Tam quốc chí

sử liệu Tam Quốc 189-280 của Trần Thọ

Tam quốc chí (giản thể: 三国志; phồn thể: 三國志; Wade-Giles: Sanguo Chih; bính âm: Sānguó Zhì), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陳壽) biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, ThụcNgô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỉ 14. Tam quốc chí là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thưHậu Hán thư.

Tam quốc chí
三國志
Một trang Tam quốc chí viết về Bộ Chất. Phiên bản xuất phát từ bản thảo Đôn Hoàng, Mạc Cao, Cam Túc
Thông tin sách
Tác giảTrần Thọ
Quốc giaTrung Quốc
Ngôn ngữchữ Hán
Chủ đềLịch sử thời Tam Quốc
Ngày phát hànhThế kỷ 3
Tam quốc chí
Phồn thể三國志
Giản thể三国志

Nguồn gốc

Nhị thập tứ sử
STTTên sáchTác giảSố quyển
1Sử kýTư Mã Thiên130
2Hán thưBan Cố100
3Hậu Hán thưPhạm Diệp120
4Tam quốc chíTrần Thọ65
5Tấn thưPhòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6Tống thưThẩm Ước100
7Nam Tề thưTiêu Tử Hiển59
8Lương thưDiêu Tư Liêm56
9Trần thưDiêu Tư Liêm36
10Ngụy thưNgụy Thâu114
11Bắc Tề thưLý Bách Dược50
12Chu thưLệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13Tùy thưNgụy Trưng
(chủ biên)
85
14Nam sửLý Diên Thọ80
15Bắc sửLý Diên Thọ100
16Cựu Đường thưLưu Hú
(chủ biên)
200
17Tân Đường thưÂu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18Cựu Ngũ Đại sửTiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19Tân Ngũ Đại sửÂu Dương Tu
(chủ biên)
74
20Tống sửThoát Thoát
(chủ biên)
496
21Liêu sửThoát Thoát
(chủ biên)
116
22Kim sửThoát Thoát
(chủ biên)
135
23Nguyên sửTống Liêm
(chủ biên)
210
24Minh sửTrương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
-Tân Nguyên sửKha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
-Thanh sử cảoTriệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạ, Ngô thư của Vi Chiêu... để viết Tam quốc chí[1], thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền[2]. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chíNgô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.

Lập trường chính trị

Trần Thọ là quan nhà Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.

  1. Ngụy chí xếp các Hoàng đế nhà Ngụy vào bản kỷ. Tào Tháo tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế nhưng cũng được xếp vào bản kỷ. Có 4 quyển bản kỷ là Vũ Đế kỷ (Tào Tháo), Văn Đế kỷ (Tào Phi), Minh Đế kỷ (Tào Duệ) và Tam Thiếu Đế kỷ (Tào Phương, Tào MaoTào Hoán). Các văn thư nói về việc các vua Ngụy xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều không chép (ngoại trừ chiếu nhường ngôi của Hán Hiến Đế - Hán Hiến Đế thiện nhượng sách văn, các văn thư khác chỉ do Bùi Tùng Chi chú thích).
  2. Thục chí xếp Lưu Bị vào liệt truyện tức Tiên chủ truyện (mặc dù Lưu Bị xưng đế), không gọi trực tiếp tên húy, khi chết dùng chữ tồ (殂) ngang địa vị với chữ băng (崩)[3]. Các văn thư nói về việc Lưu Bị xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều chép đầy đủ (có thể do tình lưu luyến với cố quốc). Hoàng đế thứ hai nhà Thục HánLưu Thiện được xếp vào Hậu chủ truyện.
  3. Ngô chí trong nguyên bản gọi thẳng tên húy các vua Đông Ngô như Tôn Quyền truyện, Tôn Lượng Tôn Hưu Tôn Hạo truyện; cách gọi hiện nay Ngô chủ truyện, Tam tự chủ truyện là do người đời sau sửa lại. Về việc Tôn Quyền tuyên bố xưng đế, trong phần Ngô chủ truyện có chép câu "Nam giao tức Hoàng đế vị" (lên ngôi Hoàng đế ở đàn Nam giao), còn văn thư đăng đàn tế cáo trời đất thì không chép, chỉ có trong phần chú thích của Bùi Tùng Chi.

