Tân chính Kemmu

khoảng thời gian ba năm cai trị của Hoàng thất trong lịch sử Nhật Bản giữa thời Liêm Thương và thời Thất Đinh từ 1333 đến 1336

Tân chính Kemmu (建武の新政 (Kiến Vũ Tân chính) Kemmu no shinsei?) là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản diễn ra từ năm 1333 đến năm 1336.[1] Nó đánh dấu ba năm từ khi Mạc phủ Kamakura sụp đổ đến khi Mạc phủ Ashikaga ra đời, khi Thiên hoàng Go-daigo cố xác lập lại Đế quyền bằng cách lật đổ chế độ Mạc phủ.

Tân chính Kiến Vũ
1331–1338
Tổng quan
Thủ đôKyoto
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Nhật Trung thế
Tôn giáo chính
Shinbutsu shūgō
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Thiên Hoàng 
• 1318-1339
Go-Daigo
Chinh di Đại tướng quân 
• 1333
Moriyoshi
• 1335-1336
Narinaga
Lịch sử
Lịch sử 
• Chiến tranh Genkō begins
1331
• Cuộc vây hãm Kamakura
18 tháng 5 năm 1333
• Ashikaga Takauji nắm bắt Kyoto
23 Tháng 2 1338
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRyō
Tiền thân
Kế tục
Mạc phủ Kamakura
Mạc phủ Ashikaga
Nam-Bắc triều (Nhật Bản)


Lịch sử Nhật Bản
Tiền sử
Thời kỳ đồ đá cũ ~15000 TCN
Thời kỳ Jōmon (Thằng Văn) ~15000 TCN–300 TCN
Thời kỳ Yayoi (Di Sinh) tk 4 TCN–tk 3
Cổ đại
Thời kỳ Kofun (Cổ Phần) tk 3–tk 7
Thời kỳ Asuka (Phi Điểu) 592–710
Thời kỳ Nara (Nại Lương) 710–794
Thời kỳ Heian (Bình An) 794–1185
Phong kiến
Thời kỳ Kamakura (Liêm Thương) 1185–1333
     Tân chính Kemmu (Kiến Vũ) 1333–1336
Thời kỳ Muromachi (Thất Đinh) 1336–1573
     Thời kỳ Nam-Bắc triều 1336–1392
     Thời kỳ Chiến Quốc 1467–1590
Thời kỳ Azuchi-Momoyama (An Thổ-Đào Sơn) 1573–1603
     Mậu dịch Nanban (Nam Man)
     Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên 1592–1598
Thời kỳ Edo/Tokugawa (Giang Hộ/Đức Xuyên)1603–1868
     Chiến tranh Nhật Bản – Lưu Cầu
     Chiến dịch Ōsaka (Đại Phản)
     Tỏa Quốc
     Đoàn thám hiểm Perry
     Hiệp ước Kanagawa (Thần Nại Xuyên)
     Bakumatsu (Mạc mạt)
     Minh Trị Duy tân
     Chiến tranh Boshin (Mậu Thìn)
Hiện đại
Thời kỳ Minh Trị (Meiji) 1868–1912
     Nhật xâm lược Đài Loan 1874
     Chiến tranh Tây Nam
     Chiến tranh Nhật–Thanh
     Hiệp ước Mã Quan
     Chiến tranh Ất Mùi 1895
     Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
     Hòa ước Portsmouth
     Hiệp ước Nhật–Triều 1910
Thời kỳ Đại Chính (Taishō) 1912-1926
     Nhật Bản trong Thế chiến thứ nhất
     
Sự can thiệp của Nhật Bản vào Siberia
     Đại thảm họa động đất Kantō 1923
Thời kỳ Chiêu Hòa (Shōwa) 1926–1989
     Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
     Sự kiện Phụng Thiên
     Nhật Bản xâm lược Mãn Châu
     Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản
     Chiến tranh Trung–Nhật
     Cuộc tấn công Trân Châu Cảng
     Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
     Chiến tranh Xô–Nhật
     Nhật Bản đầu hàng
     Thời kỳ bị chiếm đóng 1945-1952
     Nhật Bản thời hậu chiếm đóng
     Kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến
Thời kỳ Bình Thành (Heisei) 1989–2019
     Thập niên mất mát
     Động đất Kobe 1995
     Cool Japan
     Động đất và sóng thần Tōhoku 2011
Thời kỳ Lệnh Hòa (Reiwa) 2019–nay
     Đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản

Bối cảnh

Cho đến đầu thế kỷ 14, Mạc phủ Kamakura của gia tộc Hōjō đang ở trong tình thế lộn xộn-những nỗ lực để chống lại những cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Cổ trong các năm 1274 và 1281 rất tốn kém, và Shogun không thể ban thưởng cho người đứng đầu các tỉnh đã tập hợp lại dưới trướng ông.

