Thảo luận:Bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Trananh1980 trong đề tài Tiêu chuẩn
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Kể hết

Thì chắc chết, tính ra biết bao nhiều danh nhân Việt Nam và Hồ Chí Minh có thể nói là nhà bất đồng chính kiến hồi trước năm 1945 còn gì. Lecongvinh (thảo luận) 19:23, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)

Vậy nên tôi treo biển tầm nhìn hẹp.Ctmt (thảo luận) 17:46, ngày 23 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Vào đây nhìn toàn link xanh mới thấy muốn lên wikipedia công nhận dễ =)! GV (thảo luận) 13:39, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Dễ hay không thì không biết. Mà tôi dám cá rằng không phải ai cũng muốn lên đâu bạn. Lên wiki có gì hay ho à ?. Như Yến Vy có muốn xuống, wiki cũng không cho xuống. :)) Lecongvinh (thảo luận) 13:48, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Không dễ đâu, những người này thường là có trình độ nhất định, nhiều người là tiến sĩ, giáo sư, luật sư và có chủ trương, hoạt động trong thời gian dài, chấp nhận tù tội. Bạn có làm được vậy không, có dám đi tù không mà nói dễ hay chỉ là một kiểu phân biệt vì lý do chính trị nào đó. Đi đường bị công an nhân dân bắt chẹt, bắt phạt sai còn chưa chắc dám lên tiếng thì sao so sánh được với mấy người này. Dễ là những người như Thùy Chi, Cát Tuyền, Cindy Thái Tài... những người đó dễ dàng hơn nhiều, chỉ cần chuyển đổi giới tính, hát vài bản nhạc, có scandal vớ vẩn, hay thi 1 kỳ hoa hậu hay Idol là được vào wiki, sao bạn không nói . --92.230.52.5 (thảo luận) 13:50, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

POV

Tại sao người "ít nổi tiếng hơn" lại được cả một đoạn dài trong khi những người "nổi tiếng hơn" lại chỉ có cái tên. Đấy là chưa nói đến chuyện chỉ nói đến bất đồng chính kiến trong hiện tại cũng là một kiểu lệch. Ctmt (thảo luận) 17:46, ngày 23 tháng 8 năm 2009 (UTC)

Bất đồng chính kiến là những người không đồng ý với chủ trương, chính sách nào đó của nhà nước, hay là có tư tưởng đối lập. Đây thường là những người thụ động trong một xã hội hay đất nước chuyên chế không cho phép lập lực lượng đối lập. Họ chưa phải là thành phần đối lập vì họ thường là thiếu tổ chức và không được nhà nước cho phép thành lập Đảng, tổ chức đối lập công khai. Họ chưa phải là nhà cách mạng vì họ thường thụ động, chỉ dừng lại ở mức phát biểu, viết báo hay là hoạt động bất bạo động. Nghĩa là nhà cách mạng, thành phần đối lập là lực lượng "tiến hóa", tích cực hơn thành phần bất đồng chính kiến này, đã tiến xa hơn (cứ như so sánh sinh viên với học sinh vậy). Có thể nói bất đồng chính kiến là bước đầu, nếu chính quyền cho phép thành lập đối lập thì họ liên kết, tổ chức và hoạt động công khai thành lực lượng đối lập, nếu bị cấm đoán nữa thì đôi khi lực lượng đối lập chuyển sang hoạt động bí mật, dùng vũ khí tìm cách lật đổ chính quyền thì thành lực lượng cách mạng. Như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Trần Văn Bá (1945),... là nhà cách mạng, dùng bạo lực và vũ khí. Như Hồ Hữu Tường, Nguyễn Thế Truyền, Nhất Linh, thành phần thứ ba tại miền Nam trước kia, Công đoàn Đoàn kết... (và nhiều người xếp cả Thích Quảng Đức) là thành phần đối lập vì được hoạt động chính trị công khai, được thành lập tổ chức công khai, không còn là bất đồng chính kiến thụ động nữa. --92.230.52.5 (thảo luận) 13:31, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Mời bạn đóng góp vào bài. Bạn có thể phân loại người bất đồng chính kiến thành nhiều loại khác nhau và nếu đặc điểm chẳng hạn. Lecongvinh (thảo luận) 13:50, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Ý kiến

