Cong Ly123

Tham gia ngày 25 tháng 10 năm 2021
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Dawnie t

Báo Quân đội nhân dân [1] trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng là cơ quan của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam, là tiếng nói của lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

  • Ngày 15-2-1947 Quân ủy Trung ương đã triệu tập Hội nghị Chính trị viên toàn quân lần thứ nhất. Dự Hội nghị, ngoài cán bộ Quân ủy Trung ương, còn có các Chính trị viên Khu và Chính trị viên Trung đoàn. Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, và Văn Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng, chủ trì Hội nghị. Hội nghị quyết định cho ra báo Vệ quốc quân.[2]
  • Tiền thân của Báo Quân đội nhân dân là Vệ Quốc Quân và Quân du kích được hợp thành vào tháng 7 năm 1950. Những ngày mới thành lập, báo chủ yếu sử dụng bài của đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên ở các đơn vị.
  • Sự phát triển của Báo Quân đội nhân dân gắn liền với lịch sử và sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Báo Quân đội nhân dân bắt đầu trong thời điểm cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, Báo Quân đội nhân dân tuy không thể phát hành vào miền Nam, song nhờ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, qua mục giới thiệu báo và đọc báo, nội dung chủ yếu của báo vẫn đến được trên các chiến trường.

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • •Tổng Biên tập: Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Báo QĐND)
  • Phó Tổng biên tập: Đại tá Đỗ Phú Thọ (Bí thư Đảng ủy Báo QĐND)
  • Phó Tổng Biên tập: Đại tá Ngô Anh Thu (Phụ trách nội dung)
  • Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Anh Tuấn (nguyên Trưởng Phòng Quốc phòng - An ninh)
  • Phó Tổng Biên tập: Đại tá Lê Ngọc Long (nguyên Trưởng Phòng Thư ký Tòa soạn)

Tổ chứcSửa đổi

  • •Văn phòng
  • Thư ký Tòa soạn
  • Ban Tư liệu
  • Ban Tài chính
  • Phòng Quảng cáo và phát hành
  • Phòng Công tác Đảng - Công tác chính trị
  • Phòng Quốc phòng An ninh
  • Phòng Kinh tế đời sống
  • Phòng Văn hóa Thể thao
  • Phòng Bạn đọc
  • Phòng Thời sự Quốc tế
  • Nhà In
  • Ban Đại diện TP. Hồ Chí Minh
  • Cơ quan thường trực tại TP. Đà Nẵng
  • Cơ quan thường trực tại TP. Cần Thơ
  • Cơ quan thường trực tại Đắk Lắk
  • Cơ quan thường trực tại TP. Đà Lạt
  • Cơ quan thường trực tại Quân khu 4
  • Cơ quan thường trực tại Gia Lai

Số lượng Ấn phẩm phát hànhSửa đổi

  • •Báo Quân đội nhân dân hàng ngày.
  • Báo Quân đội nhân dân cuối tuần.
  • Báo Quân đội nhân dân điện tử.
  • Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng.

Hoạt động và ảnh hưởngSửa đổiKhen thưởngSửa đổi

  • •Huân chương Quân công hạng Ba.[3]
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất.[3]
  • Huân chương Lao động hạng Nhì.[3]
  • Huân chương Hồ Chí Minh.[3]
  • Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[3]
  • Huân chương Sao Vàng.[4]
  • Danh hiệu Anh hùng lao động
  • Huân chương Độc lập hạng ba

Lãnh đạo qua các thời kỳSửa đổi

  • •1953-1956, Hoàng Xuân Tùy, Tổng Biên tập đầu tiên[5]
  • 1961-1962, Nguyễn Xuân Hoàng, Trung tướng (1986)
  • 1963-1967, Lê Quang Hòa, Thượng tướng (1986)
  • 1974-1978, Nguyễn Đình Ước, Đại tá, Trung tướng (1994)
  • 1978-1988, Trần Công Mân, Thiếu tướng (1983)
  • 1988-1997, Phan Khắc Hải (sinh 1941), Thiếu tướng (1994)
  • 1997-2008, Nguyễn Quang Thống, Thiếu tướng[6]
  • 2008-2014, Lê Phúc Nguyên, Thiếu tướng (2008), Trung tướng (2013)
  • 2014-2020, Phạm Văn Huấn, Thiếu tướng (2014)
  • 2020-nay, Đoàn Xuân Bộ, Thiếu tướng (2021)

Chú thíchSửa đổi1. 1^ “Trang chủ Báo Quân đội nhân dân Việt Nam”.2. ^ Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 3, NGÀY 15-2, truy cập ngày 23-8-2019.3. ^ a b c d e “Báo Quân đội nhân dân các phần thưởng cao quý năm 2010”.4. ^ “Báo QĐND nhận Huân chương Sao vàng năm 2006”.5. ^ “Điện Biên Phủ nhớ mãi tên anh”.6. ^ “Nghỉ hưu từ 1-1-2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.

  • Thể loại: Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamBáo chí Việt NamHuân chương Hồ Chí MinhHuân chương Sao VàngAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânBáo chí tiếng Anh

Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 290 phiên bản ngôn ngữ. Phiên bản tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.292.661 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Bạn cũng có thể xây dựng một trang cá nhân và giới thiệu một chút về bản thân mình. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Tạo bài mới

Hãy kích hoạt trang nhà người mới để một cố vấn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn bằng cách vào đây, kéo xuống cuối trang rồi đánh dấu vào 2 ô trong mục "Trang nhà cho người mới đến".

Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lậpđộ nổi bật. Điều này có nghĩa là ngoài việc viết bài với nội dung khách quan công bằng, không quảng cáo, tâng bốc và cũng không nói xấu, dèm pha đối tượng, bạn còn phải dẫn nguồn thông tin báo chí hay sách vở nói về đối tượng để khẳng định là bạn "nói có sách mách có chứng". Nếu không đưa nguồn thông tin vào bài viết hoặc viết với văn phong quảng cáo tâng bốc PR, bài viết sẽ được coi là không đạt tiêu chuẩn và sẽ bị xóa nhanh. Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn trên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin. Một số trang có thể hữu ích cho bạn bao gồm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu hỏi thường gặp, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn.

Bạn cũng có thể tập sửa đổi các bài viết sẵn có bằng cách tìm đến các bài trong module "Các sửa đổi gợi ý" trên trang nhà người mới hoặc trong phần "Cải thiện nội dung" trên Trang Chính. Hoặc bạn cũng có thể đóng góp bằng cách dịch các bài viết từ Wikipedia ngôn ngữ khác sang tiếng Việt.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình của bạn thực chất là trang thảo luận thành viên của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận, tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết. Tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.


Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích để xây dựng Wikipedia tiếng Việt trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất nhân loại!

dawn, 15:01, ngày 25 tháng 10 năm 2021 (UTC)