Thác Victoria

Thác nước Victoria hay Mosi-oa-Tunya (Tokaleya Tonga: khói bốc lên từ sấm sét) là một thác nước tại miền nam châu Phi trên sông Zambezi, tại biên giới ZambiaZimbabwe. CNN đã mô tả thác nước này như một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Thác nước Victoria
Mosi-oa-Tunya
Thác nước Victoria
Vị tríLivingstone, Zambia
Victoria Falls, Zimbabwe
Tọa độ17°55′28″N 25°51′24″Đ / 17,92444°N 25,85667°Đ / -17.92444; 25.85667
Loại thác nướcThác nước
Tổng độ cao355 ft (108 m) (tại trung tâm)
Số tầng dốc1
Dòng kênhsông Zambezi
Tỉ lệ dòng chảy
trung bình
1088 m³/s (38,430 cu ft/s)
Tên chính thứcMosi-oa-Tunya / Thác nước Victoria
LoạiThiên nhiên
Tiêu chuẩnvii, viii
Đề cử1989 (kỳ họp 13)
Số tham khảo509
State PartyZambiaZimbabwe
Khu vựcChâu Phi

Nguồn gốc tên gọi

Tập tin:Statue of David Livingstone at Victoria Falls.jpg
Tượng David Livingstone quan sát thác nước, bằng đồng thau, từ bên bờ Zambia

David Livingstone, nhà truyền giáo và thám hiểm người Scotland, được cho rằng là người châu Âu đầu tiên khám phá thác nước Victoria vào ngày 16 tháng 11 năm 1855, từ nơi hiện tại được gọi là đảo Livingstone, một trong hai khối đất giữa sông, ngược dòng trực tiếp từ ngọn thác ở phía Zambia.[1] Livingstone đặt tên khám phá của ông dựa trên lòng tôn kính Victoria của Anh của Anh, nhưng tên theo tiếng Tonga bản địa, Mosi-oa-Tunya—"khói bốc lên từ sấm sét"—vẫn tiếp tục sử dụng phổ biến. Danh sách Di sản Thế giới chính thức công nhận cả hai tên.[2]

Các công viên quốc gia gần đó của Zambia có tên là Mosi-oa-Tunya,[3] trong khi công viên quốc gia và thị trấn bên bờ Zimbabwe đều tên là Victoria Falls.[4][5]

Các đặc tính tự nhiên

Ở một khoảng cách rất lớn trên thác, sông Zambezi đổ nước xuống một phiến đá basalt phẳng lớn, trong một máng được bao quanh bởi các ngọn đồi sa thạch xa. Dòng chảy của sông bị ngắt quãng bởi nhiều hòn đảo có cây mọc trên, số lượng đảo gia tăng ở gần thác. Không có núi, dốc đứng, hay máng sâu để có thể tạo ra một thác nước, chỉ là vùng cao nguyên phẳng trải dài hàng trăm kilômét ở mọi hướng.[6]

Thác được hình thành khi toàn bộ chiều rộng của con sông tụt hẫng xuống trong một khoảng không dọc duy nhất vào một kẽ nứt ngang rộng 1780 mét (5604 ft), được tạo thành bởi nước của nó dọc một vùng nứt gãy trong cao nguyên basalt. Độ sâu của vết nứt gãy, được gọi là Họng thứ nhất, thay đổi từ 80 mét (262 ft) ở phía cực tây tới 108 mét (360 ft) ở trung tâm. Cửa thoát nước duy nhất của Họng thứ nhất là một lỗ hổng rộng 110 mét (360 ft) chiếm khoảng hai phần ba đường cắt ngang chiều rộng của thác từ phía cực tây, xuyên qua đó toàn bộ lượng nước của con sông đổ vào các họng của Thác Victoria.[6]

Có hai hòn đảo trên đỉnh thác đủ lớn để phân chia bức mành nước kể cả ở lúc có lũ: Đảo Boaruka (hay Đảo Cataract) gần bờ phía tây, và Đảo Livingstone ở gần giữa. Khi có lũ lớn nhất, những hòn đảo nhỏ khác cũng có thể phân chia bức mành nước thành các dòng song song. Các dòng chính được đặt tên, theo hướng từ Zimbabwe (phía tây) tới Zambia (phía đông): Dòng Quỷ (được một số người gọi là Nước nhấp nhô), Thác chính, Thác cầu vồng (cao nhất) và Dòng phía đông.[6]

