thảm của nó là tiền đề cho bộ phim sản xuất năm 1948 Saraband for Dead Lovers. Diễn viên Joan Greenwood thủ vai Sophie Dorothea.

Tổ tiên

Chú thích

Tham khảo

  • Herman, Eleanor. Sex with the Queen. New York, HarperCollins, 2006. ISBN 0-06-084673-9
  • Haag, Eugène; Haag, Émile; Bordier, Henri Léonard (1877) La France Protestante. Paris: Svàoz et Fischbacher (tiếng Pháp) online edition
Attribution
  •  Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngSophia Dorothea”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911. This work in turn cites:
    • W. F. Palmblad, ed., Briefwechsel des Grafen Königsmark và der Prinzessin Sophie Dorothea von Celle (Leipzig, 1847)
    • A. F. H. Schaumann, Sophie Dorothea Prinzessin von Ahlden
    • A. F. H. Schaumann, Kurfürstin Sophie von Hannover (Hanover, 1878)
    • C. L. von Pöllnitz, Histoire secrette de la duchesse d'Hanovre (London, 1732)
    • W. H. Wilkins, The Love của an Uncrowned Queen (London, 1900)
    • A. Köcher, "Die Prinzessin von Ahlden," in the Historische Zeitschrift (Munich, 1882)
    • Vicomte H. de Beaucaire, Une Mésalliance dans la maison de Brunswick (Paris, 1884)
    • Alice Drayton Greenwood, Lives của the Hanoverian Queens của Englvà, vol. i (1909)

Xem thêm

  • A Weir, Britain's Royal Families - The Complete Genealogy (2002)