Đồng thời để tôn trọng sự thống trị của nhà Tấn, Tam quốc chí không viết liệt truyện về các nhân vật Tư Mã Ý, Tư Mã SưTư Mã Chiêu (do được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm truy tôn là Tấn Tuyên Đế, Tấn Cảnh Đế, Tấn Văn Đế)[4]. Ngoài ra, tác giả cũng lược bỏ không viết liệt truyện về nhân vật Khổng Dung.

Bùi Tùng Chi chú thích

Vào thời Đông Hán, sử học tiếp nhận ảnh hưởng từ trào lưu đơn giản hóa của kinh học nên xuất hiện trào lưu giản lược hóa các tài liệu lịch sử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện Tam quốc chí của Trần Thọ với nội dung giản lược về thời đại Tam quốc. Sau khi Trần Thọ mất hơn trăm năm, nhiều sử liệu về thời Tam quốc xuất hiện, Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều thấy nội dung của Tam quốc chí quá sơ lược nên đã ra lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích[5]. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà Tam quốc chí không chép hoặc chép thiếu bằng 6 phương pháp:

  1. Dẫn lời bàn luận của nhiều tác gia khác nhau để phân định phải trái.
  2. Tham khảo ý kiến của nhiều tác gia khác nhau để xét những điểm khác biệt, ngụy tạo.
  3. Sự việc trong các truyện đều kể rõ mọi đầu đuôi, uẩn khúc.
  4. Bổ sung các sự việc còn thiếu cho các truyện.
  5. Kể rõ cuộc đời của các nhân vật trong các truyện.
  6. Phụ thêm các nhân vật còn thiếu cho các truyện[6].

Các tài liệu chủ yếu mà Bùi Tùng Chi sử dụng để chú giải Tam quốc chí có thể kể đến là:

