Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh

Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh) là nhóm nhân khẩu học theo sau nhóm Thế hệ Im lặng (Silent Generation) và Thế hệ X. Thế hệ này thường được định nghĩa là những cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1964, trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh của thế giới sau Thế chiến II[1]. Sự bùng nổ của trẻ sơ sinh được mô tả theo nhiều cách như là "sóng xung kích"[2] hay là "con lợn trong con trăn"[3]; và đặc biệt là, có 76 triệu người Mỹ đã được sinh ra trong khung thời gian này.

Trong những năm 1960 đến 1970, khi số lượng thanh niên tương đối lớn này bước vào tuổi thiếu niên và thanh niên trưởng thành, và những người lớn tuổi nhất của thế hệ này bước sang tuổi 18 vào năm 1964, họ và những người xung quanh đã tạo nên thuật hùng biện rất cụ thể về nhóm thế hệ của họ và những thay đổi do họ mang lại bởi số lượng thành viên của nhóm thế hệ này, chẳng hạn như việc tạo nên văn hóa đối kháng của thập niên 1960[4]. Thuật hùng biện này có tác động quan trọng đến nhận thức của những người thuộc thế hệ này, cũng như xu hướng ngày càng phổ biến của xã hội để định nghĩa thế giới theo các thế hệ, đó là một hiện tượng tương đối mới. Những người thuộc nhóm Baby Boomer giàu hơn, năng động hơn và khỏe mạnh hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó và là những người đầu tiên thực sự mong muốn rằng thế giới sẽ được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, thế hệ này cũng thường xuyên bị chỉ trích vì sự gia tăng của chủ nghĩa tiêu dùng mà những người khác xem đó là tiêu hao quá mức[5].

Nguồn gốc từ “Baby Boomer”

Thuật ngữ “baby boom” đề cập đến sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ sinh. Sự gia tăng dân số sau chiến tranh thế giới thứ hai được mô tả là một sự bùng nổ và được ghi nhận bởi nhiều phóng viên báo khác nhau bao gồm cả Sylvia F. Porter vào ngày 4 tháng 5 năm 1951, thuộc ấn bản của New York Post, dựa trên mức tăng 2,357,009 người của dân số Hoa Kỳ vào năm 1950[6].

Tháng 1 năm 1963, Baby Boomer lần đầu tiên được ghi lại trong một bài báo trên Daily Press, mô tả một sự gia tăng rất lớn của tuyển sinh đại học khi những người lớn tuổi nhất trong giai đoạn bùng nổ đang sắp đến tuổi nhập học[7][8]. Từ điển tiếng Anh Oxford ghi nhận thuật ngữ này từ một bài báo trên tờ Washington Post viết ngày 23 tháng 1 năm 1970[9].

Xác định ngày và độ tuổi

Từ điển trực tuyến Merriam-Webster định nghĩa "Baby Boomer" là: "một người được sinh ra trong khoảng thời gian có sự gia tăng rõ rệt về tỷ lệ sinh của dân số", "thường được xem là trong những năm từ 1946 đến 1964"[10].

Tỷ lệ sinh ở Mỹ (số trẻ em được sinh ra/1000 dân số Mỹ/năm). Phân khúc của những năm 1946 - 1964 là đường màu đỏ, với tỷ lệ sinh đạt mức cao nhất vào năm 1949 và giảm dần về năm 1958 và đạt mức bằng thời đại suy thoái vào năm 1963.[11]

Trung tâm nghiên cứu Pew định nghĩa những người thuộc thời kỳ bùng nổ dân số được sinh ra từ năm 1946 đến 1964[12]. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ định nghĩa những Baby Boomer là "những cá nhân sinh ra ở Hoa Kỳ từ giữa năm 1946 đến giữa năm 1964"[13][14]. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ định nghĩa "Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh hậu Thế chiến II" là những người sinh từ năm 1946 đến 1964[15][16], cũng như Ủy ban Dự trữ Liên bang sử dụng 1946-1964 để xác định Baby Boomer[17]. Gallup định nghĩa những Baby Boomer là những người sinh ra từ năm 1946 đến năm 1964[18].