Tốc độ dòng chảy mùa mưa và mùa khô


‘The Smoke that Thunders’, mùa mưa, 1972... và mùa khô, tháng 9 năm 2003
Kích thước và tốc độ dòng chảy Thác Victoria với NiagaraIguazu để so sánh
Thông sốThác VictoriaThác NiagaraThác Iguazu
Chiều cao theo mét và feet:[2]108 m360 ft51 m167 ft64–82 m210–269 ft
Chiều rộng theo mét và feet:[2]1708 m5604 ft1203 m3947 ft2700 m8858 ft
Đơn vị tốc độ dòng chảy (vol/s):m³/scu ft/sm³/scu ft/sm³/scu ft/s
Tốc độ dòng chảy trung bình năm:[2]108838,430240785,000174661,600
Lưu lượng trung bình tháng[7] — tối đa:3000105,944
— tối thiểu:[7]30010,594
— 10 năm tối đa:[7]6000211,888
Lưu lượng cao nhất ghi được:[2]12,800452,0006800240,00012,600444,965
Ghi chú: Xem tham khảo cho sự giải thích số đo.
Về nước, mét khối trên giây = tấn trên giây.
Nửa lượng nước tiếp cận Niagara được chuyển sang phát thủy điện.
Iguazu có hai quãng; chiều cao cho quãng lớn nhất và tổng chiều cao.
10 thác có tốc độ dòng chảy tương tự hay lớn hơn, nhưng không cao như Thác Iguazu và Victoria.[7]

Lòng chảo Zambezi bên trên thác có một mùa mưa từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 4, và một mùa khô trong phần còn lại của năm. Mùa hàng năm của con sông diễn ra từ tháng 2 tới tháng 5 với đỉnh ở tháng 4,[7] Bụi nước từ thác thường có thể đạt tới độ cao 400 mét (1,300 ft), và thỉnh thoảng thậm chí còn cao gấp đôi, và có thể quan sát thấy từ khoảng cách 50 km (30 dặm). Ngày trăng rằm, một "cầu vồng mặt trăng" có thể được quan sát thấy trong đám hơi nước thay cho cầu vồng thường thấy trong ánh sáng ban ngày. Trong mùa lũ, dọc theo vách đối diện với nó là những vòi nước lấp trong mây mù. Gần cạnh của vách, hơi nước bắn thẳng lên như trận mưa ngược, đặc biệt tại Cầu Knife-Edge phía Zambia.[6]

Khi mùa khô tới, các hòn đảo nhỏ trên đỉnh trở nên lớn hơn và nhiều hơn, và vào tháng 9 tới tháng 1 tới một nửa bề mặt đá của thác có thể trở nên khô và phần dưới của Họng thứ nhất có thể thấy dọc theo hầu hết chiều dài của nó. Ở thời điểm này có thể (dù không phải là an toàn) đi ngang qua sông ở trên đỉnh. Cũng có thể đi ở dưới Họng thứ nhất ở phía Zimbabwe. Lưu lượng nhỏ nhất, xảy ra vào tháng 11, bằng khoảng một phần mười của tháng 4; sự khác biệt lưu lượng này lớn hơn so với những thác lớn khác, và khiến lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm của Thác Victoria thấp hơn lưu lượng ước đoán theo lưu lượng nhỏ nhất.[6]

Thác Victoria khoảng gấp đôi chiều cao Thác Niagara ở Bắc Mỹ và rộng gấp đôi Thác Móng ngựa. Về chiều cao và chiều rộng Thác Victoria chỉ có đối thủ duy nhất là Thác Iguazu ở Nam Mỹ. Xem bảng để so sánh.

Các họng của Thác Victoria

Hình vệ tinh thể hiện con sông lớn Zambezi đổ vào một đường nứt hẹp và sau đó là một loạt các họng hình ziczac (đỉnh hình là hướng bắc).
Cầu Thác Victoria vượt qua Họng thứ hai.

