Thống chế (Đức Quốc xã)

Thống chế (tiếng Đức: Generalfeldmarschall, ) là cấp bậc quân sự cao cấp trong Quân đội Đức Quốc xã. Cấp bậc này từ được xem là cấp bậc quân sự cao nhất của Đức Quốc xã. Từ năm 1940, cấp bậc này được xếp dưới cấp bậc Thống chế Đế chế. Sau năm 1945, các cấp bậc thống chế đều bị bãi bỏ.

Lược sử

Cấp bậc Thống chế từng tồn tại trong lịch sử các tiểu quốc Đức từ thế kỷ XVI. Sau khi Đế quốc Đức thống nhất được thành lập, 37 người được phong quân hàm này, trong đó gần phân nửa là các quân chủ hoặc vương công các quốc gia hoặc tiểu quốc Đức. Sau thất bại trong Thế chiến thứ nhất, nước Đức được chuyển đổi thành nên Cộng hòa Weimar, được thành lập theo các quy tắc trong Hiệp ước Versailles. Lục quân Đức bị giảm quy mô xuống còn 100.000 người, Hải quân Đức cũng giảm xuống còn 15.000 người cùng với những hạn chế nghiệm ngặt về đội tàu chiến, Không quân Đức bị bãi bỏ.[1] Với quy mô bị giới hạn, do đó không có một thống chế nào được phong cấp trong thời kỳ Cộng hòa Weimar.

Sau khi Hitler lên nắm quyền, đã tìm cách phá vỡ Hiệp ước Versailles, nhanh chóng gia tăng sức mạnh quân sự Đức. Ngày 20 tháng 4 năm 1936, Bộ trưởng Chiến tranh Werner von Blomberg được Hitler phong quân hàm Thống chế, trở thành tướng lĩnh đầu tiên thụ phong quân hàm này trong chế độ Đức Quốc xã. Hai năm sau đó, ngày 4 tháng 2 năm 1938, Bộ trưởng Hàng không Hermann Göring cũng được thăng lên quân hàm này.

Trong 7 năm sau đó, c1o thêm 23 sĩ quan Heer và Luftwaffe được thăng hàm Thống chế. Ngoài ra có thêm 2 sĩ quan Kriegsmarine thụ phong quân hàm Đại đô đốc. Hầu hết đều là các tướng lĩnh hiện dịch, trừ trường hợp của Eduard von Böhm-Ermolli được phong hàm danh dự.

Người cuối cùng thụ phong quân hàm này là Robert Ritter von Greim, Tổng tư lệnh Luftwaffe, thụ phong ngày 25 tháng 4 năm 1945, khi mà Hồng quân đã vây chặt thành phố Berlin. Một tuần sau đó, Berlin đầu hàng.

Danh sách các Thống chế Đức Quốc xã

Chú thích

Tham khảo