Bài này nói về cái gì vậy? tôi không hiểu, người bất đồng chính kiến hay những hành động bất đồng chính kiến. Những hành động ( hay con người) này được tính từ thời gian nào? Từ thời Nguyễn Ánh (bắt đầu xuất hiện tên Việt Nam) à?. Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh liệu có được cho vào danh sách trong bài này không? --DMT (thảo luận) 12:30, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Hay là chỉ nói một giai đoạn nào đó thôi? Ví dụ từ thời điểm nào đó đến nay? Chẳng hạn nếu tính từ 1945 thì chắc chắn 3 người bạn kể sẽ không nằm trong số đó. Lecongvinh (thảo luận) 12:52, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Bản thân bạn Lecongvinh, người tạo ra bài, còn không hiểu rõ về mục đích của bài thì cái bài này bị xoá là phải đạo rồi. Cho tôi hỏi là bài này nói về cái gì ? Nói về người bất đồng chính kiến, hay là nói về khái niệm và đặc điểm của bất đồng chính kiến "made in Vietnam" ? Thế thì tại sao không lập cái bài "danh sách những...." hoặc lập thể loại: danh sách những... hoặc bổ sung vào bài "bất đồng chính kiến" nói chung ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:01, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Đạo thì mà phải thế. :D Có qui định là người tạo phải là người hiểu rõ? Tôi thấy nhiều bài bắt đầu bằng những người đâu có hiểu rõ gì đâu, sau đó nhiều người hiểu biết hơn vô đóng góp thêm mà thành bài hay đấy. Wiki mà. Bạn hơi mang tính cá nhân nhỉ. Tôi suy nghĩ đơn giản lắm. Wiki là của chung, ai cũng có quyền sử dụng và đóng góp. Danh sách thì vẫn cần đấy. Đâu phải có danh sách thì bài không được quyền có. Bài này nói về hiện tượng như tựa đề đã nêu. Tuy nhiên nếu không thấy phù hợp thì đổi lại cũng được mà. Wiki có chức năng đổi tên mà bạn. Lecongvinh (thảo luận) 13:29, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Có thể đúng là tôi cá nhân thật, nhưng tôi quan niệm: mặc dù wiki là của chung, ko phải của riêng ai, nhưng khi một người tạo ra bài thì phải có trách nhiệm với cái bài do mình tạo ra, xây nhà phải xây từ móng, có trách nhiệm với bài "mình" thì mới có trách nhiệm vời bài "người". Thứ hai là khi bạn tạo ra bài (tạo ra chứ không phải dịch bài), bạn nên xác định rõ bạn tạo ra để làm gì, bài nói về chủ đề gì, nội dung bài cơ bản là gì. Chứ làm một việc mà mình không biết rõ mục đích thì kỳ cục quá. Thêm nữa tạo 1 bài không rõ ràng rồi mắc công chuyển đổi, biểu quyết,... quá tốn công và tốn thời gian vô ích của bạn và của cộng đồng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:38, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Kỳ cục thì đó cũng chỉ là quan điểm riêng của bạn. Trong xã hội có người bán bánh mì thịt thì cũng có người bạn bánh mì không và người khác bán chả lụa. Và cũng có người bán bột và bạn có thể mua về làm bánh mì. Mỗi người có tài năng khác nhau. Tất cả cần phải được trọng dụng. Trăm hoa đua nở. Miễn không vi phạm luật lệ chung, không ảnh hưởng lợi ích cộng đồng. Wiki có người tạo bài thì có người khác viết. Thậm chí có người chỉ đi sửa bài thôi mà. Trên đây có người đóng góp ý kiến rồi thấy chưa. Lecongvinh (thảo luận) 13:54, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Đề nghị đổi tên bài thành Danh sách những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam ngày nay. Cao xuân Kiên 14:04, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tôi nghĩ là không nên đổi tên bài, sau này nếu có ai có tài liệu có thể viết thêm về phân tích thành phần, nguyên nhân và đặc điểm, bối cảnh lịch sử và diễn biến, sự kiện... của những người bất đồng chính kiến (hay phong trào) này. Tôi ít thời gian nên tạm viết nhanh thêm chút, mong ai đó phát triển thêm --92.230.52.5 (thảo luận) 14:09, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Danh sách thì nội dung khác gì với Thể loại:Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam ? GV (thảo luận) 14:07, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Chưa tính đến có đổi tên bài hay không? Nghe tên bài đã thấy chán, ngày nay là ngày nào vậy bạn?--DMT (thảo luận) 14:08, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
OK, thì nói là hiện nay chắc bạn hiểu hơn ? :-). Trang thể loại cũng có cần bài chính ,thì là bài này chứ còn gì nữa ? Cao xuân Kiên 14:19, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Yeah! Lecongvinh (thảo luận) 14:21, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Cao Xuan Kien thấy bài chính thể loại nào là 1 cái danh sách gồm toàn tên đơn thuần xin chỉ cho tôi để tôi mang ra biểu quyết xóa. GV (thảo luận) 14:23, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Thế tại sao lại có các bài list vua Ottoman, list các trận đánh, Danh sách quốc gia, v.v...? Những bài này cũng nên xóa đi vì đã có trang thể loại? Người nào vào wiki mà không biết dùng đến trang thể loại thì sao? Tôi không nói dàn bài chỉ là một danh sách đơn thuần. Nên có phần khái niệm chung chung rồi đưa cái danh sách vào, cập nhật thường xuyên thì hay hơn. Cao xuân Kiên 23:30, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tôi định xây dựng bài này thành một vấn đề, hiện tượng, hơn là danh sách vì nó có những vấn đề chung. Mà mọi người vô la ó quá với lại tài năng có hạn nên không dám hó hé. Lecongvinh (thảo luận) 14:11, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Cho hỏi là vấn đề bất đồng chính kiến ở Vn có đủ để đứng thành bài riêng không ? Nếu không thì ta bổ sung vào bài bất đồng chính kiến là được rồi ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tôi nghĩ chẳng những đủ mà còn dư, nhưng cần thêm người am hiểu và tài liệu để có thể phát triển. --92.230.52.5 (thảo luận) 15:13, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC).
Thay vì lấy "ngày nay," đề nghị dùng "từ thế kỷ 20" vì "chính-kiến" chỉ hình thành nếu có chính-trị. Thời phong-kiến chuyên-chế không thể có chính-kiến vì đã lấy "trung-quân" làm trọng-tâm. Phải có chính-trị, thể-hiện với sự xuất-hiện của các đảng-phái mới có chính-kiến, để rồi có bất-đồng chính-kiến vậy. Mong LQV tiếp-tục đóng góp. Duyệt-phố (thảo luận) 08:25, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Lưu tạm

