Tiêu chuẩn kép

Việc áp dụng các bộ nguyên tắc khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau

Tiêu chuẩn kép (Tiếng Anh: double standard) là sự đánh giá khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau[1]. Tiêu chuẩn kép xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng được đối xử khác nhau mặc dù đáng ra, họ phải được đối xử theo cùng một cách. Trong cuốn Tiêu chuẩn kép: Phê bình về khoa học xã hội nữ quyền, Margaret Eichler giải thích rằng, khi nói tới tiêu chuẩn kép là "ngụ ý rằng hai thứ giống nhau được đo lường bằng các tiêu chuẩn khác nhau"[2]. Một số ví dụ điển hình về tiêu chuẩn kép:

  • Các tổ chức nữ quyền cực đoan luôn đòi hỏi phụ nữ phải có quyền lợi ngang với đàn ông với lập luận "phụ nữ cũng có năng lực tương đương đàn ông", nhưng khi xét đến các nghĩa vụ (như nghĩa vụ quân sự, đóng thuế, nuôi con...) thì các tổ chức này lại đòi hỏi phụ nữ phải được ưu tiên hơn đàn ông, với lý do "năng lực thể chất của phụ nữ kém hơn đàn ông"
  • Nhiều người tuyên bố ủng hộ phong trào cổ súy đồng tính/chuyển giới để thể hiện "bản thân có thái độ văn minh", nhưng đó là với người xa lạ, còn nếu người thân của họ là đồng tính/chuyển giới thì họ sẽ rất buồn, và họ cũng không hề muốn con cái mình tiếp xúc với phim ảnh, sách truyện về đồng tính vì sợ con bị ảnh hưởng xấu, chứng tỏ trong thâm tâm họ vẫn ý thức rằng đồng tính/chuyển giới là điều xấu.
  • Những phụ nữ ảnh hưởng bởi phong trào nữ quyền cực đoan luôn đả kích các tiêu chí truyền thống để đánh giá phụ nữ (như tính nết dịu dàng, giỏi nữ công gia chánh, sẵn lòng hy sinh vì chồng con), nhưng khi đánh giá đàn ông thì họ lại đòi hỏi một loạt các tiêu chí tương tự: phải có đạo đức tốt, nhạy cảm về tâm lý, giỏi kiếm tiền, biết chiều chuộng vợ.
  • Các tổ chức thể thao phương Tây tuyên bố "thể thao là phi chính trị", nhưng khi chiến tranh Nga-Ucraina (2022) nổ ra, họ lại lấy lý do chính trị để cấm vận động viên Nga thi đấu.

Để gọi một sự nhìn nhận là tiêu chuẩn kép, ta có thể xem xét nó có áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho các tình huống tương tự hay không. Nếu thực tại vật lý hoặc nghĩa vụ đạo đức là khác biệt, việc áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho các tình huống giống nhau là hợp lệ. Nhưng nếu không có sự thật, sự kiện hoặc nguyên tắc nào phân biệt trong khi cách xử lý là khác nhau, thì cách xử lý ấy được gọi là tiêu chuẩn kép. Nếu được xác định một cách chính xác, tiêu chuẩn kép sẽ bị xem là tiêu cực vì nó thường chỉ ra sự hiện diện của hành vi đạo đức giả, thiên vị hoặc bất công.

Nguyên nhân và cách giải thích

Có rất nhiều lý do để khiến con người hành động theo tiêu chuẩn kép. Một vài trong số đó bao gồm: tìm lý do bào chữa cho bản thân, che đậy sự phán xét, tìm kiếm trong các sự kiện những thông tin phù hợp với thế giới quan của anh ta (chẳng hạn như thiên kiến xác nhận, thiên kiến nhận thức, thiên kiến thu hút, định kiến hoặc thôi thúc riêng tư), hoặc vì lợi ích của bản thân. Con người có xu hướng đánh giá hành động của mọi người dựa trên người đã làm chúng thay vì lý tính và các nguyên tắc.

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000, Tiến sĩ Martha Foschi đã quan sát việc áp dụng các tiêu chuẩn kép trong các bài kiểm tra năng lực nhóm. Bà kết luận rằng các đặc điểm về địa vị, giới tính, dân tộctầng lớp kinh tế xã hội, có thể tạo cơ sở cho việc hình thành các tiêu chuẩn kép, trong đó các tiêu chuẩn khắt khe hơn được áp dụng cho những người được coi là có địa vị thấp hơn. Tiến sĩ Foschi cũng lưu ý những cách thức mà các tiêu chuẩn kép có thể hình thành dựa trên các thuộc tính có giá trị xã hội khác như sắc đẹp, đạo đức và sức khỏe tinh thần.[3]

Các ví dụ và vấn đề phổ biến

Luật pháp

Tiêu chuẩn kép có thể xảy ra nếu hai hoặc nhiều nhóm có quyền hợp pháp ngang nhau nhưng được trao các mức độ đại diện hoặc được pháp luật bảo vệ, xét xử khác nhau. Các tiêu chuẩn kép như vậy được coi là không hợp lý vì chúng vi phạm một châm ngôn chung của luật pháp hiện đại - rằng tất cả các bên phải bình đẳng trước pháp luật. Trong trường hợp các thẩm phán được công nhận là công bằng, họ phải áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau cho tất cả mọi người, bất kể thành kiến chủ quan hay thiên vị của họ.

Giới tính

Từ lâu, người ta đã tranh luận về việc giới tính của một người có ảnh hưởng như thế nào tới các phản ứng về đạo đức, xã hội, chính trịpháp luật của người khác.

Một ý kiến ​​cho rằng tiêu chuẩn kép tồn tại trong đánh giá của xã hội về hành vi tình dục của phụ nữ và nam giới. Trong một vài nghiên cứu tại Hoa Kỳ, trên một mẫu nhỏ trong số những người trẻ tuổi, đã phát hiện ra rằng hành động quan hệ ngẫu nhiên với ai đó hoặc quan hệ với nhiều bạn tình dễ được chấp nhận với nam giới hơn là phụ nữ[4].

Các nghiên cứu khác cho rằng phụ nữ phải tuân theo các tiêu chuẩn năng lực khắt khe hơn nam giới, như được thể hiện trong các nghiên cứu liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ về mặt tri giác.[5]

Chính trị

Chính trị tiêu chuẩn kép còn thể hiện trong việc đánh gía và bình luận của một quốc gia hay nhà bình luận về cùng một hiện tượng, quá trình hoặc sự kiện trong quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào mối quan hệ của quốc gia, tổ chức, hay cá nhân tới các sự vật, sự việc, mà họ có các bình luận khác nhau. Trong Harry's Game (1975), Gerald Seymour đã viết: "Kẻ khủng bố của một người là chiến binh tự do của người khác".[6]

Chú thích

Liên kết ngoài