Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện

tổ chức quốc tế

Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện, viết tắt theo tiếng AnhUNPO (Unrepresented Nations and Peoples Organization) là tổ chức của các thành viên quốc tế được thành lập để tạo thuận lợi cho tiếng nói của các quốc gia và các dân tộc trên toàn thế giới hiện không có đại diện và bị đặt bên lề xã hội.[3]

Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện
Quốc kỳ Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện
Quốc kỳ
Logo Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện
Logo
Bản đồ thành viên UNPO, các cựu thành viên tô màu xám đậm
Bản đồ thành viên UNPO, các cựu thành viên tô màu xám đậm
Tổng quan
Trụ sởBrussels,  Bỉ
Chính trị
Lãnh đạo
• Tổng Thư ký[1]
Ralph J. Bunche III
(2018–…)
• Chủ tịch[1]
Nasser Boladai
• Phó Chủ tịch[1]
Dolkun Isa
Abdirahman Mahdi
Thành lập11/02/1991
Thành viên39 nhóm[2]
Thông tin khác
Trang web
unpo.org

UNPO ra đời ngày 11 tháng 2 năm 1991 [4] tại The Hague, Hà Lan. Các thành viên của UNPO bao gồm các dân tộc bản địa, dân tộc thiểu sốcác vùng lãnh thổ không được công nhận hoặc đang bị chiếm đóng. UNPO hoạt động để phát triển sự hiểu biết và tôn trọng quyền tự quyết, cung cấp lời khuyên và hỗ trợ liên quan đến các câu hỏi về sự công nhận quốc tế và tự do chính trị, đào tạo các nhóm về cách vận động cho sự nghiệp của họ một cách hiệu quả và trực tiếp ủng hộ một phản ứng quốc tế đối với các vi phạm nhân quyền liên quan đến các nhóm thành viên UNPO. Một số thành viên cũ, như Armenia, Đông Timor, Estonia, Latvia, GruziaPalau, đã giành được độc lập hoàn toàn và gia nhập Liên Hợp Quốc (LHQ).[5][6]

Lịch sử

UNPO được các nhà lãnh đạo của các phong trào tự quyết, Linnart Mäll của Quốc hội Estonia, Erkin Alptekin của Đông Turkestan, và Lodi Gyari của Tây Tạng, cùng với Michael van Walt van Praag, cố vấn pháp luật quốc tế của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hình thành lập vào những năm 1980. Những người sáng lập là đại diện của các phong trào quốc gia Estonia, Latvia, Tây Tạng, Tatar Krym, Armenia, Gruzia, Tatarstan, Đông Turkestan, Đông Timor, thổ dân Úc, The Cordillera, người thiểu số Hy Lạp ở Albania, Kurdistan, Palau, Đài LoanTây Papua.[7] Một mục tiêu quan trọng của UNPO là, và vẫn là, để tái tạo thành công của thông điệp phi bạo lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và người dân Tây Tạng trước sự áp bức và chiếm đóng.[8][9]

UNPO đặt trụ sở thành lập năm 1991 tại Den HaagHà Lan vì thành phố này trở thành Thành phố Hòa bình và Công lý Quốc tế, và là nơi tổ chức các tòa án quốc tế như ICJICC. Một Quỹ được thành lập ở Hà Lan để cung cấp hỗ trợ thư ký cho Đại hội đồng UNPO và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và giáo dục liên quan đến các dân tộc không có đại diện trên toàn thế giới. Quỹ duy trì sự hiện diện thường trực trước Liên minh Châu Âu, Hoa KỳLiên Hợp Quốc. Quỹ được tài trợ bởi sự kết hợp của các thành viên đóng góp, quyên góp từ các cá nhân và các khoản tài trợ dựa trên dự án từ các quỹ khác trên thế giới.

Các thành viên

Các danh sách thành viên, trong đó thành viên sáng lập được hiện chữ đậm và tô nền lục. Thành viên ở quốc gia đã gia nhập Liên Hợp Quốc được hiện chữ nghiêng và tô nền lam.