  • Dị đồng tạp ký của Tôn Thịnh, người thời Đông Tấn, nội dung hỗn tạp. Có ý kiến cho rằng Bùi Tùng Chi chủ yếu dựa vào tác phẩm này để biên soạn Tam quốc chí chú. Nhiều bình luận của Tôn Thịnh cũng được Bùi Tùng Chi dẫn lại.
  • Anh hùng ký (hay còn gọi là Hán mạt anh hùng ký) của Vương Xán, nội dung nói về các anh hùng cuối thời Đông Hán.
  • Ích bộ kỳ cựu truyện của Trần Thọ, ghi chép về các nhân vật ở Ích Châu.
  • Hoa Dương quốc chí của Thường Cừ, ghi chép lịch sử Ba Thục từ thời Hán đến thời Tấn cùng chuyện Gia Cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch.
  • Hậu Hán kỷ của Viên Hoành, người thời Tây Tấn. Tác phẩm này hiện nay vẫn còn.
  • Hán hậu thư của Hoa Kiệu. Hoa Kiệu là con cháu của Hoa Hâm. Nội dung ghi chép lịch sử thời Đông Hán cùng chế độ hoàng hậu đương thời.
  • Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ, người Đông Tấn. Nội dung nói về vấn đề chính thống của Thục Hán, có ảnh hưởng sâu rộng về sau.
  • Ngụy thị Xuân Thu của Tôn Thịnh, ghi chép lịch sử nước Ngụy.
  • Ngụy thư của Vương Thẩm, Tuân Ỷ, Nguyễn Tịch, hoàn thành vào cuối thời Tào Ngụy.
  • Ngụy đô phú của Tả Tư, nằm trong tác phẩm Tam đô phú nói về kinh đô ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
  • Ngụy Vũ cố sự, khuyết danh, nội dung nói về Ngụy Vũ Đế (Tào Tháo).
  • Ngụy mạt truyện, khuyết danh, ghi chép các sự kiện cuối thời Ngụy.
  • Ngụy lược của Ngư Hoạn, ghi chép lịch sử nước Ngụy, trong đó có nói về các dân tộc khác ở biên giới nước Ngụy. Phần Điển lược cũng ghi chép về các nước bên ngoài Ngụy, là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc đề cập đến Đế quốc La Mã (mà họ gọi là nước Đại Tần).
  • Hiến Đế ký, Tùy chí cho là của Lưu Phương, có ý kiến cho là của Lưu Ngải. Lưu Ngải là người thời Đông Hán. Nội dung ghi chép về Hán Hiến Đế, nhưng một số tình tiết về vua Hiến Đế không được ghi chép đầy đủ.
  • Hiến Đế truyện, khuyết danh. Tác phẩm này bổ sung cho Hiến Đế ký, có chép việc Hán Hiến Đế xuống chiếu nhường ngôi cho Tào Phi, Tào Phi nghe lời các quan văn võ cự tuyệt nhiều lần rồi mới nhận.
  • Hiến Đế Xuân Thu của Viên Vĩ.
  • Giang Biểu truyện của Ngu Phổ, người thời Đông Tấn. Nội dung nói về các nhân sĩ ở Giang Nam, tuy nhiên chủ yếu ca ngợi các nhân vật ở Giang Đông mà chê bai các nhân sĩ ở Thục, Ngụy, so với các tác phẩm khác có nhiều điểm mâu thuẫn, không đáng tin cậy. Nhiều sử gia Trung Quốc nghi ngờ tác phẩm này.
  • Ngô thư của Vi Chiêu, người Đông Ngô. Đây là tài liệu cơ bản để Trần Thọ biên soạn phần Ngô thư trong Tam quốc chí.
  • Hậu Hán thư của Tạ Thừa. Tạ Thừa là em của phu nhân Tôn Quyền Tạ thị. Nội dung ghi chép lịch sử thời Đông Hán.
  • Sơn Dương công tái ký của Nhạc Tư, ghi chép về Hán Hiến Đế (Tào Phi phế Hán Hiến Đế làm Sơn Dương công).
  • Tương Dương ký của Tập Tạc Xỉ. Nội dung ghi chép các nhân vật ở Tương Dương (nay thuộc Hồ Bắc) cùng chuyện Trương Đễ dự đoán được việc Ngụy tiêu diệt Thục Hán và họ Tư Mã soán Ngụy thành công.
  • Gia Cát Lượng tập (còn gọi là Gia Cát thị tập) của Trần Thọ, nội dung ghi chép về Gia Cát Lượng.
  • Thục ký của Vương Ẩn, người Đông Tấn. Nội dung nói về lịch sử Thục Hán.
  • Tục Hán thư của Tư Mã Bưu. Tư Mã Bưu là con cháu Tư Mã Tiến (Tiến là em Tư Mã Ý). Nội dung ghi chép lịch sử Đông Hán, thiên văn, lễ nhạc, là phụ lục của bộ chính sử Hậu Hán thư.
  • Tấn kỷ (còn gọi là Tấn ký) của Can Bảo, người Đông Tấn. Chủ yếu ghi chép lịch sử Tây Tấn.
  • Tấn thư của Vương Ẩn (không nhầm với Tấn thư của Phòng Huyền Linh), do Vương Ẩn và cha là Vương Thuyên biên soạn. Vương Ẩn giữ chức trước tác lang thời Đông Tấn. Ngu Dự lấy cắp nguyên cảo của Vương Ẩn đi sao chép khiến Vương Ẩn bị miễn chức. Vương Ẩn theo Dữu Lượng lấy được lời cung, rồi hoàn thành Tấn thư, nội dung ghi chép lịch sử Tây Tấn.
  • Tấn thư của Ngu Dự, người thời Đông Tấn. Nhiều ý kiến cho rằng ông lấy cắp tác phẩm của Vương Ẩn làm của mình.
  • Sưu thần ký của Can Bảo, là tiểu thuyết ghi chép các truyện quái dị, nội dung có chép việc Tôn Sách giận chém Vu Cát rồi uất lên mà chết. Tác phẩm này hiện nay vẫn còn, chủ yếu do người đời sau ghi lại.
  • Tào Man truyện, tác giả người Đông Ngô nhưng không rõ tên. Nội dung ghi chép về Tào Tháo, là sử liệu quan trọng nói về hình tượng Tào Tháo.
  • Mặc ký của Trương Nghiễm, người Đông Ngô. Nội dung đánh giá cao Gia Cát Lượng.
  • Linh Lăng tiên hiền truyện, khuyết danh, ghi chép về các nhân vật ở Linh Lăng (nay là huyện Linh Lăng tỉnh Hồ Nam). Có chép sự tích Lưu Ba khinh rẻ Trương Phi.

