Tiếng M'Nông

Tiếng M'Nông (còn gọi là Pnong hoặc Bunong) (Bunong: ឞូន៝ង) là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar của người M'Nông, một dân tộc cư trú ở vùng Tây Nguyên ở Việt Nam và người Pnong ở vùng Mondulkiri ở đông bắc Campuchia.

M'Nông (Mnông)
Sử dụng tại Việt Nam
 Campuchia
 Hoa Kỳ
Khu vựcViệt Nam: Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk NôngBình Phước; MondulkiriCampuchia
Tổng số người nói130.000 (2009)
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtKhmer
Latinh (bảng chữ cái tiếng Việt)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
cmo – Central Mnong
mng – Eastern Mnong
mnn – Southern Mnong
rka – Kraol[1]
Glottologmnon1259[2]

Tiếng M'Nông là thành viên của ngữ chi Bahnar thuộc họ ngôn ngữ Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á [3]

Phân bố

Ở Việt Nam, tiếng M'Nông được nói ở huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk, huyện Đăk Song, Đăk Mil, Đăk R'Lấp, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa và các khu vực lân cận ở tỉnh Đắk Nông (Nguyễn & Trương 2009).

Phân loại

Theo Ethnologue, có bốn phương ngữ chính: Trung, Đông, Nam (tất cả được nói ở Việt Nam) và Kraol (nói ở Campuchia). Các phương ngữ không hiểu lẫn nhau. Tiếng M'Nông được nghiên cứu đầu bởi nhà ngôn ngữ học Richard Phillips vào đầu những năm 1970.[4][5]

Nguyễn & Trương (2009) phân chia các phương ngữ như sau:

  • M'Nông Preh
  • Kuêñ
  • Mạ
  • M'Nông Nâr (Bu Nâr)
  • M'Nông Nông (Bu Nông)
  • M'Nông RLăm
  • M'Nông Prâng

Từ vựng

Từ vựng M'Nông, theo Nguyễn & Trương (2009):

ViệtPrehBu NôngBu NârPrângRLămMạKuêñ
đầubôkbôtpuôlbôôBuk / Bôkbô̆
mắtmăt, playmătmătMat / Mătmăt
mặtmătnăpmuh mătMŭh mat (Môh mat)muh măt
mũimuhmuhkmumuhMŭh / Môhmuh
lưỡimpiăt, piătmpiătmpiêtPiatmpiêl
miệngmbungmbungmurmbung, ndôiDơk, mbungmbung
bụngndŭl, dâng, prochndŭlrungklŭngNdư̆l, khŭng, pruečnjul
chânjâng, chưngjângchưngjoơ̆ngJăng, Jơ̆ngjơng
dantôn'tôh'đol'tăuTâo-sơ̆k hoặc Tâo-săkklơ̆ tau
chósoSâo
mèomeo, eo, mieomeomeomeoMiâo / Miêomeomeo
chimsĭm, klangsĭmsimsêêmSư̆msêmsim
kakakakăanhKaka
mẹmễmê, mễmễmăiMeimễ
bôngdêhdêhcri, đê̆hDih / Dêhsơni
nambu klôm pơdơng, nhŭngbu klôdiih daTlâobơ kơi
ănsa, sôngsakhasaahSung , sông, Sa, Hư̆p, Hư̆č , Hĭčsa, hưpsa
muarvăt, pơkrvătrôthunRuatblơitach
chokhŭtânănhăiĂn , Ânaiê, it
cườigâmgâmn'hotgâmÑo, Gơmtjo
khócnhĭmnhimngêmniimÑimnim
bơigâm, wahrerăiReire
mớimhê, êngmhêdĭ heucMheipamhê
khôkro, prăng, sơh, waikrokrorăuRĕñranh
đenkrăk, ôchôchkrăỗnJŭ / Jô̆ônh
đỏchănggŭrkunrcăng, beBrung (brung brung)kăngchơr
mặt trờinar, măt narmăt narmă narmăt ngăiNăr hoặc Nartơ gaimat ta
ngàynarnarnarkla ngăiNăr hoặc Nar, năngnăngngê
mâytŭk, tâm mihtŭkDak-Tŭk
đấtnehnehnettiêhTehutọh, teh
lửaŭnhŭnhĭnhôihƯ̆ñôs

Số đếm

Bảng so sánh số đếm tiếng M'Nông trong các phương ngữ khác nhau, theo Nguyễn & Trương (2009).

SốPrehBu NôngBu NârPrângRLămMạKuêñ
1du, ngoay, hŏmuaywaaydulMuei / Muôidulđu
2barbarra'rbaarBarbarpar
3perpăiPei
4puănpuănwaampuônPuanpuôn
5prămprămt'rơ̆m, nămprăm, nămPram / Prămjorăm, sơ nămsnăm
6prauProh
7pohpohpopspŏhPohpohpêh
8phamPham
9dŭm, sĭnsĭnchĭnhsinSư̆n / Sĭnsin
10jâtjâtjoơtMătjơt

Tham khảo

Đọc thêm

  • Blood, Henry Florentine. A Reconstruction of Proto-Mnong. Waxhaw, N.C.: Wycliffe-JAARS Print Shop, 1968.
  • Nguyễn Kiên Trường & Trương Anh. 2009. Từ Điển Việt - M'Nông. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa.

Liên kết ngoài

Xem thêm