Toàn bộ lượng nước của Sông Zambezi đổ qua chiều rộng 110 mét của Họng thứ nhất, chảy tiếp 150 mét (500 ft), sau đó đi vào một loạt các họng ziczac được gọi tên theo thứ tự. Nước chảy vào Họng thứ hai quặt gấp sang phải và đào một hố sâu ở đó gọi là Nồi sôi (Boiling Pot). Chảy tới qua một đoạn nghiêng từ phía Zambia, nó rộng khoảng 150 mét (500 ft). Khi mực nước thấp bề mặt của nó nhẵn, nhưng khi nước cao có nhiều cuộn xoáy lớn, chậm và các dòng chảy hỗn loạn mạnh.[6] Đồ vật—và con người—bị cuốn vào thác, gồm cả hà mã, thường được thấy bị rơi vào cuộn xoáy ở đây hay trôi dạt vào phía cuối đông bắc của Họng thứ hai. Đây là nơi xác của Bà Moss và Ông Orchard, đã bị cá sấu ăn một phần, được tìm thấy năm 1910 sau khi hai chiếc cano bị một con hà mã làm lật úp tại Long Island phía trên thác.[8]

Các họng lớn gồm (xem tham khảo để biết ghi chú về kích thước):[9]

  • Họng thứ nhất: họng nơi sông đổ vào Thác Victoria
  • Họng thứ hai: (nơi Cầu Thác Victoria bắc qua), 250 m phía nam thác, dài 2.15 km (270 yd nam, 2350 yd dài)
  • Họng thứ ba: 600 m nam, 1.95 km dài (650 yd nam, 2100 yd dài)
  • Họng thứ tư: 1.15 km nam, 2.25 km dài (1256 yd nam, 2460 yd dài)
  • Họng thứ năm: 2.55 km nam, 3.2 km dài (1.5 mi nam, 2 mi dài)
  • Họng Songwe: 5.3 km nam, 3.3 km dài, (3.3 mi nam, 2 mi dài) được đặt tên theo con Sông Songwe nhỏ chảy tới từ đông bắc, và sâu nhất ở 140 m (460 ft), ở cuối mùa khô.
  • Họng Batoka: Họng bên dưới Songwe được gọi là Họng Batoka (cũng được dùng như một cái tên chung cho tất cả các họng). Nó dài khoảng 120 kilômét (75 mi) (khoảng cách theo đường chim bay là khoảng 80 kilômét (50 mi) phía đông thác) và đưa con sông chảy qua cao nguyên basalt tới thung lũng có Hồ Kariba.

Các bức tường của các họng gần như dựng đứng và thường cao khoảng 120 mét (400 ft), nhưng mực nước sông trong chúng có thể thay đổi tới 20 mét (65 ft) giữa mùa khô và mùa mưa.[6]

Hình thành

"Dòng Quỷ", dòng cực tây của Thác Victoria và nơi khởi đầu của một dòng yếu nơi thác tiếp theo hình thành.

Lịch sử địa chất gần đây của Thác Victoria có thể được quan sát thấy ở những hình thức họng bên dưới thác. Cao nguyên basalt nơi dòng Thượng Zambezi chảy có nhiều vết nứt với các phiến sa thạch yếu. Ở trong vùng của thác hiện tại vết nứt lớn nhất chạy gần như theo hướng đông tây (một số vết chạy gần theo hướng bắc đông hay tây nam), với các vết nứt nam bắc nối liền chúng.

Trong vòng ít nhất 100,000 năm, dòng thác đã lùi ngược qua Họng Batoka, làm xói mòn các vết nứt sa thạch để tạo nên các họng. Dòng sông ở địa điểm hiện tại theo hướng bắc nam, vì thế nó mở rộng các vệt nứt tây đông ngang theo toàn bộ chiều rộng, sau đó nó cắt ngược lại qua một vết nứt bắc nam ngắn tới một vết nứt tiếp theo hướng đông tây. Con sông trong nhiều thời kỳ từng đổ vào các vết nứt khác nhau hiện tạo thành một loạt các họng ziczac ở hạ lưu thác. [6]

Không tính tới một số mùa khô, họng thứ hai tới thứ năm và họng Songwe đều thể hiện một địa điểm trong quá khứ của thác khi chúng đổ vào một vết nứt dài thẳng như hiện nay.[6] Kích thước của chúng cho thấy chúng ta không ở trong thời điểm khi thác rộng nhất.

