Tổ chức Thương mại Thế giới

Tổ chức quốc tế về thương mại

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 7 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).

Tổ chức Thương mại Thế giới
World Trade Organization (tiếng Anh)
Organisation mondiale du commerce (tiếng Pháp)
Organización Mundial del Comercio (tiếng Tây Ban Nha)
  thành viên
  thành viên, và cũng là thành viên của Liên minh châu Âu
  Quan sát viên
  Không là thành viên và quan sát viên
Thành lập15 tháng 4 năm 1994 (Ngày ký Hiệp định Marrakesh
1 tháng 1 năm 1995; 29 năm trước (1995-01-01) (chính thức có hiệu lực)
Trụ sở chínhCentre William Rappard, Geneva, Thụy Sĩ
Thành viên
164 thành viên[1]
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha[2]
Tổng thư ký
Pascal Lamy (Tổng thư ký)
Tổng giám đốc
Ngozi Okonjo-Iweala
Ngân sách
196 triệu franc Thụy Sĩ (khoảng 209 triệu USD) vào năm 2011.[3]
Nhân viên
640[4]
Trang webwww.wto.org

Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007.

Nguồn gốc

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này.[5][6][7] Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997).

ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.[8]

Chức năng

WTO có các chức năng sau:

  • Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
  • Diễn đàn đàm phán về thương mại
  • Giải quyết các tranh chấp về thương mại
  • Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
  • Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
  • Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

Đàm phán

Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước. Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng xanh" (tiếng Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Genève, Thụy Sĩ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-Ministerials) khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy [2].

Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu ÂuHoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra.

WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, México vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005.

[9]
TênBắt đầuKéo dàiSố quốc gia
GenevraTháng 4, 19467 tháng23
CurrencyTháng 4, 19495 tháng13
Thổ Nhĩ KỳTháng 9, 19508 tháng38
Genevra IITháng 1, 19565 tháng26
DylanTháng 9, 196011 tháng26
KennedyTháng 5, 196437 tháng62
TokyoTháng 9, 197374 tháng102
UruguayTháng 9, 198687 tháng123
DohaTháng 11, 2001?141


Giải quyết tranh chấp

Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO [3].

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 đên 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan).

Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ [4].

Cơ cấu tổ chức

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.

Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO..

Cấp thứ hai: Đại hội đồng

Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.

  1. Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
  2. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
  3. Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.

Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại

Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.

  1. Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
  2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
  3. Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.

Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.

  1. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
  2. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
  3. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.

Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Các nguyên tắc

  • Không phân biệt đối xử:
    1. Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
    2. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
  • Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
  • Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
  • Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
  • Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên

Các hiệp định

Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:

  • Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) General Agreement of Tariffs and Trade
  • Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) General Agreement on Trade in Services
  • Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) Trade-related aspects of intellectual property Rights
  • Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) The Agreement on Trade-Related Investment Measures
  • Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) Agreement on Agriculture
  • Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Agreement on Textiles and Clothing
  • Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADA) Agreement on Anti Dumping
  • Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng(SCM) Agreement on Subsidies and Countervailing Measures
  • Hiệp định về Tự vệ (SG) Agreement on Safeguard Measures
  • Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP) Agreement on Import Licensing Procedures
  • Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures
  • Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT) Agreement on Technical Barries to Trade
  • Hiệp định về Định giá Hải quan (ACV) Agreement on Customs Valuation
  • Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển (PSI) Agreement on Pre-Shipment Inspection
  • Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) Agreement on Rules of Origin
  • Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp (DSU) Agreement on Dispute Settlement Understanding

Tổng giám đốc

Các Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới:[10]

  • Roberto Azevêdo, 2013—
  • Pascal Lamy, 2005–2013
  • Supachai Panitchpakdi, 2002–2005
  • Mike Moore, 1999–2002
  • Renato Ruggiero, 1995–1999
  • Peter Sutherland, 1995

Các Tổng giám đốc của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch, GATT:

  • Peter Sutherland, 1993–1995
  • Arthur Dunkel, 1980–1993
  • Olivier Long, 1968–1980
  • Eric Wyndham White, 1948–1968

Gia nhập và thành viên

Quá trình để trở thành thành viên của WTO là khác nhau đối với mỗi quốc gia muốn tham gia, và các quy định về quá trình gia nhập này tùy thuộc vào giai đoạn phát triển kinh tế và cơ chế thương mại hiện tại của quốc gia đó.[11] Quá trình này trung bình mất khoảng 5 năm, nhưng có thể kéo dài hơn nếu quốc gia muốn tham gia chưa thực hiện đầy đủ các cam kết hoặc có sự cản trở liên quan đến các vấn đề về chính trị. Các cuộc đàm phán gia nhập ngắn nhất dưới 5 năm là Cộng hòa Kyrgyzstan, trong khi thời gian này đối với Nga là dài nhất cho đến nay. Nga nộp đơn gia nhập đầu tiên vào GATT năm 1993, và được chấp nhận là thành viên vào tháng 12 năm 2011 và trở thành thành viên của WTO vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.[12]

Thành viên

Bảng sau liệt kê tất cả các thành viên hiện tại và ngày gia nhập.[13]

