Tổ chức Giải phóng Palestine

Tổ chức kháng chiến chống Israel của người Palestine.

Tổ chức Giải phóng Palestine (tiếng Anh Palestine Liberation Organisation, viết tắt là PLO; tiếng Ả Rập: منظمة التحرير الفلسطينية, hay Munazzamat al-Tahrir al-Filastiniyyah) là một tổ chức chính trị và bán quân sự được Liên đoàn Ả Rập xem là "đại diện hợp pháp của nhân dân Palestine" kể từ tháng 10 năm 1974[5].

Palestine Liberation Organization
منظمة التحرير الفلسطينية
Munaẓẓamat at-Taḥrīr al-Filasṭīniyyah
Viết tắtPLO
Tổng bí thưMahmoud Abbas
Thành lậpngày 28 tháng 5 năm 1964[1]
Trụ sở chínhRamallah, West Bank[2][3]
Ý thức hệPalestinian nationalism
Đảng caFida'i[4]

Được thành lập bởi Liên đoàn Ả Rập năm 1964, mục tiêu của tổ chức này là tiêu diệt Nhà nước Israel thông qua đấu tranh. Tổ chức này ban đầu được chính phủ Ai Cập kiểm soát phần lớn. Hiến chương ban đầu của PLO nhấn mạnh đến việc tiêu diệt Israel cũng như một quyền trở về và quyền tự quyết của những người Ả Rập Palestine trong quá trình Jordan chiếm Bờ Tây và Ai Cập chiếm đóng Dải Gaza. Tư cách quốc gia của Palestine đã không được đề cập dù sau này PLO đã chọn ý tưởng về một nhà nước độc lập nằm giữa sông JordanĐịa Trung Hải[6]. Gần đây, PLO đã chính thức chọn một giải pháp hai nhà nước Palestine và Israel tồn tại bên cạnh nhau tùy thuộc vào các điều khoản như Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của Nhà nước Palestine và quyền trở về của người Palestine[7] mặc dù nhiều nhà lãnh đạo Palestine, bao gồm Yasser Arafat và Faisal Husseini, đã tuyên bố mục tiêu của họ vẫn là "giải phóng" toàn bộ Palestine[6][8].

Năm 1993, chủ tịch PLO Yasser Arafat đã công nhận Nhà nước Israel trong một công văn gửi thủ tướng Israel Yitzhak Rabin. Đáp lại lá thư này của Arafat, Israel đã công nhận PLO là một đại diện hợp pháp của nhân dân Palestine. Arafat là chủ tịch Ủy ban Chấp hành của PLO từ năm 1969 cho đến khi ông mất năm 2004. Người kế nhiệm ông là Mahmoud Abbas (cũng gọi là Abu Mazen).

PLO được coi là tổ chức khủng bố giàu nhất với tài sản từ 8-10 tỷ USD và thu nhập hàng năm từ 1,5-2 tỷ USD từ nguồn tặng, tống tiền, trả lương, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, buôn bán ma túy, rửa tiền, gian lận,...", theo một báo cáo của Cục Tình báo Tội phạm Quốc gia (National Criminal Intelligence Service) năm 1993. The Daily Telegraph báo cáo năm 1999 rằng PLO có 50 tỷ USD trong các khoản đầu tư khắp thế giới[9].

Xem thêm

Tham khảo