Các thành viên hiện thời
Thành viênTổ chức đại diện tại UNPOGia nhập
This is the official of Yoruba Nation currently at UNPO
This is the official of Yoruba Nation currently at UNPO
Dân tộc Yorùbá
Ilana Omo Oodua (hay Yoruba World Congress)31/07/2020 [10][11]
CatalunyaQuốc hội Catalunya; Assemblea Nacional Catalana14/12/2018 [12]
AmbazoniaHội đồng Quản trị Ambazonia; Ambazonia Governing Council28/3/2018 [13]
MadheshiLiên minh vì Madhesh Độc lập ; Alliance for Independent Madhesh14/10/2017 [14]
Người BellahHiệp hội Malian Bảo tồn Văn hóa Bellah; Malian Association for the Preservation of Bellah Culture6/6/2017 [15]
KabyliaMAK-Anavad6/6/2017 [16]
Tây TogolandQuỹ Tổ chức Học tập Quê hương; Homeland Study Group Foundation2017 [17]
District of Columbia
(Washington, DC)
D.C. Statehood Congressional Delegation4/12/2015 [18]
BrittanyKelc’h An Dael8/6/2015 [19]
SuluQuỹ Sulu của Chín bộ lạc Sắc tộc; Sulu Foundation of Nine Ethnic Tribes5/1/2015 [20]
SavoyChính phủ Lâm thời bang Savoy; Provisional Government of the State of Savoy15/7/2014 [21]
BarotselandLiên minh Tự do Quốc gia Barotse; Barotse National Freedom Alliance23/11/2013 [22]
Tập tin:Flag of the Lezgi people.svg LezghiTự trị Văn hóa và Dân tộc Lezgi Liên bang; Federal Lezgian National and Cultural Autonomy7/7/2012 [23]
HaratinInitiative de Résurgence du Mouvement Abolitionniste en Mauritanie18/9/2011 [24]
OgadenMặt trận Giải phóng Dân tộc Ogaden; Ogaden National Liberation Front6/2/2010 [25]
Gilgit-BaltistanLiên minh Dân chủ Gilgit Baltistan; Gilgit Baltistan Democratic Alliance20/9/2008 [26]
AfrikanerMặt trận Tự do Plus; Freedom Front Plus15/5/2008 [27]
BalochistanĐảng Quốc gia Balochistan (Mengal) Balochistan National Party (Mengal)1/3/2008 [28]
HmôngĐại hội H'mông Thế giới Congress of World Hmong People2/2/2007 [29]
Người Kurd ở IranĐảng Dân chủ Iran Kurdistan và Đảng Komala Iran Kurdistan; Democratic Party of Iranian Kurdistan; Komala Party of Iranian Kurdistan2/2/2007 [30]
Rehoboth BastersHội đồng thuyền trưởng; Captains Council2/2/2007 [31]
Người Azerbaijan ở IranĐảng Dân chủ Nam Azerbaijan; South Azerbaijan Democratic Party2/2/2007 [32]
Nam Mông CổTrung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ; Southern Mongolian Human Rights Information Center2/2/2007 [33]
Tây BalochistanĐảng Nhân dân Balochistan; Balochistan People's Party26/6/2005 [34]
Người OromoMặt trận Giải phóng Oromo; Oromo Liberation Front19/12/2004 [35]
SomalilandChính phủ Somaliland; Government of Somaliland19/12/2004 [36]
AhwaziĐảng Đoàn kết Dân chủ Ahwaz; Democratic Solidarity Party of Ahwaz14/11/2003 [37]
SindhHọc viện Sindhi Thế giới; World Sindhi Institute19/1/2002 [38]
Khmer KromLiên đoàn Khmers Kampuchea-Krom15/7/2001 [39]
NagalimHội đồng Xã hội chủ nghĩa Quốc gia Nagalim; National Socialist Council of Nagalim23/1/1993 [40]
OgoniPhong trào vì sự sống còn của người Ogoni; Movement for the Survival of the Ogoni People19/1/1993 [41]
AbkhaziaBộ Ngoại giao Cộng hòa Abkhazia; Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Abkhazia6/8/1991 [42]
Người AssyriaLiên minh Phổ thông Assyria; Assyrian Universal Alliance6/8/1991 [43]
Vùng đồi ChittagongParbatya Chattagram Jana Samhati Samiti6/8/1991 [44]
Nam MalukuCộng hòa Nam Maluku; Republic of South Moluccas6/8/1991 [45]
AcehPhong trào Aceh Tự do; Free Aceh Movement11/2/1991 [46]
Tatar KrymMilli Mejlis11/2/1991 [47]
Đông TurkestanĐại hội Uyghur Thế giới; World Uyghur Congress11/2/1991 [48]
Đài LoanQuỹ Đài Loan vì Dân chủ; Taiwan Foundation for Democracy11/2/1991 [49]
Tây TạngChính phủ lưu vong Tây Tạng; Central Tibetan Administration11/2/1991 [50]