Thác đã bắt đầu cắt vào một họng lớn mới, ở chỗ trũng trong một phía của "Dòng Quỷ" (cũng được gọi là "Nước nhấp nhô") của thác. Trên thực tế đó không phải là vết nứt nam bắc, mà là một đường yếu lớn hướng đông đông bắc ngang qua sông, nơi toàn bộ chiều dài của thác sẽ thành hình.

Lịch sử địa chất khác của dòng chảy Sông Zambezi nằm trong bài viết này.

Lịch sử thời tiền thuộc địa

Các địa điểm khảo cổ xung quanh thác đã phát lộ những vật tạo tác đá Homo habilis từ khoảng 3 triệu năm trước, các công cụ thời Đồ đá giữa từ 50,000 năm trước và những công cụ, vũ khí, đồ trang sức và công cụ đào bới thời Đồ đá cuối (10,000 tới 2,000 năm trước).[10] Người Khoisan săn bắn hái lượm thời đồ sắt đã thay thế những người Thời đồ Đá và tới lượt họ lại bị thay thế bởi các bộ tộc Bantu như người phía nam Tonga được gọi là Batoka/Tokalea, họ gọi con thác là Shungu na mutitima. Matabele, tộc người tới đây cuối cùng, gọi nó là aManz' aThunqayo, và người Batswana và Makololo (ngôn ngữ của họ thường được người Lozi sử dụng) gọi nó là Mosi-oa-Tunya. Tất cả những cái tên đó đều có nghĩa "the smoke that thunders".[11]

Người châu Âu đầu tiên thấy thác này là David Livingstone ngày 17 tháng 11 năm 1855, trong chuyến đi năm 1852–56 của ông tới thượng nguồn sông Zambezi. Thác đã được các bộ tộc địa phương biết rõ, và những người săn bắn Voortrekker có thể cũng đã biết, cũng như nhiều người Ả Rập khác dưới cái tên tương đương "nơi tận cùng của thế giới". Những người châu Âu đã hoài nghi về các thông báo của họ, có lẽ khi nghĩ rằng không có núi non và thung lũng dường như cao nguyên không thể tạo ra một thác nước lớn như thế.[12][13]

Livingstone đã được kể về thác trước khi ông tới đó từ thượng nguồn và đã đi xuồng ngang qua một đảo nhỏ hiện nay được đặt tên Đảo Livingstone. Livingstone trước đó từng có ấn tượng với dòng thượng nguồn của Thác Ngonye, nhưng ông thấy thác mới còn vĩ đại hơn nhiều và đặt tên tiếng Anh cho nó để vinh danh Victoria của Anh.[14] Ông đã viết về ngọn thác, "Không ai có thể tưởng tượng vẻ đẹp từ quan điểm của bất kỳ cảnh quan nào từng thấy ở Anh. Trước đó chưa từng một cặp mắt châu Âu nào thấy nó; nhưng phong cảnh quá đẹp phải từng được các thiên thần quan sát thấy trong các chuyến bay của họ."[6]

Năm 1860, Livingstone quay trở lại vùng này và tiến hành một cuộc nghiên cứu chi tiết về thác với John Kirk. Những du khách sớm nhất người Âu khác gồm nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Serpa Pinto, nhà thám hiểm người Séc Emil Holub, người đã lập sơ đồ chi tiết đầu tiên của thác và vùng xung quanh năm 1875 (xuất bản năm 1880),[15] và nghệ sĩ người Anh Thomas Baines, người từng sáng tác những bức hoạ sớm nhất về thác. Tới khi vùng này có thể tiếp cận bằng đường sắt năm 1905, thác vẫn ít khi được người châu Âu thăm viếng.