Quốc giaNgày gia nhập
 Afghanistan29 tháng 7 năm 2016
 Albania8 tháng 9 năm 2000
 Angola23 tháng 11 năm 1996
 Antigua và Barbuda1 tháng 1 năm 1995
 Argentina1 tháng 1 năm 1995
 Armenia5 tháng 2 năm 2003
 Australia1 tháng 1 năm 1995
 Austria1 tháng 1 năm 1995
 Bahrain1 tháng 1 năm 1995
 Bangladesh1 tháng 1 năm 1995
 Barbados1 tháng 1 năm 1995
 Bỉ1 tháng 1 năm 1995
 Belize1 tháng 1 năm 1995
 Benin22 tháng 2 năm 1996
 Bolivia12 tháng 9 năm 1995
 Botswana31 tháng 5 năm 1995
 Brazil1 tháng 1 năm 1995
 Brunei1 tháng 1 năm 1995
 Bulgaria1 tháng 12 năm 1996
 Burkina Faso3 tháng 6 năm 1995
 Burundi23 tháng 7 năm 1995
 Campuchia13 tháng 10 năm 2004
 Cameroon13 tháng 12 năm 1995
 Canada1 tháng 1 năm 1995
 Cape Verde23 tháng 7 năm 2008
 Cộng hòa Trung Phi31 tháng 5 năm 1995
 Tchad19 tháng 10 năm 1996
 Chile1 tháng 1 năm 1995
 Trung Quốc11 tháng 12 năm 2001
 Colombia30 tháng 4 năm 1995
 Cộng hòa Congo27 tháng 3 năm 1997
 Cộng hòa Dân chủ Congo1 tháng 1 năm 1997
 Costa Rica1 tháng 1 năm 1995
 Côte d'Ivoire1 tháng 1 năm 1995
 Croatia30 tháng 11 năm 2000
 Cuba20 tháng 4 năm 1995
 Cyprus30 tháng 7 năm 1995
 Cộng hòa Séc1 tháng 1 năm 1995
 Denmark1 tháng 1 năm 1995
 Djibouti31 tháng 5 năm 1995
 Dominica1 tháng 1 năm 1995
 Cộng hòa Dominica9 tháng 3 năm 1995
 Ecuador21 tháng 1 năm 1996
 Ai Cập30 tháng 6 năm 1995
 El Salvador7 tháng 5 năm 1995
 Estonia13 tháng 11 năm 1999
 Liên minh châu Âu[14]1 tháng 1 năm 1995
 Fiji14 tháng 1 năm 1996
 Phần Lan1 tháng 1 năm 1995
 Pháp1 tháng 1 năm 1995
 Gabon1 tháng 1 năm 1995
 Gambia23 tháng 10 năm 1996
 Georgia14 tháng 6 năm 2000
 Đức1 tháng 1 năm 1995
 Ghana1 tháng 1 năm 1995
 Hy Lạp1 tháng 1 năm 1995
 Grenada22 tháng 2 năm 1996
 Guatemala21 tháng 7 năm 1995
 Guinea25 tháng 10 năm 1995
 Guinea-Bissau31 tháng 5 năm 1995
 Guyana1 tháng 1 năm 1995
 Haiti30 tháng 1 năm 1996
 Honduras1 tháng 1 năm 1995
 Hồng Kông[15]1 tháng 1 năm 1995
 Hungary1 tháng 1 năm 1995
 Iceland1 tháng 1 năm 1995
 India1 tháng 1 năm 1995
 Indonesia1 tháng 1 năm 1995
 Ireland1 tháng 1 năm 1995
 Israel21 tháng 4 năm 1995
 Ý1 tháng 1 năm 1995
 Jamaica9 tháng 3 năm 1995
 Nhật Bản1 tháng 1 năm 1995
 Jordan11 tháng 4 năm 2000
 Kazakhstan30 tháng 11 năm 2015
 Kenya1 tháng 1 năm 1995
 Hàn Quốc1 tháng 1 năm 1995
 Kuwait1 tháng 1 năm 1995
 Kyrgyzstan20 tháng 12 năm 1998
 Laos2 tháng 2 năm 2013
 Latvia10 tháng 2 năm 1999
 Lesotho31 tháng 5 năm 1995
 Liberia14 tháng 7 năm 2016
 Liechtenstein1 tháng 9 năm 1995
 Lithuania31 tháng 5 năm 2001
 Luxembourg1 tháng 1 năm 1995
 Macau[16]1 tháng 1 năm 1995
 Cộng hòa Macedonia4 tháng 4 năm 2003
 Madagascar17 tháng 11 năm 1995
 Malawi31 tháng 5 năm 1995
 Malaysia1 tháng 1 năm 1995
 Maldives31 tháng 5 năm 1995
 Mali31 tháng 5 năm 1995
 Malta1 tháng 1 năm 1995
 Mauritanie31 tháng 5 năm 1995
 Mauritius1 tháng 1 năm 1995
 México1 tháng 1 năm 1995
 Moldova26 tháng 7 năm 2001
 Mông Cổ29 tháng 1 năm 1997
 Montenegro29 tháng 4 năm 2012[17]
 Maroc1 tháng 1 năm 1995
 Mozambique26 tháng 8 năm 1995
 Myanmar1 tháng 1 năm 1995
 Namibia1 tháng 1 năm 1995
   Nepal23 tháng 4 năm 2004
 Hà Lan1 tháng 1 năm 1995
 New Zealand1 tháng 1 năm 1995
 Nicaragua3 tháng 9 năm 1995
 Niger13 tháng 12 năm 1996
 Nigeria1 tháng 1 năm 1995
 Norway1 tháng 1 năm 1995
 Oman9 tháng 11 năm 2000
 Pakistan1 tháng 1 năm 1995
 Panama6 tháng 9 năm 1997
 Papua New Guinea9 tháng 6 năm 1996
 Paraguay1 tháng 1 năm 1995
 Peru1 tháng 1 năm 1995
 Philippines1 tháng 1 năm 1995
 Ba Lan1 tháng 7 năm 1995
 Bồ Đào Nha1 tháng 1 năm 1995
 Qatar13 tháng 1 năm 1996
 România1 tháng 1 năm 1995
 Nga22 tháng 8 năm 2012
 Rwanda22 tháng 5 năm 1996
 Saint Kitts và Nevis21 tháng 2 năm 1996
 Saint Lucia1 tháng 1 năm 1995
 Saint Vincent and the Grenadines1 tháng 1 năm 1995
 Samoa10 tháng 5 năm 2012[18]
 Ả Rập Saudi11 tháng 12 năm 2005
 Senegal1 tháng 1 năm 1995
 Seychelles26 tháng 4 năm 2015
 Sierra Leone23 tháng 7 năm 1995
 Singapore1 tháng 1 năm 1995
 Slovakia1 tháng 1 năm 1995
 Slovenia30 tháng 7 năm 1995
 Quần đảo Solomon26 tháng 7 năm 1996
 Nam Phi1 tháng 1 năm 1995
 Tây Ban Nha1 tháng 1 năm 1995
 Sri Lanka1 tháng 1 năm 1995
 Suriname1 tháng 1 năm 1995
 Swaziland1 tháng 1 năm 1995
 Thụy Điển1 tháng 1 năm 1995
 Thụy Sĩ1 tháng 7 năm 1995
 Đài Loan1 tháng 1 năm 2002
 Tajikistan2 tháng 3 năm 2013
 Tanzania1 tháng 1 năm 1995
 Thái Lan1 tháng 1 năm 1995
 Togo31 tháng 5 năm 1995
 Tonga27 tháng 7 năm 2007
 Trinidad và Tobago1 tháng 3 năm 1995
 Tunisia29 tháng 3 năm 1995
 Thổ Nhĩ Kỳ26 tháng 3 năm 1995
 Uganda1 tháng 1 năm 1995
 Ukraina16 tháng 5 năm 2008
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất10 tháng 4 năm 1996
 Liên hiệp Anh1 tháng 1 năm 1995
 Hoa Kỳ1 tháng 1 năm 1995
 Uruguay1 tháng 1 năm 1995
 Vanuatu24 tháng 8 năm 2012[19]
 Venezuela1 tháng 1 năm 1995
 Việt Nam7 tháng 11 năm 2007
 Yemen26 tháng 6 năm 2014
 Zambia1 tháng 1 năm 1995
 Zimbabwe5 tháng 3 năm 1995

Quan sát viên

Bảng dưới đây liệt kê tất cả các quan sát viên hiện nay. Trong thời hạn năm năm được cấp tư cách quan sát của WTO, các quốc gia được yêu cầu để bắt đầu tổ chức đàm phán gia nhập của mình.

Quốc giaNgày trở thành quan sát viên
 Algeria3 tháng 6 năm 1987
 Andorra4 tháng 7 năm 1997
 Azerbaijan30 tháng 6 năm 1997
 The Bahamas10 tháng 5 năm 2001
 Belarus23 tháng 9 năm 1993
 Bhutan1 tháng 9 năm 1999
 Bosnia and Herzegovina[a]11 tháng 5 năm 1999
 Comoros22 tháng 2 năm 2007
 Equatorial Guinea19 tháng 2 năm 2007
 Ethiopia13 tháng 1 năm 2003
 Holy SeeNone[b] (Observer since 16 tháng 7 năm 1997)[20]
 Iran19 tháng 7 năm 1996
 Iraq30 tháng 9 năm 2004
 Lebanon[c]30 tháng 1 năm 1999
 Libya10 tháng 6 năm 2004
 São Tomé and Príncipe14 tháng 1 năm 2005
 Serbia[a]23 tháng 12 năm 2004
 Sudan11 tháng 10 năm 1994
 Syria[c]10 tháng 10 năm 2001
 Uzbekistan8 tháng 12 năm 1994

Tham khảo

Liên kết ngoài

Các trang chính thức
Trang của chính phủ về Tổ chức Thương mại Thế giới
Các phương tiện truyền thông về Tổ chức Thương mại Thế giới
Các tổ chức phi chính phủ về Tổ chức Thương mại Thế giới