Tiếng Tày

Tiếng Tày (tiểng Tày) là tiếng nói của người Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày có quan hệ gần gũi với tiếng Nùng, tiếng Tráng ở mức trao đổi trực tiếp được, và giao tiếp được với người nói tiếng Lào, tiếng Thái.

Tiếng Tày
Tiểng Tày
Sử dụng tạiViệt Nam
Tổng số người nói3 triệu
 Việt Nam: 1.626.392 (2009)[1]
Phân loạiTai-Kadai
Hệ chữ viếtchữ La tinh (Chữ Quốc ngữ biến đổi), chữ Nôm Tày
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2tai
ISO 639-3tyz
Glottolog[2] tayy1238[2][3]

Người Tày có vùng cư trú truyền thống là Bắc bộ Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

Tại Việt Nam người Tày có mặt ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình. Từ thế kỷ 20 đã di cư vào phía nam, cư trú nhiều ở Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Tại Trung Quốc người Tày được xếp chung trong mục người Tráng.

Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Nôm-Tày, dạng chữ này hiện giờ không còn được sử dụng và chỉ một số ít người còn biết viết loại chữ này

Ngày nay tại Việt Nam chữ quốc ngữ (chữ Latinh) được sử dụng viết tiếng Tày, và vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có sai là bao nhiêu. Ngày nay người Tày di cư vào Tây Nguyên, nhiều phần phát âm theo người Việt vẫn bị pha trộn ít nhiều.

Quan hệ giữa tiếng Tày và một số ngôn ngữ khác

TàyPhénGiáyThái (Việt Nam)Choang (Trung Quốc)Xiêm (Thái Lan)LàoNghĩa
Pì noọngPì noọngPi nuốngPi noọngPei nuộngP'i noóngPhí noọnganh em
Tha vằnTha vằnTang vănTa vènTa ngổnTà vănTa vênMặt trời
BươnBươnĐươnbươnĐưênĐươnĐươnTháng
VàiVàiVảiKhoaiVàiKhoaiKhoaiTrâu
ThâyThấyXâyThayXơiThẩyThayCái cày
MiMì, miMiMi
Slam/thamslamslamsamsamXảmXám3
HảHảHá, hạhảHạ5

Phương ngữ

Các phương ngữ tiếng Tày bao gồm:[4][5]

  • Tiếng Tày Bảo Lạc được nói ở huyện Bảo Lạc, phía Tây tỉnh Cao Bằng.
  • Tiếng Tày Trùng Khánh được nói ở huyện Trùng Khánh, đông bắc tỉnh Cao Bằng.
  • Tiếng Tày Bình Liêu, được nói ở huyện Bình Liêu, đông bắc tỉnh Quảng Ninh.
  • Tiếng Thu Lao, phương ngữ tiếng Tráng Đại có lẽ nên được coi là một ngôn ngữ khác.

Bộ chữ Tày Nùng 1961

Phụ âm

Phiên âmChữThí dụNghĩa
/ɓ/bbẻ
/k/ccáy
kkicòi
qquaikhôn
/k/kkhay tumở cửa
/z/d
/ɗ/đđođủ
/f/ffạtrời
/h/hhaitrăng
/l/llănglưng
/m/mchó
/n/nrayruộng
/r/rrằng
/p/ppucua
/s/xtai
/t/tcửa
/v/vsải
/ɲ/nhnhảcỏ
/c/~/tɕ/chchảmạ
/ŋ/ngngàvừng
/tʰ/ththamắt
/kʰ/khkhachân
/pʰ/phphảivải
/ɬ/slslamba
/ɓj/bjbjoóchoa
/mj/mjmjạctrơn
/pj/pjpja
/pʰj/phjphjanúi đá
những âm địa phương
/t'/t't'ảsông
/w/wwằnngày
/j/jjathuốc
/ɣ/ccầnngười
Những âm mượn tiếng Việt
/ /gigiờ
/tʂ/trtrường
/ʂ/s(học) sinh

Nguyên âm

Phiên âmChữThí dụNghĩa
/a/acacon quạ
/ă/ămắnvững chắc
/ə/~/ɤ/ơtơ lụa
/ə̆/~/ɤ̌/âbânbay
/ɛ/ebéncái mẹt
/e/êmênthối, hôi
/i/ipinăm (thời gian)
/u/umulợn
/ɨ/~/ɯ/ưmửmợ
/ɔ/omỏnồi
/o/ônồmsữa
/iə/iê, ia1.niêng; 2.mìa1.diều; 2.vợ
/uə/uô, ua1.tuống; 2.tua1.dây quai; 2.con
/ɨə/~/ɯɤ/ươ, ưa1.nưới; 2.mừa1.mệt; 2.đi
  1. Các nguyên âm dài: i, u,ư...trong tiếng Tày Nùng sẽ được thể hiện bằng hai chữ cái, như: khiing (gừng), khuúp (đầy năm)
  2. Đánh dấu sắc (') các từ có kết cấu là âm tiết khép: hap (cách viết theo phương án không dấu) ---> háp (gánh)

Thanh điệu

TênDấuNét
Không dấu˧
Dấu sắc˧˥
Dấu huyền˨˩
Dấu hỏiʔ˧˩˧
Dấu nặng.˧˨ˀ

Trong phương án có dùng dấu ngã /~/ để ghi các từ mượn từ tiếng Việt. Trong phương án không có ký hiệu để ghi thanh lửng, những từ mang thanh lửng đều được thể hiện bằng thanh hỏi /?/.

Tham khảo

Xem thêm