Các thành viên cũ

Các thành viên cũ rời UNPO do được Liên Hợp Quốc công nhận, do có thỏa thuận tự trị, hoặc vì những lý do khác. Các tổ chức thành viên có thể bị đình chỉ khỏi UNPO nếu họ không tuân theo giao ước của UNPO.[51] Các trường hợp đình chỉ có Khalistan ngay sau vài tháng gia nhập năm 1993 và đình chỉ năm 1995 [52], và Skåneland đình chỉ năm 2011.

Thành viên cũGia nhậpRời khỏiGhi chú
Người bản địa Úc11/2/19917/7/2012Đại diện là Ủy ban Quốc gia Bảo vệ quyền Đen; National Committee to Defend Black Rights [53]
Người Albania ở Bắc Macedonia16/4/19941/3/2008Đạt được Hiệp định Ohrid với Cộng hòa Bắc Macedonia năm 2001 [54]
Amazigh28/11/201426/11/2016Đại diện là World Amazigh Congress [55]
 Armenia11/2/19912/3/1992Trở thành thành viên LHQ năm 1992 [56]
Bashkortostan3/2/199630/6/1998[57]
Batwa17/1/1993/12/2019Đạt được Đạo luật bảo tồn văn hóa [58]
Bougainville6/8/19911/3/2008Đạt được thỏa thuận tự chủ với Papua New Guinea năm 2000 [59]
Buffalo River Dene Nation19/12/20049/10/2009[60]
Myanmar15/5/200813/2/2010Đại diện là Hội đồng quốc gia Liên bang Myanmar; National Council of the Union of Burma [61]
Buryatia3/2/199613/2/2010Đại diện là Hiệp hội Toàn Buryat vì sự phát triển văn hóa; All-Buryat Association for the Development of Culture [62]
Cabinda17/4/199718/9/2011[63]
Chameria8/6/2015/12/2019Quỹ Dân chủ Chameria; Democratic Foundation of Chameria [2][64]
Chechnya Ichkeria6/8/199110/9/2010[65]
Chin15/7/200126/11/2016Đại diện là Mặt trận Quốc gia Chin; Chin National Front [66]
Chuvashia17/1/19931/3/2008[67]
Circassia16/4/199406/11/2015Đại diện là Hiệp hội Circassia quốc tế; International Circassian Association [68]
Igorot Cordillera11/2/19916/11/2015Đại diện là Liên minh Nhân dân Cordillera; Cordillera Peoples' Alliance [69]
Degar14/11/200329/4/2016Đại diện là Quỹ người Thượng; Montagnard Foundation, Inc. [70]
 East Timor17/1/199327/9/2002Trở thành thành viên LHQ năm 2002 [71]
 Estonia11/2/199117/8/1991Trở thành thành viên LHQ năm 1991 [72]
Gagauzia16/4/19941/12/2007Đạt được hiệp ước tự trị với Moldova năm 1994 [73]
 Georgia11/2/199131/7/1992Trở thành thành viên LHQ năm 1991 [74]
Người Hy Lạp ở Albania11/2/19917/7/2012Đại diện là Omonoia [75]
Người Hungary ở Romania30/7/1994//2015Liên minh Dân chủ người Hungary ở Romania; Democratic Alliance of Hungarians in Romania [76]
Ingushetia30/7/19941/3/2008[77]
Inkeri17/1/19939/10/2009[78]
Iraqi Kurdistan11/2/19911/7/2015Đại diện là Đảng Dân chủ Kurdistan ở Iraq và Liên minh yêu nước Kurdistan; Kurdistan Democratic Party of IraqPatriotic Union of Kurdistan [79]