Lịch sử từ năm 1900

Cầu Thác Victoria tạo tiền đề cho du lịch

Cầu Thác Victoria bắc qua sông Zambezi
Cầu Thác Victoria

Người châu Âu bắt đầu định cư tại khu vực quanh Thác Victoria từ khoảng năm 1900 theo nhu cầu của Cecil Rhodes thuộc Công ty Nam Phi Anh về các quyền khoáng sản và cho sự cai trị đế quốc với vùng phía bắc sông Zambezi, và sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như gỗ trong các khu rừng phía đông bắc ngọn thác và ngà voi cùng da thú. Trước năm 1905, có thể đi qua phía trên thác tại Old Drift, bằng canoe gỗ hay xà lan kéo bằng một dây cáp thép.[8] Tham vọng của Rhodes về một tuyến đường sắt Cape-Cairo đã tạo ra các kế hoạch cho cây cầu đầu tiên bắc qua sông Zambezi và ông nhấn mạnh rằng nó cần được xây dựng nơi hơi nước từ ngọn thác sẽ đổ thẳng xuống con tàu đang chạy qua, vì thế Họng thứ hai là địa điểm được lựa chọn. Xem bài chính Cầu thác Victoria để biết chi tiết.[6] Từ năm 1905 đường sắt đã tạo điều kiện cho những người da trắng từ tận Cape từ miền nam tới đây và từ năm 1909 là cả từ Congo thuộc Bỉ ở phía bắc. Ngọn thác ngày càng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trong thời cai trị thuộc địa Anh tại Bắc Rhodesia (Zambia) và Nam Rhodesia (Zimbabwe), với thị trấn Victoria Falls là trung tâm du lịch chính.

Nền độc lập của Zambia và UDI của Rhodesia

Năm 1964, Bắc Rhodesia trở thành nhà nước Zambia độc lập. Năm sau đó, Rhodesia đơn phương tuyên bố độc lập nhưng không được Zambia, Anh Quốc và hầu hết các quốc gia công nhận, dẫn tới một cuộc chiến tranh ở vùng phía nam sông Zambezi: Chiến tranh Zimbabwe-Rhodesia. Để đối phó với cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, năm 1966 Zambia hạn chế hay chấm dứt việc đi lại qua biên giới; mãi tới năm 1980 họ mới mở cửa lại hoàn toàn. Con số du khách bắt đầu sút giảm, đặc biệt ở phía Rhodesia (Zimbabwe). Cuộc chiến ảnh hưởng tới Zambia bởi các cuộc tấn công quân sự, khiến nước này phải áp dụng các biện pháp an ninh gồm cho quân đồn trú và hạn chế đi lại qua các họng cũng như một số phần của thác.

Nền độc lập của Zimbabwe năm 1980 đã mang lại nền hoà bình khá vững chắc, và vào thập kỷ 1980 chứng kiến sự gia tăng trở lại của du lịch và sự phát triển của vùng như một trung tâm cho các môn thể thao nguy hiểm. Các hoạt động thể thao thường diễn ra gồm whitewater rafting ở các họng, nhảy bungee từ cây cầu, câu cá, cưỡi ngựa, đi thuyền kayak, và bay trên thác.[10]

Du lịch những năm gần đây

"Ghế Quỷ", một bể bơi được hình thành tự nhiên.
Lối vào Thác Victoria

Tới cuối thập kỷ 1990, có tới 300,000 người tới thăm thác hàng năm, và con số này được hy vọng tăng lên tới hơn một triệu trong thập kỷ tiếp theo. Không giống như những vườn có tổ chức giải trí, Thác Victoria có nhiều du khách người Zimbabwe và Zambia hơn du khách nước ngoài bởi người bản địa có thể tới đây bằng xe bus và tàu hoả vì thế chi phí không lớn lắm.[10]

Hai quốc gia cho phép du khách thực hiện những chuyến thăm từ phía bên này sang bên kia mà không cần xin visa từ trước, nhưng visa cấp tại biên giới khá đắt, đặc biệt khi vào Zimbabwe. Năm 2008 Zambia đã tăng giá cấp visa của mình, và một công dân Hoa Kỳ hay Anh Quốc sẽ phải trả US$135 hay US$140 cho một visa ra vào nhiều lần cho thời hạn 3 năm. Công dân các quốc gia khác sẽ trả giá khác nhau cho visa 3 tháng, thường khoảng £50, nhưng có thể cần mua một visa mỗi lần vượt qua biên giới.[16]

Một đặc điểm nổi tiếng là một bể bơi được hình thành tự nhiên gọi là Ghế Quỷ, gần cạnh thác, có thể tới qua Đảo Livingstone. Khi dòng chảy con sông ở mức độ an toàn, thường vào các tháng 9 và 12, mọi người có thể bơi gần sát tới cạnh thác trong bể mà không sợ tiếp tục trôi qua cạnh và rơi xuống họng; điều này có thể nhờ một bức tường đá tự nhiên bên dưới mực nước ngay sát cạnh thác ngăn họ lại dù dòng nước chảy.[17]

