Thảo luận:Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Alphama trong đề tài Nguồn BBC
Dự án Triều Tiên
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Triều Tiên, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Triều Tiên. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Dự án Quốc gia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quốc gia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quốc gia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled

Tôi nghĩ phải nói rõ Kim Nhật Thành là chủ tịch nước vĩnh cửu (tức là chức danh chủ tịch nước sẽ không bao giờ do người khác nắm giữ trừ Kim Nhật Thành). Và phải nêu Kim Chính Nhật đồng thời làm chức vụ là người đứng đầu đất nước song song với chức tổng thư kí đảng của ông. Điều cuối cùng nữa là tôi nghĩ tên riêng của các nhân vật trong bìa viết này vần phải được chú thích bằng tên phiên âm tiếng Anh bên cạnh tên được dịch ra từ tiếng Trung Hoa để mọi người có thể dễ tra cứu khi cần thiết; tôi có thể giả sử như tên của ông Hồ Cẩm Đào (chủ tịch nước Trung Hoa), tôi không thể tra cứu tên ông ở bất cứ trang web nước ngoài nào chỉ vì tôi không biết tên phiên âm của ông như thế nào. Mong người viết và các công dân wiki khác có thể đóng góp để bài viết được tốt hơn.Ngài Hói 06:10, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC).

Wiki hóa

Bài này có quá nhiều link trực tiếp, nhưng chúng đáng ra nên để ở dạng các chú thích. Các bạn khác làm ơn chỉnh phần này giúp. Hic, đi ôn thi Đại học đây.Tran Quoc123 (thảo luận) 02:14, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn theo CNCS không ?

tôi nghĩ vấn đề này cần phải làm rõ. chắc chắn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một nước XHCN. ảnh của Mác, Lê nin vẫn được treo tại Triều Tiên. học thuyết Tiên quân, chủ thể cũng là một mô hình tư tưởng của chủ nghĩa xã hội theo phong cách Triều Tiên. chưa thể khẳng định gì thêm nếu chưa có đủ tài liệu thuyết phục về nó( ví dụ như bản hiến pháp hoặc báo chí Triều Tiên,...)222.252.92.172 (thảo luận) 16:36, ngày 3 tháng 2 năm 2015 (UTC)

Tên nước này ko phải là CHXHCN Triều tiên, nên chúng ta phải ghi như vây. Việc tranh luận nó là dạng gì ko phải trách nhiệm của wikipedia, xin nhường cho các nhà chính trị luận bàn, Tuanminh01 (thảo luận) 16:53, ngày 3 tháng 2 năm 2015 (UTC).

Dạo này báo lá cải ra sức khai thác chủ đề Triều Tiên để câu khách khiến lượng truy cập bài này tăng vọt. Bạn nào có hứng thú với đề tài này hãy hoàn thiện bài. Humonia (thảo luận) 16:44, ngày 17 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Sửa đổi con rối

Bài viết được Saruman (thảo luận · đóng góp) và các con rối của anh ta như Thienhung1 (thảo luận · đóng góp), Daiduong123 (thảo luận · đóng góp), Hanam190552 (thảo luận · đóng góp), Kongviet (thảo luận · đóng góp), Utanov66 (thảo luận · đóng góp) sửa đổi theo mục đích tuyên truyền, như đoạn "truyền thông phương Tây và Hàn Quốc" dài bằng cả đoạn lịch sử Triều Tiên. Trong Wikipedia:Quy định cấm chỉ có ghi rằng trong thời gian bị cấm, sửa đổi do thành viên này hay người đại diện tạo ra có thể bị lùi sửa không cần thắc mắc , hơn nữa các con rối này đều đóng góp trong một bài viết, vì vật cần thiết phải biên tập lại bài viết. CNBH (thảo luận) 10:50, ngày 19 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Những gì Saruman viết không vi phạm quy định cũng không phải bịa đặt. Nên mở rộng phần lịch sử Triều Tiên cho cân bằng chứ không nên xóa những gì Saruman viết. Humonia (thảo luận) 12:51, ngày 19 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Cứ theo các quy định mà làm thôi, có ghi rõ chữ không cần thắc mắc đó, Saruman bị cấm với lý do tuyên truyền. Và ngoại lệ là sửa đổi chính tả. CNBH (thảo luận) 13:09, ngày 19 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Tên gọig

