Tòa án hiến pháp

  1. Khái niệm

Tòa án hiến pháp hay tòa bảo hiến là một tòa án có liên quan chủ yếu đến luật hiến pháp, là một mô hình quan trọng trong loại mô hình bảo hiến - mô hình bảo hiến tập trung

2. Đặc điểm của Tòa án hiến pháp:

- Bảo hiến tập trung: Tòa án hiến pháp độc lập với các tòa án thường khác và là cơ quan tài phán đặc biệt được trao thẩm quyền bảo vệ hiến pháp

- Bảo hiến trừu tượng: Việc xem xét hành vi vi phạm hiến pháp có thể không xuất phát từ bất kỳ một vụ tranh chấp cụ thể nào.

- Bảo hiến trước và sau: Tòa án hiến pháp có thể kiểm tra tính hợp hiến pháp của các dự luật trước khi công bố, hoặc kiểm hiến các các đạo luật đang có hiệu lực.

- Thẩm quyền và hiệu lực phán quyết của tòa án hiến pháp: Phán quyết của tòa án hiến pháp có tính bắt buộc chung đối với mọi đối tượng, có tính chất chung thẩm và không được khiếu kiện. Những văn bản được phán quyết là không hợp hiến sẽ bị hủy bỏ. Duy nhất tại Bồ Đào Nha và Bỉ có các vụ việc kiểm hiến cụ thể, và trong trường hợp này quyết định của tòa án hiến pháp chỉ có hiệu lực đối với các bên trong vụ việc.

3. Nguồn gốc của tòa án hiến pháp:

Mô hình tòa án hiến pháp dựa trên mô hình Kelsen năm 1920 của Áo với nguyên tắc tính tối thượng của Hiến pháp và tính tối cao của nghị viện, những vấn đề thuộc Hiến pháp được giải quyết bằng tòa án hiến pháp theo một trình tự thủ tục đặc biệt

4. Các quốc gia có Toà án Hiến pháp độc lập:

Đây là danh sách các quốc gia có một tòa bảo hiến độc lập. Nhiều nước khác không có tòa bảo hiến độc lập, nhưng thay vào đó họ phân bổ quyền tư pháp về hiến pháp cho tòa án tối cao. Tuy nhiên, những tòa án như vậy thường cũng được gọi là "tòa án hiến pháp"; ví dụ nhiều người gọi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là "tòa bảo hiến lâu đời nhất trên thế giới" bởi vì nó là tòa án đầu tiên trên thế giới vô hiệu hóa một luật vi hiến (Marbury v. Madison) cho dù nó không phải là tòa bảo hiến độc lập. Áo là nước đầu tiên trên thế giới thành lập tòa bảo hiến độc lập vào năm 1920 (mặc dầu sau đó nó bị hoãn lại cùng với hiến pháp đã sáng tạo ra nó từ năm 1934 đến 1945); trước đó, chỉ có MỹÚc đã thông qua khái niệm thẩm định pháp lý (judicial review) trong tòa án tối cao.

Việt Nam không có tòa án hiến pháp. Một số ý kiến cho rằng nhà nước Việt Nam nên lập tòa án hiến pháp để ngăn chặn việc vi hiến xảy ra.[1][2]

Các quốc gia có tòa án hiến pháp độc lập gồm:

Tham khảo

Liên kết ngoài