Năm 1318 Thiên hoàng Go-daigo thuộc chi thứ của Hoàng gia lên ngôi, nhưng miễn cưỡng phải thoái vị dưới sức ép của chi trưởng vì quyết tâm lật đổ Mạc phủ. Ông bị lưu đày năm 1331, và những người ủng hộ ông như các võ sỹ tại các tỉnh như Kusunoki Masahige tiếp tục đấu tranh, năm 1333, Mạc phủ bị tiêu diệt khi Ashikaga Takauji quay lưng lại với họ. Go-daigo trở về kinh đô Kyoto thuyết phục rằng những ngày của Shogun cùng những kẻ tiếm quyền khác đã qua và Thiên hoàng có thể lại thống trị không chỉ trên danh nghĩa mà cả thực quyền một lần nữa.

Tuy vậy, triều Go-daigo không hề có kinh nghiệm quản lý lẫn quyền lực tại các tỉnh để giải quyết thực tế của một xã hội do các võ sĩ làm chủ. Thiên hoàng Go-daigo từ chối bổ nhiệm Ashikaga Takauji làm Shogun (Chinh di Đại tướng quân) kể cả khi ông trực tiếp yêu cầu năm 1335, và khi ông giao tranh với Ashikaga Takauji năm 1336, kết quả không còn nghi ngờ gì nữa. Ông chạy về phương Nam, từ Kyoto đến Yoshino, trong khi Takauji thiết lập một Mạc phủ mới tại kinh đô Kyoto, gọi là Mạc phủ Muromachi, đánh bại những người trung thành còn lại trong trận đánh gần Kobe, và đưa một Thiên hoàng bù nhìn lên ngôi. Điều này mở đầu cho sự phân ly của hai nhánh thù địch trong Hoàng gia kéo dài cho đến năm 1392. Gia tộc Ashikaga của Takauji nắm ngôi Shogun trong suốt thời Muromachi.

Tân chính Kemmu thất bại, nhưng nó vẫn để lại tư tưởng về Đế quyền, cuối cùng sẽ chấm dứt kỷ nguyên thống trị của các Tướng quân vào năm 1868 với cuộc Minh Trị Duy Tân 5 thế kỷ sau đó.

Tân chính Kemmu trong văn học

Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu Romanitas của Sophia McDougall, Tân chính Kemmu trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, có thể sánh ngang với cuộc Minh Trị Duy Tân. Theo đó, Thiên hoàng Go-daigo đã có được (một cách bí mật) công nghệ thuốc súng từ Đế quốc La Mã vẫn còn tồn tại (và đang lên), và từ vào đó thách thức La Mã vì quyền thống trị thế giới trong những thế kỷ tiếp sau.

Chú thích

Tham khảo

  • Titsingh, Isaac, ed. (1834). [Siyun-sai Rin-siyo, 1652], Nipon o daï itsi ran; ou, Annales des empereurs du Japon, tr. par M. Isaac Titsingh avec l'aide de plusieurs interprètes attachés au comptoir hollandais de Nangasaki; ouvrage re., complété et cor. sur l'original japonais-chinois, accompagné de notes et précédé d'un Aperçu d'histoire mythologique du Japon, par M. J. Klaproth. Paris. [Hai bản số hóa của cuốn sách hiếm này đã được chuyển lên mạng: (1) từ thư viên Đại học Michigan, số hóa ngày 30 tháng 1 năm 2007; và (2) từ thư viện Đại học Stanford, số hóa ngày 23 tháng 6 năm 2006.]
Tiền nhiệm
Thời kỳ Kamakura
1185–1333
Lịch sử Nhật Bản
Tân chính Kenmu

1333–1336
Kế nhiệm
Thời kỳ Muromachi
1336–1573