Thảo luận:Đại thừa

Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Xin có một góp ý nhỏ về dùng từ "dịch âm Hán-Việt", nên đổi thành "âm/phiên ân Hán-Việt" thì chuẩn hơn.TQNAM 01:22, 6 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi nghĩ có dịch âm là vì có dịch nghĩa. Nguyễn Thanh Quang 04:08, 6 tháng 10 2006 (UTC)

Đại thừa - trao đổi thêm

Trên tinh thần học thuật, xin được trao đổi với tác giả như sau:Một từ bao gồm ba yếu tố:1- Vỏ ngữ âm, tức âm thanh nghe được khi đọc hay nói2- Ngữ nghĩa, tức nghĩa của từ đó3- Đối tượng, tức vật, sự việc hay khái niệm mà từ đó đại diện

Vậy, Đại thừa là âm Hán-Việt của một từ Phạn, cũng như các vỏ âm thanh khác nhau của từ nầy được đọc hay trong các ngôn ngữ khác, song nghĩa của các vỏ âm thanh nầy là một, đối tượng của các vỏ âm thanh khác nhau đó cũng chỉ là một. Thành tố 'phiên' trong phiên âm có nghiã là ta chuyển âm của một TỪ từ âm thanh của một ngôn ngữ nầy sang âm thanh của một ngôn ngữ khác. Còn 'dịch' thì không đơn giản chuyển TỪ từ một ngôn ngữ nầy sang từ của một ngôn ngữ khác mà còn phụ thuộc vào nghĩa của từ, vào văn cảnh; thậm chí có khi khi dịch một từ sang tiếng khác ta phải dùng một từ khác mà thông thường là không tương đương thì người bản ngữ của ngôn ngữ đích mới hiểu đúng nội dung Từ của tác giả trong ngôn ngữ nguồn. Cụ thể trong bài nầy ông 'phiên âm' trước rồi giải nghĩa sau.

Bên cạnh đó tôi có một ý nhỏ khác, xin trao đổi, góp ý thêm về Phật giáo. Có hai nhận xét rất thú vị về Phật giáo:1/ Phật giáo nguyên thủy là một thứ tôn giáo 'Vô thần'. Theo lời của đức Thích ca, Phật không phải là đấng siêu nhiên, từ đâu đó đến. Phật có thể là mỗi chúng ta, ai cũng thành Phật được, miễn giác ngộ, đạt tới Chân như là thành Phật, nhập cỏi Niết bàn. Và Niết bàn cũng không phải là một nơi chốn thiên đường, nơi của các đầng siêu nhiên, Niết bàn đơn giản là cỏi MINH, VÔ DỤC v.v.2/ Thế giới của Phật giáo nguyên thỉ là vô thỉ, vô chung, không có sáng thế, không có tận thế; do đó cũng không có Đấng sáng thế, không có phán xét với cứu chuộc.Hai điều nầy làm cho Phật giáo nguyên thỉ rát khác so với các tôn giáo khác. Thế nhưng khi Phật giáo phân thành hai phái thì Đại thừa rẽ sang lối khác (công nhận có đầng siêu nhiên, thí dụ), còn Tiểu thừa thì tiếu tục quan niệm nầy của Phật giáo nguyên thỉ.

Không biết ông thấy sao, nếu đồng ý, có lẽ, ông thêm hai ý nầy vào bài viết của mình, tôi nghĩ sẽ đầy đủ hơn.

Đại thừa - trao đổi thêm

Trên tinh thần học thuật, xin được trao đổi với tác giả như sau: Một từ bao gồm ba yếu tố: 1- Vỏ ngữ âm, tức âm thanh nghe được khi đọc hay nói 2- Ngữ nghĩa, tức nghĩa của từ đó 3- Đối tượng, tức vật, sự việc hay khái niệm mà từ đó đại diện

Vậy, Đại thừa là âm Hán-Việt của một từ Phạn, cũng như các vỏ âm thanh khác nhau của từ nầy được đọc hay trong các ngôn ngữ khác, song nghĩa của các vỏ âm thanh nầy là một, đối tượng của các vỏ âm thanh khác nhau đó cũng chỉ là một. Thành tố 'phiên' trong phiên âm có nghiã là ta chuyển âm của một TỪ từ âm thanh của một ngôn ngữ nầy sang âm thanh của một ngôn ngữ khác. Còn 'dịch' thì không đơn giản chuyển TỪ từ một ngôn ngữ nầy sang từ của một ngôn ngữ khác mà còn phụ thuộc vào nghĩa của từ, vào văn cảnh; thậm chí có khi khi dịch một từ sang tiếng khác ta phải dùng một từ khác mà thông thường là không tương đương thì người bản ngữ của ngôn ngữ đích mới hiểu đúng nội dung Từ của tác giả trong ngôn ngữ nguồn. Cụ thể trong bài nầy ông 'phiên âm' trước rồi giải nghĩa sau.

Bên cạnh đó tôi có một ý nhỏ khác, xin trao đổi, góp ý thêm về Phật giáo. Có hai nhận xét rất thú vị về Phật giáo: 1/ Phật giáo nguyên thủy là một thứ tôn giáo 'Vô thần'. Theo lời của đức Thích ca, Phật không phải là đấng siêu nhiên, từ đâu đó đến. Phật có thể là mỗi chúng ta, ai cũng thành Phật được, miễn giác ngộ, đạt tới Chân như là thành Phật, nhập cỏi Niết bàn. Và Niết bàn cũng không phải là một nơi chốn thiên đường, nơi của các đầng siêu nhiên, Niết bàn đơn giản là cỏi MINH, VÔ DỤC v.v. 2/ Thế giới của Phật giáo nguyên thỉ là vô thỉ, vô chung, không có sáng thế, không có tận thế; do đó cũng không có Đấng sáng thế, không có phán xét với cứu chuộc. Hai điều nầy làm cho Phật giáo nguyên thỉ rát khác so với các tôn giáo khác. Thế nhưng khi Phật giáo phân thành hai phái thì Đại thừa rẽ sang lối khác (công nhận có đầng siêu nhiên, thí dụ), còn Tiểu thừa thì tiếu tục quan niệm nầy của Phật giáo nguyên thỉ.

Không biết ông thấy sao, nếu đồng ý, có lẽ, ông thêm hai ý nầy vào bài viết của mình, tôi nghĩ sẽ đầy đủ hơn.TQNAM 01:31, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:%C4%90%E1%BA%A1i_th%E1%BB%ABa”

Quay lại trang “Đại thừa”.