Iraqi Turkmen6/8/199127/11/2016Đại diện là Mặt trận Iraqi Turkmen, Phong trào Dân tộc Turkmen, Phong trào Waha Turkmen, Liên minh Hồi giáo Iraq Turkmen; Iraqi Turkmen Front, Turkmen Nationalist Movement, Turkmen Wafa Movement, Islamic Union of Iraqi Turkmens [80]
Kalahui Hawaii3/8/19937/7/2012Đại diện là Ka Lahui Hawaii [81]
Karenni19/1/19937/7/2012Đại diện là Đảng Tiến bộ Quốc gia Karenni; Karenni National Progressive Party [không khớp với nguồn] [82]
Khalistan24/1/19934/8/1993Thành viên tạm ngừng ngày 4/9/1993 và đình chỉ ngày 22/01/1995.[83][84]
CH Komi17/1/19939/10/2009[85]
Kosovo6/8/199124/3/2018Đại diện là Liên minh Dân chủ Kosovo; Democratic League of Kosovo [86]
Kumyk17/4/19971/3/2008[87]
Lakota30/7/19941/12/2007Tiếp theo là tuyên bố của Nước Cộng hòa Lakotah [88]
Người bản địa Mỹ Latinh2016Project Latin American Indigenous Peoples [2]
 Latvia11/2/199117/8/1991Trở thành thành viên LHQ năm 1991 [89]
Người Maasai19/12/20047/7/2012Đại diện là Phụ nữ Maasai vì Giáo dục và Phát triển Kinh tế; Maasai Women for Education and Economic Development [90]
Maohi30/7/19941/12/2007[91]
Mapuche19/1/199326/4/2016Đại diện là Mapuche Inter-Regional Council [92]
Người Mari6/8/19919/10/2009[93]
Người Môn3/2/19967/7/2012Đại diện là Liên minh Thống nhất Môn; Mon Unity League [94]
Người Moro26/9/201028/11/2014Đại diện là Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, đạt thỏa thuận tự chủ và hòa bình với chính phủ năm 2014 Moro Islamic Liberation Front [95]
Nahua Del Alto Balsas19/12/200420/9/2008[96]
Nuxalk23/9/19981/3/2008[97]
 Palau11/2/199115/12/1994Tên khác: Belau. Trở thành thành viên LHQ năm 1994 [98]
Người Rusyn23/9/19981/12/2007[99]
CH Sakha3/8/199330/6/1998[100]
Sandžak17/1/199318/9/2011Đại diện là Hội đồng Quốc gia Bosnia Sanjak; Bosnian National Council of Sanjak [101]
Skåneland19/1/199318/9/2011Thành viên đình chỉ ngày 18/9/2011.[102][103]
Người Shan17/4/19976/2/2010[104]
Nam Arabia29/4/2016Đại diện là Hội đồng Dân chủ miền Nam vì Quyền tự quyết cho nhân dân Nam Ả Rập; Southern Democratic Assembly for Self-Determination for South Arabia's People[105]
Người Talysh15/7/2014Phong trào Talysh Quốc gia; National Talysh Movement [106]
Tatarstan11/2/19911/3/2008[107]
Lãnh thổ Tự do Trieste28/12/2014Đại diện là TRIEST NGO [108]
Tsimshian2/2/200718/9/2011[109]
Tuva3/2/199613/2/2010[110]
Udmurtia17/1/19936/7/2013[111]
Vhavenda14/11/20031/7/2015Đại diện là Mặt trận Yêu nước Dabalorivhuwa; Dabalorivhuwa Patriotic Front [112]
Tây Papua15/10/2014Phong trào Papua Tự do; Free Papua Movement [113]
Zanzibar6/8/19911/7/2015Đại diện là Thay thế dân chủ Zanzibar cùng với Mặt trận Thống nhất Dân sự; Zanzibar Democratic Alternative & Civic United Front [114]

Tham khảo

Liên kết ngoài