Thảo luận Wikipedia:Dự án/Anime và Manga

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Dawnie t trong đề tài Tên tác phẩm lấy từ tiếng Anh
Trang Chủ Vinh danh Nhiệm vụ mở Giám định Bảo trì

Thảo luận về phương án dùng tên của chuỗi media franchise

Thảo luận sau đã kết thúc: Sử dụng phương án tên như được đề xuất.

Chào các bạn, tôi mong được sự góp ý của các thành viên dự án về việc quyết định tên bài viết cho các sản phẩm anime và manga trong cùng một loạt media franchise (phương tiện truyền thông nhượng quyền), một vấn đề khó xử và gây lúng túng từ lâu trong việc chọn tên bài viết.

Bối cảnh

Như chắc hẳn là các bạn đều nắm rõ, các sản phẩm anime và manga khác với những tác phẩm hư cấu thông thường: chúng thường xuyên có những loạt franchise đi kèm. Ví dụ một manga nguyên tác thông thường sẽ được chuyển thể thành TV anime (chỉ tính phạm vi các bài viết hiện có trong Wikipedia), light novel, visual novel, drama CD hay cả phim anime điện ảnh, phim live-action, v.v... Trong văn hóa anime và manga và truyền thống của Wikipedia (thể hiện trong Bản mẫu:Thông tin animanga), những "franchise" được hiểu là một phần trong chuỗi sản phẩm phái sinh, và nguyên tác chính là tác phẩm gốc.

Một khi một manga nguyên tác (hay rộng hơn là visual novel nguyên tác, light novel nguyên tác, anime nguyên tác) có chuyển thể, thì bài viết về chúng không chỉ đơn thuần là về chính loại hình nguyên tác (anime/manga/LN/VN) đó nữa, mà trở thành bài về một chuỗi media franchise, trong đó cung cấp thông tin toàn bộ về chuỗi này ở tất cả loại hình truyền thông của nó. Ví dụ: Cardcaptor Sakura không đơn thuần là bài về manga nguyên tác nữa, mà bao gồm trọn thông tin, đóng vai trò như bài chính của một chuỗi franchise; chúng ta không tạo những bài riêng lẽ cho chuỗi này mặc dù nó hoàn toàn đủ nổi bật để có bài riêng, ví dụ Cardcaptor Sakura (manga) hay Cardcaptor Sakura (anime) không tồn tại, thông tin về hai loại hình này có trong một bài chính duy nhất: Cardcaptor Sakura (việc tạo bài lẻ có xảy ra nếu đáp ứng tiêu chí tại Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Anime và Manga#Tên bài viết và định hướng).

Như vậy có nghĩa là: tên bài mà chúng ta chọn cho bài về sản phẩm nguyên tác đó, kỳ thực cũng chính là tên của chuỗi media franchise, mặc dù tên của các sản phẩm franchise có thể khác nhau (thường không bao giờ đổi khác hoàn toàn, nhưng sẽ có bổ sung thêm vài thành tố trong tên nữa, ví dụ Kara no Kyōkai có các chuyển thể anime như "Gate of 7th Heaven", hay các phim điện ảnh sẽ có thành tố đặc thù trước và sau tên chứ không thể lấy cùng một tên là "Kara no Kyōkai" rồi). Đây là điểm khác biệt đặc thù của các bài thuộc dự án anime và manga so với những loại hình truyền thông khác, vốn không có quá nhiều franchise nên thường được tạo bài lẻ, mỗi lần tạo lại dùng một tên tương ứng. Nếu các bài viết anime/manga chỉ hoàn toàn tuân thủ tên gốc tại Nhật Bản có phiên âm romaji của chúng, việc này dễ dàng và chúng ta chẳng cần bận tâm nhiều, họ lấy tên gì thì ta cứ đặt tên ấy cho bài là xong, nhưng vấn đề lại nằm ở quá trình mang chuỗi franchise này đến Việt Nam với các bản dịch tiếng Việt chính thức...

Vấn đề
  1. Không giống với quy trình cấp phép bản quyền cho các nước khác, thường được trao bản quyền đồng bộ cho chuỗi franchise anime/manga, sản phẩm ở Việt Nam vướng phải một tình huống bất nhất: nguyên tác dùng tên tiếng Việt này, nhưng không có tên tiếng Việt cho các chuyển thể. Nguyên tác ở đây thường nhất là manga và light novel, vì nói chung gần như không có anime bản quyền tại Việt Nam, trừ những năm gần đây bắt đầu có một số phim điện ảnh được cấp phép chiếu rạp, nhưng con số này là vô cùng ít ỏi. Việc này đặt ra một vấn đề: những loại hình chuyển thể còn lại (ví dụ các TV anime hay drama CD, vốn gần như sẽ không có mặt tại Việt Nam trong tương lai gần) sẽ được đề cập đến bằng tên gọi gì trong bài, tên của sản phẩm nguyên tác bằng tiếng Việt (bất chấp việc loại hình chuyển thể không dùng tên này do chưa phát hành tại Việt Nam), hay là trả về tên tiếng Nhật gốc phiên âm romaji? Ví dụ: Thiên thần diệt thế chỉ có manga nguyên tác xuất bản tại Việt Nam với tên này, nhưng tất cả loại hình khác của nó thì chưa. Vì chúng ta đang viết tất cả trong cùng một bài franchise, nên đề cập đến các loại hình khác như thế nào? Bất chấp tất cả dùng luôn tên tiếng Việt của manga nguyên tác (1), hay gọi nó đúng theo tên gốc do chưa có tiếng Việt (2)? Nếu là (1) sẽ dẫn đến hệ lụy là chúng ta đang tự dịch tên một cách tự phát cho một sản phẩm không có tên tiếng Việt, cộng thêm rất nhiều tình huống tên có các thành tố bổ sung thì dịch kiểu gì, không lẽ nửa nạc nửa mở kết hợp tên Việt + tên gốc của thành tố bổ sung đó? Chuyện tự dịch luôn thành tố là càng sai quy định rồi. Nếu là (2) thì có vẻ hợp lý hơn, nhưng cũng có cái xấu là bài viết sẽ bị rối loạn, bởi cứ mỗi lần chúng ta đề cập đến tên sản phẩm lại phải đổi nó thành tên gốc tương ứng, như ở đoạn viết về anime của nó sẽ phải luôn dùng Owari no Seraph mặc cho đang là bài Thiên thần diệt thế, rồi những đoạn phê bình đánh giá tương ứng của từng loại hình cũng vậy, ông này đánh giá manga thì ta dùng Thiên thần diệt thế, đến ông kia đánh giá anime lại phải dùng Owari no Seraph hay sao. Chưa kể hàng loạt loại hình khác cũng như vậy, khiến bài càng đọc càng rối do dùng các tên riêng loạn cả lên trong cùng một bài franchise. Đó là còn chưa nói đến tên của các "tiểu loại hình" của loại hình đó, như một anime sẽ có nhiều album nhạc kèm theo hay phim điện ảnh anime mở rộng, vốn cũng mang nhan đề của chính anime và có kèm thành tố bổ sung, thì dùng tên gì cho hợp đây?
  2. Một số trường hợp hi hữu hơn, khi loại hình chuyển thể lại được cấp phép bản quyển ở Việt Nam trước và có tên rất khác so với nguyên tác/tên của chuỗi franchise được cấp phép sau này, như Thủ lĩnh thẻ bài vốn là tên tiếng Việt chính thức của chuyển thể anime Cardcaptor Sakura từ năm 2008, đến tận năm 2014 manga nguyên tác/tên của chuỗi franchise mới được định hình tiếng Việt chính thức là "Cardcaptor Sakura", dẫn đến bài này phải trả về lại tên gốc. Vấn đề tồn đọng là chúng ta giải quyết thế nào với cái tên "Thủ lĩnh thẻ bài" khi không thể phủ nhận một thực tế rằng nó là tên có bản quyển chính thức của loại hình chuyển thể, trong bài Cardcaptor Sakura, vốn vừa là tên chính thức của manga tại Việt Nam vừa là tên của chuỗi franchise? Một điều quan trọng nữa là cái tên "Thủ lĩnh thẻ bài" này trong thực tế không phải chỉ đơn giản là tên tiếng Việt của anime, mà là tên của phiên bản phát sóng tại Việt Nam, có những đặc điểm biên tập của Việt Nam như âm nhạc, lồng tiếng, v.v... Nó dẫn đến trong các đánh giá phê bình từ các nhà chuyên môn tất nhiên sẽ là phiên bản gốc Nhật Bản hoặc một bản phát sóng tại quốc gia khác, thì không thể nào dùng "Thủ lĩnh thẻ bài" để đề cập chung chung được do sẽ tạo sự hiểu lầm rằng họ đang đánh giá luôn cả các đặc điểm của phiên bản Việt Nam như đã kể trên. Như vậy có phải chỉ còn cách nếu đang đề cập đến loại hình này ở phiên bản nào thì dùng tên tương ứng của phiên bản đó, ví dụ đề cập đến bản phát sóng Nhật Bản thì dùng Cardcaptor Sakura, bản Mỹ thì Cardcaptors, bản Việt thì Thủ lĩnh thẻ bài? Nó cũng sẽ kéo theo cách chúng ta điền tham số |title= cho infobox con của anime, là "Thủ lĩnh thẻ bài" với hàm ý ngộ nhận luôn về bản tiếng Việt có các diễn viên lồng tiếng khác, hay không điền gì cả do nó ứng với tên của franchise?
  3. Một số trường hợp còn khó xử hơn nữa, là loại hình chuyển thể lại được cấp phép bản quyển ở Việt Nam mà loại hình nguyên tác thì vẫn chưa (hoặc nói bi quan hơn là không trong tương lai gần)! Đó là ví dụ của Kobato., khi mà chuyển thể anime của nó được phát sóng tại Việt Nam với tên "Kobato - những viên kẹo hạnh phúc.", nhưng manga nguyên tác/tên của chuỗi franchise thì vẫn chưa. Tên bài giờ đây sẽ là gì, dùng tên tiếng Việt của anime bất chấp đây là bài về chuỗi franchise với nguyên tác không tồn tại tên này, hay giữ tên gốc của nguyên tác/chuỗi franchise? Lúc này lại quay về mục 1 với sự nhập nhằng giữa lúc thì tên này khi thì tên khác trong cùng một bài, cùng một đoạn.
  4. Các bài về chuỗi franchise thường ít có bài lẻ, nhưng rất thường xuyên có bài phụ là một danh sách kèm theo, như danh sách chương truyện ABC, danh sách tập phim ABC, danh sách nhân vật trong ABC... thì bây giờ phải làm sao nếu nó rơi vào một trong hai tình huống như trên? Bài phụ danh sách luôn có tên bám sát tên bài chính là một lẽ hiển nhiên rồi, nhưng sẽ thế nào trong các tình huống:
    1. Bài chính là tên tiếng Việt chính thức của loại hình nguyên tác, nhưng loại hình chuyển thể thì chưa có tên tiếng Việt: ví dụ Danh sách chương truyện Thiên thần diệt thế chắc chắn là hợp lý rồi do manga nguyên tác cũng là tên bài chính có bản dịch là Thiên thần diệt thế mà. Nhưng phải làm sao với danh sách tập phim anime của loại hình anime chưa có tên tiếng Việt? Nếu theo quy tắc tên bài phụ theo tên bài chính, thì chúng ta có Danh sách tập phim Thiên thần diệt thế, nhưng liệu có hợp lý không khi đâu có "phim" nào mang tên này? Còn nếu trả về tên gốc, tức Danh sách tập phim Owari no Seraph, thì nó lại như tách rời khỏi bài chính Thiên thần diệt thế, và việc này cũng phụ thuộc chúng ta chọn (1) hay (2) trong mục 1 ở trên.
    2. Bài chính có tên tiếng Việt khác với tên tiếng Việt của các loại hình chuyển thể: ví dụ Danh sách tập truyện Cardcaptor Sakura thì đúng rồi do manga này xuất bản tiếng Việt là Cardcaptor Sakura mà. Nhưng anime của nó cũng có tên tiếng Việt chính thức và rất khác, "Thủ lĩnh thẻ bài", thì danh sách tập phim có nên là Danh sách tập phim Thủ lĩnh thẻ bài hay không? Một lần nữa nó quay về (1) hoặc (2), cộng thêm danh sách này kỳ thực không chỉ có ý nghĩa là các tập phim có đặc điểm lồng tiếng và biên tập tại Việt Nam.
    3. Bài chính không có tên tiếng Việt, nhưng một trong các loại hình chuyển thể của nó thì có: ví dụ ở bài Kobato., thì danh sách tập phim của nó không biết nên bám theo tên bài chính là Kobato., hay là tên của riêng phiên bản phát sóng tại Việt Nam với những đặc điểm biên tập khác.
    4. Bài về nhân vật sẽ được chọn tên gì trong tình huống 4.2 và 4.3, khi mà "nhân vật" của chủ để này thường mang đặc tính kết hợp nội dung từ cả nguyên tác lẫn chuyển thể. Ví dụ giả định trường hợp lúc Thủ lĩnh thẻ bài chỉ có anime tiếng Việt mà chưa xuất bản manga nguyên tác tại Việt Nam, thì bài nhân vật khi đó nên là Danh sách nhân vật trong Thủ lĩnh thẻ bài hay là Danh sách nhân vật trong Cardcaptor Sakura? Có vẻ dù thế nào thì Danh sách nhân vật trong Cardcaptor Sakura cũng được ưu tiên hơn vì bài là về các nhân vật trong nguyên tác, nhưng cần lưu ý là bài này cũng đang viết về các nhân vật chỉ xuất hiện trong chuyển thể anime, hoặc có những tình tiết bổ sung chỉ tồn tại trong anime, thì khi đó dùng tên của nguyên tác không thôi về mặt nội dung lại thành ra chưa tương thích với tên bài.
Phương án của người đề xuất thảo luận

Những sự phức tạp mang tính đặc thù về loại hình truyền thông của anime và manga, cộng thêm sự thiếu nhất quán giữa các bản tiếng Việt (dù số thiếu nhất quán này khá khiêm tốn) và quy ước dùng tên tiếng Việt có bản quyền chính thức của Wikipedia khiến cho một vấn đề tưởng chừng khá đơn giản ở các bài viết khác lại thành ra rối rắm hẳn ở phạm vi văn hóa anime và manga, nơi mà lằn ranh trong nhận thức về các loại hình là rất nhạt nhòa. Chúng ta (những người tìm hiểu và về anime và manga, dù là có chuyên môn hay chỉ khán giả) biết về một nguyên tác thì đồng nghĩa manga/anime hay bất cứ loại hình chuyển thể nào cũng là một phần không tách rời được của nguyên tác đó, cấu thành một franchise hay vũ trụ quan/thế giới quan hoàn chỉnh về tác phẩm, chứ không có sự phân biệt rõ nét giữa các loại hình (như phim chuyển thể từ tiểu thuyết thông thường). Cái mà chúng ta viết là hướng đến sự "tổng quan" nhất về loại hình đó dành cho tất cả người đọc có một sự hiểu biết nhất định về cách nhìn nhận chung theo lẽ thường này (common sense). Tôi đề xuất một số hướng giải quyết sau:

Chia ra hai vấn đề cần làm rõ: tên của bài viết franchise (bao gồm tên các bài phụ như danh sách); và cách mà chúng ta đề cập đến một sản phẩm trong bài viết franchise đó (các ví dụ xin xem ở cuối đề xuất để tránh bị lẫn lộn).

  • Đối với tên bài viết:
    1. Tuyệt đại đa số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng tác phẩm phái sinh thì không: Chọn tên bài là tên có bản dịch chính thức tại Việt Nam của tác phẩm nguyên tác, bất chấp tác phẩm nguyên tác đó ở định dạng nào, là anime, hay manga, light novel, v.v... và:
      1. Tên các bài danh sách phụ: nếu là dành cho nguyên tác, thì dùng tên theo tên bài chính; nếu là dành cho loại hình chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của loại hình đó, bất chấp nó rất khác so với tên bài chính.
      2. Tên các bài lẻ là các phim điện ảnh: dùng tên gốc của phim đó, bất chấp nó rất khác so với tên bài chính.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh (ví dụ tên bài viết về danh sách đĩa nhạc của anime): dùng tên gốc của sản phẩm, bất chấp nó rất khác so với tên bài chính hay tên tác phẩm phái sinh.
    2. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh cũng có những tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác: Chọn tên bài là tên có bản dịch chính thức tại Việt Nam của tác phẩm nguyên tác, và:
      1. Tên các bài danh sách phụ: nếu là dành cho nguyên tác, thì dùng tên theo tên bài chính; nếu là dành cho loại hình chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của loại hình đó; nếu là dành cho loại hình có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tên theo tên bài chính chứ không dùng tên tiếng Việt của riêng loại hình này (xét theo các yếu tố: nhận biết tác phẩm nguyên tác được ưu tiên trong chuỗi franchise; và để ám chỉ rằng chuỗi franchise này có một tên tiếng Việt chính thức, chính là nguyên tác; cũng vừa thỏa mãn nếu có nhiều tên chính thức thì ưu tiên chọn một tên bám sát theo tên chính thức của bài chính, con số này cũng không nhiều)
      2. Tên các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu là phim có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tiếng Việt của phim đó; nếu là phim chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của phim đó.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh (ví dụ tên bài viết về danh sách đĩa nhạc của anime): nếu tiểu loại hình không có tên tiếng Việt chính thức, thì dùng tên theo tên bài chính của franchise, bất chấp nó rất khác so với tên của tác phẩm phái sinh; nếu tiểu loại hình có tên tiếng Việt chính thức — chưa từng có tiền lệ, nếu có sẽ thảo luận để quyết định ngoại lệ.
    3. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác chưa có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh có tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác tiếng Nhật: Chọn tên bài là tên của nguyên tác bằng phiên âm romaji, và:
      1. Tên các bài danh sách phụ: nếu là dành cho nguyên tác, thì dùng tên theo tên bài chính; nếu là dành cho loại hình chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của loại hình đó; nếu là dành cho loại hình có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tên theo tên bài chính chứ không dùng tên tiếng Việt của riêng loại hình này (xét theo yếu tố: nhận biết tác phẩm nguyên tác được ưu tiên trong chuỗi franchise, vốn chưa được dịch sang tiếng Việt)
      2. Tên các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu là phim có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên tiếng Việt của phim đó; nếu là phim chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì dùng tên gốc của phim đó.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh (ví dụ tên bài viết về danh sách đĩa nhạc của anime): nếu tiểu loại hình không có tên tiếng Việt chính thức, thì dùng tên theo tên bài chính của franchise, bất chấp nó rất khác so với tên của tác phẩm phái sinh; nếu tiểu loại hình có tên tiếng Việt chính thức — chưa từng có tiền lệ, nếu có sẽ thảo luận để quyết định ngoại lệ.
    4. Trong mọi trường hợp, danh sách nhân vật luôn bám sát tên của bài chính.


  • Đối với cách mà chúng ta đề cập đến một sản phẩm trong bài viết franchise đó, đã khớp và nhất quán với các đề xuất tên bài ở trên:
    1. Tuyệt đại đa số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng tác phẩm phái sinh thì không: khi đề cập đến nguyên tác, thì dùng tên như tên bài (bắt buộc kèm romaji là tên gốc hoặc cách viết đúng như tên gốc ở câu đầu tiên của bài); khi đề cập đến tác phẩm phái sinh, thì dùng tên gốc của tác phẩm phái sinh đó, dựa theo romaji đã cung cấp (cố gắng tránh phải làm việc này tối đa, tức là đề cập gián tiếp như "anime chuyển thể của ABC...." chứ không nhất thiết phải là "anime có có nhan đề "XYZ" chuyển thể từ manga ABC...", trừ trường hợp tên của anime đó thật sự quá khác so với nguyên tác). Trong phần phê bình, đánh giá và linh hoạt các trường hợp khác: cố gắng bám sát theo tên bài nhất có thể và không tạo cảm giác rằng phần này đang nói về hai tác phẩm khác nhau.
      1. Trong các danh sách phụ: đề cập hoàn toàn dựa theo tên của tên bài danh sách; nếu đang trong danh sách của tác phẩm phái sinh, thì có kèm lưu ý như "nguyên tác của phim/truyện này ra mắt ở Việt Nam dưới nhan đề ABC...".
      2. Trong các bài lẻ là các phim điện ảnh: đề cập hoàn toàn dựa theo tên bài phim lẻ, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính tiếng Việt]..."
      3. Trong các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: linh hoạt như trên.
    2. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh cũng có những tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác: khi đề cập đến nguyên tác, thì dùng tên như tên bài (bắt buộc kèm romaji là tên gốc hoặc cách viết đúng như nhan đề gốc ở câu đầu tiên của bài); khi đề cập đến tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì dùng tên gốc của tác phẩm phái sinh đó chứ không dùng tên tiếng Việt, dựa theo romaji, với một câu ghi chú như "được ra mắt tại Việt Nam dưới tên "ABC". Trong phần phê bình, đánh giá và linh hoạt các trường hợp khác: cố gắng bám sát theo tên bài nhất có thể và không tạo cảm giác rằng phần này đang nói về hai tác phẩm khác nhau, tuy nhiên nếu đang đánh giá về chính phiên bản Việt Nam (vô cùng hiếm gặp), thì dùng tên như tên tiếng Việt của tác phẩm phái sinh đó. Tham số |title= trong infobox con dành riêng cho tác phẩm đó vẫn để trống không điền gì cả.
      1. Trong các danh sách phụ: đề cập hoàn toàn dựa theo tên của tên bài danh sách; nếu đang trong danh sách của tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì kèm lưu ý như "ra mắt ở Việt Nam dưới nhan đề ABC..."
      2. Trong các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu phim lẻ có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập hoàn toàn dựa theo tên bài phim lẻ bằng tiếng Việt đó, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính tiếng Việt]..."; nếu phim lẻ chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập theo tên phim là nhan đề gốc, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính tiếng Việt]..."
      3. Trong các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: linh hoạt như trên.
    3. Thiểu số: trường hợp Tác phẩm nguyên tác chưa có bản dịch chính thức tại Việt Nam, nhưng một trong số các tác phẩm phái sinh có tên dịch tiếng Việt chính thức và khác biệt so với tên nguyên tác tiếng Nhật: khi đề cập đến nguyên tác, thì dùng tên như tên bài (đã sẵn ở romaji hoặc cách viết của nhan đề gốc); khi đề cập đến tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì dùng tên gốc của tác phẩm phái sinh đó chứ không dùng tên tiếng Việt, dựa theo romaji, với một câu ghi chú như "được ra mắt tại Việt Nam dưới tên "ABC". Trong phần phê bình, đánh giá và linh hoạt các trường hợp khác: cố gắng bám sát theo tên bài nhất có thể và không tạo cảm giác rằng phần này đang nói về hai tác phẩm khác nhau, tuy nhiên nếu đang đánh giá về chính phiên bản Việt Nam (vô cùng hiếm gặp), thì dùng tên như tên tiếng Việt của tác phẩm phái sinh đó. Tham số |title= trong infobox con dành riêng cho tác phẩm đó vẫn để trống không điền gì cả.
      1. Trong các danh sách phụ: đề cập hoàn toàn dựa theo tên của tên bài danh sách; nếu đang trong danh sách của tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt, thì kèm lưu ý như "ra mắt ở Việt Nam dưới nhan đề ABC..."
      2. Trong các bài lẻ là các phim điện ảnh: nếu phim lẻ có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập hoàn toàn dựa theo tên bài phim lẻ bằng tiếng Việt đó, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính nguyên ngữ]..."; nếu phim lẻ chưa có bản dịch tiếng Việt chính thức, thì đề cập theo tên phim là nhan đề gốc, nhưng có kèm lưu ý như "chuyển thể/dựa theo [Tên bài chính nguyên ngữ]..."
      3. Trong các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: linh hoạt như trên.
    4. Trong mọi trường hợp, áp dụng cho khi đề cập trong danh sách tác phẩm của bài viết về một tiểu sử (tác giả, đạo diễn) hay tổ chức (nhà xuất bản, hãng phim), luôn liên kết và đề cập đến nó bằng tên bài chính, với các ngoại lệ là các phim điện ảnh: đối với phim có bản dịch tiếng Việt, thì liên kết và đề cập theo tên của bài lẻ đó bằng tiếng Việt; đối với phim không có bản dịch tiếng Việt, thì liên kết theo đúng như tên bài lẻ là nhan đề gốc của phim đó.


Dưới đây là các ví dụ tương ứng cho từng mục ở trên để dễ hình dung:

Ví dụ
  • Đối với tên bài viết:
    1. Hành trình U Linh Giới (tên gốc: Yū Yū Hakusho) là manga nguyên tác, có bản dịch tiếng Việt chính thức, không có tác phẩm phái sinh nào được dịch sang tiếng Việt —— tên bài là Hành trình U Linh Giới
      1. Tên các bài danh sách phụ được đề xuất: Danh sách chương truyện Hành trình U Linh Giới ứng với manga nguyên tác. Danh sách tập phim Yū Yū Hakusho ứng với tác phẩm phái sinh không có bản dịch tiếng Việt.
      2. Tên bài lẻ là phim (anime, live-action): Yū Yū Hakusho: Meikai Shitō Hen - Honō no Kizuna là tên một phim lẻ của tác phẩm này, dùng tên gốc do không có bản dịch tiếng Việt.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: Âm nhạc của Yū Yū Hakusho, do nó là bài danh sách đĩa nhạc của một anime không có bản dịch tiếng Việt.
      4. Danh sách nhân vật trong Hành trình U Linh Giới, là danh sách nhân vật bám theo tên bài chính
    2. Tsubasa Giấc mơ sân cỏ (tên gốc: Captain Tsubasa) là manga nguyên tác, có bản dịch tiếng Việt chính thức, và một trong các tác phẩm phái sinh của nó là (một trong số các xê-ri) anime cũng có bản dịch chính thức: Thủ lĩnh Tsubasa, rất khác so với tên tiếng Việt của manga —— tên bài là Tsubasa Giấc mơ sân cỏ
      1. Tên các bài danh sách phụ được đề xuất: Danh sách tập truyện Tsubasa Giấc mơ sân cỏ ứng với manga nguyên tác. Danh sách tập phim Tsubasa Giấc mơ sân cỏ ứng với tác phẩm phái sinh, chứ không dùng tên Danh sách tập phim Thủ lĩnh Tsubasa, như lựa chọn ưu tiên cho tên nguyên tác và của franchise, khi mà có đến hai tên chính thức tồn tại. Danh sách tập phim Shin Captain Tsubasa ứng với tác phẩm phái sinh không có tên tiếng Việt. Danh sách tập truyện Captain Tsubasa World Youth ứng với tác phẩm phái sinh không có tên tiếng Việt.
      2. Tên bài lẻ là phim (anime, live-action): Ví dụ này vốn không có phim điện ảnh, nhưng do là ví dụ nên cho phép tôi bịa ra một phim, giả dụ: Captain Tsubasa: Road to World Cup 2026, dùng tên gốc do không có bản dịch tiếng Việt. Giả dụ: Thủ lĩnh Tsubasa: Đường đến World Cup 2026, dùng tên tiếng Việt là bản chiếu chính thức tại Việt Nam.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: Âm nhạc của Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, bám theo tên bài chính của franchise, chứ không phải Âm nhạc của Thủ lĩnh Tsubasa (vừa hay đây sẽ là bài danh sách đĩa nhạc của tất cả xê-ri anime thuộc tác phẩm này, chứ không phải chỉ cho một mình bản phim Thủ lĩnh Tsubasa). Tên riêng của từng album, ví dụ Captain Tsubasa Original Soundtrack thì vẫn được giữ nguyên như vậy (chưa từng thấy bài album nào như vậy có một trang riêng không nằm trong danh sách)
      4. Danh sách nhân vật trong Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, là danh sách nhân vật bám theo tên bài chính
    3. Kobato. là manga nguyên tác, không có bản dịch tiếng Việt chính thức, và một trong các tác phẩm phái sinh của nó là chuyển thể anime lại có bản dịch chính thức: Kobato - những viên kẹo hạnh phúc. —— tên bài là Kobato.
      1. Tên các bài danh sách phụ được đề xuất: Danh sách chương truyện Kobato. ứng với manga nguyên tác. Danh sách tập phim Kobato. ứng với tác phẩm phái sinh, chứ không dùng tên Danh sách tập phim Kobato - những viên kẹo hạnh phúc, như lựa chọn ưu tiên cho tên nguyên tác và của franchise, vẫn chưa có bản dịch chính thức.
      2. Tên bài lẻ là phim (anime, live-action): Ví dụ này vốn không có phim điện ảnh, vậy nên cho phép tôi lấy ví dụ là một tác phẩm khác: Tuổi mới lớn mộng mơ, dùng tên tiếng Việt là bản chiếu chính thức tại Việt Nam, dù cho tác phẩm gốc của nó là Chūnibyō demo Koi ga Shitai! vẫn chưa có bản dịch tại Việt Nam.
      3. Tên các bài thuộc tiểu loại hình của tác phẩm phái sinh: Âm nhạc của Kobato., bám theo tên bài chính của franchise, chứ không phải Âm nhạc của Kobato - những viên kẹo hạnh phúc. Tên riêng của từng album, ví dụ Kobato. Original Soundtrack thì vẫn được giữ nguyên như vậy (chưa từng thấy bài album nào như vậy có một trang riêng không nằm trong danh sách)
      4. Danh sách nhân vật trong Kobato., là danh sách nhân vật bám theo tên bài chính


  • Đối với cách mà chúng ta đề cập đến một sản phẩm trong bài viết franchise đó, đã khớp và nhất quán với các đề xuất tên bài ở trên:
    1. Hành trình U Linh Giới: câu giới thiệu ghi rõ Hành trình U Linh Giới (幽☆遊☆白書 Yū Yū Hakusho?). Toàn bài cố gắng chỉ đề cập bằng cái tên Hành trình U Linh Giới. Đoạn viết về anime (hay bất cứ loại hình khác) cũng cố gắng không đề cập tên gốc của anime, mà viết như "Anime chuyển thể của Hành trình U Linh Giới được đạo diễn bởi Noriyuki Abe và đồng sản xuất với Fuji Television, Yomiko Advertising...." / Dĩ nhiên tùy vào ngữ cảnh và tính phức tạp của từng loại hình có các thành tố tên khác nhau mà phải ghi rõ tên gốc ra, như guidebook Yū Yū Hakusho Perfect File thì không thể tránh được rồi, điều này ở sản phẩm nào nước ngoài nào cũng vậy chứ không chỉ anime/manga, vì hẳn là đâu thể có tên tiếng Việt cho mọi loại sản phẩm franchise được.
      1. Trong các danh sách phụ: ví dụ với Danh sách chương truyện Hành trình U Linh Giới thì chỉ đơn giản đề cập như Hành trình U Linh Giới mà thôi. Nhưng với Danh sách tập phim Yū Yū Hakusho thì câu mở đầu có thể ghi theo gợi ý sau: "Đây là danh sách các tập anime truyền hình Yū Yū Hakusho, chuyển thể từ loạt manga cùng tên, được ấn hành tại Việt Nam với nhan đề Hành trình U Linh Giới."
      2. Trong bài lẻ là phim (anime, live-action): Yū Yū Hakusho: Meikai Shitō Hen - Honō no Kizuna chẳng hạn, có thể ghi như "Yū Yū Hakusho: Meikai Shitō Hen - Honō no Kizuna là một phim anime điện ảnh chuyển thể/phỏng theo loạt manga Hành trình U Linh Giới"
    2. Tsubasa Giấc mơ sân cỏ: phần giới thiệu ghi rõ "Tsubasa Giấc mơ sân cỏ (キャプテン翼 Kyaputen Tsubasa?, Captain Tsubasa, nghĩa đen: Đội trưởng Tsubasa), còn được biết đến với tên Thủ lĩnh Tsubasa, là một manga lấy đề tài bóng đá do Takahashi Yōichi sáng tác, được Shūeisha]] phát hành lần đầu năm 1981 [....] Chuyển thể anime [...] được HTV3 phát sóng tại Việt Nam với nhan đề Thủ lĩnh Tsubasa." Đoạn viết về một trong các bản anime của bài thể giới thiệu lại [...] HTV3 đã phát sóng anime tại Việt Nam với nhan đề Thủ lĩnh Tsubasa"
      1. Trong các danh sách phụ: ví dụ với Danh sách chương truyện Tsubasa Giấc mơ sân cỏ thì chỉ đơn giản đề cập như Tsubasa Giấc mơ sân cỏ mà thôi. Với Danh sách tập phim Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, thì viết câu như "[...] chuyển thể từ manga cùng tên, và được phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3 với nhan đề Thủ lĩnh Tsubasa." Với Danh sách tập phim Shin Captain Tsubasa, viết như "[...] là chuyển thể anime từ bộ manga Tsubasa Giấc mơ sân cỏ. Phần trước của anime này từng phát sóng tại Việt Nam với nhan đề Thủ lĩnh Tsubasa." Với Danh sách tập truyện Captain Tsubasa World Youth, thì viết như "[...] là phần tiếp theo của manga Tsubasa Giấc mơ sân cỏ." v.v... linh hoạt tùy tình huống.
      2. Trong bài lẻ là phim (anime, live-action): cũng trong giả định, cả hai trường hợp phim đó có hay không bản dịch tiếng Việt chính thức, đều ghi như: "[...] là phim anime điện ảnh chuyển thể/phỏng theo loạt manga Tsubasa Giấc mơ sân cỏ."
    3. Kobato.: phần giới thiệu ghi rõ "Kobato. (こばと。?) là một loạt manga do CLAMP sáng tác, được giới thiệu trên tạp chí Monthly Sunday Gene-X vào tháng 1 năm 2005. [...] Chuyển thể anime [...] phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3 với nhan đề Kobato - những viên kẹo hạnh phúc.
      1. Trong các danh sách phụ: ví dụ với Danh sách chương truyện Kobato. thì chỉ đơn giản đề cập như Kobato. mà thôi. Với Danh sách tập phim Kobato. thì viết câu như "[...] chuyển thể từ manga cùng tên, và được phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3 với nhan đề Kobato - những viên kẹo hạnh phúc."
      2. Tên bài lẻ là phim (anime, live-action): tiếp tục dùng ví dụ ngoài, như tại bài Tuổi mới lớn mộng mơ ghi "[...] là một phim anime dựa trên loạt light novel Chūnibyō demo Koi ga Shitai! của tác giả Torako."
    4. Danh sách nhân vật tương ứng của 3 bài trên đều đề cập như "[...] các nhân vật trong tác phẩm [manga/anime/v.v...] [tên bài chính]"
    5. Trong bài về David Production, hãng sản xuất anime cho Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, phần phim Thủ lĩnh Tsubasa, liệt kê bài về nó như Tsubasa Giấc mơ sân cỏ chứ không phải Thủ lĩnh Tsubasa.

Nếu thống nhất được một hướng dẫn chung cho từng trường hợp, các thành viên viết bài về anime và manga về sau sẽ thuận tiện hơn khi chọn dùng tên hay dùng từ cho loạt bài vốn mang tính chất franchise nặng nề này. Xin phép tag các thành viên đã gắn bản mẫu {{User WP Anime}} vào trang cá nhân và có hoạt động trong vài tháng gần đây là ShiraAki, Shinigami1998, Ancktv97x, Charlotte Dinh, Chihaya~chan, CleW, DoraMoon, Giang-wikia, HikariTenshi, Ioe2015, Kieprongbuon812, Ngochue456, Nguyễn Hoài Phương, Phjtieudoc, Vũ Trương Minh, Huỳnh Nhân-thập, và những bạn đã đóng góp nhiều cho dự án gần đây như Nacdanh, Bluetpp cho ý kiến đóng góp về đề xuất này; những bạn có hiểu biết về chủ đề này tất nhiên cũng được chào đón cho ý kiến. Khi đã thống nhất, các quy cách và hướng dẫn sẽ được bổ sung vào trang cẩm nang biên soạn WP:CNBS-AM. Xin cảm ơn --minhhuy (thảo luận) 16:28, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)

anime Captain Tsubasa phiên bản năm 1983 phát trên HTV3 vào khoảng 2012-2013 thì được lấy tên là Tsubasa - Giấc mơ sân cỏ còn anime phiên bản 2018 mới được lấy tên là Thủ lĩnh Tsubasa nha. DoraMoon (thảo luận) 01:51, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
@DoraMoon: Tôi biết rằng HTV3 phát sóng phiên bản phim của David Production (sản xuất năm 2018), và từ thông tin thêm của bạn cũng cho thấy tác phẩm có nhiều tên khác nhau ở các tác phẩm gốc và phái sinh. Bạn có ý kiến gì về đề xuất tên cho bài không? --minhhuy (thảo luận) 02:08, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Mình nghĩ về vấn đề này, nếu cùng một loại phái sinh nhưng có nhiều tên khác nhau mà có một cái trùng với tên của tác phẩm gốc thì ưu tiên dùng tên đó cho thuận bài viết. Tiểu Phương #Talk2me 03:13, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Mình thấy không có gì để phàn nàn về phương án mà Huy đưa ra. Mình nhất trí. Cá nhân mình nhiều khi sửa và dịch bài cũng bối rối lắm. Nếu có một hướng dẫn chung cho toàn bộ dự án thì sẽ dễ bề sửa bài hơn. Và nếu các phương án này được đưa vào thực thi thì sẽ có nhiều việc để làm phết, vì tôi vừa đảo qua một số bài và vẫn thấy có những nguyên tác đã có tên Tiếng Việt nhưng lại vẫn đang để tên gốc, ví dụ như Yakitate!! Japan. Xin cảm ơn. Tiểu Phương #Talk2me 02:49, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Thực ra việc đổi tên lại bài vốn dĩ đã có tên tiếng Việt chính thức bằng nguyên tác không phải là mục tiêu của thảo luận này, vì vốn dĩ đó luôn là việc mà chúng ta đang làm trên cơ sở tuân theo quy định về tên xuất bản phẩm ở Wikipedia. Mục tiêu của thảo luận là giải quyết ra sao với một sản phẩm franchise chung có khác biệt nhiều giữa tên nguyên tác và tên tác phẩm phái sinh (nếu tác phẩm phái sinh có tên tiếng Việt thì nên đề cập đến nó trong bài và bài phụ danh sách bằng tên nào, tương tự với tác phẩm phái sinh không có tên tiếng Việt mà tác phẩm gốc thì có). Hơn nữa tôi nghĩ khối lượng công việc của việc đổi tên cũng không quá lớn :^) Nếu tôi không tính toán sai thì từ khi Việt Nam ký Công ước Bern vào năm 2003, mỗi năm trung bình chỉ có khoảng 10 manga có bản quyền mới được xuất bản. Gần đây thì light novel được dịch ngày càng nhiều. --minhhuy (thảo luận) 03:18, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Một vấn đề mình cũng mong muốn được mọi người đồng nhất cho các cơ sở đặt tên bài trong loạt franchise đó chính là chọn cách viết chuẩn nhất bởi vì một số bài thì tên đặt thường, một số bài thì viết hoa toàn bộ còn một số bài thì kiểu nửa viết hoa nửa viết thường với lý do là bìa manga / anime in như vậy nên phải ghi như vậy (điển hình như Tsubasa -RESERVoir CHRoNiCLE- , CLANNAD được viết giống hệt bản gốc còn Naruto thì lại được đặt theo cách viết thường dù bản gốc là viết hoa toàn bộ,...). Theo mình nghĩ qua đây cũng cần có sự đồng bộ trong việc tên bài nên được ghi theo kiểu nào cho hợp lý nhất. Với ý kiến riêng mình thì mong tên các bài sẽ đặt kiểu thường giống như những bài khác không ưu tiên tác phẩm nào hết vì viết kiểu hoa thường lẫn lộn đó với lí do "ý đồ tác giả" thì không công bằng với những tác phẩm khác vì biết đâu ở những tác phẩm khác cũng có ý đồ tác giả trong đó thì sao nên cứ viết thường hết là chắc nhất DoraMoon (thảo luận) 09:45, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Trước tiên, xin cảm ơn Huy rất nhiều vì đã dành công sức ra để đặt vấn đề và đề xuất các giải pháp cũng như ví dụ cụ thể! Mình cũng đang đau đầu với vấn đề này và hiện chưa nghĩ ra được phương án nào theo mình là tốt nhất để có thể đưa ra cho các tv trong dự án thảo luận. May mắn là Huy đã xem xét mọi khía cạnh và đề ra phương án hợp lý cho từng trường hợp cụ thể. Như trước đây, mình luôn tuân theo quy tắc ưu tiên dùng tên bản quyền tiếng Việt cho bài chính (bất kể là nguyên tác hay franchise). Nhưng quy tắc đó chỉ phù hợp khi mà chỉ có một loại hình (nguyên tác hoặc franchise) được mua bản quyền tiếng Việt thôi. Còn với tình hình lộn xộn về chuyện đặt tên hiện tại, mình hoàn toàn đồng ý với quy tắc đặt tên bài mới của Huy. Phương (thảo luận) 16:16, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)
@DoraMoon: Có lẽ chúng ta sẽ thảo luận về nó trong một đề mục riêng hoặc sau khi cuộc thảo luận trên kết thúc. Cách viết tên một tác phẩm tôi nghĩ sẽ có phạm vi rất rộng vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ tên tác phẩm văn học, phim ảnh, nên nó cũng nên được đặt vấn đề tại Wikipedia:Cẩm nang biên soạn. --minhhuy (thảo luận) 16:26, ngày 18 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Mình là người đã tham gia viết các bài viết về một sê-ri anime. Sau một thời gian khá dài để viết các loạt bài về Digimon, mình nhận thấy có một vấn đề cần được giải đáp, đó là franchise Digimon hiện nay chưa có bất kỳ bản quyền chính thức nào ở Việt Nam. Hiện tại số người biết đến thường đa phần tập trung vào những bạn trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x như mình (đôi khi có cả thế hệ thuộc thập niên 2000). Dù một số người đã biết tên franchise với tên nhân vật theo nguyên bản nhưng đa số những người trên đề biết đến tên gọi khác của hai phần anime đầu tiên của franchise này là Cuộc phiêu lưu của các con thú hay Cuộc phiêu lưu của những con thú. Cách gọi này bắt nguồn từ bản thuyết minh của hai anime Digimon AdventureDigimon Adventure 02 được phát sóng trên LA34 vào khoảng đầu thập niên 2000, theo mình được biết thì nhà đài khi đó đã thuyết minh từ bản của Hồng Kông để phát sóng mà không có bản quyền, nói theo ngôn ngữ bình dân gọi là phát lậu. Đến tầm khoảng tháng 11 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017, hai phần này được kênh truyền hình SEETV phát sóng bản lồng tiếng với tựa đề Digimon phiêu lưu ký và đây là lần phát sóng có bản quyền. Trong bản này có sự khác biệt về tên tập phim, nhưng nhược điểm của bản này là các thuật ngữ chính và quan trọng đề bị dịch sai lệch quá nhiều so với nguyên bản và mọi tên gọi liên quan về nhân vật này được Việt hóa không hoàn toàn, nói thẳng ra là có trình trạng nửa nạc nửa mỡ trong khâu biên dịch (về chất lượng lồng tiếng thì mình xin phép không bàn đến vấn đề này). Chính vì lý do trên nên hầu hết các fandom của franchise Digimon tại Việt Nam (trong đó có mình) đều không nhìn nhận bản dịch này là bản chính thức và hiện đang chờ bản dịch khác chuẩn xác nhất cho franchise này tại Việt Nam. Vậy trên Wikipedia này chúng ta có thể trình bày các bài viết về anime và manga theo quy tắc đặt tên bài mà Huy đề xuất thì chúng ta nên biên tập như thế nào nếu chúng ta gặp phải tình huống như ví dụ trên? Bản thân mình cũng ủng hộ quy tắc đặt tên bài viết về franchise và những điều mình nói ở đây sẽ giúp cho việc biên tập các bài viết thuộc dự án Anime và Manga được tốt và hiệu quả nhất. Xin mời mọi người chúng ta cùng góp ý như trên. サンクサン タカト (thảo luận) 08:57, ngày 22 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Theo những gì tôi hiểu thì vấn đề bạn nêu ra là về "cách dịch tên nhân vật và khái niệm" khi tác phẩm nguyên tác và/hoặc tác phẩm phái sinh có bản dịch tiếng Việt chính thức. Gợi ý tên nhân vật có nêu tại Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Anime và Manga#Nhân vật và cũng chưa quá lỗi thời ở thời điểm này, nhưng có lẽ nên sửa "phải được xác định theo tên đã sử dụng trong phiên bản tiếng Việt chính thức" thành "nên được xác định theo tên đã sử dụng trong phiên bản tiếng Việt chính thức" để mở đường cho các ngoại lệ (và để tránh hiểu lầm rằng nó cũng phải viết theo thứ tự tên trước họ sau trong trường hợp bản dịch dùng cách viết này, mâu thuẫn với một trong các mục của phần tên gọi). Về cơ bản thì cũng giống như với tên bài viết, nếu tác phẩm nguyên tác không được dịch chính thức thì bạn không cần phải dùng tên được miêu tả trong các bản phái sinh, hãy bám sát theo nguyên tác. Sau tất cả thì cái mà chúng ta viết thực chất là viết về tác phẩm gốc chứ không phải bản địa phương hóa của nước nào cả, nên nếu là nội dung bài viết thì bạn luôn có thể linh hoạt viết sao cho phù hợp nhất chứ không nhất thiết phải tuân thủ theo tên bản dịch trong mọi tình huống kể cả khi nó đang cản trở cách bạn triển khai thông tin hữu ích cho độc giả (một chú giải ghi "trong bản lồng tiếng/thuyết minh/dịch tiếng Việt [...] nhân vật được gọi là [...] có thể hữu ích). Những người biên tập bài có trách nhiệm giúp độc giả hiểu rõ nhất về bài viết, và các hướng dẫn suy cho cùng là những "lời khuyên" để tránh sự thiếu thống nhất, nên nếu bạn nhận thức rõ việc mình đang làm là hữu ích, cứ bỏ qua nó sau khi đã để lại lưu ý trong trang thảo luận. --minhhuy (thảo luận) 09:33, ngày 22 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Gần đây mình có biên soạn lại list tập Doraemon và bổ sung bản dịch của nhà đài khi phát sóng và kèm theo bản dịch không chính thức song song trong bài vì ở bản dịch của đài khi phát sóng trong phiên bản tiếng Việt đôi khi thiếu sự thống nhất, thiếu sự chuẩn xác (dịch sai hoặc thiếu). Lấy ví dụ là ở các movie Doraemon các tập movie 新 bị cắt ngắn tên giống với phiên bản gốc thay vì dùng từ Doraemon: Phiên bản mới • Nobita và lịch sử khai phá vũ trụ hoặc Doraemon: Tân Nobita và lịch sử khai phá vũ trụ thì bị dịch thành Doraemon: Nobita và lịch sử khai phá vũ trụ (nguyên tác của tác phẩm). Hiện tại vài bài trong movie đang bị wiki tự dịch chẳng hạn như Doraemon: Tân Nobita thám hiểm vùng đất mới - Peko và 5 nhà thám hiểm ( tên chính thức khi phát hành tại rạp Việt là Doraemon: Phiên bản mới • Nobita thám hiểm vùng đất mới - Peko và 5 nhà thám hiểm còn khi kênh truyền hình HTV3 - DreamsTV thì lấy tên ngắn là Doraemon: Nobita thám hiểm vùng đất mới. Khá đau đầu :)))))) 09:13, ngày 1 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Đối với các phim điện ảnh Doraemon thì dùng tên khi chiếu tại rạp là hợp lý hơn như định dạng sản xuất của nó, kèm ghi chú về tên gọi khác khi phát sóng lên truyền hình cũng được. Với những phim cũ chưa được chiếu chính thức (và có vẻ là sẽ không trong tương lai gần), tôi nghĩ nên dùng tên mà Nhà xuất bản Kim Đồng đặt cho phiên bản truyện dài. Các truyện dài này không được xem là một chuyển thể từ phim, mà chúng chính là một phần trong quá trình sáng tác của tác giả Fujiko F. Fujio, ông triển khai tác phẩm của mình bằng cả phim và truyện. Đối với các phim mới chưa hề chiếu rạp, tôi tin rằng tên gốc nên được dùng (ví dụ Doraemon: Nobita và chuyến thám hiểm Mặt Trăng nên trả về Doraemon: Nobita no Getsumen Tansa-ki). --minhhuy (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Doraemon: Tân Nobita và chuyến phiêu lưu vào xứ quỷ - 7 nhà phép thuật, Doraemon: Tân Nobita và lịch sử khai phá vũ trụDoraemon: Tân Nobita và binh đoàn người sắt - Đôi cánh Thiên thần liệu chăng có nên được trả về tên gốc (phiên âm romaji) khi mà chưa từng được chiếu rạp, còn khi chiếu trên truyền hình thì tên phim bị cắt ngắn thiếu sự chuẩn xác ( tên bài ) hay giữ nguyên tên như hiện tại hoặc điều chỉnh chữ "Tân" trong bài thành "Phiên bản mới" cho giống với các định dạng mới của tập phim cũ chiếu rạp sau này nhỉ DoraMoon (thảo luận) 11:39, ngày 1 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Trong infobox các bài trên tôi đều thấy ghi ngày chiếu ở Việt Nam, nên nếu đó là ngày chiếu TV thì cần xóa đi, do tham số công chiếu chỉ dành cho chiếu rạp hoặc chiếu giới thiệu lần đầu mà thôi. Trường hợp này nếu TVM Corp. đã mua bản quyền phim thì nó đã có tên tiếng Việt chính thức, theo tôi nên dùng tên chính thức đó (tôi cũng hiểu sự khó khăn ở đây, vì nó là bản remake của phim cũ). Cụ thể:
Tuy nhiên đây chỉ là đề xuất của tôi, và loạt bài Doraemon rõ ràng có nhiều rắc rối hơn bởi tính franchise quá lớn. Có thể mở thảo luận thêm nếu bạn thấy cần thiết. --minhhuy (thảo luận) 13:54, ngày 1 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Tôi cũng đang cân chỉnh lại các phiên âm romaji của các bài nên sẵn sẽ điều chỉnh lại luôn. Mà trong tựa gốc hay có các tựa phụ hoặc các từ mượn của tiếng Anh thì nên phiên âm ra sao (ghi tiếng Anh hay sẽ phiên ra theo cách đọc trong tiếng Nhật). Lấy ví dụ リトルスターウォーズ sẽ phiên âm ra ritorusutāu~ōzu hay sẽ dùng Little Star Wars DoraMoon (thảo luận) 00:31, ngày 2 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Tất nhiên là viết theo ngôn ngữ mà từ katakana đó đang cố gắng phiên âm (gairaigo) rồi. Đó chỉ là "phong cách" của người Nhật khi viết các từ tiếng nước ngoài mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 02:45, ngày 2 tháng 12 năm 2018 (UTC)

Ý kiến của Nacdanh

Tôi có thắc mắc là có những tác phẩm nguyên tác hoặc chuyển thể phái sinh được cấp phép chính thức nhưng không có nguồn dẫn thì sẽ giải quyết thế nào? (Ví dụ như trường hợp Mononoke Hime đã từng chiếu trên VTV3 với tên 'Công chúa Mononoke' nhưng không tìm đâu ra nguồn dẫn về hiện tượng này). Cũng như trường hợp tên phái sinh giống hệt nguyên tác đã cấp phép chính thức (có thể từ nội dung Nhật Bản hoặc từ quốc gia khác) tại Việt Nam mà vẫn giữ nguyên có vẻ cũng hơi kì một chút, liệu có thể linh động hay vẫn giữ nguyên như đề xuất bên trên (đó chỉ là thắc mắc, nhưng có vẻ nên tôn trọng bản quyền).Nacdanh (thảo luận) 18:25, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)

@Nacdanh: Tôi không nghĩ là Mononoke Hime từng được ra mắt chính thức tại Việt Nam kể cả khi nó từng chiếu trên VTV3 vào năm 2003, vì tôi cảm thấy nghi ngờ kênh quốc gia này vào thời điểm đó thật sự tuân thủ vấn đề bản quyền. Cho đến sau năm 2005, Mononoke Hime mới được Studio Ghibli cho phép chiếu phát lên truyền hình tại nước ngoài. Tất nhiên sự ưu tiên cho tên phổ biến có thể được áp dụng, như trường hợp của Nhóc Maruko khi mà cả manga lẫn phim đều từng ra mắt tại Việt Nam mà chắc chắn là không có bản quyền, nhưng "Nhóc Maruko" là một cái tên đã rất quen thuộc và phổ biến nên chúng ta miễn cưỡng chấp nhận nó. Tôi không chắc chắn Công chúa Mononoke có mức độ tác động và ảnh hưởng lớn đến như vậy ở Việt Nam, không như Nhóc Maruko. Dù sao vấn đề này cũng không liên quan lắm đến cuộc thảo luận này.
Ý thứ hai của bạn, tôi cũng từng rất muốn làm như vậy (ở trên bạn Nguyễn Hoài Phương chắc cũng vậy), nhưng xem lại thì tôi thấy rõ một nghịch cảnh là làm sao chúng ta nói là phim này phim nọ (dạng phái sinh phổ biến nhất) bằng cái tên đó khi nó chưa bao giờ có mặt bằng tiếng Việt. Nó cũng sẽ kéo theo vấn đề như tôi từng trình bày ở trên: có thể tác phẩm phái sinh này tên giống hệt nguyên tác, nhưng anime/manga nó thường không chỉ có một tác phẩm phái sinh, và các tác phẩm phái sinh được đặt tên với nhiều thành tố bổ sung. Ví dụ 1: manga ABC có anime season đầu tiên cũng là ABC, nhưng season thứ hai là: ABC-XYZ. Như vậy giả dụ cái manga ABC đó được dịch ra tiếng Việt thì xem như có cơ sở để dịch luôn tên của anime ABC đi, nhưng bạn làm thế nào với season ABC-XYZ? Chẳng lẽ ta... tự dịch cái phần "XYZ" đó rồi ghép vào? Và đó là còn dễ nếu XYZ chỉ là thành tố bổ sung phía sau, tôi đã gặp những trường thành tố này bổ sung cả ở... đằng trước, thì nếu theo cách dịch đó chúng ta sẽ tạo ra một cái tên rất quái đản. Nếu chọn cách chỉ dịch một mình season ABC đầu tiên thôi còn ABC-XYZ giữ nguyên thì chẳng phải rất lạc quẻ sao? Chi bằng ta dứt khoát hy sinh, tuân thủ việc không tự dịch tên, cũng là để tránh phải phân vân với các tình huống phát sinh (mà tôi khẳng định là rất thường gặp) như vậy. Ví dụ 2: tôi đoán bạn chỉ đang nói đến cái dạng phái sinh phổ biến nhất của nó là anime, nhưng nên lưu ý là chúng ta có hàng loạt loại phái sinh rất lạ gần như chưa bao giờ có mặt tại Việt Nam như drama CD hay các album nhạc, lúc này dịch ra sẽ chỉ càng làm phân vân hơn mà thôi. Nếu mà linh động thì nó cũng không khác mấy so với hiện tại, mỗi bài một trường hợp và gây phân vân lớn, chính vì vậy tôi mới mong chúng ta thống nhất được một phương án khả dĩ nhất có thể dù phải hy sinh vài thứ. --minhhuy (thảo luận) 16:26, ngày 18 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Tôi hiểu ý của bạn Trần Nguyễn Minh Huy về các yếu tố phức tạp của chuỗi nhượng quyền phái sinh tại Nhật Bản với các thành tố thêm vào trong tên gọi thuộc các sản phẩm chuyển thể/dựa theo/nhượng quyền. Tôi hoàn toàn đồng ý ở mức cao nhất với tất cả các luận điểm trên vì rất khoa học và gọn gàng, cũng như tôn trọng tối đa quyền lợi các bên nắm giữ bản quyền.
Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất trên. Nhưng tôi muốn làm rõ ý hơn về một trường hợp rất rất đặc biệt khi chỉ có duy nhất một sản phẩm phái sinh có tên gọi hoàn toàn giống hệt nguyên tác (từng ký tự, không sót một chữ hay dấu câu) thì có nên khắt khe giữ nguyên tên gốc hay có thể linh hoạt một chút để theo tên nguyên tác đã cấp phép. Trường hợp đang xét ở đây là không có các phái sinh nào khác ngoài nguyên tác, và một phái sinh trùng tên (Tất nhiên tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất trên và muốn nó là quy tắc chung cho dự án mang tính bao quát về sau) thì nên xem xét thêm trường hợp này. Ví dụ, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils là một tiểu thuyết giả tưởng của Thụy điển đã xuất bản tại Việt Nam, và một phim chuyển thể anime duy nhất của Nhật Bản cùng tên gọi thì với bài về anime này nên giữ nguyên tên tiếng Nhật gốc (như đề xuất mà tôi hoàn toàn ủng hộ, không phản đối, phù hợp lợi ích bản quyền của đối tác Nhật Bản) hay nên linh động một chút vì nó trùng tên và là phái sinh duy nhất từ Nhật Bản chuyển thể, không hề có một thành tố thêm vào trong tên gọi so với nguyên tác (hơi cảm tính). Chỉ cần xét trường hợp duy nhất độc đáo này nữa thôi là bộ quy tắc khá hoàn chỉnh và bao quát với giá trị sử dụng lâu dài. Tôi có hơi choáng về độ chi tiết của nó, khá giống một bộ luật bản quyền, mong bạn thêm cách xử lý trường hợp đặc biệt này vào bộ quy tắc đề xuất. Nếu tên anime của Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils là giữ nguyên tên gốc Nhật thì tôi cũng không phản đối, nhưng dự án nên xem xét trường hợp hợp này. Tôi không còn ý nào nữa. Xin cảm ơn đóng góp của bạn cho dự án toàn chuỗi nhượng quyền này.--Nacdanh (thảo luận) 08:10, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Ý thứ 3, @Trần Nguyễn Minh Huy:, tôi thấy mục 3.1 khá thiệt cho bên mua bản quyền Việt Nam vì dù gì họ cũng được công nhận tính pháp lý với tên anime; mục 2.1 tôi đồng ý vì rõ ràng Tsubasa có nhiều phần nên theo tên nguyên tác và xé lẻ nhiều mục nhỏ với các tên danh sách khác nhau cũng khá ok vì tôn trọng tên nhượng quyền gốc của anime. Nhưng rõ ràng mục 3.1 quá xoay quanh nguyên tác mà chưa chú trọng đến tính hợp pháp của tên cấp phép. Nên đặt theo 'Danh sách tập phim Kobato - Những viên kẹo ngọt', phần nội dung sẽ ghi 'Đây là danh sách tập phim của anime truyền hình "Kobato - Những viên kẹo ngọt" được chuyển thể từ manga nguyên tác Kabato. Phiên bản anime truyền hình đã được cấp phép cho...' tôi chỉ có hai ý như vậy, mong mọi người cho ý kiến về hai trường hợp này.--Nacdanh (thảo luận) 12:25, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Trước tiên thì tôi muốn phản hồi lại ý kiến về trường hợp tác phẩm chỉ có một sản phẩm phái sinh duy nhất. Tôi hiểu ý tưởng của bạn qua ví dụ en:The Wonderful Adventures of Nils. Cơ bản là tôi cũng... đã làm y như vậy với Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki (phim 1989) ;^) và quả thực rất phân vân. Nhưng tôi thấy các tình huống của chúng ta là quá thiểu số, vậy nên bạn nghĩ sao nếu chúng được quyết định tên qua từng cuộc thảo luận lấy đồng thuận riêng lẽ trong trang thảo luận của bài? Không nhất thiết phải tuân theo các quy tắc này, nó chỉ là một "cẩm nang" hướng dẫn cho các trường hợp thường gặp nhất để tránh các mâu thuẫn biên tập, và chúng ta có thể thảo luận để chọn ra cái tên phù hợp hơn cho một số bài đặc biệt như vậy (tiêu chí lần này có vẻ sẽ là "tên quen thuộc").
Về ý 3.1, tôi nghĩ như thế này: tình huống mà tôi đặt ra ở danh sách về cơ bản chúng là những "bài phụ", không bao giờ có thể xem chúng là một bài giới thiệu hoàn chỉnh, mà chỉ là một danh sách phụ trợ để mở rộng thêm những nội dung đã có trong bài chính mà nếu nhét tất cả vào bài chính sẽ khiến nó bị phá hỏng bố cục hoặc quá dài. Trên cơ sở đó tôi muốn tên danh sách bám sát tên bài chính nhất có thể chứ không đặt quá nặng về mặt thông tin ở tên / (trường hợp 1 thì khác hơn do nó bị quá nhiều yếu tố tác động, như tôi đã giải trình với bạn ở các phần thảo luận trước). Như tôi đã trình bày về sự nhất quán của một chuỗi media franchise, nguyên tác cần được chú trọng hơn hẳn so với các bản phái sinh không có bài riêng (như bài riêng cho anime vốn khá hiếm gặp, hay thường gặp hơn là bài riêng cho các phim điện ảnh). Trong trường hợp bản phái sinh có tên chính thức đó có bài riêng, ví dụ Thủ lĩnh thẻ bài chỉ dành cho riêng bản anime chuyển thể của Cardcaptor Sakura thôi, thì tất nhiên ta đối xử với nó giống như với các bài về phim điện ảnh, dùng tên tiếng Việt chính thức bất chấp có thể rất khác so với bài chính (như ta đành miễn cưỡng mà dùng tên Bất thường tại trường phép thuật: Cô gái triệu hồi những vì sao cho phim này trong khi bản dịch light novel chính thức là Kẻ dị biệt tại trường học phép thuật, thế mới khổ chứ, các nhà cấp phép bản quyền của Việt Nam dường như chẳng chịu làm việc cùng nhau mà cứ mạnh ai nấy đặt tên cho thỏa thích).
Và nói chung thì những đề xuất của tôi cũng chỉ là cái khung, nếu có điểm chưa hợp lý hẳn là chúng ta nên tập trung giải quyết nó cho ổn thỏa rồi. --minhhuy (thảo luận) 16:26, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)
@Trần Nguyễn Minh Huy: Wow, tôi hiểu tất cả phần trên và những khó khăn đặt ra. Ok, tôi xin tổng kết như sau:
1, Tôi hoàn toàn ủng hộ bộ quy tắc này, và muốn các thành viên khác khác bổ sung thêm ý kiến để trở thành bộ quy tắc chung.
2, Tôi muốn bạn thêm một ý nhỏ vào bộ quy tắc này trước khi trở thành bộ quy tắc chính thức, đó là thêm mục 'trường hợp đặc biệt hiếm gặp khi có duy nhất một sản phẩm phái sinh của Nhật Bản được chuyển thể/dựa trên/nhượng quyền từ một nguyên tác từ Nhật hoặc quốc gia khác', ngoại lệ này sẽ được thảo luận từ cộng động về tên gọi xét trên độ phổ biến hoặc tác động từ văn hóa xã hội theo số phiếu đồng thuận (có lẽ sẽ rất được hoan nghênh nhưng cũng nhiêu khê).
3, Tôi xin nói thêm về trường hợp của Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps đã được chiếu trên sóng kênh ANT tại Việt Nam năm 2016 hoặc 2017, tôi có xem được một tập nhưng không lại không có nguồn dẫn về nó; bỏ qua Mononoke Hime vì Việt Nam khi đó gia nhập bản quyền muộn, nhưng với những trường hợp như Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps hoặc Tiểu hòa thượng Ikkyū hoặc Anne tóc đỏ không có nguồn dẫn cũng nên có một ngoại lệ nào đó trong bộ quy tắc về nguồn dẫn.
4, Tôi đồng ý về danh mục khi cần sự đồng nhất bố cục bài, nên dùng tên nguyên tác cũng được và phần nội dung miêu tả sẽ nói tên cấp phép. Khá ổn. Tôi không còn ý kiến. Cảm ơn bạn vì đã phản hồi. Còn trường hợp, tên lôm côm không đồng nhất thì đơn giản vì công nghiệp nội dung tại Việt Nam nó chưa định hình và sự liên kết gần như ít, mang nặng tính cục bộ. ^______^ Xin cảm ơn. Mong bạn thêm đề mục trường hợp ngoại lệ vào bộ quy tắc.--Nacdanh (thảo luận) 17:07, ngày 19 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Các trường hợp ngoại lệ có thể được giải quyết bằng thảo luận để xác định tính thân thuộc (thân thuộc tất nhiên là phải dựa vào đồng thuận chứ không phải theo cảm hứng cá nhân được, do vấn nạn rất nhiều trang mạng Việt Nam tự dịch để dễ thu hút khán giả khi chiếu phát phim lậu trên internet). Mọi trang Wikipedia có gắn bản mẫu "hướng dẫn" đều không phải quy định mà chỉ là một lời khuyên cho đại đa số trường hợp mà thôi. Với những tựa đề phim không mấy ai biết đến ở Việt Nam kể cả khi nó từng có một tên tiếng Việt thì tên tiếng Việt đó chắc chắn không phải là tên thân thuộc rồi, mà chỉ là tên tự dịch trôi nổi đó đây. Mononoke Hime có thể thảo luận riêng để xác định tên nào sẽ được chọn. Ngoài ra nếu các phim Heidi, Tiểu hòa thượng Ikkyū hay Anne tóc đỏ thật sự đã chiếu trên ANT thời gian gần đây như bạn nói thì chúng ta không cần bận tâm quá về tên của nó, cứ dùng như tên chiếu phát trên truyền hình Việt Nam, về nguồn dẫn thì tôi nghĩ một chú giải dùng cite AV media là đủ, không phải lúc nào cũng cần liên kết web trực tuyến trừ phi thông tin đó có ai khác thấy nó "đáng ngờ" muốn kiểm chứng chi tiết hơn). Các bài lẻ cứ dùng tên tiếng Việt chính thức của nó, chúng ta chỉ đang giải quyết tên bài chính của franchise cùng các bài danh sách phụ mà thôi ;^) --minhhuy (thảo luận) 03:10, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Mình nghĩ việc thảo luận sử dụng tên "thân thuộc" ko bản quyền nên dành cho các tác phẩm ra mắt khán giả trước khi VN tham gia công ước Bern. Như vậy thì những cái tên như "Nhóc Maruko" hay "Công chúa Monoke" có thể được xem xét. Ngoài ra, các bạn nghĩ sao về trường hợp tác phẩm được chiếu chính thức ở VN bởi một bên thứ ba? Ví dụ: "Howl's Moving Castle" từng được Disney chiếu tại VN và do chính kênh này đặt tựa tiếng Việt là "Lâu đài của Howl". Còn một điều nữa mình đang rất nghi ngờ, đó là tính bản quyền của các anime được chiếu trên ANT BPTV3. Đơn cử như RE:Zero, khi xem trên đây mình thỉnh thoảng có nghe đoạn "phim được thuyết minh bởi tvhay.org". Phương (thảo luận) 15:50, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Nếu lấy mốc khoảng trước công ước Bern cũng khá hay, tôi nghĩ nên đưa ý vào vào bộ quy tắc về trường hợp đặc biệt (độ phổ biến và tác động văn hóa trước 2003). Còn kênh đó vi phạm hay không thì không nắm rõ (hoặc đội ngũ làm việc nghiệp dư...), nhưng chỉ cần đó là chủ thể truyền hình tại Việt Nam phát sóng tại lãnh thổ Việt Nam thì rõ ràng nó đã là một đại diện phát hành và cứ áp dụng quy tắc cấp phép. Chỉ có cách như vậy, tại Việt Nam các bài về điện ảnh còn yếu và thiếu chuyên môn (chỉ có 3-4 báo viết phim ảnh) thì không hy vọng gì về việc báo viết thông tin cho phim anime-cấp phép. Hình thức đài truyền hình chiếu là đã đủ tính xác nhận. Họ vi phạm hay không thì đợi Việt Nam tầm 5 năm nữa báo chí về phim ảnh phát triển thì thông tin sẽ nhiều hơn cho chủ đề dự án.--Nacdanh (thảo luận) 16:06, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Còn trường hợp của Disney thì phải xem quy mô sự kiện của nó, đó là nó mang tính bán vé như Liên hoan phim Nhật Bản vẫn tổ chức tại Việt Nam (giống hình thức chiếu rạp nhưng quy mô nhỏ hơn) hay đó là một buổi chiếu hàn lâm và mang tính nghiên cứu. Thứ hai, đó là Disney có dự định phân phối qua trực tuyến tại Việt Nam hay không hay đó chỉ một buổi giao lưu điện ảnh cục bộ.--Nacdanh (thảo luận) 16:11, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Tôi xin mạo muội tổng kết lại các ý cho gọn nhất có thể sau phản hồi từ hai bạn:
1, Ủng hộ bộ quy tắc đã đề xuất, hy vọng sớm được áp dụng.
2, Khi có duy nhất một sản phẩm phái sinh thuộc dự án, giống hệt tựa nguyên tác Nhật Bản/nước ngoài đã cấp phép thì áp dụng trường hợp đặc biệt: xét độ phổ biến và tác động văn hóa trước 2003 tại Việt Nam, có thể được thảo luận riêng (không cần số đông vì nhiêu khế). (Bổ sung từ ý bạn Hoài Phương)
3, Cấp phép nhưng không tìm ra nguồn dẫn thì dùng chú thích ghi chú đã chiếu tại đâu mà không cần link.(Bổ sung ý từ bạn Minh Huy)
4, Tên không đồng nhất giữa các phái sinh thì đành chịu, cứ áp bộ quy tắc. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 16:27, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Hmm, vấn đề phim được chiếu trực tiếp trên Disney Việt Nam (trước khi Việt Nam cấm phát sóng kênh này) thì đồng nghĩa một cái tên chính thức bằng tiếng Việt đã xác nhận (và so giữa Disney với các kênh "xã hội hóa" kiểu ANT, thì rõ ràng Dinsey càng có uy tín hơn hẳn về việc cấp phép bản quyền).
Có một số trường hợp tên tiếng Việt mặc dù là tên "chính thức" nhưng nó vẫn... rất không phổ biến nếu so sánh với tên gốc. Ví dụ như tôi không nghĩ Tsubasa -RESERVoir CHRoNiCLE- được đông đảo khán giả Việt Nam biết đến nó bằng tên của bản anime Huyền thoại đôi cánh, vậy nên tên phổ biến trong tiếng Việt dù là tên chính thức đi nữa đôi khi cũng chỉ là một cái tên xa lạ, rồi lại phải xem xét chọn dùng tên gốc sau một thảo luận (ví dụ của Tsubasa đã không còn đúng nữa khi mà manga đã xuất bản chính thức bằng tên gốc). Nếu mà xét quá mức về "tính phổ biến" của anime/manga bất chấp "tính chính thức" thì e là chúng ta sẽ không thể giữ rất nhiều tác phẩm có tên tiếng Việt chính thức hiện nay mà phải trả về tên gốc, bởi đơn giản "tên gốc" đó mới là phổ biến trong cộng đồng fandom anime/manga ở Việt Nam ;^) Để tránh sự lôi thôi như vậy, ta vẫn nên ưu tiên tên tiếng Việt chính thức chứ không phải một cái tên tiếng Việt có sử dụng, và nếu không có tên chính thức thì dùng tên gốc, sẽ giúp giảm tải gánh nặng. Chỉ những ngoại lệ đặc biệt mới mở thảo luận riêng.
Ví dụ trường hợp của Re:ZERO, giả dụ light novel nguyên tác của nó chưa được IPM cho xuất bản ở Việt Nam, và bản chiếu trên ANT gọi nó là Về lại số không đi, thì nếu căn vặn theo "tính phổ biến", chúng ta loại "Về lại số không" ngay từ đầu. Chính vì vậy tôi mới chọn cách như trong mục 3, khi tác phẩm phái sinh có tên chính thức thì tên bài vẫn là tên nguyên khác, xét theo tình hình "phái sinh" ở Việt Nam. Còn khi IPM đã xuất bản light novel nguyên tác chính thức, kể cả họ có chọn tên Về lại số không đi nữa thì ta vẫn nên chọn nó làm tên chính vì đơn giản nó là tên chính thức của nguyên tác, kể cả khi nó... không phổ biến như Re:ZERO. Theo cách đó, chúng ta có thể phớt lờ "tính phổ biến" một cách hợp lý nhất có thể, vì như ở trên tôi nói, nếu chú tâm quá về "tính phổ biến" thì các bạn sẽ phải đổi lại rất nhiều tên tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng Nhật ;^) --minhhuy (thảo luận) 16:46, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)
@Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi nghĩ nên bổ sung danh sách các trường hợp được gọi là phát hành chính thức tại Việt Nam.
1, Chiếu rạp với phim điện ảnh.
2, Truyền hình với phim điện ảnh và phim bộ.
3, Liên hoan phim (bán vé, quy mô nhỏ hơn chiếu rạp).
4, Bán băng đĩa trên định dạng Blu-ray/DVD (Việt Nam hiện tại chưa có).
5, Chiếu trên dịch vụ stream trực tuyến bản quyền.
6, Trường hợp hiếm là có ảnh hưởng trong văn hóa Việt Nam (từ 10-20 năm hoặc đã ăn sâu trong tiềm thức văn hóa dân gian Việt Nam).--Nacdanh (thảo luận) 11:25, ngày 22 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Tôi không có ý kiến gì với các tiêu chuẩn trên, tôi nghĩ nó đã đủ hợp lý trong phạm vi anime (có thể cả các loại hình phim ảnh khác). Nếu có vấn đề cần bàn thêm thì chắc là chi tiết hơn cho "truyền hình". Ví dụ Việt Nam đã ký công ước Bern từ năm 2003 nhưng việc xuất bản lậu bởi các nhà in như NXB Thanh Hóa hay Văn hóa thông tin vẫn rất phổ biến cho đến tận những năm đầu thập niên 2010 nếu tôi nhớ không lầm. Tôi từng vào hệ thống nhà sách Thành Nghĩa (nhà sách Nguyễn Văn Cừ) những năm đó, thấy bán tràn lan và công khai các manga mà rõ ràng là in lậu bởi chính các đơn vị xuất bản công cộng hẳn hoi, không biết bây giờ ra sao. ;^) Ngoài ra với mục 4, tôi tin chắc rằng Việt Nam có bán băng đĩa anime trong các quầy bán và cho thuê đĩa địa phương, dù 100% không bản quyền. --minhhuy (thảo luận) 02:08, ngày 23 tháng 11 năm 2018 (UTC)

Manga thì sẽ dựa theo Danh sách nhà xuất bản manga, còn bán băng đĩa thì sẽ dựa vào chủ thể bản quyền. Hiện tại Việt Nam chưa có nhà phân phối hay chuỗi cửa hàng từ các công ty Nhật Bản nên chưa thể xét về tựa theo Blu-ray/DVD. Việc vi phạm xuất bản hay băng đĩa là có, nhưng nó dựa phần nhiều vào cách Nhật Bản muốn tác động/phân phối chính thức với chính phủ Việt Nam, với phạm trù chính sách giữa nước thì chỉ nên dừng lại với những đơn vị bản quyền (có thể kiểm chứng khi vào trang cục xuất bản Việt Nam, hoặc với băng đĩa thì nhà phân phối bản quyền sẽ quảng cáo rầm rộ - nhưng bây giờ chưa có).--Nacdanh (thảo luận) 05:50, ngày 23 tháng 11 năm 2018 (UTC)

Nói về các tác phẩm phái sinh thì hôm nay tôi chợt nghĩ ra là trong xê-ri Phim điện ảnh Doraemon thì tên bài đa phần được đặt theo các tác phẩm phái sinh đã phát hành tại Việt Nam thôi vì nhiều tác phẩm phần movie cũng chưa được phát hành đầy đủ như Nhật Bản (từ movie năm 1989 trở về trước và từ năm 1995 đến 1998). Mình thì nghĩ nên đặt tên theo tác phẩm chính, tác phẩm phái sinh chỉ là phụ, ăn theo và tên tác phẩm phái sinh nhiều khi cũng khá rối KHI ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRONG PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT (lấy ví dụ như ở Doraemon: Nobita no Nankai Daibōken thì movie chính chưa được phát hành trong tiếng Việt còn trong tác phẩm phái sinh khi phát hành trong tiếng Việt thì có 2 tên: một là Nobita du hành biển phương Nam (Truyện dài trắng đen) và hai là Nobita và chuyến du hành biển phương Nam (Truyện dài màu). Chẳng biết lấy tên làm tên chính thức cho bài khi cả 2 tên đều là chính thức và có bản quyền. 03:17, ngày 30 tháng 12 năm 2018 (UTC)

FirstVietAirDate

Ở Việt Nam thì không nhiều đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng anime trên truyền hình. Gần đây thấy được lợi thế nền tảng kỹ thuật số (web, app, youtube) nên một vài công ty truyền thông đã mua bản quyền phát sóng ở VN theo hình thức này. Điển hình là chuỗi kênh youtube của POPS Worldwide (POPS Kids, POPS Anime) bao gồm cả việc phát trước truyền hình. Nhưng được biết dòng OriginalAirDate / FirstVietAirDate trong bản mẫu:Japanese episode listbản mẫu:Japanese episode list/sublist đó giờ thường chỉ được áp dụng cho việc phát sóng truyền hình. Ở trên Wikipedia Tiếng Anh vẫn có một số anime được phát trên kỹ thuật số nhưng họ không liệt kê ngày chiếu vào bài. Vậy nên ở trường hợp này nên xử lý thế nào hợp lý, có nên để ngày chiếu trên youtube vào bài (vd: Danh sách tập phim Pokémon (năm 1997–2002), Danh sách tập phim One Piece (mùa 11–15)) Mong các thành viên cho ý kiến Mintu Martin, HikariTenshi, Nguyễn Hoài Phương, Phjtieudoc, Trần Nguyễn Minh Huy, Keo010122, Kieprongbuon812, Giang-wikia, Huynhx-chiDuy12-, Thienhau2003. DoraMoon (thảo luận) 07:58, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)

Tôi chưa rõ vấn đề bạn nêu lắm. "OriginalAirDate" vốn dĩ chỉ là ngày phát sóng lần đầu tiên chứ không phân biệt trên nền tảng nào. Giả sử tập phim phát sóng trên nền tảng trực tuyến trước, truyền hình truyền thống sau, thì ngày phát sóng vẫn là ngày của nền tảng trực tuyến. Tôi nghĩ bạn hoàn toàn có thể dùng tham số này cho tập phim tiếng Việt phát sóng trên nền tảng trực tuyến, không cần phân định rạch ròi. --minhhuy (thảo luận) 08:20, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC
DoraMoon Thật ra thì FirstVietAirDate cũng như OriginalAirDate đều mục đích là chỉ ngày phát tập phim đó lần dầu tiên ở bất kỳ nền tảng và quốc gia nào, chỉ khác việc sử dụng thôi. Vì vậy dù chiếu ở đâu, nền tảng nào, chỉ cần phát sóng lần đầu tiên ở quốc gia hay nền tảng đó thì vẫn thêm vào một cách bình thường. Em có thể dẫn chứng cụ thể ở bài en:List of Sailor Moon Crystal episodes ở Wikipedia Tiếng Anh đây là Original net animation (ONA), được biết ở Nhật Bản là Web Anime thì họ vẫn để ngày phát trực tuyến đấy. Không có sao cả nên vẫn thêm vào bình thường nhé. Thiện Hậu (thảo luận) 08:38, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)
thật ra nếu chỉ phát trên youtube thì chỉ để ngày chiếu trên nền tảng đó trước là được. Song, có cả việc phát trên app cũng như web mà trên đó nó không có để ngày chiếu cụ thể (thường sẽ phát trước youtube vài ngày) nên mình mới băn khoăn ở điểm đó. Đối với trường hợp youtube không phải là nơi phim được phát trước nhất liệu có nên để vào bài DoraMoon (thảo luận) 10:58, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)
Ý bạn là có trường hợp một tập phim (có bản quyền) được phát trên website chính thức lẫn trên YouTube? Nếu không thể xác định ngày phát trên website, tôi nghĩ thống nhất dùng ngày phát trên YouTube là hợp lý nhất (quan trọng là sự thống nhất, không xen lẫn ngày khởi chiếu của các loại hình khác nhau). --minhhuy (thảo luận) 17:44, ngày 2 tháng 12 năm 2019 (UTC)

Lỗi Bản mẫu:Thông tin tác giả truyện tranh

Hiện tại trong bản mẫu Bản_mẫu:Thông_tin_tác_giả_truyện_tranh đang có một đề mục "Quốc tịch" bị lỗi như sau:


Quốc tịchKép: {{{nationality}}} Bản mẫu:Housing partner và {{{nationality2}}} Bản mẫu:Housing partner


Trong đó Bản mẫu:Housing partner không tồn tại, do đó trả về kết quả là "Lỗi biểu thức: Dư toán tử <" (ví dụ tại trang của Phong Dương).

Faragona (thảo luận) 01:49, ngày 19 tháng 12 năm 2019 (UTC)

Đã sửa --minhhuy (thảo luận) 08:51, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)

Mời tham gia dự án

Xin chào các bạn, minh là thành viên viên mới của Wiki và dự án và là người có đam mê vơi anime, manga. Những anime mình thích nhất là Doraemon, Conan,... Mình cũng thích đọc manga nữa. Mình đang tạo 1 dự án về Các tập phim Doraemon (hay Đô-rê-mon nhưng mình không thích vi phạm bản quyền) Web của dự ánhttps://www.search.com.vn/wiki/vi/Wikipedia:D%E1%BB%B1_%C3%A1n/C%C3%A1c_Manga_Doraemon đây.Các bạn có thể truy cập và tham giá nhé. Dự án khá sơ khai, mong các bạn ủng hộDora-chan (thảo luận) 05:00, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)

Ly Tieu Long 2005Dự án Anime và Manga đã có dự án con là nhóm cộng tác Doraemon. Thay vì tạo một trang dự án có phạm vi quá nhỏ (so với khối lượng bài viết ở Wikipedia tiếng Việt), bạn nên tập trung hỗ trợ cho nhóm cộng tác Doraemon thì sẽ hiệu quả hơn và cũng tránh lãng phí không gian. --minhhuy (thảo luận) 05:42, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Chào bạn, mình đang tái khởi động lại dự án Doraemon nhưng có vẻ như ít thành viên quá, dự án mới này mình đang trong quá trình đưa vào dự án con của dự án Doraemon, mình cũng muốn mời bạn tham gia dự án nữa. Dora-chan (thảo luận) 08:57, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Việc ít thành viên hoạt động vốn là "chuyện hiển nhiên" của hầu hết các dự án của Wikipedia tiếng Việt chứ không chỉ riêng dự án Doraemon. Như bạn có thể nhận ra, cộng đồng này đang thiếu trầm trọng những biên tập viên có chuyên môn sâu về một lĩnh vực nhất định. Tôi từng hỗ trợ nâng cấp các bài viết của dự án Doraemon, nhưng giờ đây quỹ thời gian không cho phép nữa. Mong bạn đừng nản lòng, hãy kiên trì vận động mọi người cùng tham gia (nhưng nhớ tìm hiểu qua các quy chuẩn viết bài, có thể tham khảo những bài chất lượng tốt sẵn có của dự án), tôi tin mảng đề tài này sẽ ngày càng được hoàn thiện. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 08:12, ngày 11 tháng 4 năm 2020 (UTC)

Đặt tựa các bài movie

Hiện nay tôi đang thấy ba xu hướng chính đặt tên các bộ movie trên cộng đồng wiki chúng ta.

Tôi thì hơi phân vân ở hai trường hợp số 2 và 3, thế nên thân mời các thành viên của dự án hoặc thường xuyên đóng góp cho mảng anime/manga: Ly Tieu Long 2005, Trần Nguyễn Minh Huy, Zio2018, HikariTenshi, Huynhx-chiDuy12-, Nacdanh, Nguyễn Hoài Phương, DoraMoon, T.D.N.C.Cls hãy cùng nhau thảo luận với nhau và thống nhất một trong hai phương án, qua đó làm tiền đề áp dụng cho các bài movie sau này sao cho không còn những thành viên lăn tăn giống như tôi.  L.Lawliet  11:48, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)
  1.  Ý kiến Tôi tưởng vấn đề tên này đã được thống nhất ở thảo luận bên trên rồi? Xem #Đối với tên bài viết. --minhhuy (thảo luận) 11:56, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)
  2.  Ý kiến Cảm ơn Mintu Martin đẵ nhắc. TH1 đúng vì tôn chỉ vi.wiki hoạt động theo tôn chỉ tôn trọng bản quyền, điều này bất biến là luôn đúng với TH1. TH3 chỉ đơn giản là đạo diễn phim Kon Satoshi đặt tên theo tiếng Anh nhé, tiếng Nhật của tên phim phiên âm từ tiếng Anh, hoàn toàn tôn trọng bản quyền và phù hợp với tôn chỉ dự án. TH2 thì đúng rồi, vì chưa có bản phát hành/công bố chính thức tiếng Việt nên ưu tiên ngôn ngữ gốc. Bạn muốn biết tác phẩm/ấn phẩm nào có bản quyền tiếng Việt thì có thể áp dụng quy tắc bên trên của Minh Huy, có một số quy tắc mà tôi gợi ý:
    1, Chiếu rạp với phim điện ảnh.
    2, Truyền hình với phim điện ảnh và phim bộ.
    3, Liên hoan phim (bán vé, quy mô nhỏ hơn chiếu rạp).
    4, Bán băng đĩa trên định dạng Blu-ray/DVD (Việt Nam hiện tại chưa có).
    5, Chiếu trên dịch vụ stream trực tuyến bản quyền.
    6, Trường hợp hiếm là có ảnh hưởng trong văn hóa Việt Nam (từ 10-20 năm hoặc đã ăn sâu trong tiềm thức văn hóa dân gian Việt Nam).Nacdanh (thảo luận) 12:00, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Cảm ơn Trần Nguyễn Minh Huyđã nhắc hóa ra thảo luận "media franchise" đã bao gồm cả phần đặt tựa movie này mà tôi không hề hay biết (vì thảo luận cũng dài quá). Ngoài ra cảm ơn Nacdanh đã dành thời gian giải đáp đầy đủ thắc mắc của tôi. Tôi rất biết ơn vì hai thành viên chủ chốt của dự án đã dành thời gian thảo luận tại đây. Thân mến!  L.Lawliet  12:05, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)
nếu trên poster song song tên tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì sao nhỉ, mình chưa thấy ai nhắc đến trường hợp này ???. Lấy ví dụ Your Name – Tên cậu là gì? trong đó "Your Name" đồng nghĩa với "Tên cậu là gì?". Việc để cả hai ngôn ngữ đồng nghĩa trong cùng một cái tựa thật kỳ cục. Nhiều phim rạp khác đều có tựa song ngữ như vậy. DoraMoon (thảo luận) 05:47, ngày 4 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tôi cũng cho rằng chỉ nên dùng một vế tên mà thôi, và tôi sẽ chọn "Your Name" (do mức độ phổ biến vượt trội). Như với cuộc thảo luận đã đồng thuận về quy chuẩn cho tên bài viết ở trên, bạn có thể tìm thêm đồng thuận để bổ sung hướng giải quyết cho trường hợp này. --minhhuy (thảo luận) 09:25, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)

Về hình ảnh bìa manga/light novel và áp phích anime ở infobox

Thảo luận sau đã kết thúc: Ưu tiên sử dụng bìa và các áp phích nguyên gốc như đề xuất, và bổ sung vào WP:CNBS-AM.

Đây là một nhánh thảo luận của Thảo luận Wikipedia:Dự án/Điện ảnh#Về hình poster Việt hóa của các phim điện ảnh (có thể xem xét áp dụng rộng cho tất cả loại hình truyền thông liên quan)

Tôi mở thêm một đề nghị ở đây do cuộc thảo luận kia cũng đang được thảo luận ở Dự án Điện ảnh, xét thấy Dự án Anime và Manga cũng là một đối tượng có liên quan chặt chẽ. Các bạn có thể xem chi tiết hơn về đề xuất cũng như cuộc thảo luận đang diễn ra ở đó, còn trong trang này tôi chỉ tóm lược các lý do đề xuất như sau:

Chúng ta nên bổ sung vào Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Anime và Manga một hướng dẫn trong việc sử dụng hình ảnh đại diện ở infobox nội dung như sau: Hình ảnh được trình bày trong hộp thông tin phải là hình bìa/áp phích/ảnh quảng bá quan trọng nhất trong lịch sử của tác phẩm đó; và trong hầu hết trường hợp là hình nguyên bản đầu tiên khi tác phẩm vừa được ra mắt trong ngôn ngữ gốc.

Cụ thể, tôi hy vong chúng ta ưu tiên dùng các hình bìa sách hay áp phích là hình nguyên bản thay vì các hình ảnh bản địa hóa ở một quốc gia khác không phải Nhật Bản (ám chỉ Việt Nam), vì các lý do sau:

  1. Hình ảnh gốc bảo đảm tính lịch sử không thể thay thế của tác phẩm. Mọi hình ảnh mới hơn hay được phiên dịch, dù đã qua chỉnh sửa đôi chút các chi tiết bao gồm biểu trưng, đều không giữ vững tính lịch sử của hình ảnh đại diện, đặc biệt là những tác phẩm có lịch sử ra mắt lâu đời.
  2. Hình ảnh gốc bảo toàn tính xác thực không gây nhầm lẫn, bởi nó không bao gồm các thông tin sản xuất (như ngày tháng phát hành, người dịch, người lồng tiếng, nhà xuất bản, v.v...) khác với thông tin sản xuất nguyên bản của tác phẩm mà chúng ta đang đề cập. Thông tin trên hình đại diện phải trùng khớp với các thông tin sản xuất trong infobox, điều mà chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng một hình ảnh gốc.
  3. Bài viết đang viết về tác phẩm nguyên bản, và bản phát hành tiếng Việt chỉ là một thông tin được đề cập, nên không có lý do gì để sử dụng một hình đại diện mang tính chất tượng trưng cho phiên bản đã được phiên dịch hay phát hành tại một quốc gia khác không phải quốc gia gốc.

Các ví dụ tôi đã nêu tại Thảo luận Wikipedia:Dự án/Điện ảnh#Về hình poster Việt hóa của các phim điện ảnh (có thể xem xét áp dụng rộng cho tất cả loại hình truyền thông liên quan). Tôi xin tag lại một lần nữa các bạn đã từng đóng góp nhiều cho dự án Anime và manga, như @Nacdanh, ShiraAki, DoraMoon, Giang-wikia, HikariTenshi, Nguyễn Hoài Phương, Phjtieudoc, Bluetpp, MeigyokuThmn, Mintu Martin, Ao hoshi 03, Thienhau2003, Ryusoul, Ly Tieu Long 2005, Japanesecomic, và Huynhx-chiDuy12-: cũng như các bạn khác nếu có quan tâm đến lĩnh vực này cho ý kiến để tìm đồng thuận. Tôi biết có một số bạn đã cho ý kiến trong trang thảo luận của dự án Điện ảnh rồi, nhưng vẫn tag lại các bạn do phạm vi áp dụng có đôi chút khác nhau, nếu không có gì thay đổi các bạn có thể không cần giải thích lại ý kiến mà chỉ cần nêu rằng mình giữ nguyên quan điểm ở trang thảo luận dự án điện ảnh. Tôi hy vọng chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng thảo luận chứ không phải qua biểu quyết. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 11:02, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)

  •  Đồng ý Tôi giữ nguyên ý kiến ở cuộc thảo luận kia: tôi nghĩ nên giữ áp phích gốc. Tiểu Phương Bluetpp 11:24, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý Thực sự mình không thấy sự khác biệt gì, cho nên mình giữ nguyên ý kiến như ở Dự án Điện ảnh. Meigyoku Thmn (💬🧩) 12:38, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý Sử dụng ảnh phiên bản gốc sẽ đảm bảo tính khách quan nhất cho tác phẩm vì vậy mình đồng ý tương tự như trong thảo luận dự án Điện ảnh vừa qua.DoraMoon (thảo luận) 12:53, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý Việc Sử dụng phiên bản gốc sẽ đảm bảo tính khách quan, tính lịch sử cũng như thông tin sản xuất chính xác của tác phẩm. vì vậy mình đồng ý với thảo luận này. Tuy nhiên nếu không có ảnh gốc thì vẫn phải sử dụng hình ảnh bản địa hóa. .Kishiryu 14:37, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý trong phạm vi dự án manga, anime, light novel, tôi hoàn toàn ủng hộ.Nacdanh (thảo luận) 02:52, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
     Ý kiến Tôi thấy rằng về pháp lý ngang bằng giữa hai bên (nguyên tác và phái sinh/cấp phép), cá nhân tôi ủng hộ "tính lịch sử/ bản nguyên" nhưng câu hỏi đặt ra là thông thường jawiki sẽ hạn chế sử dụng hình tự do. vậy câu hỏi đặt ra cho trường hợp một bài viwiki sẽ dùng minh họa nguyên tác tiếng Nhật (ở hộp thông tin phần dẫn nhập bài), tuy nhiên do đặc thù truyền thông hỗn hợp với số lượng phái sinh lớn nhưng không tìm thấy minh họa cho phái sinh tiếng Nhật gốc thì có nên dùng phái sinh tiếng Việt cho trường hợp này hay bỏ và không đăng tải.Nacdanh (thảo luận) 05:05, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
    @Nacdanh: Tôi tự tin rằng tất cả những sản phẩm "media mix" trong vòng 20 năm qua đều dễ dàng tìm được ảnh gốc (hoặc anime, hoặc manga), nhưng tất nhiên trong trường hợp người soạn bài đầu tiên không thể tìm được hình gốc thì họ muốn dùng hình nào cũng được, và những người biên tập sau đó sẽ căn cứ vào hướng dẫn này để tìm và tải lên hình phù hợp. Như tôi đã nhấn mạnh, đây không phải là một quy định mà là một sự ưu tiên, chúng ta cố gắng tìm ra hình phù hợp nhất cho bài dựa theo các tiêu chí trên, và trong thời gian chưa có hình phù hợp nhất thì một hình khả dĩ hơn hoàn toàn vẫn có thể sử dụng. --minhhuy (thảo luận) 05:25, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
  •  Ý kiến Tôi xin bảo lưu quan điểm của mình: đồng tình với những gì NXL 1997 đã trình bày ở trang thảo luận dự án điện ảnh. Xin trích như sau:

Vậy nên tôi xin gửi ý kiến cá nhân là việc sử dụng áp phích phim hay bìa sách, bìa CD tại Việt Nam để làm hình minh họa hoàn toàn có thể được xét như một dạng "ngoại lệ", đặc biệt khi xét tới việc các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt được phục vụ cho người nói tiếng Việt và "tiếng Việt" được sử dụng phổ biến chỉ tại "Việt Nam". Khó giải thích quá vì tôi không giỏi nói lý lẽ nhưng đại để là nếu coi yếu tố ngôn ngữ là một hình tròn và yếu tố quốc gia cũng là một hình tròn thì hai hình tròn đấy to gần trùng khít nhau rồi ^^ Nói chung tôi nghĩ mình nên nghĩ đến việc những người đọc bài chủ yếu họ là ai và họ quan tâm điều gì. Thân

— NXL (thảo luận) 16 tháng 5 năm 2020 01:35
 Jimmy Blues  12:47, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
 Ghi chú: Tôi đã có phản hồi và thảo luận thêm với NXL1997 ở trang gốc. Nhìn chung NXL 1997 tỏ ra trung lập trong vấn đề này. Tôi có thể thảo luận thêm với Mintu Martin về từng quan điểm của bạn nếu bạn sẵn lòng, do tôi muốn tránh xem đây là một cuộc biểu quyết. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 12:58, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tuy là NXL tỏ ra trung lập, nhưng không hẳn là ủng hộ đề xuất của bạn. Ngoài ra tôi xin giải thích bổ sung thêm "ngoại lệ" mà NXL đã nói ở trên bằng cách trích lại phiếu của Nacdanh ở trang thảo luận dự án điện ảnh,

Cá nhân tôi ủng hộ đề xuất, nhưng vẫn muốn dùng áp phích/các sản phẩm minh họa chính thức liên quan đến phim trong cùng khoảng thời gian phát hành với phiên bản gốc (cùng năm phát hành hoặc muộn hơn 1–2 năm so với bản gốc, điều này tương tự với trường hợp đồng phát hành của Netflix). Tất cả những trường hợp không đồng thời phát hành, không phát hành gần 1–2 năm thì nên áp dụng minh họa từ phiên bản gốc. Cá nhân tôi cho rằng áp phích tiếng Việt nên dùng trong khoảng thời gian phát hành gần với bản gốc, còn lại nên dùng bản gốc cho toàn bộ trường hợp

— Nacdanh (thảo luận)

 Jimmy Blues  13:13, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)

@Mintu Martin: Tôi không nói rằng NXL 1997 ủng hộ đề xuất của tôi, đã "trung lập" thì sao có chuyện ủng hộ hay không ủng hộ :^) Cả ý kiến của Nacdanh tôi cũng đã có thảo luận bên dưới với thành viên này và đạt được sự tán đồng, chính vì vậy nên tôi mới mong thảo luận thêm với bạn để có thể đạt được đồng thuận cao nhất thay vì xem đây như một cuộc biểu quyết. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 13:19, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tôi xin phép sửa lại lá phiếu của mình. Tôi xin đính chính là mình không phản đối việc sử dụng áp phích gốc tiếng bản địa, nhưng bằng một cách nào đó, làm ơn hãy thảo luận tìm cách để vẫn có thể giữ lại tập tin bìa tiếng Việt, dù không đặt ở infobox thì cũng là ở một chỗ nào đó trong bài. Thân!  Jimmy Blues  13:27, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
@Mintu Martin: Trước tiên thì tôi xin được hỏi về lý do tại sao bạn nhất định phải giữ lại hình áp phích tiếng Việt trong bài như vậy không? Tôi hy vọng chúng ta có thể chia sẻ thẳng thắn về vấn đề để hiểu thêm quan điểm của đối phương, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 13:35, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Nếu giải thích thì khá lằng nhằng. Tôi chỉ thực sự có quan tâm đến mảng anime/manga trong khoảng 1 năm trở lại đây. Còn lại đa số thời gian tôi hoạt động ở dự án điện ảnh. Tôi đã từng dành khá nhiều thời gian để lục lại tìm các áp phích phát hành tiếng Việt của những bộ phim phát hành từ khoảng 10 năm về trước. Thực sự công đoạn rất là cực nhóc, vì nhiều link có ảnh áp phích Việt hóa đã die hết. Tôi rất tiếc cho những tệp áp phích mà mình đã mất không ít công sức để tìm kiếm lại bị xóa đi, vì thế tôi rất mong rằng bằng một cách nào đó vẫn có thể lưu lại chúng trên trang bách khoa toàn thư này. Các bộ anime movie cũng có liên hệ trực tiếp với mảng phim ảnh nên tôi cũng hi vọng chúng sẽ vẫn giữ được áp phích Việt hóa, còn các bài viết manga, anime truyền hình thì có thể bìa gốc hay không đối với tôi không quan trọng lắm.  Jimmy Blues  13:48, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
@Mintu Martin: Tôi hiểu rằng bạn có thể thấy tiếc khi một phần công sức có thể bị xóa đi, nhưng đó là chuyện... xảy ra như cơm bữa ở Wikipedia khi có một hướng dẫn biên tập mới phù hợp hơn với những lợi điểm nhận thấy trước mắt hơn. Tôi thật lòng nghĩ rằng chúng ta không nên quá "giữ gìn" các tài sản này mà nên đưa lợi ích của Wikipedia lên trên.
Thực sự phim anime chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây (nếu tôi không nhầm), nên cho dù là không thể thay đổi quan điểm của bạn về việc bỏ áp phích điện ảnh nói chung, tôi thấy nó cũng không ảnh hưởng đến mối quan tâm về "công sức bỏ ra" của bạn nếu chỉ tính trong phạm vi của anime (dù tôi không thích phải đưa ra lý lẽ này lắm, có cảm giác như tôi chỉ đang "thương lượng" để bạn đồng ý đề xuất cho anime, trái với tinh thần cộng tác chung của Wikipedia :^))
Ngoài ra như tôi đã đề cập trong lúc trả lời bạn MeigyokuThmn ở trang thảo luận dự án Điện ảnh, một áp phích Việt hóa vẫn có thể giữ lại nếu chúng có đóng góp quan trọng trong việc bình luận về bản phim phát hành tại Việt Nam (thông tin về việc này phải đầy đủ hơn là chỉ vài ba câu đề cập qua loa).
Và cuối cùng, đây là một đề xuất nhấn mạnh tính "ưu tiên" khi xảy ra tranh chấp, nên nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tôi cũng chẳng có "động cơ" nào để đi xóa hàng loạt ảnh mà bạn đã dày công đóng góp cho Wikipedia. Ít nhất ở thời điểm này tôi nghĩ rằng (theo cách tôi đọc bình luận của bạn) bạn không phản đối các lý do mà tôi đưa ra về các lợi ích của việc dùng áp phích gốc, đây cũng là một điểm đáng mừng rồi.
Mong bạn suy xét thêm những chia sẻ chân thành của tôi. thân ái. --minhhuy (thảo luận) 14:01, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Ý kiến Việc sử dụng áp phích bản gốc lợi thì có lợi thật, tuy nhiên nếu mà trên áp phích gốc ấy có tiếng bản địa gốc thì nếu người tải ảnh mà không dịch lại các dòng chữ trên đó thì nó sẽ làm khó hiểu người đọc (Họ không hiểu trên áp phích đó ghi gì?). Tuy nhiên nếu ta dịch ra sẽ có 2 điều đáng lưu ý như sau:
  1. Vị trí dịch phần miêu tả sẽ ở đâu? Tôi biết là sẽ bấm vào phần "Thêm chi tiết", tuy nhiên vẫn có tình trạng bạn dịch miêu tả hình ảnh phim vẫn quá sơ sài (rất ít), chưa đủ. Ngoài phần tên và nhà sản xuất của bộ phim, vẫn còn (có thể) xuất hiện tên của các diễn viên, thông tin sản xuất và đặc biệt các câu thơ nho nhỏ của bộ phim sẽ bị sót đi.
  2. Nếu là một người học giỏi Nhật ngữ hay tiếng Anh (như bạn), việc dịch sẽ vô cùng dễ dàng, tuy vậy còn về những người khác thì sao? Đặc biệt là phần diễn viên phim, tên nhà sản xuất, các câu miêu tả bộ phim và đặc biệt là phần thơ văn ngắn được in trên áp phích thì rất dễ dịch sai. Dùng Google dịch hay các ứng dụng trên mạng chắc chắc sẽ có lỗi, còn từ điển thì cuối cùng nhiều người cũng sẽ bỏ cuộc.
Ngoài ra, chưa kể có một vài áp phích anime xưa cũ hoặc loạt phim dài tập (đặt biệt thay đổi áp phích liên tục) thì phải tìm phiên bản gốc là gần như "mò kim đáy biển". Vậy theo bạn, ta nên giải quyết như thế nào?
Tôi thấy việc thay đổi này mang một tầm vóc vô cùng lớn và quan trọng cho dự án mà chúng ta đang xây dựng (đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đối với những người chuyên tìm kiếm các thông tin anime/manga trên ViWiki). Hi vọng tôi sẽ nhận được sự phản hồi chân thành từ bạn.

Thân,

13:10, Ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)

T.D.N.C.Cls (Thảo luận)

Cảm ơn bạn T.D.N.C.Cls đã dành thời gian cho ý kiến, tôi xin trả lời bạn đôi ý thế này
Việc thông tin ghi trên áp phích là ngôn ngữ gốc, bản thân nó không thực sự gây tác động đến như thế vì áp phích là hình ảnh, chúng ta dùng hình ảnh này là để nhấn mạnh vào các hiển thị nghệ thuật trực quan, chứ không phải thông tin. Thông tin chi tiết đã có trong bài, có ngay trong infobox, tôi không nghĩ một người tra cứu Wikipedia lại dựa vào một hình ảnh áp phích hay bìa sách để mà tiếp cận thông tin, trong khi thông tin thì có ở mọi nơi trong bài viết, thậm chí được viết cô đọng nhất, dễ hiểu nhất qua infobox.
Tôi chưa bao giờ thấy một ai đó chú trọng đến việc dịch thông tin có trong hình, nếu có thì nó chỉ là một phần bổ sung thông tin cho trang miêu tả hình, vốn không được quan tâm trừ phi là để tra cứu tình trạng bản quyền. Thậm chí trong một áp phích hay bìa Việt hóa thì những thông tin chi tiết như bạn nói cũng không nằm trên bìa, mà nằm bên trong sản phẩm (danh đề phim, trang chỉ mục sách, v.v...)
Tôi chưa bao giờ bắt gặp một anime nào mà áp phích gốc lại phải mò kim đáy biển mới tìm ra, nếu có bạn có thể ví dụ giúp tôi không? Và để trả lời câu hỏi của bạn một cách giả sử là "có", thì chúng ta vẫn có thể dùng một hình đại diện khác có tính tượng trưng cao gần tương đương với áp phích gốc, có lẽ là cả áp phích Việt hóa, vì đề xuất của tôi là ưu tiên chứ không phải bắt buộc.
Nhìn chung, xưa nay các bài viết anime và manga vẫn thường sử dụng hình ảnh gốc theo thói quen của phần đông người tham gia dự án (có thể đơn giản là dịch và mang theo hình gốc từ Wikipedia tiếng Anh sang), nhưng chưa có sự thống nhất để tránh các mâu thuẫn biên tập, nên tôi mới đề xuất việc này (dựa theo cẩm nang biên soạn về bìa sách ở enwp.
Mong nhận được thêm góp ý từ bạn, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 13:27, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Cảm ơn. T.D.N.C.Cls (Thảo luận) 14:10, Ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Ý kiến @Trần Nguyễn Minh Huy: Cho tôi hỏi một số câu hỏi (có vẻ nó sẽ hơi lệch), được chứ?
Nhấn vào để xem thêm

Việc là như thế này, giả sử tôi có ảnh bìa và áp phích gốc của loạt bao gồm tất cả thể loại: Manga/light novel và anime (lấy ví dụ: Sakurasō no Pet na Kanojo, Sword Art Online,...). Ở đây tôi có đôi điều thắc mắc:

  1. Thứ nhất trên infobox, trích từ câu nói phía trên của bạn: "Hình ảnh được trình bày trong hộp thông tin phải là hình bìa/áp phích/ảnh quảng bá quan trọng nhất trong lịch sử của tác phẩm đó; và trong hầu hết trường hợp là hình nguyên bản đầu tiên khi tác phẩm vừa được ra mắt trong ngôn ngữ gốc." Thì cho rằng tôi đã có hết các bản gốc, tôi đang thắc mắc không biết mình nên chọn sử dụng hình ảnh nào cho phù hợp nhất với phần Infobox đại diện chính (áp phích hay ảnh bìa?) bởi cả hai chúng đều là bản gốc khẳng định lịch sử của chính tác phẩm đó (một bên là manga/light novel và một bên là anime).
  2. Thứ hai, nếu khi nêu ra trường hợp hiếm như trên tôi cũng đã nghĩ đến một phương pháp để giải quyết, đó là tổng hợp cả ba thành một như những hình ảnh địa danh hay chiến tranh thường làm. Liệu tôi có được phép cấy ghép bức ảnh như thế không? Và nó có ảnh hưởng gì đến những bức ảnh gốc mà bạn đang tổ chức thảo luận không?
  3. Cuối cùng, tôi vừa phát hiện là không chỉ là phần Infobox ảnh đại diện chính là được phép tải ảnh mà các đứa con của nó như: Infobox animanga/Print, Infobox animanga/Video,... cũng được phép sử dụng hình ảnh. Như vậy nếu tôi bỏ luôn hình ảnh đại diện chính của nó mà thêm trực tiếp các hình ảnh gốc vào phần con phía dưới, thì có được chứ?
Hi vọng sớm nhận được phản hồi từ bạn,

Thân,

16:38, Ngày 27 tháng 5 năm 2020 (UTC)

T.D.N.C.Cls (Thảo luận)

@T.D.N.C.Cls: Những câu hỏi của bạn đúng là "lệch" so với phạm vi cuộc thảo luận, nhưng tôi cũng xin giải đáp thế này
Về câu hỏi 1: Tác phẩm nguyên tác nên được sử dụng làm ảnh đại diện (điều này thực tế đang áp dụng cho tuyệt đại đa số bài viết anime/manga). Ví dụ nếu nguyên tác là manga được chuyển thể thành anime, thì hình đại diện trong infobox sẽ là bìa manga (xem ví dụ ở Cardcaptor Sakura).
Về câu hỏi 2: Bạn không được phép tổng hợp nhiều hình không tự do vào một hình để lách các tiêu chí WP:EDP, vì mỗi thành phần trong hình không tự do có những mục đích sử dụng hợp lý riêng biệt phải tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ. Các hình tổng hợp như bạn nói trong các bài chiến tranh đều là hình tự do, không được bảo hộ bản quyền.
Về câu hỏi 3: Theo lý thuyết là được, xem Cardcaptor Sakura nơi tôi dùng một logo cho bản mẫu về anime của tác phẩm, nhưng trên thực tế thì không bởi nó tiếp tục vi phạm WP:EDP, việc sử dụng quá nhiều hình không tự do không có tác dụng minh họa đặc biệt nhằm nhận diện chủ thể sẽ không thỏa mãn lý do sử dụng hợp lý. Trong bài Cardcaptor Sakura, logo tôi sử dụng là một hình tự do, nhưng bìa đĩa anime đã được tôi dùng ở thân bài kèm theo chi tiết lý do sử dụng hợp lý như được miêu tả ở Tập tin:Cardcaptor Sakura DVD vl.1 cover.jpg. Nhìn chung với một bài ngắn củn mà bạn chèn 3, 4 hình không tự do vào infobox thì gần như chắc chắn chúng sẽ bị xóa.
Hy vọng giải thích của tôi giúp bạn hinh dung rõ hơn về cách chúng ta đang dùng hình ảnh trên Wikipedia. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 16:55, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Cảm ơn. T.D.N.C.Cls (Thảo luận) 13:46, Ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý Mình đồng ý, giữ poster gốc lúc nào cũng tốt hơn. 星野青美★③ (🤙🏻😃) 09:58, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC) 14:53, ngày 26 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý T.D.N.C.Cls (Thảo luận) 13:48, Ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý Việc sử dụng ảnh Poster gốc vừa phù hợp với nội dung bài viết mà còn đảm bảo tính trung lập. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 13:38, ngày 30 tháng 5 năm 2020 (UTC)
  •  Đồng ý Ý kiến Mình đồng thuận với các quan điểm của Huy. Ngoài ra, mình cũng muốn thêm/giữ hình ảnh/áp phích tiếng Việt của các tác phẩm đó trong bài (tất nhiên là ko dùng cho infobox). Lí do là vì ở vị trí của người đọc, mình nghĩ nhiều người sẽ muốn biết hình ảnh bìa/áp phích của tác phẩm trong phiên bản phát hành tiếng Việt sẽ ntn. Bên cạnh đó, còn một lí do cá nhân khác đó là trường hợp của tác phẩm Fullmetal Alchemist, phiên bản tiếng Việt được NXB Kim Đồng phát hành có bìa được chính tác giả ưu ái vẽ riêng lại toàn bộ. Sẽ rất đáng tiếc nếu những thông tin kiểu như thế này ko đến được với người đọc wiki. Phương (thảo luận) 15:07, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
    @Nguyễn Hoài Phương: Trường hợp như Fullmetal Alchemist là một tình huống "đặc biệt" cho phép sử dụng thêm một hình bìa tiếng Việt nữa do tính chất độc đáo của nó (hình bìa hoàn toàn mới do tác giả cho phép dùng riêng trong một phiên bản bản địa hóa). Còn lại nếu hình bìa không có gì khác biệt về mặt trực quan thì lại không thỏa mãn WP:EDP để có thể giữ lại, bởi nó không có đóng góp đặc biệt quan trọng giúp độc giả nhận diện đối tượng bài viết hoặc nội dung được miêu tả bằng lời. --minhhuy (thảo luận) 15:31, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Sau 2 tháng xin ý kiến, tôi thấy rằng đại đa số các ý kiến đã ủng hộ đề xuất ưu tiên sử dụng các hình đại diện gốc (như bìa sách gốc, áp phích và hình quảng bá (title-screen) gốc) trong bài về các tác phẩm thuộc phạm vi dự án anime và manga. Tôi sẽ bổ sung sự đồng thuận này vào WP:CNBS-AM. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho ý kiến. --minhhuy (thảo luận) 16:23, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)

Cập nhật thống kê

Tôi đã cập nhật Wikipedia:Dự án/Anime và Manga/Thống kê dùng công cụ PetScan để giúp dự án có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng bài viết trong phạm vi bảo hộ hiện tại. Việc cập nhật từ nay về sau sẽ đơn giản hơn bởi đã có các liên kết PetScan trong khung, duy một số mục vẫn phải tính tay. – minhhuy (thảo luận) 17:06, ngày 12 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Cảm ơn bạn. Tôi cũng sẽ cố gắng đi đánh giá chất lượng và độ quan trọng các bài viết đang bị ???. Tiểu Phương セロラ 07:19, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)

Thông tin về diễn viên lồng tiếng anime

Trong các bài viết về phim điện ảnh/phim truyền hình anime, mục "Lồng tiếng/Nhân vật" hay dẫn tên diễn viên lồng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cá biệt có BVCL Your Name – Tên cậu là gì? thậm chí còn để thêm cả tên diễn viên lồng tiếng Pháp và Ý? Việc ghi chi tiết tên diễn viên lồng tiếng ở bản dub của các quốc gia như này có hợp lý và cần thiết không? Nhờ các thành viên dự án thống nhất giúp. Tôi tạm đề xuất hai phương án:

Phương án 1. Chỉ cần ghi rõ tên diễn viên lồng tiếng của bản gốc là được, nếu cần thiết thì thêm một đoạn văn giới thiệu qua phim đó đã được dub tại Việt, Mỹ, Pháp, Ý chứ không nhất thiết phải viết chi tiết tên từng cá nhân ra
Phương án 2. Flexible hơn vì đây là Wiki tiếng Việt, ghi rõ tên diễn viên lồng tiếng của bản gốc và bản có bản quyền tiếng Việt, nếu cần thiết thì thêm một đoạn văn giới thiệu qua phim đó đã được dub tại Mỹ, Pháp, Ý...

Thân, --NXL (thảo luận) 12:02, ngày 26 tháng 4 năm 2021 (UTC)

  1. Tôi đồng ý với phương án 2 chỉ cần thông tin rõ về diễn viên lồng tiếng bản gốc & tiếng Việt là đủ rồi. Tuy nhiên nếu thêm thông tin diễn viên lồng tiếng Việt cần nguồn tham khảo để mọi người có thể kiểm chứng. Xét vào nguồn thì chỉ có thể dựa vào phần credit hiện ở đầu hay cuối còn nguồn web khác thì không có và cũng chỉ có một ít phim là có thông tin (chủ yếu là các anime trên HTV3). DoraMoon (thảo luận) 06:31, ngày 27 tháng 4 năm 2021 (UTC)

Thư mời tham gia thảo luận cộng đồng

Speech bubblesThư mời tham gia thảo luận cộng đồng
Chào các thành viên Dự án Anime và Manga, hiện chúng ta có một cuộc thảo luận kéo dài 10 ngày về các nội dung dưới đây:

Thảo luận sẽ kết thúc vào lúc 07:30, ngày 19 tháng 3 năm 2022 (UTC).
Mời bạn dành chút thời gian tham gia và nêu ý kiến. Nếu đã tham gia, bạn có thể bỏ qua thư mời này.
Xin cảm ơn! Chào thân ái và đoàn kết. (^‿^)

Vì nội dung thảo luận có liên quan đến phim ảnh mà anime cũng là 1 phần của phim ảnh nói chung nên mình xin phép gửi thư mời vào đây. Mình không biết gửi thư mời vào đây có đúng quy định hay không nếu việc gửi thư mời vào đây là sai quy định thì mọi người thu hồi thư mời dùm mình. (^_^) –  Ikid Kaido  10:23, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Tên tác phẩm lấy từ tiếng Anh

@Dawnie t: Không biết dự án này có quy định về các tên tác phẩm chưa xuất bản chính thức tiếng Việt, nhưng tên tiếng Nhật lại bắt nguồn từ tiếng Anh? Tôi vừa đọc bài Isayama Hajime có thấy nhắc đến tác phẩm "Hāto Bureiku Wan" (Heart Break One). Ta nên dùng tên chuyển tự từ tiếng Nhật (vốn chuyển tự từ tiếng Anh) hay giữ tên gốc tiếng Anh? NHD (thảo luận) 17:56, ngày 30 tháng 4 năm 2022 (UTC)

@DHN: Tôi không rõ là có quy định đó hay không nhưng nếu tác phẩm chưa xuất bản tiếng Việt thì cứ để tiêu đề gốc, mà ở đây có vẻ đúng là "Heart Break One" (tiếng Anh) thật. [1] Thông tin về one-shot này gần như không có, ban đầu do chưa tìm hiểu nên tôi nghĩ tiêu đề gốc là tiếng Nhật, nên tự thay đổi so với enwiki. Tôi sẽ sửa lại về tiêu đề gốc tiếng Anh. dawn, 19:08, ngày 30 tháng 4 năm 2022 (UTC)
Ngoài lề chút, bộ Shingeki no Kyojin/Attack on Titan từng được NXB TVM Comics phát hành với tên là "Đại chiến Titan", nhưng nay NXB này đã phá sản (theo tôi biết thì thế), điều này có đồng nghĩa với việc cái tên "Đại chiến Titan" không còn giá trị không? Và sắp tới (dự kiến quý 4 năm nay) Nhà xuất bản Trẻ sẽ thầu bộ này, vậy từ giờ tới lúc Trẻ chính thức phát hành thì có cần đổi tên bài thành tên gốc "Shingeki no Kyojin" không? (Trong thông báo của Trẻ thì chỉ để tên gốc thôi nên phải chờ đến lúc phát hành mới biết tiêu đề tiếng Việt là gì, mà tôi đoán là Trẻ sẽ đổi chứ không giữ cái tên "Đại chiến Titan" nữa, tại nó hơi xa so với nghĩa gốc.)
Một vấn đề nữa là tôi thấy bên enwiki các bài viết manga/anime đều giữ nguyên hình bìa tập đầu/poster gốc tiếng Nhật, bên vi thì lôm côm, bài để hình gốc tiếng Nhật, bài để hình phát hành ở VN. So sánh một chút thì các bài viết phim ảnh nói chung hầu như toàn để poster Việt hóa. Vậy nên tri ân cái gốc gác hay ưu tiên "hàng Việt"? Ví dụ như bài Titanic (phim 1997) hiện đang để poster Việt hóa khi phim ra rạp Việt năm 2012, liệu có nên đổi về poster nguyên thủy tiếng Anh năm 1997? dawn, 19:23, ngày 30 tháng 4 năm 2022 (UTC)
À, tôi vừa lướt lên trên thì mới biết hóa ra vấn đề này được thảo luận nhiều rồi. Nhưng xem ra thảo luận/đồng thuận thì thế, chứ việc sử dụng thì vẫn còn lôm côm. dawn, 19:54, ngày 30 tháng 4 năm 2022 (UTC)
Quay lại trang dự án “Dự án/Anime và Manga”.
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng