Thể kỷ truyện

Thể kỷ truyện (phồn thể: 紀傳體; giản thể: 纪传体; bính âm: jì zhuàn tǐ) là một loại hình thức sách sử ở Đông Á. Trong đó, bản kỷ và liệt truyện là bộ phận chủ yếu (trục chính) trong khi dòng thời gian là trục ngang để phản ánh các sự kiện lịch sử.[1] Thể kỷ truyện hình thành dựa trên hình thức ghi chép truyện ký (tiểu sử) cho mỗi nhân vật. Truyện ký của hoàng đế gọi là "Kỷ" (hay bản kỷ), của hoàng tộc, ngoại thích hay nhân vật bình thường thì gọi là "Truyện" (hay liệt truyện), chư hầu các nước (hoặc các gia tộc lớn) thì xưng "Thế gia", ghi chép chế độ, phong tục, kinh tế thì gọi là "Chí", "Ý", "Khảo" hoặc gọi chung là "Thư", sắp xếp lịch sử theo phương thức bảng biểu thì gọi là "Biểu".[2] "Truyện" và "Kỷ" là hai bộ phận không thể thiếu trong hình thức này, vì vậy được gọi là "thể Kỷ Truyện".[3]

Thể kỷ truyện bắt đầu xuất hiện ở trong Kinh Thư của Khổng Tử; tuy nhiên đến thời nhà Hán, Tư Mã Thiên chịu ảnh hưởng từ việc chép sử của Khổng Tử mới dần định hình bút pháp cho thể loại này.[4] Sử ký của Tư Mã Thiên là bộ sách sử đầu tiên ở Trung Quốc biên soạn theo lối kỷ truyện. Có thể nói Tư Mã Thiên là người đã thiết lập ra thể lệ chép sử mới một cách hoàn chỉnh.[5] Đông Lai Lữ Tổ Khiêm đời Tống khi bàn đến lịch sử đã nói: "Sử có hai thể: Thể biên niên, bắt đầu từ họ Tả, thể Kỷ truyện, bắt đầu từ Tư Mã Thiên".[6][7]

Những bộ chính sử về sau của Trung Quốc như Nhị thập tứ sử hay Nhị thập ngũ sử đều dựa theo cách viết này để biên soạn. Không chỉ ở Trung Quốc, thể kỷ truyện còn trở thành khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các nước trong vùng văn hóa chữ Hán (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản). Những bộ sách sử như Tam quốc sử ký[8] hay Cao Ly sử của Triều Tiên,[9][10] Đại Nhật Bản sử của Nhật Bản,[11] Đại Nam liệt truyện Tiền biênLê triều thông sử của Việt Nam đều bị ảnh hưởng rất lớn từ Sử ký và biên soạn theo thể kỷ truyện.[12][13]

