Thảo luận:Gốm

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Newone trong đề tài Interwiki?

Vấn đề bản quyền

Bài này có câu "...trích “luận chứng Cổ vật dược Đông Phương”, cùng tác giả, Oct 15th, 2000." và có đưa ra một website -- Techno -- mà tôi đã tạm thờ xóa. Có ai có thể xem là bài có vi phạm bản quyền không? Mekong Bluesman 02:26, ngày 27 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Xin báo trễ với các bạn, vì tôi chưa biết cách thông báo. Tôi chính là tác giả Techno, Ví mới tham gia với tư liệu về gốm này lần đầu nên chưa biết sửa cái gì, thế nào .Mong có sự góp ý của các bạn để chúng tôi đóng góp tốt hơn cho Wikipedia tiếng Việt.Techno thảo luận quên ký tên này là của Kim Techno (thảo luận • đóng góp).

Nhận xét

Bài viết này có nội dung không được chính xác lắm. Gốm có nhiệt độ nung thấp hơn sứ. Đồ sứ chỉ nung ở mức cao nhất là 1300 độ C, thông thường các lò gas cũng chỉ nung đến nhiệt độ 1280 độ C mà thôi. Nếu nâng nhiệt độ lên cao hơn nữa sản phẩm sẽ bị méo, bị sùi hoặc nứt, vỡ. Đồ gốm có nhiệt độ nung thấp hơn, chỉ khoảng 700 - 800 độ CJiaqing PHT 08:06, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)

Còn một điều nữa, Gốm là đồ thô mộc đã nung qua lửa nhưng không có men, chất liệu thường là thô. Nếu như có tráng men thì phải gọi là đồ sứ Jiaqing PHT 03:47, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)

Nội dung bài chưa ổn và nhận xét của Jiaqing PHT (về gốm và sứ) cũng chưa ổn.
Thứ nhất, gốm là những sản phẩm làm từ đất sét và những hỗn hợp của nó với các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. Và theo nghĩa rộng, gốm là những sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp kể cả kim loại. Tuỳ theo nguyên liệu và kỹ thuật chế biến nguyên liệu, cách nung (nhiệt độ) khác nhau tạo ra các loại gốm khác nhau, phổ biến là các loại: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ...Như thế, gốm là một tên gọi chung, và sứ là một trong những sản phẩm của gốm. Gốm và sứ đều có thể tráng men, hoặc không (có loại sứ kỹ thuật không cần tráng men); và nếu dựa vào nhiệt độ nung để nhân biết thì đôi khi cũng không đúng, ví dụ, sành (gốm thô), đôi khi được nung ở nhiệt độ cao hơn sứ nó mới kết sành được, hay gốm chịu lửa, nó được nung ở nhiệt độ cao >1350°C, nhưng nó vẫn gọi là gốm. Nhưng những sản phẩm sau, nếu gọi là sứ thì không sai lệch nhiều nếu như nó có: xương màu trắng, đôi khi gần trong và đồng nhất; độ hút nước xấp xỉ = 0 (độ kết khối xấp xỉ 100%); hoạ tiết tinh xảo cho những sản phẩm có hoạ tiết và có những tính chất đặc biệt khác với loại gốm thông thường, ví như độ bền axit, tính cách điện...
Thứ hai: Với những sản phẩm của GS Trần Kim Thạch lúc đầu như "biến đất thành đá", hay "gốm không nung" thì không phải là mới, mà chính tác giả cũng xuất phát từ những việc làm tương tự của người xưa, nhưng nay nhờ KHKT tân tiến nên có thể có những "hợp chất mới". Và cách tự đặt tên là "gốm không nung" nó sẽ không được giới kỹ thuật chấp nhận bởi so với gốm nung, những chỉ tiêu về độ hút nước, độ mài mòn, độ bền hoá, độ cách điện, độ bền theo thời gian...thì gốm không nung khó có thể đáp ứng. Cho dù có đáp ứng đi chăng nữa, đối với nghệ thuật nó vẫn không có giá trị hơn gốm nung, bởi nó đã bị đơn giản trong chế tác giống như tranh sơn mài ngày xưa và sơn mài ngày nay vậy.
"Gốm không nung" thực ra là sử dụng chất kết dính là polyme vô cơ hay tổng hợp (vô cơ + hữu cơ). Nếu gọi là chất kết dính thì trong giáo trình vật liệu xây dựng có đề cập nhiều, nhưng đây là một hợp chất khá mới. Nó được ứng dụng trong xây dựng làm đường [1], làm gạch không nung hay được ứng dụng trong ngành mỹ thuật như là một chất liệu mới. Nếu mọi người chấp nhận câu: "Con đường này làm hoàn toàn bằng một tấm gốm" thì khái niệm "gốm không nung" sẽ được xếp vào bài viết Gốm, nếu không thì hãy loại khỏi bài.
Theo tôi, để viết về điều này, nơi thích hợp là bài Chất kết dính hay Chất kết dính trong xây dựng. Lưu Ly 07:49, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Interwiki?

en:Ceramic art? Newone 02:05, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)

Tôi không nghĩ vậy. Đọc bài en:Ceramic thì thấy ceramic được định nghĩa là: "The word ceramic [...] covers inorganic non-metallic materials which are formed by the action of heat. Up until the 1950s or so, the most important of these were the traditional clays, made into pottery, bricks, tiles ...". Như vậy thì gốm là ceramic.
Ceramic art thì tôi nghĩ là "đồ gốm" hay "nghệ thuật gốm". Còn cái chất men bên ngoài của các vật đồ gốm đó thì tôi nghĩ là enamel.
Mekong Bluesman 07:56, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)
en:Enamel là trang định hướng, trong đó en:Vitreous enamel is the colorful result of fusing powdered glass to a substrate by firing, usually between 750 and 850 degrees Celsius, nghĩa là kết quả thu được do tráng, phun bột thủy tinh lên vật phẩm và nung dưới nhiệt độ 750-850°C, nó dày và thường được sử dụng trong công nghệ in quảng cáo, nghĩa là sau khi in ảnh lên đề can trong xong, người ta dán lên vật phẩm sứ rồi phủ lớp thủy tinh này lên, sau đó chờ nguội đi, nó có lẽ khác với men gốm là en:Ceramic glaze?
Có ai phản đối ý kiến enwiki của gốmCeramic không? Nếu không thì để tôi cho interwiki vào bài? Newone (thảo luận) 03:42, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)

en:Ceramic, en:Porcelainen:Chinese ceramics thì cái nào là enwiki của sứ nhỉ? Newone (thảo luận) 06:26, ngày 4 tháng 2 năm 2009 (UTC)

Tôi nghĩ là gốm là en:Pottery. Cao xuân Kiên 20:59, ngày 29 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Quay lại trang “Gốm”.