Người bất đồng chính kiến, hiểu theo nghĩa rộng, là người tích cực phản đối một học thuyết, một chính sách của nhà nước, thường là ôn hòa bất bạo động và thể hiện ý kiến qua dạng phát biểu phản biện, viết báo... thường là trên phương tiện ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và không được nhà nước chính thức thừa nhận, loan tải hay cho phép. Khi nhiều người bất đồng chính kiến tập hợp lại và cùng vì một mục đích thì có thể thành phong trào bất đồng chính kiến. Khi được hoạt động công khai và được chính quyền cho phép thì họ trở thành lực lượng đối lập, có thể nêu quan điểm công khai hay ra tranh cử.

Có thể nói bất đồng chính kiến là bước đầu, nếu chính quyền cho phép thành lập đối lập thì họ liên kết, tổ chức và hoạt động công khai thành lực lượng đối lập, nếu bị cấm đoán nữa thì đôi khi lực lượng đối lập chuyển sang hoạt động bí mật, dùng vũ khí tìm cách lật đổ chính quyền thì thành lực lượng cách mạng.

Lưu tạm phần nói về bất đồng chính kiến nói chung. Để giới thiệu bài này thì cần một đoạn nói về tình hình ở VN một cách khái quát.Lecongvinh (thảo luận) 22:20, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Định nghĩa trên có vẻ hợp lý hơn định nghĩa hiện đang giữ ở đầu bài viết. Làm sao lại có thể liên hệ bất đồng chính kiến trực tiếp với "cách mạng" , "lật đổ chính quyền" được. Suy diễn như vậy là quá tiêu cực, khiến người đọc hiểu theo hướng xấu. Người đưa định nghĩa đó vào bài cần chỉ dẫn rõ nguồn. Nếu không, định nghĩa đó chỉ là ý kiến chủ quan của người viết và có thể được sửa chữa lại.--Goodluck (thảo luận) 21:07, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)

Nội dung

Nếu bạn hiểu biết về lĩnh vực này, nên viết cho mỗi nhân vật được kê, như Định, Đài, Nhân, Tín,... một vài câu để giới thiệu. Liệt kê không hay lắm. :) Lecongvinh (thảo luận) 22:32, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Có sao đâu, ở bên wiki Anh cũng có khối bài liệt kê (ví dụ bài en:Dynasty). Tuy nhiên cách trình bày "liệt kê" ở bài này ko được đẹp. Bạn có thể xem cách trình bày của các bài bên wiki Anh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:11, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tôi nghĩ nên sửa lại là loại hình hơn là nhóm vì trong cùng một loại hình có những nhóm không liên kết với nhau. Và, không nên đặt tên là tự phát vì đâu phải ai trong loại hình đó cũng tự phát đâu. Ly khai cũng vậy, họ đâu có muốn ly khai. Lecongvinh (thảo luận) 20:44, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Bình tĩnh nhé, để tôi sửa một loạt xong bạn xem thế nào. :D Lecongvinh (thảo luận) 20:52, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Gọi là nhóm không có nghĩa là những thành phần trong đó liên kết với nhau. Chữ loại hình không chỉnh, ít ai nói "anh đó thuộc loại hình gian ác hay loại hình quân tử" ? Những người thuộc nhóm ly khai là bao gồm những người thoát ly hay bị khai trừ. Bạn sửa vài chỗ tôi còn chấp nhận được nhưng dùng chữ nhóm chính thống và nhóm không chính thống là sự khiên cưỡng quá đáng. bài cả tháng không ai viết thêm, và tôi đã khai triển để cứu bài , mong bạn không sửa linh tinh làm sai cả ngữ cảnh. --92.226.29.14 (thảo luận) 20:54, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tôi biết bạn là người có hiểu biết về vấn đề này và rất cám ơn bạn đã bỏ công viết. Tôi chỉ muốn chỉnh lại đôi chỗ cho nó tốt hơn thôi mà. Tôi đã suy nghĩ về từ loại hình (hơn là loại, kiểu,...). Lecongvinh (thảo luận) 20:58, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Theo wiktionary nhóm là tập hợp gồm một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất định. Lecongvinh (thảo luận) 21:01, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Thì nhóm có yếu tố giống nhau (đã ghi ngắn sau đó) để phân loại. Và wiki không được dùng làm nguồn hay lý do vì ai cũng có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Tôi tuy viết nhanh và không có thời gian đầu tư tìm tòi thêm nhưng dùng chữ cũng có cân nhắc. Bài viết còn có thể khai triển thêm rất nhiều, bạn nên tìm hiểu để khai triển thêm, hơn là đi sửa linh tinh vài chữ. Như câu mở đầu của bạn không chỉnh hoặc thiếu : "Tuy nhiên, đa số không được nhà cầm quyền đương thời cho phép và bị coi là bất hợp pháp." bất đồng chính kiến gần như là luôn luôn không được phép vì nếu được phép thì họ đã liên kết và thành lực lượng đối lập rồi, đâu còn là bất đồng chính kiến đơn thuần nữa. Bạn cứ xem những quốc gia có thành phần, đảng đối lập thì không có ai được gọi là bất đồng chính kiến nữa cả. Bạn nên cân nhắc trong 1 bài nhạy cảm như thế này --92.226.29.14 (thảo luận) 21:13, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tôi viết thiếu chữ không đấy. Xin lỗi. Tôi nghĩ việc sửa chữa lại cũng quan trọng cho bài nhìn đàng hoàng hơn không có nghĩa là tôi cho bạn viết sai hay kém hiểu biết đâu, không hề. Như tôi đã nói ở trên bạn hiểu biết về vấn đề này nhiều hơn tôi. Tôi chỉ góp sức nào có thể. Về tìm tòi thêm thì tôi nghĩ bạn đã có sẵn kiến thức thì viết luôn chứ tôi thì tìm tòi đến biết khi nào, dĩ nhiên tôi biết thêm được chút nào thì bổ sung thêm. Nhưng bạn đừng tự ái là tôi sửa văn của bạn, wiki là thế mà, tất cả góp sức cho bài hoàn chỉnh hơn và đóng góp của nhiều người khác nhau cũng làm cho nó trung lập hơn, đôi khi trong những ngày tới còn biết bao người vô sửa.
Tôi không dùng wiktionary làm nguồn chỉ muốn minh họa nghĩa của từ thôi. Thực khi nói nhóm người ta sẽ nghĩ là một tập hợp có liên kết với nhau theo một phương thức nào đấy. Nếu thấy loại hình không phù hợp bạn có thể đề xuất từ khác, phương thức chăng? Ngoài ra, có thể không chính thống không hợp lắm nhưng ly khai thì không ổn đâu. :D Lecongvinh (thảo luận) 21:21, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Thoát ly hay khai trừ mà bạn đặt tên thành ly khai thì hơi lệch rồi, coi chừng người hiểu lầm, vì ly khai là tách mình ra khỏi một chính đảng, một cộng đồng xã hội, một trường phái triết học. Lecongvinh (thảo luận) 21:04, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Bài này là một bài mới, nếu bạn thấy có gì hấp dẫn thì đề cử vào mục bạn có biết nhé. Lecongvinh (thảo luận) 21:07, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Chẳng có gì hấp dẫn. Tôi thấy bạn sửa linh tinh không làm cho bài tốt thêm mà sắp thành bấy nhầy, có lẽ tôi bỏ ngang cho bạn làm gì thì làm vậy vì bình thường tôi cũng đâu quan tâm đến những bài chính trị. Bài còn nhiều kẻ hỡ và thiếu sót (như sự kiện, nhận định, hình thức biểu lộ thái độ bất đồng, ...) , vài câu chưa chỉnh, một số ý tôi viết ngắn và cần khai triển thêm. --92.226.29.14 (thảo luận) 21:32, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tôi mới sửa có bao nhiêu đó mà bạn đã đùng đùng giận lẫy. Mấy ngày nữa các phái đoàn khác đến sửa còn nhiều hơn nữa có trưởng lão còn sửa từng dấu chấm phẩy, thậm chí họ sẽ đặt các thể loại bảng cho xem. Mà tôi sủa chỗ nào mà bạn cho là bấy nhầy? Đừng bao giờ cho rằng của mình là hoàn hảo. Tôi đã bỏ công ngồi sửa các dấu ref (dấu ref phải đặt ngay sát sau dấu phẩy, chấm mới đẹp), rồi ngoặc kép này nọ, kể cả dẫn tiêu chí trang bauxite vào. Bạn nói tôi giống như một tên không biết gì cả vậy. Trên kia tôi viết lời giới thiệu có chữ KHÔNG to như cái thúng mà bạn bảo là chính quyền cho phép làm tôi rối rít xin lỗi. :D Tôi biết là bạn hiểu biết mà, có cần phải nhắc lại đến lần thứ ba không hả đại nhân. Tuy nhiên wiki là cần sự đóng góp của nhiều người khác nhau. Tôi viết một số bài có người vô nhắc nhở sửa đổi này nọ mà tôi vẫn vui vẻ đấy. Và nhớ là wiki không của riêng ai, nếu muốn là của riêng bạn thì gửi lên báo đăng nhé. Lecongvinh (thảo luận) 21:52, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tôi thấy bạn bắt đầu sa đà vào chuyện cá nhân nên không muốn tranh luận nữa. Nhắc lần cuối để bạn không nói nữa : Tôi không tự nhận mình là người hiểu biết, như đã nói bài cả tháng không có gì ngoài cái danh sách nên tôi mới phải viết thêm dể cứu bài theo kiểu "không có chó thì mèo ...", và tôi không phải là người mới gia nhập wiki vài tháng hay 1 năm mà giận lẫy và tự ái cũng như không biết cách làm việc của wiki. Những phản bác của tôi là cách dùng chữ chính thống, loại hình, ... chưa hợp lắm và định nghĩa bất đồng chính kiến chưa rõ ràng..., trong khi bạn không đủ khả năng để khai triển bài hoặc sửa những kẻ hỡ. Xin nói lại lần cuối : bạn nên đọc xem tôi góp ý về điều gì và nên bỏ thời gian khai triển bài hơn là sửa linh tinh và tranh luận dài dòng về những chuyện mà chính bạn cũng chưa rõ. --92.226.29.14 (thảo luận) 22:06, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Riêng về ref, tôi nghĩ nên đặt trước dấu chấm câu (chấm, phẩy) để người đọc biết là nó thuộc về câu trước. Chứ đặt sau dấu chấm câu thì hóa ra nó đừng đầu câu sau mà câu sau có liên quan gì đến ref đó ? --92.226.29.14 (thảo luận) 22:12, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

OK. Tôi im. Lecongvinh (thảo luận) 22:15, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Bạn hãy xem các bản ngôn ngữ khác, nhất là tiếng Anh. Wiki tiếng Việt chuyên môn viết trước dấu chấm nhìn xấu kinh khủng. Lecongvinh (thảo luận) 22:18, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Xấu hay đẹp thì là quan điểm riêng của bạn nhưng có hợp lý không, khi nó đứng đầu câu sau không thuộc về nó. Nhưng nói chung đó cũng chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Nói thật là chán tranh luận với bạn, dài dòng chỉ vì xấu với đẹp và chuyện cá nhân, mà chằng bỏ công khai triển bài. Lecongvinh trước kia có nhỏ nhặt vậy đâu --92.226.29.14 (thảo luận) 22:21, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Trời ạ, đó có nghĩa là đặt sau dấu chấm là chuẩn đó bạn. Ref ở đây không giống với ref trên bài báo khoa học đâu nhé. Ngoài ra, in nghiêng thì không ngoặc kép, ngoặc kép thì không in nghiêng, và nhiều thứ khác. Lecongvinh (thảo luận) 22:26, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tiêu chuẩn

Những người Việt Nam được coi là nhân vật hay bất đồng chính kiến thì có tiêu chuẩn, điều kiện gì không?, ai công nhận danh hiệu này, có được cấp chứng chỉ gì không?. Một người bình thường muốn trở thành nhà bất đồng chính kiến thì phải làm thế nào?--Nhan Lương (thảo luận) 01:51, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)

Tiêu chuẩn là thứ tôi cho rằng rất khó xác định khuôn mẫu. Theo quan sát của tôi thì các báo nước ngoài gọi là bất đồng chính kiến vì họ muốn trung lập. Còn báo trong nước thì một số gọi là fandong và công kích rất mạnh mẽ, số khác không gọi là gì cả. Còn báo các bác người Việt hải ngoại thì gọi là nhà hoạt động nhân quyền. Ai cũng có lý lẽ của mình. Do đó, tôi nghĩ chỉ cần đưa ra các đặc trưng chung nhất của những người được báo chí gọi là bất đồng chính kiến (báo BBC chẳng hạn), trong bài phản động thì lại đưa đặc điểm chung của những người bị quy là phản động theo lý lẽ của họ(báo CAND chẳng hạn), trong bài nhà hoạt động nhân quyền thì đã có định nghĩa rõ ràng của LHQ. Nhưng tôi nghĩ gọi là gì không quan trọng, mục tiêu và cách thức hoạt động của họ mới quan trọng. Lưu Hiểu Ba được cả thế giới (LHQ, châu Âu, Mỹ) gọi là nhà hoạt động nhân quyền, trong khi BBC hình như chỉ gọi là nhân vật bất đồng. Còn chắc báo trong nước TQ gọi là phản động --Goodluck (thảo luận) 02:30, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Xin đưa ra đây định nghĩa LHQ: Theo tuyên ngôn về quyền của người hoạt động nhân quyền thì nhà hoạt động nhân quyền được định nghĩa là bất kỳ ai đấu tranh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền được liệt kê trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Định nghĩa rộng này bao quát từ các nhà hoạt động chuyên nghiệp cho tới nghiệp dư, các tình nguyện viên, nhà báo, luật sư, và bất kỳ ai có hành động thúc đẩy nhân quyền ở bất kỳ mức độ nào đó.--Goodluck (thảo luận) 02:42, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Tài liệu anh Dụng vừa bổ sung ở phần liên kết ngoài do Giáo sư Thayer, người hay được các báo đài cả trong nước và ngoài nước phỏng vấn thì phải. Nó rất hàn lâm theo đúng lời anh Dụng vì đó là nghiên cứu rất chuyên sâu của ông ấy.--Goodluck (thảo luận) 02:42, ngày 23 tháng 12 năm 2010 (UTC)

Tầm nhìn hẹp

Tôi sẽ tiêu bản này, vì theo nội dung bài là Bài này nói về những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam từ trước đến nay nhưng nội dung chỉ mới đề cập được 1 giai đoạn nhỏ trong lịch sử Việt Nam là Thời Pháp thuộc đến nay. Lưu Ly (thảo luận) 12:56, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Thời phong kiến xưa cũng có những nhà bất đồng chính kiến à ? Mình nghĩ là những ai mới manh nha "bất đồng" đã bị chém đầu ngay chứ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:03, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Có thời phong kiến nước nào có bất đồng chính kiến (hay tiếng Anh : Dissident) không vậy Lưu Ly ? --92.226.29.14 (thảo luận) 21:42, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Thay vì lấy "ngày nay," đề nghị dùng "từ thế kỷ 20" vì "chính-kiến" chỉ hình thành nếu có chính-trị. Thời phong-kiến chuyên-chế không thể có chính-kiến vì đã lấy "trung-quân" làm trọng-tâm. Phải có chính-trị, thể-hiện với sự xuất-hiện của các đảng-phái mới có chính-kiến, để rồi có bất-đồng chính-kiến vậy. Mong LQV tiếp-tục đóng góp. Duyệt-phố (thảo luận) 08:27, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Có rất nhiều vụ trong bài là ở thế kỷ 21. Lecongvinh (thảo luận) 10:32, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Bác Duyệt phố nói là từ TK 20. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:41, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
OK, xin lỗi, nhưng tên cũng không hay lắm. Theo tôi cứ giữ tên như hiện tại vì trong giai đoạn trước đó không có bất đồng chính kiến thì không nhắc tới thế thôi còn ai chứng minh được là có thì mời mang vào càng tốt. Lecongvinh (thảo luận) 10:47, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Chứng minh dễ thôi: "Thất trảm sớ" của (Chu Văn An) có phải là bằng chứng của "Bất đồng chính kiến" không. Thực chất bài này chỉ muốn núp bóng để nói về những người "bất đồng chính kiến" với chế độ hiện tại, Những việc trước đó chỉ lấy để "làm vì". Đúng vậy không?
Chẳng có ai núp bóng, hay nói bóng gió gì ở đây hết. Khoa học là phải thẳng thắn và rõ ràng. Xin mời bạn nêu những bđck thời phong kiến vào trong bài, bài đang cần đấy. Tôi chỉ sợ là bài này thực sự chưa được đa chiều cho lắm mà không thấy bóng dáng Ctmt đâu cả. Bạn ý làm việc rất nghiêm túc. Lecongvinh (thảo luận) 14:45, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tôi e vụ đó không thể coi là bđck vì đó chỉ là bất đồng ý kiến với nhà vua, mà ý kiến của nhà vua có thể coi là chính kiến (ý kiến chính trị) được không, khi mà nó xuất phát từ chỉ một người? Mong mọi người đóng góp thêm. :D Lecongvinh (thảo luận) 14:49, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Tra từ điển: chính kiến: ý kiến của mỗi người về chính trị, quan điểm chính trị. Bất đồng về chính kiến Lecongvinh (thảo luận) 14:59, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Kỳ ha. Thời Pháp thuộc cũng có bất đồng chính kiến hử? Chống nước ngoài chiếm đóng cũng là bất đồng chính kiến? ai viết bài và zui tính thế?--ToiyeuTTMC (thảo luận) 15:19, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)

"phong trào bất đồng chính kiến thành công và lên nắm chính quyền". Câu này phải xem lại. Hãy so sánh và liên hệ với khái niệm "Đảng đối lập" đi đã. Những người này đã thành lập đảng đối lập chưa? Nếu nước đa đảng thì đương nhiên là đa số các trường hợp những người khác đảng sẽ là bất đồng chính kiến của nhau. Khéo khéo không quanh quẩn không biết gọi là "trâu" hay "bò" đấy.--ToiyeuTTMC (thảo luận) 15:24, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)

Từ ý "chính-kiến" chỉ hình thành nếu có chính-trị của Duyệt-phố, nên có lẽ mời mọi người xem thêm về chính trịchế độ chính trị. Lưu Ly (thảo luận) 01:34, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Các bài viết về đề tài bất đồng chính kiến này thường đánh tráo khái niệm, trắng đen lẫn lộn, thiện ác lẫn lộn, lờ đi hoàn toàn bản chất chính nghĩa giữa các bên. Ví dụ chống Pháp, chống Mỹ, chống chính phủ VN là 1, đều là bất đồng chính kiến tất, có vũ trang thì thành "lực lượng cách mạng", trong khi có vũ trang chống chính phủ Mỹ thì thành "khủng bố". Thật ra khủng bố cũng là bất đồng chính kiến đấy, nhưng không thấy đưa yếu tố này vào. Không khéo Wiki này sẽ biến thành trung tâm xuất khẩu "dân chủ", "nhân quyền" theo định nghĩa của một nước, một nhóm, tạo tiền lệ và thói quen tầm nhìn hẹp, thiên kiến, một chiều, thiếu trung lập. Do nhung (thảo luận) 22:06, ngày 3 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Bài đang trong quá trình hình thành. Trình độ của các thành viên không đồng đều nên rất khó có thể thống nhất một ý. Tuy nhiên, wiki đã có quy định khá đầy đủ. Chỉ cần mọi người hợp tác. Ai cũng được hoan nghênh chỉnh sửa. Bên En có những bài viết dựa theo kiến thức của người viết, chẳng hạn như các bài về triết học. Do vậy, mình cũng đừng quá khắt khe với câu chữ mà đặt fact khắp nơi, như thế sẽ khiến bài viết rất khó coi. Đã có tiêu bản đặt fact cho toàn bài hoặc đoạn. Hoặc các tiêu bản đã bao hàm ý thiếu nguồn rồi. --Goodluck (thảo luận) 06:54, ngày 4 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Quay lại trang “Bất đồng chính kiến ở Việt Nam”.