Sách sử viết theo thể kỷ truyện

Trung Quốc

Theo thời kỳ

Tiền Tần
TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
GốcHán Việt
殷商史記Ân Thương sử kýDân quốcNghiêm Nhất Bình20 quyển[a][14]
春秋紀傳Xuân Thu kỷ truyệnNhà ThanhLý Phượng Sô51 quyển[b][15]
Nhà Tần
TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
GốcHán Việt
秦集史Tần tập sửCận đạiMã Phi Bách82 thiên (chia làm 147 thiên)[c][16]
秦史Tần sửHiện đạiVương Cừ Thường53 quyển[d][17]
Nhà Hán
TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
GốcHán ViệtGốcNay
太史公書後傳Thái sử công thư hậu truyệnĐông HánBan Bưu65[e][18]
漢書Hán thưĐông HánBan Cố100120[f][19]
東觀漢記Đông Quán Hán kýĐông HánLưu Trân14322[g][20]
後漢書Hậu Hán thưĐông NgôTạ Thừa1308[g][21]
後漢記Hậu Hán thưĐông NgôTiết Oánh1001[g][22]
續漢書Tục Hán thưTây TấnTư Mã Bưu835[g][h][23]
漢後書Hán hậu thưTây TấnHoa Kiệu973[g][i][24]
後漢書Hậu Hán thưĐông TấnTạ Trầm1221[g][25]
後漢南記Hậu Hán nam kýĐông TấnTrương Oánh551[g][26]
後漢書Hậu Hán thưĐông TấnViên Sơn Tùng1004[g][27]
後漢書Hậu Hán thưLưu TốngLưu Nghĩa Khánh55[g]
後漢書Hậu Hán thưLưu TốngPhạm Diệp90100[j]
後漢書Hậu Hán thưNhà LươngTiêu Tử Hiển100[g]
後漢書Hậu Hán thưNhà ThanhVương Đình Xán1414
Tam Quốc
TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
GốcHán ViệtGốcNay
魏略Ngụy lượcTào NgụyNgư Hoạn5025
魏書Ngụy thưTào NgụyVương Trầm48[28]
魏書Ngụy thưTào NgụyHạ Hầu Trạm
吳書Ngô thưĐông NgôVi Chiêu55[28]
三國志Tam quốc chíTây TấnTrần Thọ6665[k]
續後漢書Tục Hậu Hán thưNhà TốngTiêu Thường4444[l][m]
修改三國志Tu cải Tam quốc chíNhà TốngLý Kỷ69[g]
蜀漢書Thục Hán thưNhà TốngÔng TáiKhông rõ[n][g]
蜀漢書Thục Hán thưNhà TốngTrịnh Hùng PhiKhông rõ[n][g]
續後漢書Tục Hậu Hán thưNhà NguyênHách Kinh130130[n][o]
續後漢書Tục Hậu Hán thưNhà NguyênTrương Xu63[p][n][g]
季漢書Quý Hán thưNhà MinhTạ Bệ56[l][q]
續後漢書Tục Hậu Hán thưNhà MinhLữ Thượng Kiệm60[l]
季漢書Quý Hán thưNhà ThanhChương Đào9090[l]
季漢書Quý Hán thưNhà ThanhThang Thành Liệt6464[l]
Nhà Tấn
TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
GốcHán ViệtGốcNay
晉書Tấn thưĐông TấnVương Ẩn9311[r][28][29][30]
晉書Tấn thưĐông TấnNgu Dự441[28][30][31]
晉書Tấn thưĐông TấnChu Phượng141[28][30]
晉中興書Tấn trung hưng thưLưu TốngHà Pháp Tịnh787[30][32]
晉書Tấn thưLưu TốngTạ Linh Vận361[30][32]
晉書Tấn thưNam TềTang Vinh Tự11018[30][32]
晉書Tấn thưNhà LươngTiêu Tử Vân1021[30][32]
晉史草Tấn sử thảoNhà LươngTiêu Tử Hiển301[30][32]
晉書Tấn thưNhà LươngThẩm Ước1111[30][32]
晉書Tấn thưNhà LươngTrịnh Trung7[33]
東晉新書Đông Tấn tân thưNhà LươngDữu Tiện7
晉書Tấn thưNhà ĐườngHứa Kính Tông130[34]
晉書Tấn thưNhà ĐườngPhòng Huyền Linh132130[s]
晉略Tấn lượcNhà ĐườngChu Tể6666[t]
晉記Tấn kýNhà ĐườngQuách Luân6868[u]

Triều Tiên

TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
GốcHán ViệtGốcNay
삼국사기Tam quốc sử kýVương thị Cao LyKim Phú Thức5050[v][35]
고려사Cao Ly sửLý thị Triều TiênTrịnh Lân Chỉ137137[w][36]

Nhật Bản

TênThời kỳTác giảSố quyểnGhi chúNguồn
Chữ HánHán ViệtGốcNay
大日本史Đại Nhật Bản sửThời kỳ EdoTokugawa Mitsukuni397397[x][37]
盈筐录Doanh khuông lụcThời kỳ EdoMasahide Komiyama400
日本史记Nhật Bản sử kýThời kỳ Minh TrịKondō Heijō
续日本史Tục Nhật Bản sửThời kỳ Minh TrịIsshiki Shigeki
大日本野史Đại Nhật Bản dã sử
日本史记Nhật Bản sử ký
南山史Nam Sơn sửKatayama Heizaburō30

Ghi chú

Tham khảo

Nguồn

Xem thêm