Ở Mỹ, thế hệ này có thể được chia thành hai nhóm được xác định rộng rãi: "Baby Boomer thời đầu" (Leading-Edge Baby Boomers) là những cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1955, những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhóm này đại diện cho hơn một nửa thế hệ, tương đương khoảng 38.002.000 người thuộc mọi chủng tộc. Nửa còn lại của thế hệ, được gọi là "Boomers thời sau" (Late Boomers), ra đời từ năm 1956 đến 1964. Theo Live Birth by Age and Mother and Race, 1933-98, được xuất bản bởi Trung tâm thống kê y tế quốc gia của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, nhóm thứ hai này bao gồm khoảng 37.818.000 cá nhân.[19]

Ở Úc, Cục Thống kê Úc định nghĩa Baby Boomer là những người sinh ra từ năm 1946 đến 1964[20], cũng như Trung tâm Nghiên cứu Xã hội của Úc, nơi định nghĩa Baby Boomer được sinh từ năm 1946 đến 1964[21]. Bernard Salt xác định bùng nổ trẻ sơ sinh Úc xảy ra giữa năm 1946 và 1961.[22][23]

Các tác giả khác nhau đã phân định thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh khác nhau. Landon Jones, trong cuốn sách Những kỳ vọng lớn: Nước Mỹ và Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Great Expectations: America and the Baby Boom Generation) năm 1980, đã định nghĩa khoảng thời gian của Baby Boomer kéo dài từ năm 1946 đến năm 1964[24]. Tác giả William Strauss và Neil Howe, trong cuốn sách Thế hệ (Generations) năm 1991 của họ, định nghĩa thế hệ này là nhóm người sinh ra từ năm 1943 đến 1960, còn quá nhỏ để có bất kỳ ký ức cá nhân nào về Thế chiến II, nhưng đủ tuổi để nhớ đến Chiến tranh lạnh và Phong trào đòi quyền dân sự, trước vụ ám sát của John F. Kennedy[25]. Tại Ontario, Canada, David Foot, tác giả của Boom, Bust và Echo: Thu lợi nhuận từ sự thay đổi nhân khẩu học trong thế kỷ 21 (1997), đã định nghĩa người thuộc thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh ở Canada là một người sinh ra từ năm 1947 đến 1966, những năm mà có nhiều hơn 400.000 em bé được sinh ra. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng đó là một định nghĩa nhân khẩu học, và về mặt văn hóa, nó có thể không rõ ràng.[26]

Doug Owram lập luận rằng, sự bùng nổ của Canada diễn ra từ năm 1946 đến 1962, nhưng dưới góc nhìn văn hóa từ nhiều nơi, những người này được sinh ra những năm cuối chiến tranh vào 1955 hay 1956. Ông lưu ý rằng, những người sinh ra trong những năm trước khi bùng nổ thường là những người có ảnh hưởng nhất trong số những người thuộc thế hệ này. Ví dụ các ca nhạc sĩ như The Beatles, Bob DylanThe Rolling Stones, cũng như các nhà văn như Jack KerouacAllen Ginsberg, là những người lớn hơn một chút hoặc lớn hơn Baby Boomer. Những người sinh ra trong thập niên 1960 có thể cảm thấy bị khác biệt về văn hóa đối với những người thuộc giai đoạn đầu thời kỳ bùng nổ.[27]

Thế hệ Jones

Thuật ngữ "Thế hệ Jones" của Mỹ đôi khi được sử dụng để mô tả những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1965. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ những năm sau của Baby Boomer và những năm đầu của Thế hệ X.[28][29][30]

Nhân khẩu

Lý thuyết sóng tuổi thể hiện nên sự suy thoái kinh tế khi những người thuộc Baby Boomer bắt đầu nghỉ hưu trong những năm 2007 - 2009[31]. Dự đoán về lực lượng lao động già của Hoa Kỳ cho thấy đến năm 2020, 25% nhân viên sẽ rơi vào độ tuổi thấp nhất là 55 tuổi.[32]

Nét đặc trưng

Thời trẻ em và thanh thiếu niên

Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh tìm ra âm nhạc của họ, phổ biến nhất là rock anh roll, là một biểu hiện khác của bản sắc của thế hệ này. Transistor radios là một thiết bị các nhân cho phép thanh thiếu niên nghe The Beatles, Motown Sound, những nghệ sĩ mới và những hướng nghệ thuật khác.

Ở phía Tây, những Baby Boomer (bao gồm cả thế hệ đầu tiên) lớn lên cùng với ti vi; một số chương trình nổi tiếng vào thời đại bùng nổ này là Howdy Doody, The Mickey Mouse Club, Captain Video, The Soupy Sales Show, The Brady Bunch, Gilligan's Island, The Twilight Zone, Batman, Rowan and Martin's Laugh-In, Star Trek, The Ed Sullivan Show, All in the FamilyHappy Days.