Số lượng du khách tới từ phía Zimbabwe của thác từ trong lịch sử đã luôn cao hơn số du khách tới từ phía Zambia, vì các cơ sở hạ tầng du lịch ở đây phát triển hơn. Nhưng, số lượng du khách thăm Zimbabwe bắt đầu sụt giảm từ đầu những năm 2000 khi những căng thẳng chính trị giữa những người ủng hộ và phản đối tổng thống Robert Mugabe gia tăng. Năm 2006, tỷ lệ sử dụng phòng khách sạn phía Zimbabwea chỉ còn khoảng 30%, trong khi phía Zambia là gần như 100%, với mức giá lên tới US$630 mỗi tối.[18][19] Sự phát triển nhanh chóng đã khiến Liên hiệp quốc phải xem xét thu hồi vị thế Địa điểm di sản thế giới của Thác.[20] Ngoài ra, các vấn đề về rác thải và thiếu quản lý hiệu quả môi trường thác cũng đáng lo ngại.[21]

Môi trường tự nhiên

Hai con tê giác trắng tại vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya tháng 5 năm 2005. Chúng không phải loài đặc hữu địa phương, mà được nhập khẩu về từ Nam Phi.

Các vườn quốc gia

Hai vườn quốc gia tại thác khá nhỏ — Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya rộng 66 km2 và Vườn Quốc gia Thác Victoria rộng 23 km2. Tuy nhiên, ngay cạnh vườn quốc gia Thác Victoria ở trên bờ nam là Vườn quốc gia Zambezi, trải dài 40 km phía tây dọc theo con sông.[6] Các loài động vật có thể di chuyển giữa hai vườn quốc gia của Zimbabwe và có thể đi tới cả Matetsi Safari Area, Vườn quốc gia Kazuma và Vườn quốc gia Hwange ở phía nam.[10]

Ở phía Zambia, các hàng rào và các vùng ngoại vi của Livingstone thường hạn chế hầu hết các loài động vật trong Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya. Ngoài ra còn có các hàng rào do lực lượng bảo vệ dựng lên để bảo vệ chống bọn săn trộm và hạn chế thú ra ngoài.[21]

Thực vật

Đồng cỏ rừng Mopane là chủ yếu trong vùng, với các vùng nhỏ rừng Miombo và Rhodesian Teak và savannah cây bụi. Rừng ven sông với các cây cọ dọc đôi bờ và các hòn đảo bên trên thác. Rừng nhiệt đới ở đây được tưới tắm bởi hơi nước toả ra từ ngọn thác, có các loài cây hiếm như pod mahogany, ebony, ivory palm, wild date palm và một số giống creepers và lianas.[10] Trong những trận hán hạn gần đây cây cối và một số loài động vật phụ thuộc vào chúng đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là loài linh dương. Chúng cạnh tranh nhau về thức ăn địa bàn....

Cuộc sống hoang dã

Vườn quốc gia có nhiều loài động vật hoang dã gồm một số loài thú lớn như voi, trâu, hươu cao cổ, ngựa vằn, và các loài linh dương. Sư tửbáo chỉ thỉnh thoảng được quan sát thấy. Vervet monkey và khỉ đầu chó có rất nhiều. Con sông phía trên thác là nơi sinh sống của nhiều hà mãcá sấu. Voi thường vượt sông vào mùa khô tại một số điểm đặc biệt.[10]

Linh dương Nam Phirái cá thỉnh thoảng được quan sát thấy tại các họng, có 35 loài chim ăn thịt. Taita Falcon, Black Eagle, Peregrine Falcon và Augur Buzzard kiếm ăn ở đó. Phía trên thác, diệc, Fish Eagle và một số loại chim nước thường tụ tập.[10]

Con sông là nơi sinh sống của 39 loài bên dưới thác và 89 loài phía trên đó, chủ yếu là cá tuyết đen (black cod) và cá hồi trơn (slippery trout). Điều này thể hiện sự ảnh hưởng của thác như một barrier tự nhiên phân chia phần thượng và hạ Zambezi.[10]

Hình ảnh

Cầu bắc qua thác Victoria

Xem thêm

  • Thác Iguazu
  • Sông Zambezi
  • Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya
  • Livingstone
  • Vườn quốc gia thác Victoria
  • Thị trấn Thác Victoria

Tham khảo

Liên kết ngoài