Các tài liệu khác được Bùi Tùng Chi sử dụng để chú thích Tam quốc chí bao gồm:

Theo thống kê của một số học giả, thì số tư liệu mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải Tam quốc chí là khoảng 240 loại, gấp 3 lần so với nguyên bản Tam quốc chí. Mã Niệm Tổ trong tác phẩm Thủy kinh chú đẳng bát chủng cổ tịch dẫn dụng thư mục vị biên cho rằng số tư liệu mà Bùi Tùng Chi sử dụng là 203 loại. Hiện nay, theo thống kê bản hiệu đính Tam quốc chí tại Trung Hoa thư cục đã phát hiện phần chính văn của Trần Thọ có 366657 chữ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi có 320799 chữ. Tống Văn Đế đương thời gọi công việc chú thích của Bùi Tùng Chi là "bất hủ". Các sử gia đời sau như Tư Mã Quang (thời Bắc Tống) khi biên soạn Tư trị thông giám đã tổng hợp các truyện ký trong Tam quốc chí của Trần Thọ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi để miêu tả trận chiến Xích Bích.

Bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.

Các tác phẩm hậu thế bổ sung

Tam quốc chí tập giải

Lư Bật (1876 - 1967) đã tập hợp các phần chú thích, hiệu đính và khảo chứng Tam quốc chí của nhiều học giả ở các thời đại khác nhau, biên soạn thành Tam quốc chí tập giải.

Bổ sung phần chí

  • Diêu Chấn Tông, Tam quốc nghệ văn chí; Hầu Khang, Bổ Tam quốc nghệ văn chí
  • Hồng Tự Tôn, Tam quốc chức quan biểu
  • Hồng Lượng Cát, Tam quốc cương vực chí, Bổ Tam quốc cương vực chí bổ chú. Về sau có Ngô Tăng Cẩn, Tam quốc quận huyện biểu phụ khảo chứng; Dương Thủ Kính, Tam quốc quận huyện biểu bổ chính; Kim Triệu Phong, Hiệu bổ Tam quốc cương vực chí.
  • Vương Hân Phu, Bổ Tam quốc bình chí
  • Đào Nguyên Trân, Tam quốc thực hóa chí

Bổ sung phần biểu

  • Tạ Chung Anh, Tam quốc cương vực biểu, Tam quốc cương vực biểu nghi
  • Chu Gia Du, Tam quốc kỷ niên biểu
  • Tạ Chung Anh, Tam quốc đại sự biểu; Trương Thủ Thường, Tam quốc đại sự biểu bổ chính
  • Vạn Tư Đồng trong Lịch đại sự biểuTam quốc đại sự niên biểu, Tam quốc Hán quý phương trấn niên biểu, Ngụy tướng tương đại thần niên biểu, Tam quốc chư vương thế biểu, Ngụy quốc tướng tương đại thần niên biểu, Ngụy tướng tương đại thần niên biểu, Ngụy phương trấn niên biểu, Hán tướng tương đại thần niên biểu, Ngô tướng tương đại thần niên biểu.
  • Hoàng Đại Hoa, Tam quốc chí tam công tể phụ niên biểu
  • Chu Minh Thái, Tam quốc chí thế hệ biểu; Đào Nguyên Trân, Tam quốc chí thế hệ biểu bổ di phụ đính ngụy

Thể loại và cấu trúc tác phẩm

Tam quốc chí tuy gọi là "chí" nhưng thực chất chỉ có bản kỷ và liệt truyện chứ không chép gì về địa lý, kinh tếchế độ chính trị.

Toàn bộ tác phẩm gồm 66 quyển như đã nói ở trên, cụ thể gồm có:

Ngụy chí[7]

