Thảo luận:Tiếng Nùng

Bộ chữ của SIL

Trước kia tôi vẫn download được file PDF Nung grammar của SIL, nhưng bây giờ đã không thể download được. Bookworm8899 (thảo luận)

Nguồn

1 trong 2 nguồn mới thêm là một cuộc thảo luận của các học giả chứ không phải một bài báo khoa học hay sách được xuất bản từ một nhà xuất bản có uy tín nào. Tôi travel và không còn năng lượng, thời gian, tâm trí để kiểm tra được nguồn thứ 2. Hi vong 1 Tai speaker nào đó sẽ đọc và kiểm tra giúp. Bookworm8899 (thảo luận) 06:32, ngày 12 tháng 1 năm 2016 (UTC)

Đã kiểm tra nguồn thứ 2. Nguồn 2 tôi đã đọc 8 tháng trước. Nguồn 2 chỉ chứng minh rằng ngôn ngữ của dân Annamite ngày nay được hình thành khi tầng lớp thống trị người Hán nói một loại phương ngữ của tiếng Hán Cố (Middle Chinese) mà John Phan gọi là Annamite Middle Chinese chuyển sang nói proto-viet-mường vào khoảng thế kỷ thứ 10, tức từ năm 900-999. Thêm vào đó bản sắc của dân Annamite chỉ bắt đầu hình thành sau khoảng thời gian này, do đó việc nói rằng dân Annamite có lịch sử vài nghìn năm là không chính xác.
Nếu có bằng chứng rằng các cư dân Austro-Asiatic mà các nhà ngôn ngữ học dán mác là 'Vietic' đã hiện diện ở vùng đồng bằng sông Hồng vào khoảng TK 5-6 như John Phan viết trong phần thảo luận giữa các học giả (5 năm trước), thì hãy đợi John Phan xuất bản các bằng chứng này. Trước khi được xuất bản, các bằng chứng này hẳn phải được xem xét lại bởi các nhà ngôn ngữ học khác quen thuộc với chủ đề này. Tôi không đọc các bài viết của John Phan nên không biết chúng đã được xuất bản hay chưa.

Tôi buộc phải xóa 2 nguồn mới thêm vào vì:

  • Nguồn thứ nhất chỉ là một cuộc thảo luận giữa các học giả 5 năm trước chứ không phải một bài báo khoa học hay sách được xuất bản từ một nhà xuất bản uy tín nào.
  • Nguồn thứ 2 không hề đề cập đến sự hiện diện của nhóm dân Vietic vào khoảng thời gian từ TK 5-TK 6.

Bookworm8899 (thảo luận) 04:25, ngày 9 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Tôi paste đường dẫn tới bài viết của John Phan (2010) ở đây để các thành viên khác có thể đọc lại [1]. Để xem lại phần thảo luận giữa các học giả 5 năm trước, các thành viên khác vào phần lịch sử sửa đổi của bài 'tiếng Nùng' để xem lại phiên bản cũ trước sửa đổi của tôi. Bookworm8899 (thảo luận) 04:42, ngày 9 tháng 2 năm 2016 (UTC)

Người nói tiếng Tai-Kadai đã chiếm cứ đồng bằng Bắc Việt ?

Cái bản đồ vẽ và chú dẫn "Be-Tai di cư dọc bờ biển nam Trung Hoa về phía nam hình thành nên các nhóm Luo Yue (Lạc Việt) và Xi Ou (Tây Âu)..." là sự tưởng tượng quá xá đến phi logic, thể hiện ở các điểm:

  1. Vào Tk.8-10 thì vùng đất này đã có chủ, có lịch sử ghi chép. Nó đâu là vùng hoang sơ để nói ai đó di cư đến mà không có bằng chứng lịch sử hay dân gian hỗ trợ.
  2. Nếu Be-Tai đã chiếm cứ ở đó, thì sự kiện họ thôi không có mặt ở đó, hoặc tiếng Tai-Kadai thôi không được nói ở đó, đã xảy ra khi nàonhư thế nào? Chẳng có bằng chứng lịch sử nào sau Tk.10 cho sự kiện này. Chẳng lẽ đùng một cái, Ngọc Hoàng ban cho người ở đồng bằng này nói tiếng thuộc ngữ hệ Nam Á để họ không thể cùng với người Be-Tai làm loạn thiên đình chăng.
  3. Ngôn ngữ là đặc thù gắn liền và định hình một dân tộc. Sao có thể thô thiển nói bừa rằng từ dân tộc này với ngôn ngữ thuộc ngữ hệ này, lại hình thành ra dân tộc kia với ngôn ngữ thuộc ngữ hệ mới không có dấu vết của ngôn ngữ cũ.

Nếu không làm rõ những điều trên, thì đoạn viết đưa ra là nhảm nhí, cần loại bỏ ngay khỏi bài viết LuongLBc (thảo luận) 16:58, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC).

Quay lại trang “Tiếng Nùng”.