Bang của Thụy Sĩ

(Đổi hướng từ Tổng của Thụy Sĩ)

Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang ở châu Âu. Có 26 bang ở Thụy Sĩ. Các ngôn ngữ ở Thụy Sĩ gọi bang là Kanton (tiếng Đức), Canton (tiếng Pháp), Catone (tiếng Ý), Chantun (tiếng Romansh), đúng nghĩa ra là tổng. Cách gọi này có từ thế kỷ XVI, khi liên bang Thụy Sĩ được thành lập và duy trì đến nay. Mỗi bang như một quốc gia có chủ quyền, có quân đội và đơn vị tiền tệ riêng cho đến khi quốc gia liên bang Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1848.

Bang của Thụy Sĩ
Schweizer Kantone (tiếng Đức)
Cantons suisses (tiếng Pháp)
Cantoni Svizzeri (tiếng Ý)
Chantun svizra (tiếng Romansh)
Còn gọi là:
  • Stand
  • État
  • Stato
Thể loạiNhà nước liên bang
Vị tríLiên bang Thụy Sĩ
Có ởQuốc gia
Thành lậpThế kỷ XVI
Số lượng còn tồn tại26 bang (tính đến 1979)
Dân số15.778 (Appenzell Innerrhoden) – 1.421.895 (Zürich)
Diện tích14 dặm vuông Anh (36 km2) (Basel-Stadt) – 2.743,43 dặm vuông Anh (7.105,5 km2) (Graubünden)
Hình thức chính quyềnDanh sách cơ quan hành pháp Thụy Sĩ
Đơn vị hành chính thấp hơnHuyện

Lúc thành lập liên bang, Thụy Sĩ có 13 bang. Về sau có sự chia tách và xuất hiện bang mới. Bang mới được thành lập gần đây nhất vào năm 1979 là bang Jura.

Các bang của Thụy Sĩ hiện nay có quyền tự trị rất cao. Mỗi bang có một hiến pháp riêng, một chính phủ riêng và có tòa án riêng. Các bang đều có cơ quan lập pháp đơn viện. Tùy theo mỗi bang, số lượng nghị viên có thể từ 58 đến 200 vị. Tùy theo dân số và diện tích mà chức năng hành chính phân cấp cho mỗi bang một khác.

Mỗi một bang được chia ra làm nhiều huyện. Huyện là một đơn vị hành chính giữa Bang và Xã. Thường thì huyện được gọi làBezirk, một số bang khác còn gọi là Verwaltungsregion, Verwaltungskreis, Wahlkreis, Amtei hay Amt, vùng nói tiếng Pháp district, vùng nói tiếng Ý distretto, vùng nói tiếng Romansh districts. Người đứng đầu của cơ quan huyện gọi là Bezirksammann, Bezirksamtmann, Statthalter hay Regierungsstatthalter.
Có 12 bang không có đơn vị hành chính huyện.

Danh sách các bang

CờViết tắtBangNăm[1]Thủ phủDân số[2]Diện tích [3]Mật độ dân số [4]Số xã [2]Ngôn ngữ chính thức
AGAargau1803Aarau5509001404388232Đức
ARAppenzell Ausserrhoden1513Herisau / Trogen45320024322020Đức
AIAppenzell Innerrhoden1513Appenzell15000173876Đức
BLBasel-Landschaft1501Liestal26140051850286Đức
BSBasel-Stadt1501Basel1867003750723Đức
BEBern1353Bern9471005959158399Đức, Pháp
FRFribourg1481Fribourg2391001671141242Pháp, Đức
GEGenève1815Genève414300282144245Pháp
GLGlarus1352Glarus383006855128Đức
GRGraubünden1803Chur185700710526211Đức, Romansh, Ý
JUJura1979Delémont691008388283Pháp
LULuzern1332Luzern3506001493233107Đức
NENeuchâtel1815Neuchâtel16650080320662Pháp
NWNidwalden1291Stans3860027613811Đức
OWObwalden1291Sarnen32700491667Đức
SGSankt Gallen1803St. Gallen452600202622290Đức
SHSchaffhausen1501Schaffhausen7340029824634Đức
SZSchwyz1291Schwyz13140090814330Đức
SOSolothurn1481Solothurn245500791308126Đức
TGThurgau1803Frauenfeld / Weinfelden22820099122980Đức
TITicino1803Bellinzona3119002812110244Ý
URUri1291Altdorf3500010773320Đức
VSValais1815Sion278200522453160Pháp, Đức
VDVaud1803Lausanne6262003212188382Pháp
ZGZug1352Zug10090023941611Đức
ZHZürich1351Zürich12286001729701171Đức

Ghi chú

Thư mục

  • Bernhard Ehrenzeller, Philipp Mastronardi, Rainer J. Schweizer, Klaus A. Vallender (eds.) (2002). Die schweizerische Bundesverfassung, Kommentar (bằng tiếng Đức). ISBN 3-905455-70-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết). Cited as Ehrenzeller.
  • Häfelin, Ulrich; Haller, Walter; Keller, Helen (2008). Schweizerisches Bundesstaatsrecht (bằng tiếng Đức) (ấn bản 7). Zürich: Schulthess. ISBN 978-3-7255-5472-0. Cited as Häfelin.

Liên kết ngoài