QuyểnTựa đềNội dung
1Vũ Đế kỷTào Tháo
2Văn Đế kỷTào Phi
3Minh Đế kỷTào Duệ
4Tam Thiếu Đế kỷTào Phương, Tào Mao, Tào Hoán
5Hậu phi truyệnVũ Tuyên Biện hoàng hậu, Văn Chiêu Chân hoàng hậu, Văn Đức Quách hoàng hậu, Minh Điệu Mao hoàng hậu, Minh Nguyên Quách hoàng hậu
6Đổng nhị Viên Lưu truyệnĐổng Trác (phụ: Lý Quyết, Quách Dĩ), Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu
7Lã Bố Tang Hồng truyệnLã Bố, Trương Mạc, Trần Đăng, Tang Hồng
8Nhị Công Tôn Đào tứ Trương truyệnCông Tôn Toản, Đào Khiêm, Trương Dương, Công Tôn Độ, Trương Yên, Trương Tú, Trương Lỗ
9Chư Hạ Hầu Tào truyệnHạ Hầu Đôn (phụ: Hàn Hạo), Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân (phụ: Tào Thuần), Tào Hồng, Tào Hưu, Tào Chân (phụ: Tào Sảng, Hà Yến), Hạ Hầu Thượng, Hạ Hầu Huyền
10Tuân Úc Tuân Du Giả Hủ truyệnTuân Úc, Tuân Du, Giả Hủ
11Viên Trương Lương Quốc Điền Vương Bỉnh Quản truyệnViên Hoán, Trương Phạm, Trương Thừa, Lương Mậu, Quốc Uyên, Điền Trù, Vương Tu, Bỉnh Nguyên, Quản Ninh
12Thôi Mao Từ Hà Hình Bão Tư Mã truyệnThôi Diễm, Mao Giới, Từ Dịch, Hà Quỳ, Hình Ngung, Bào Huân, Tư Mã Chi
13Chung Do Hoa Hâm Vương Lãng truyệnChung Do, Hoa Hâm, Vương Lãng
14Trình Quách Đổng Lưu Tưởng Lưu truyệnTrình Dục (phụ: Trình Hiểu), Quách Gia, Đổng Chiêu, Lưu Diệp, Tưởng Tế, Lưu Phóng
15Lưu Tư Mã Lương Trương Ôn Giả truyệnLưu Phức, Tư Mã Lãng, Lương Tập, Trương Ký, Ôn Khôi, Giả Quỳ
16Nhâm Tô Đỗ Trịnh Thương truyệnNhâm Tuấn, Tô Tắc, Đỗ Kỳ, Đỗ Thứ, Trịnh Hồn, Thương Từ
17Trương Nhạc Vu Trương Từ truyệnTrương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp, Từ Hoảng (phụ: Chu Linh)
18Nhị Lý Tang Văn Lã Hứa Điển nhị Bàng Diêm truyệnLý Điển, Lý Thông, Tang Bá, Tôn Quán, Văn Sính, Lã Kiền, Hứa Chử, Điển Vi, Bàng Đức, Bàng Dục, Diêm Ôn
19Nhâm Thành Trần Tiêu vương truyệnTào Chương, Tào Thực, Tào Hùng
20Vũ Văn thế vương công truyệnCon của Vũ Đế: Tào Ngang, Tào Thước, Tào Xung, Tào Cứ, Tào Vũ, Tào Lâm, Tào Cổn, Tào Huyền, Tào Tuấn, Tào Củ, Tào Cán, Tào Thượng, Tào Bưu, Tào Cần, Tào Thừa, Tào Chỉnh, Tào Kinh, Tào Quân, Tào Cấc, Tào Huy, Tào Mậu;
Con của Văn Đế: Tào Hiệp, Tào Nhuy, Tào Giám, Tào Lâm, Tào Lễ, Tào Ung, Tào Cống, Tào Nghiễm
21Vương Vệ nhị Lưu Phó truyệnVương Xán (phụ: Từ Cán, Trần Lâm, Nguyễn Vũ, Ưng Sướng, Lưu Trinh), Vệ Ký, Lưu Dị, Lưu Thiệu, Phó Hỗ
22Hoàn nhị Trần Từ Vệ Lư truyệnHoàn Giai, Trần Quần (phụ: Trần Thái), Trần Kiểu, Từ Tuyên, Vệ Trăn, Lư Dục
23Hòa Thường Dương Đỗ Triệu Bùi truyệnHòa Hiệp, Thường Lâm, Dương Tuấn, Đỗ Tập, Triệu Nghiễm, Bùi Tiềm
24Hàn Thôi Cao Tôn Vương truyệnHàn Kỵ, Thôi Lâm, Cao Nhu, Tôn Lễ, Vương Quán
25Tân Bì Dương Phụ Cao Đường Long truyệnTân Tì, Dương Phụ, Cao Đường Long
26Mãn Điền Khiên Quách truyệnMãn Sủng, Điền Dự, Khiên Chiêu, Quách Hoài
27Từ Hồ nhị Vương truyệnTừ Mạc, Hồ Chất, Vương Sưởng, Vương Cơ
28Vương Vô Khâu Gia Cát Đặng Chung truyệnVương Lăng, Vô Khâu Kiệm, Gia Cát Đản, Đường Tư, Đặng Ngải, Chung Hội
29Phương kỹ truyệnHoa Đà, Đỗ Quỳ, Chu Kiến Bình, Chu Tuyên, Quản Lộ
30Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyệnÔ Hoàn, Tiên Ti, Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Ấp Lâu, Uế, Tam Hàn (Mã Hàn, Thìn Hàn, Biện Hàn), Nụy

Thục chí[7]