Triều Tiên và Hàn Quốc tiếng Anh đều là Korea, để phân biệt hai nước này người ta gọi Triều Tiên là North Korea, gọi Hàn Quốc là South Korea. Trong tiếng Việt thì Triều Tiên và Hàn Quốc viết khác nhau, đọc cũng khác, người ta có thể gọi North Korea là Triều Tiên mà không sợ bị nhầm với South Korea, không cần thiết phải thêm từ Bắc hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân vào làm gì. Tôi đề nghị đổi tên bài thành Triều Tiên theo tên mọi người ở Việt Nam thường dùng để gọi nước này, bài viết đang có tên gọi hiện tại là Triều Tiên thì hợp nhất với bài Bán đảo Triều Tiên. Kiendee (thảo luận) 02:33, ngày 8 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Tôi đồng ý về việc không nên dùng đầy đủ tên gọi của quốc gia để đặt cho tên bài, như tiền lệ đã có tại Thảo luận:Trung Quốc#Tên bàiThảo luận:Đài Loan#Biểu quyết tên gọi. Tuy nhiên tôi không đồng ý chỉ dùng tên "Triều Tiên" vì nó có thể mang hàm nghĩa thiếu trung lập, như một cách tuyên bố quyền quản lý của CHDCND Triều Tiên trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Tên "Bắc Triều Tiên" cũng rất phổ biến trong tiếng Việt để chỉ quốc gia này, vì vậy dùng "Bắc Triều Tiên" theo tôi là hợp lý hơn mà cũng tránh quan ngại về WP:POV. --minhhuy (thảo luận) 08:49, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Ngoài ra tên "Triều Tiên" cũng sẽ gây nhầm lẫn rất lớn trong bài viết về một Triều Tiên thống nhất, như đội tuyển Triều Tiên trong các kỳ Olympics (là một đội tượng trưng cho sự thống nhất hai miền). Cũng như nhiều bài viết liên quan sử dụng từ Triều Tiên như cách gọi quá khứ của nước này. --minhhuy (thảo luận) 04:26, ngày 1 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Ở Triều Tiên và Hàn Quốc "đội tuyển Triều Tiên trong các kỳ Olympics" được gọi là "Liên đội Bắc Nam", hoàn toàn không có tên gọi của nước nào trong đó. "Korea" trong tên tiếng Anh của Liên đội Bắc Nam dịch đúng sang tiếng Việt thì phải là "Cao Ly" chứ không phải là "Triều Tiên". Vì "Korea" không bắt nguồn từ tên gọi của Triều Tiên hay Hàn Quốc nên Triều Tiên và Hàn Quốc đều chấp nhận dùng tên đó trong tên tiếng Anh của Liên đội Bắc Nam. Kiendee (thảo luận) 03:41, ngày 29 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Tôi lại đề nghị đổi tên bài này thành "Triều Tiên", còn bài Triều Tiên hiện tại thì đổi thành "Triều Tiên (khu vực)". Bởi vì theo bạn Kiendee ở trên nói khá đúng, người Việt bây giờ có xu hướng gọi nước CHDCND Triều Tiên là Triều Tiên hơn là Bắc Triều Tiên hay gọi đầy đủ tên. Còn đặt tên bài là tên đầy đủ như thế này thì mình lại thấy không hay lắm. Nếu không được thì mình cũng đồng ý đổi bài này thành "Bắc Triều Tiên".Khánh Nguyễn thảo luận 12:08, ngày 17 tháng 3 năm 2020 (UTC)

Tên gọi phổ thông/thông thường của CHDCND Triều Tiên

Hiện tại có nhiều ý kiến trái chiều về tên gọi phổ thông/thông thường của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Một số bài viết gọi là Bắc Triều Tiên, một số gọi là Triều Tiên và một số thì để nguyên tên đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Mình nghiêng về cách gọi tên Triều Tiên hơn và có chỉnh sửa một số bài viết để hoàn chỉnh hóa và hệ thống hóa cách gọi tên. Tuy nhiên mình bị vài thành viên khóa chức năng chỉnh sửa vài lần. Nhiều thay đổi của mình đã bị dời lại. Do vậy mình xin mở chủ đề tranh luận và bỏ phiếu công khai ở đây.

1. Sự đối xứng trong danh xưng

Trong 1 đoạn văn, khi gọi tên đầy đủ một quốc gia, thì quốc gia khác cũng phải dùng tên đầy đủ như vậy. Ví dụ: "Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1950 giữa 2 siêu cường là Mỹ và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết". Nếu đã gọi Liên Xô với tên đầy đủ thì cũng phải dùng thế với Mỹ, như vậy phải ghi là "Chiến tranh Lạnh......là Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết". Sau đó có thể dùng tên phổ thông để gọi cả 2 quốc gia ở các đoạn văn kế (Mỹ và Liên Xô).

Trong trường hợp của Triều Tiên và Hàn Quốc cũng vậy:

  1. Mở đầu bài viết, gọi tên đầy đủ của cả hai: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc, có thể mở ngoặc chú thích tên gọi ngắn gọn hoặc phổ thông
  2. Sau đoạn mở đầu có thể dùng tên phổ thông cho cả hai: CHDCND Triều Tiên/Triều Tiên và Đại Hàn/Hàn Quốc
  3. Nếu có dùng tính Bắc-Nam thì phải dùng cho cả hai: Bắc Triều Tiên/Bắc Hàn và Nam Triều Tiên/Nam Hàn (lưu ý mình không khuyến khích dùng từ Bắc Hàn và Nam Triều Tiên, sẽ giải thích bên dưới)

Mình thấy nhiều bài viết lúc thì gọi Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, lúc thì CHDCND Triều Tiên và Nam Hàn, rất kỳ cục và khó chịu.

2. Sự chính xác trong cách dùng từ dịch thuật

CHDCND Triều Tiên lấy gốc từ Nhà Triều Tiên (Joseon/Choson) nên chỉ dùng từ "Triều Tiên" trong các tên gọi hoặc danh từ có liên hệ với CHDCND Triều Tiên. Ví dụ như Nhà nước Bắc Triều Tiên, Đảng Lao động Triều Tiên, Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Tiếng Triều Tiên v.v... Chứ không nên gọi Nhà nước Bắc Hàn, Đảng Lao động Bắc Hàn...Đại Hàn lấy gốc từ Đế quốc Đại Hàn (Daehan) nên phải dùng từ "Hàn" trong các tên gọi hoặc danh từ có liên hệ với Đại Hàn. Ví dụ như Chính phủ Nam Hàn, Kinh tế Hàn Quốc, Quân đội Đại Hàn Dân quốc, Người Hàn v.v... Chứ không nên gọi là Chính phủ Nam Triều Tiên, Quân đội Cộng hòa Triều Tiên...

Trong tiếng Anh, cả 2 quốc gia đều được gọi là Korea và dùng North hoặc South để phân biệt. Riêng tiếng Việt thì chi tiết và đầy đủ hơn. Từ "Triều Tiên" và "Hàn Quốc" đã đủ để phân biệt 2 quớc gia nên không nhất thiết phải thêm Bắc-Nam vào trong tên gọi. Ví dụ: "The US government has condemned North Korea's actions and showed support to South Korea" có thể dịch là "Chính phủ Hoa Kỳ đã lên án các hành động của Triều Tiên (hoặc CHDCND Triều Tiên) và lên tiếng ủng hộ Hàn Quốc (hoặc Đại Hàn)". Không nhất thiết phải dịch sát nghĩa thành "Chính phủ Hoa Kỳ.....của Bắc Hàn và.....ủng hộ Nam Hàn".

Do đó mình đề xuất dùng "Triều Tiên" để chỉ CHDCND Triều Tiên và "Hàn Quốc" để chỉ Đại Hàn Dân quốc. Hạn chế dùng "Bắc Triều Tiên", "Nam Hàn"...

3. Nên dùng danh từ chung nào để chỉ toàn bộ bán đảo Triều Tiên hoặc cả hai chế độ?

Nhiều người sẽ phản đối gọi CHDCND Triều Tiên vắn tắt thành Triều Tiên vì lo ngại dễ gây nhầm lẫn với toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Mình có đề xuất thế này:

  • Dùng từ "Liên Triều" khi nói về chủ đề chính trị, kinh tế hoặc chủ thể bao gồm hai chính quyền. Ví dụ: bán đảo Liên Triều, hội nghị Liên Triều, đội tuyển thể thao Liên Triều...
  • Dùng từ "Triều Hàn" hoặc "Cao Ly" khi nói về lịch sử, văn hóa. Ví dụ: văn hóa Cao Ly, lịch sử Cao Ly, ngôn ngữ Triều Hàn, dân tộc Triều Hàn...

4 Các văn bản và tài liệu của phía Việt Nam về cách gọi CHDCND Triều Tiên

Nhà nước Việt Nam gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/trieu-tien-sap-quyet-dinh-nhung-van-de-trong-dai-544207.html

Công văn chính thức của Chính phủ Việt Nam gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Hội nghị Mỹ-Triều 2019 tại Hà Nội, banner hội nghị gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Triều Tiên gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Cục Lãnh sự và Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Hội Hữu nghị Việt Nam-Triều Tiên gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Thống tấn xã, báo chí và các cơ quan ngôn luận chính thức của Việt Nam cũng gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Dân chúng, tổ chức, đoàn thể xã hội gọi ngắn gọn là Triều Tiên:

Đây là vài ý kiến của mình. Hy vọng mọi người sẽ góp ý. Cám ơnTran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 23:24, ngày 11 tháng 4 năm 2020 (UTC)

5. Ý kiến

Tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình rằng, Bắc Triều Tiên mới là tên gọi trung lập và cần được sử dụng làm tên bài, bởi nó là xưng vị hợp lý cho một quốc gia đang kiểm soát phần phía bắc bán đảo Triều Tiên, là một tên gọi vẫn khá thông dụng trong báo chí chính thống Việt Nam, và là một tên được quốc tế biết đến nhiều nhất (North Korea). Việc dùng từ "Triều Tiên" rất dễ tạo cảm giác Wikipedia đang ủng hộ quốc gia này là bên kiểm soát toàn bán đảo Triều Tiên. Trường hợp gây hiểu lầm như vậy không xảy ra với "South Korea", quốc gia mà chúng ta gọi là Hàn Quốc. --minhhuy (thảo luận) 15:40, ngày 14 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Báo chí chính thống không dùng "Bắc Triều Tiên" mà chỉ dùng "CHDCND Triều Tiên" hoặc "Triều Tiên". Phần lớn từ "Bắc Triều Tiên" hoặc "Bắc Hàn" là bên cộng đồng người Việt ở Mỹ dùng, và không thể xem đó là tiêu chuẩn của tiếng Việt được. Mình đã làm thử phép tìm kiếm trên Google cho từ "đội tuyển bóng đá Triều Tiên" vs "đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên", và "chủ tịch Triều Tiên" vs "chủ tịch Bắc Triều Tiên" v.v... đều cho kết quả từ "Triều Tiên" thông dụng hơn hẳn "Bắc Triều Tiên". Thêm nữa là bạn nói dùng "Triều Tiên" dễ tạo cảm giác CHDCND Triều Tiên là kiểm soát toàn bộ bán đảo. Thật ra bản thân từ "Đại Hàn" và "Hàn Quốc" đều mang ý nghĩa chỉ toàn bộ bán đảo Triều Tiên trong ngôn ngữ phía Đại Hàn Dân quốc! Ở Hàn Quốc, bán đảo Triều Tiên họ gọi là "bán đảo Đại Hàn" hoặc "bán đảo Hàn", còn eo biển Triều Tiên là "eo biển Đại Hàn" v.v... Nên việc gọi "Hàn Quốc"/"Đại Hàn" cũng có nghĩa là wikipedia công nhận chính quyền phía nam là thực thể cai quản toàn bộ bán đảo? Thêm nữa mình thấy việc quốc hiệu hiện tại trùng với quốc hiệu cổ xưa là không hiếm trên thế giới. Ví dụ Việt Nam ngày nay cũng trùng với Việt Nam thời nhà Nguyễn đấy thôi nhưng đâu có nghĩa là phải thêm bớt tên gọi hiện tại vì dễ nhầm lẫn? Mình biết vấn đề này sẽ gây nhiều tranh cãi nên mình đã đề xuất dùng từ "Liên Triều" hoặc "Triều Hàn" thay thế khi chỉ toàn bộ bán đảo hoặc nền văn hóa nói chung của 2 quốc gia! Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 22:04, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Wikipedia tiếng Việt không nên dựa hoàn toàn vào các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam (nếu như vậy thì bài Đài Loan sẽ không có tên như hiện giờ mà phải là "Đài Loan (Trung Quốc)"), dự án này hướng đến tên thông dụng và cân bằng với tính bách khoa. Tôi hiểu rằng từ "Bắc Hàn" có thể không phổ biến trong tiếng Việt, nhưng từ "Bắc Triều Tiên" (dù là dịch word-by-word từ "North Korea") chắc chắn ngược lại (bạn cần đưa ra nguồn cho lập luận từ này chỉ có người Việt ở Mỹ dùng), và đây mới là cái tên tôi đề xuất chứ không liên quan gì "Bắc Hàn" cả. "Bắc Triều Tiên" không phải là tên chính thức, nhưng (1) nó phổ biến và (2) nó không gây nhầm lẫn hay hiểu sai về tính trung lập, từ (1) và (2) là cơ sở để tôi cân bằng giữa tên thông dụng và tên bách khoa để đề xuất.
Về các lập luận đến tính trung lập của từ "Hàn Quốc" của bạn, tôi cho rằng không hợp lý, bởi lẽ người dùng tiếng Việt không (và cũng không thể) hiểu cái tên này theo nghĩa "quốc gia đại diện cho bán đảo Triều Tiên"), và Wikipedia tiếng Việt không dành cho người dùng tiếng Hàn. Một thực tế ở đây là vì từ "bán đảo Triều Tiên" đã quá phổ biến trong sách vở tiếng Việt, nên lẽ thường tình quốc gia nào có cái tên trùng lắp với bán đảo này (trong tiếng Việt) sẽ được hiểu là bên quản lý toàn bán đảo, đặc biệt trong tình huống tranh chấp nhạy cảm giữa hai miền nam bắc. Wikipedia không nên làm tăng thêm sự nhạy cảm này qua cách đề cập mập mờ.
Và như tôi đã đề cập ở một thảo luận trước, tên bài "Triều Tiên" sẽ gây xung đột với các bài viết liên quan đến các nỗ lực thống nhất hai miền, cũng như với các bài văn hóa về quốc gia "Triều Tiên" trong quá khứ. Việc dùng từ "Liên Triều" hoặc "Triều Hàn" lại càng không hợp lý bởi đơn giản là Wikipedia không tự tạo ra khái niệm mới, và sự so sánh với "Việt Nam" của bạn cũng không hợp lý, bởi nước Việt Nam hiện tại rõ ràng là kế tục toàn bộ những nước "Việt Nam" từng có trong quá khứ, không ở trong tình huống tranh chấp nhạy cảm như hai nước 'Korea'. --minhhuy (thảo luận) 10:45, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Mình hiểu lý do trong lập luận của bạn. Tuy nhiên bạn cần phải chứng minh là từ Bắc Triều Tiên phổ biến hơn từ Triều Tiên. Trong nói chuyện thường ngày mọi người cũng gọi CHDCND Triều Tiên là Triều Tiên chứ không ai gọi là Bắc Triều Tiên cả. Nên lặp luận Bắc Triều Tiên phổ biến là không chính xác. Thêm nữa Tiêu đề (Title) của bài viết cần phải đầy đủ. Ví dụ như bài Chính phủ Bắc Triều Tiên phải là Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Bạn có thể dùng từ Bắc Triều Tiên trong bài viết nhưng Tiêu đề bắt buộc phải tên đầy đủ. Giống như bài Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng vậy, đâu thể nào viết thành Chủ tịch nước Bắc Việt? Bạn thấy đúng không? Hiện tại Wikipedia Tiếng Việt đang cực kỳ lộn xộn trong vấn đề từ ngữ. Ta có Kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Phân cấp hành chính Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên v.v... Một số thì Du lịch Bắc Triều Tiên, Năng lượng ở Bắc Triều Tiên v.v... Bạn có công nhận là thiếu thống nhất không? Mình đồng ý là phần Thể loại có thể giữ nguyên Bắc Triều Tiên nhưng tiêu đề nên là tên đầy đủ. Bạn hãy tưởng tượng ai đó; thay vì dùng VNDCCH, VNCH; thì lại dùng Bắc Việt, Nam Việt!! Thật sự khó chịu đúng không? Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận)
Tôi chưa từng đưa ra tuyên bố nào như kiểu "Bắc Triều Tiên phổ biến hơn từ Triều Tiên", tôi chỉ nói rằng "Bắc Triều Tiên" cũng là một từ phổ biến, và vì nó phổ biến (1) + nó không gây nhầm lẫn (2), nên tôi chọn dùng nó. Vấn đề tên bài, chẳng có quy định nào nói tên bài phải là tên đầy đủ. Chúng ta có Trung Quốc thay vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam thay vì Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và vô số ví dụ khác. Tên bài dựa theo cũng không nên là tên đầy đủ, và tôi luôn phản đối tên bài kiểu Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nó lẽ ra chỉ nên là Bộ Ngoại giao Trung Quốc thôi, giống trường hợp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vậy, nhưng tôi chưa có thời gian mở thảo luận để yêu cầu đổi tên theo tên bài chính. Với bài Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hiển nhiên tôi chẳng có gì mà phản đối, vì thực sự đã tồn tại đến hai nước Việt Nam song song và cùng sử dụng tên nước là "Việt Nam", cần phải ghi đầy đủ để tránh nhầm lẫn (lý do tại sao tên bài chính phải là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" chứ không phải "Bắc Việt Nam", chỉ đơn giản vì trong tiếng Việt mọi người ít đề cập đến quốc gia này là "Bắc Việt Nam"). Chúng ta đang quá lạm dụng cái "chính thể hóa" cách viết tên bài ở Wikipedia, như kiểu cơ quan nhà nước tên gì thì Wikipedia cũng phải "trịnh trọng" dùng đầy đủ tên như vậy. Điều này là sai, Wikipedia phi chính phủ, nó không cần phải tỏ ra "tôn trọng" danh xưng của quốc gia nào cả, nó chỉ nên viết một cách phổ thống và dễ hiểu nhất có thể cho mọi đối tượng độc giả (trừ những bài rõ ràng cần dùng tên khoa học, tên hàn lâm). --minhhuy (thảo luận) 16:06, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)

Nguồn BBC

https:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn&type=revision&diff=64751123&oldid=64749970

BBC là nguồn hợp lệ, đủ mạnh, đủ uy tín, đủ trung lập để sử dụng trong bài này. Vì vậy đề nghị không xóa thông tin có nguồn. Rendof (thảo luận) 03:12, ngày 11 tháng 4 năm 2021 (UTC)

Theo quy trình giải quyết mâu thuẫn, bạn cần kẹp ít nhất 2 nguồn hàn lâm để chứng minh, không thì coi như bỏ.  A l p h a m a  Talk 11:41, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)
Quay lại trang “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.