Thời trẻ

Những người thuộc hệ này đã lớn lên vào thời điểm xã hội thay đổi mạnh mẽ. Ở Mỹ, sự thay đổi này đã đánh dấu thế hệ với sự phân chia mạnh mẽ về văn hóa giữa những người đề xuất thay đổi và những cá nhân bảo thủ hơn. Một số nhà phân tích tin rằng sự phân tách này diễn ra một cách chính trị kể từ thời điểm chiến tranh Việt Nam đến giữa những năm 2000, đến một mức độ xác định về bối cảnh chính trị và sự phân chia trong nước.[33][34]

Những người thuộc thế hệ này được liên kết với văn hóa đối kháng của thập niên 1960, phong trào dân quyềnchủ nghĩa nữ quyền “làn sóng thứ 2” trong những năm 1970. Ngược lại, có nhiều phong trào của những người trung lập đến bảo thủ chống lại phong trào phản văn hóa (văn hóa đối kháng), đặc biệt là những người làm trong quân đội (sĩ quan và binh lính), thực thi pháp luật, kinh doanh, công nhân và Đảng Cộng Hòa.[35][36]

Những người đầu tiên và giữa của thế hệ này đã trải qua các sự kiện như Beatlemania và Woodstock, tổ chức chống chiến tranh Việt Nam, hoặc chiến đấu và chết trong những cuộc chiến tranh giống vậy. Về chính trị, những người là lớp đầu của thế hệ bùng nổ này ở Mỹ có xu hướng là Đảng Dân chủ, trong khi lớp sau có xu hướng là Đảng Cộng hòa.[37]

Thời Trung niên

Là nhóm năng lực kinh tế

Steve Gillon đã gợi ý rằng có thể điều khiến Baby Boomer khác biệt so với các nhóm thế hệ khác chính là "gần như từ khi họ được sinh ra, những người thuộc thế hệ này đã được nghiên cứu, phân tích và được chọn bởi các nhà tiếp thị hiện đại - những người đã củng cố ý thức về sự khác biệt thế hệ."[38]

Điều này được ủng hộ bởi các bài báo vào cuối những năm 1940, xác định số lượng trẻ em ngày càng tăng là một sự bùng nổ kinh tế, chẳng hạn như một bài báo trên Newsweek năm 1948 có tiêu đề tuyên bố “Những đứa trẻ này chính là nền Kinh tế” ("Babies mean Business")[39], hoặc một bài báo của tạp chí Time năm 1948 đã gọi là "Baby Boom".[40]

Là nhóm người bảo thủ

Bắt đầu từ những năm 1980, những người thuộc Baby Boomer trở nên bảo thủ hơn, nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc về những thay đổi văn hóa mà họ đã mang đến thời trẻ tuổi. Những người thuộc Baby Boomer đã trở thành nhóm dân số bầu cử lớn nhất vào đầu những năm 1980 và giúp thúc đẩy Tổng thống Reagan lên nắm quyền, giai đoạn mở ra một xu hướng lâu dài về bất bình đẳng thu nhập.[41]

Từ 1979 - 2007, thu nhập của những người thuộc nhóm nhận được 1 phần trăm thu nhập cao nhất đã tăng 278% trong khi những người ở mức thu nhập cao mức 40% - 60% đã tăng 35%. Kể từ năm 1980, sau khi đại đa số những người thuộc Baby Boomer tốt nghiệp đại học, thì chi phí học đại học đã tăng hơn 600% (do điều chỉnh lạm phát).[42]

Thái độ đối với Tôn giáo

Năm 1993, tạp chí Time đã báo cáo về các liên kết tôn giáo của những người thuộc Baby Boomer. Trích dẫn từ Wade Clark Roof, một nhà xã hội học tại Đại học California ở Santa Barbara, các bài báo viết rằng khoảng 42% những người Baby Boomer là những người từ bỏ tôn giáo chính thức, 33% chưa bao giờ lạc khỏi nhà thờ và 25% những người thế hệ này đã trở lại thực hành tôn giáo.

Những người Baby Boomer tái hòa nhập tôn giáo như là những thành viên của nhà thờ thường ít bị trói buộc và phụ thuộc hơn những tín đồ trung thành. Họ cũng mang tinh thần tự do hơn, điều mà giúp làm sâu sắc hơn các ‘vết rạn’ trong các vấn đề như phá thai hay đồng tính luyến ái.[43]

Khi về hưu

Kế hoạch khi về già và người thừa kế

Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy gần một phần ba triệu phú thuộc Baby Boomer thích truyền lại quyền thừa kế của mình cho các tổ chức từ thiện hơn là truyền lại cho con cái họ. Trong số những người thế hệ này, 57% tin rằng điều quan trọng là mỗi thế hệ phải tự kiếm tiền; 54% tin rằng đầu tư vào con cái của họ khi chúng lớn lên thì quan trọng hơn.[44]

Kể từ năm 1998, đã có báo cáo về việc, những người Baby Boomer có xu hướng tránh các cuộc thảo luận và lập kế hoạch dài hạn cho sự qua đời của họ[45]. Tuy nhiên,trước những năm 1988, người ta thường nói với nhau về việc làm thế nào để kiểm soát các vấn đề lão hóa và cuối đời khi các thế hệ này già đi.[46]

Cụ thể, một số nhà bình luận đã lập luận rằng những người thuộc Baby Boomer đang trong tình trạng phủ nhận về sự lão hóa, qua đời của chính họ và đang để lại gánh nặng kinh tế không đáng có cho con cái họ khi họ nghỉ hưu và cần đến sự chăm sóc. Theo khảo sát của Associated Press và LifeGoesStrong.com năm 2011:

  • 60% mất giá trị đầu tư vì khủng hoảng kinh tế
  • 42% đang trì hoãn việc nghỉ hưu
  • 25% tuyên bố họ sẽ không bao giờ nghỉ hưu (hiện vẫn đang làm việc)[47][48]

Mọi người thường cho rằng mỗi thế hệ tiếp theo sẽ "tốt hơn" so với thế hệ trước. Nhưng khi Thế hệ X xuất hiện ngay sau những người Baby Boomer, họ lại là thế hệ đầu tiên có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với các thế hệ trước.[49][50]

Tuổi già và chăm sóc y tế

Sự bùng nổ về dân số ở thế hệ này gây sức ép đến hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, một chương trình bảo hiểm sức khỏe của Mỹ. Theo Hiệp hội Sinh viên Y khoa Hoa Kỳ, dân số của những người trên 65 tuổi sẽ tăng 73% từ năm 2010 đến 2030, nghĩa là một phần năm người Mỹ sẽ là một công dân cao tuổi.[51]

Tuổi già và tiêu dùng trực tuyến

Vào năm 2019, nền tảng quảng cáo Criteo đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.000 người tiêu dùng Mỹ, cho thấy những người thuộc Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh ít mua hàng tạp hóa trực tuyến hơn Thế hệ Millennials. Trong số những người được khảo sát, 30% cho biết họ đã sử dụng một số hình thức dịch vụ giao hàng trực tuyến.[52]

Các mốc thế hệ chính

Nghiên cứu năm 1985 của Schuman và Scott về nhóm thế hệ Hoa Kỳ đã hỏi một nhóm người lớn rằng “Những sự kiện thế giới nào trong 50 năm qua đặc biệt quan trọng với họ?”[53]. Đối với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, kết quả là:

  • Nhóm Baby Boomer thứ nhất (sinh từ 1946- 1955), nhóm này tiêu biểu cho sự thay đổi văn hóa những năm 1960.
    • Các sự kiện đáng nhớ: Chiến tranh lạnhkhủng hoảng tên lửa Cu-ba và các vụ ám sát JFK, Robert Kennedy, and Martin Luther King, Jr., bất ổn chính trị, thám hiểm mặt trăng, nguy cơ dự thảo tham gia vào chiến tranh Việt Nam hoặc nghĩa vụ quân sự thật sự trong chiến tranh Việt Nam, các cuộc biểu tình phản chiến, thử nghiệm xã hội, tự do tình dục, thử nghiệm ma túy, Phong trào dân quyền, phong trào môi trường, phong trào phụ nữ, biểu tình và bạo loạn, và Woodstock.
    • Đặc điểm chính: thực nghiệm, chủ nghĩa cá nhân, tinh thần tự do, định hướng xã hội.
  • Nhóm Baby Boomer thứ 2 (sinh từ năm 1956- 1964), nhóm này là những người đến tuổi trưởng thành trong giai đoạn bất ổn những năm 1970.
    • Các sự kiện đáng nhớ:  Chiến tranh Lạnh, Khủng hoảng tên lửa Cuba và các vụ ám sát John F. Kennedy, Robert Kennedy và Martin Luther King, Jr., đối với những người sinh ra trong vài năm đầu của thế hệ này, Chiến tranh Việt Nam, thám hiểm mặt trăng, sự từ chức của Watergate và Nixon, hạ độ tuổi uống rượu xuống 18 ở nhiều tiểu bang năm 1970-1976 (sau đó tăng trở lại thành 21 tuổi vào những năm 1980 do hoạt động vận động hành lang bởi các Mothers Against Drunk Driving (MADD)), cấm vận dầu mỏ, lạm phát hoành hành, thiếu xăng dầu, suy thoái kinh tế, suy thoái kinh tế và thiếu cơ hội nghề nghiệp khả thi khi tốt nghiệp trung học hoặc đại học, việc tái lập đăng ký dự thảo, cuộc khủng hoảng con tin ở Iran, Ronald Reagan, Live Aid.

Bài viết liên quan

Chú thích