QuyểnTựa đềNội dung
31Lưu nhị mục truyệnLưu Yên, Lưu Chương
32Tiên chủ truyệnLưu Bị
33Hậu chủ truyệnLưu Thiện
34Nhị chủ phi tử truyệnHoàng hậu của tiên chủ: Cam Hoàng hậu, Mục Hoàng hậu; hoàng hậu của hậu chủ: Kính Ai Hoàng hậu, Trương Hoàng hậu; con của tiên chủ: Lưu Vĩnh, Lưu Lý; thái tử của hậu chủ: Lưu Tuyền
35Gia Cát Lượng truyệnGia Cát Lượng (phụ: Gia Cát Kiều, Gia Cát Chiêm, Đổng Quyết)
36Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyệnQuan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung, Triệu Vân
37Bàng Thống Pháp Chính truyệnBàng Thống, Pháp Chính
38Hứa My Tôn Giản Y Tần truyệnHứa Tĩnh, My Chúc, My Phương, Tôn Càn, Giản Ung, Y Tịch, Tần Bật
39Đổng Lưu Mã Trần Đổng Lã truyệnĐổng Hòa, Lưu Ba, Mã Lương, Mã Tốc, Trần Chấn, Đổng Doãn, Trần Chi, Lã Nghệ
40Lưu Bành Liêu Lý Lưu Ngụy Dương truyệnLưu Phong, Bành Dạng, Liêu Lập, Lý Nghiêm, Lưu Diễm, Ngụy Diên, Dương Nghi
41Hoắc Vương Hướng Trương Dương Phí truyệnHoắc Tuấn, Hoắc Dặc, Vương Liên, Hướng Lãng, Hướng Sủng, Trương Duệ, Dương Hồng, Phí Thi, Vương Xung
42Đỗ Chu Đỗ Hứa Mạnh Lai Doãn Lý Tiều Khước truyệnĐỗ Vi, Chu Quần, Đỗ Quỳnh, Hứa Từ, Mạnh Quang, Lai Mẫn, Doãn Mặc, Lý Soạn, Tiều Chu, Khích Chính
43Hoàng Lý Lã Mã Vương Trương truyệnHoàng Quyền, Lý Khôi, Lã Khải, Mã Trung, Vương Bình, Trương Ngực
44Tưởng Uyển Phí Y Khương Duy truyệnTưởng Uyển, Phí Y, Khương Duy
45Đặng Trương Tông Dương truyệnĐặng Chi, Trương Dực, Tông Dự, Liêu Hóa, Dương Hý

Ngô chí[7]

QuyểnTựa đềNội dung
46Tôn phá lỗ thảo nghịch truyện (nguyên tên là Tôn Kiên Tôn Sách truyện)Tôn Kiên, Tôn Sách
47Ngô chủ truyện (nguyên tên là Tôn Quyền truyện)Tôn Quyền
48Tam tự chủ truyện (nguyên tên là Tôn Lượng Tôn Hưu Tôn Hạo truyện)Tôn Lượng, Tôn Hưu, Tôn Hạo
49Lưu Do Thái Sử Từ Sĩ Nhiếp truyệnLưu Do (phụ: Trách Dung, Lưu Cơ), Thái Sử Từ, Sĩ Nhiếp
50Phi tần truyệnPhi tần của Tôn Kiên: Ngô phu nhân (phụ: Ngô Cảnh); phi tần của Tôn Quyền: Tạ phu nhân, Từ phu nhân, Bộ phu nhân, Vương phu nhân, Vương phu nhân, Phan phu nhân); phi tần của Tôn Lượng: Toàn phu nhân; phi tần của Tôn Hưu: Chu phu nhân; phi tần của Tôn Hòa: Hà Cơ; phi tần của Tôn Hạo: Đằng phu nhân
51Tông thất truyệnTôn Tĩnh, Tôn Du, Tôn Hiệu, Tôn Hoán, Tôn Bí, Tôn Phụ, Tôn Dực, Tôn Khuông, Tôn Thiều, Tôn Hoàn
52Trương Cố Gia Cát Bộ truyệnTrương Chiêu (phụ: Trương Phấn, Trương Thừa, Trương Hưu), Cố Ung (phụ: Cố Thiệu, Cố Đàm, Cố Thừa), Gia Cát Cẩn, Bộ Chất
53Trương Nghiêm Trình Hám Tiết truyệnTrương Hoành, Nghiêm Tuấn, Trình Bỉnh, Hám Trạch, Tiết Tống
54Chu Du Lỗ Túc Lã Mông truyệnChu Du, Lỗ Túc, Lã Mông
55Trình Hoàng Hàn Tưởng Chu Trần Đổng Cam Lăng Từ Phan Đinh truyệnTrình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương, Tưởng Khâm, Chu Thái, Trần Vũ, Đổng Tập, Cam Ninh, Lăng Thống, Từ Thịnh, Phan Chương, Đinh Phụng
56Chu Trị Chu Nhiên Lã Phạm Chu Hoàn truyệnChu Trị, Chu Nhiên, Lã Phạm, Chu Hoàn
57Ngu Lục Trương Lạc Lục Ngô Chu truyệnNgu Phiên, Lục Tích, Trương Ôn, Lạc Thống, Lục Mạo, Ngô Xán, Chu Cứ
58Lục Tốn truyệnLục Tốn, Lục Kháng
59Ngô chủ ngũ tử truyện (nguyên tên là Tôn Quyền ngũ tử truyện)Tôn Đăng, Tôn Lự, Tôn Hòa, Tôn Bá, Tôn Phấn
60Hạ Toàn Lã Chu Chung Ly truyệnHạ Tề, Toàn Tông, Lã Đại, Chu Phường, Chung Ly Mục
61Phan Tuấn Lục Khải truyệnPhan Tuấn, Lục Khải
62Thị Nghi Hồ Tống truyệnThị Nghi, Hồ Tống (phụ: Từ Tường)
63Ngô Phạm Lưu Đôn Triệu Đạt truyệnNgô Phạm, Lưu Đôn, Triệu Đạt
64Gia Cát Đằng nhị Tôn Bộc Dương truyệnGia Cát Khác, Đằng Dận, Tôn Tuấn, Tôn Lâm, Bộc Dương Hưng
65Vương Lâu Hạ Vi Hoa truyệnVương Phồn, Lâu Huyền, Hạ Thiệu, Vi Chiêu[8], Hoa Hạch

Ngoài ra còn có quyển 66: Tự lục (nay thất truyền).

Bản dịch tiếng Việt

  • Tam quốc chí, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính, Nhà xuất bản Văn học và Nhà sách Tri thức Trẻ, tháng 6/2016, 3 tập.[9]

Bố cục:

  • Tập 1 gồm Lời giới thiệu (của Phạm Thành Long), Niên biểu, Thống kê các sự kiện chính, Tựa (của Võ Hoàng Giang), Ngụy thư từ quyển 1 đến Quyển 13, 744 trang. Kèm một bản đồ 4 trận đánh lớn (Quan Độ, Xích Bích, Hồ Đình (Hào Đình), Kỳ Sơn năm 228).
  • Tập 2: Ngụy thư từ Quyển 14 đến Quyển 30, 728 trang.
  • Tập 3: Thục thưNgô thư, từ Quyển 31 đến Quyển 65, 920 trang.

Trích dẫn tiêu biểu

Thời Vương dục hoàn, xuất lệnh viết"kê lặc", quan thuộc bất tri sở vị. Chủ bộ Dương Tu tiện tự nghiêm trang, nhân kinh vấn Tu:"Hà dĩ tri chi?"

Tu viết:"Phù kê lặc, khí chi như khả tích, thực chi vô sở đắc, dĩ tỷ Hán Trung, tri Vương dục hoàn dã".

Khi Vương muốn rút về, mới ra lệnh rằng"kê lặc", các quan không hiểu ý gì. Quan chủ bộ là Dương Tu liền tự thu xếp hành trang, mọi người kinh ngạc hỏi Tu:"Làm sao ông biết?"

Tu đáp:"Gân gà, bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì không ra gì, lấy nó để ví với đất Hán Trung, biết Vương đã muốn lui rồi" (時王欲還,出令曰「雞肋」,官屬不知所謂。主簿楊脩便自嚴裝,人驚問脩:「何以知之?」脩曰:「夫雞肋,棄之如可惜,食之無所得,以比漢中,知王欲還也。」

  • "Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri" (lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết): Ngụy thư quyển 4, Tam Thiếu Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Đế kiến uy quyền nhật khứ, bất thăng kỳ phẫn. Nãi triệu thị trung Vương Thẩm, thượng thư Vương Kinh, tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, vị viết:"Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri dã. Ngô bất năng tọa thụ phế nhục, kim nhật đương dữ khanh tự xuất thảo chi"= Vua thấy uy quyền càng ngày càng mất, không nén nổi căm giận. Bèn triệu quan thị trung Vương Thẩm, quan thượng thư Vương Kinh và tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, nói rằng:"Lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết. Ta không thể ngồi yên chịu nhục, hôm nay muốn cùng các khanh đi thảo phạt nghịch tặc"(帝見威權日去,不勝其忿。乃召侍中王沈、尚書王經、散騎常侍王業,謂曰:「司馬昭之心,路人所知也。吾不能坐受廢辱,今日當與卿自出討之。」
  • "Lão sinh thường đàm" (lời thầy đồ thường nói): Ngụy thư quyển 29, Quản Lộ truyện, Đặng Dương nói với Quản Lộ:"Thử lão sinh chi thường đàm"(此老生之常譚 - Đó là lời lũ thầy đồ thường nói). Quản Lộ đáp:"Phù lão sinh giả kiến bất sinh, thường đàm giả kiến bất đàm"(夫老生者見不生,常譚者見不譚 - Lão sinh đã thấy thì không sinh, thường đàm đã thấy thì không đàm)
  • "Lạc bất tư Thục" (vui không nhớ đến nước Thục nữa): Thục thư quyển 3, Hậu chủ truyện, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Vương vấn Thiện viết:"Phả tư Thục phủ?"Thiện viết:"Thử gian lạc, bất tư Thục"= Vương hỏi Thiện rằng:"Có nhớ nước Thục không?"Thiện đáp:"Ở đây vui lắm, không nhớ nước Thục nữa"(王問禪曰:「頗思蜀否?」禪曰:「此間樂,不思蜀。)

Đánh giá

Tam quốc chí là chính sử ghi chép về thời Tam quốc của Trung Quốc, được xếp vào danh sách nhị thập tứ sử. Đương thời đại thần nhà TấnTrương Hoa đánh giá rất cao tác phẩm này. Sau khi Trần Thọ mất, Thượng thư lang Phạm Quân dâng biểu tâu rằng:

Lưu Hiệp, người thời Lương (Nam-Bắc triều) đánh giá Tam quốc chí của Trần Thọ như sau:

Thiếu sót lớn nhất của Tam quốc chí là chỉ có bản kỷ và liệt truyện, không có phần chí và biểu, do đó tác phẩm chủ yếu chép về các nhân vật thời Tam quốc chứ không chép về địa lý, kinh tếchế độ chính trị. Tính khách quan của Trần Thọ khi viết sử cũng còn nhiều ý kiến phê bình khác nhau, như Tấn thư của Phòng Huyền Linh ghi lại rằng:

Lưu Tri Kỷ trong Sử thông, thiên Trực thư phê bình việc Trần Thọ không đề cập đến việc Tư Mã Ý gặp bất lợi khi tác chiến với Gia Cát Lượng và việc Tào Mao phát binh đánh Tư Mã Chiêu, bị Thành Tế giết:

Đường Canh, người thời Bắc Tống phê bình cách xưng hô quốc hiệu Thục Hán của Trần Thọ như sau:

Đường Canh còn ghi lại lời Vương An Thạch khuyên Âu Dương Tu biên soạn lại lịch sử thời Tam Quốc:

Tam quốc chí quyển 20: Vũ Văn thế Vương Công truyện có chép việc Tào Xung cân voi, Hà Trác (người thời Thanh) nghi ngờ rằng việc này không chắc đã có thật:

Tam quốc chí quyển 30: Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyện đã dựa vào các tư liệu từ Ngụy thư của Vương Thẩm và Ngụy lược của Ngư Hoạn để ghi chép về Nhật Bản - quốc gia ở phía đông Trung Quốc. Đây là sử liệu rất quan trọng ghi chép lịch sử Nhật Bản thời kỳ cổ đại.

Ảnh hưởng

Vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, La Quán Trung đã căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, thoại bản, hý khúc cùng các tài liệu lịch sử là Tam quốc chí của Trần ThọTam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi để viết nên tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc diễn nghĩa).

Tiểu thuyết này có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Trong khi Tam quốc chí là chính sử, thì Tam quốc diễn nghĩa lại là tiểu thuyết văn học lịch sử, tác giả đã thêm thắt nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian để tăng thêm tính hấp dẫn; do đó Tam quốc diễn nghĩa có tính chất là "thất thực tam hư" (bảy phần thực, ba phần hư cấu), độ tin cậy về lịch sử dĩ nhiên không cao bằng Tam quốc chí.

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài