Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

Ngôn ngữ quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe, IPA ), cũng được gọi là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul,[15] là một ngôn ngữ được 65-73 triệu người nói trên khắp thế giới, khiến nó là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Turk. Những người nói tiếng này phần lớn sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, với một số lượng nhỏ hơn ở Síp, Bulgaria, Hy Lạp và những nơi khác ở Đông Âu. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng được nhiều người nhập cư đến Tây Âu, đặc biệt là ở Đức, sử dụng.

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Türkçe
Phát âm[ˈt̪yɾkˌtʃe]
Sử dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Síp, Bulgaria, Hy Lạp[1], Macedonia, Kosovo, România, Síp, Azerbaijan[2] và các cộng đồng nhập cư ở
 Đức, Pháp, Hà Lan, Áo, Uzbekistan[cần dẫn nguồn], Anh, Hoa Kỳ, Bỉ, Thụy Sĩ, Ý, Kosovo,[3][4] và các quốc gia khác có kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ
Khu vựcAnatolia, Kypros, Balkan, Kavkaz[cần dẫn nguồn], Trung Âu, Tây Âu
Tổng số người nói80 triệu[5][6]
Dân tộcNgười Thổ Nhĩ Kỳ
Hạng23 (tiếng mẹ đẻ)
Phân loạiTurk
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiểu Á cổ
  • Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman
    • Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Phương ngữ
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Karamanli
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Síp
Hệ chữ viếtHệ chữ Latinh (biến thể tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Bắc Síp[7]
 Síp[8]
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Quy định bởiHiệp hội ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1tr
ISO 639-2tur
ISO 639-3tur

Các quốc gia với số lượng người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đáng kể
(Click on image for the legend)

Ngôn ngữ này bắt nguồn từ vùng Trung Á với các ghi chép đầu tiên có niên đại gần 1200 năm trước. Về phía tây, ảnh hưởng của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman - tiền thân trực tiếp của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay - đã lan đi khi Đế quốc Ottoman mở rộng. Năm 1928, một trong các cải cách của Atatürk những năm đầu của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là chữ Ottoman đã được thay bằng bảng chữ cái Latinh. Đồng thời Hiệp hội ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng cải cách ngôn ngữ này bằng cách giảm bớt các từ vay mượn từ tiếng Ba Tưtiếng Ả Rập, thay vào đó là các từ gốc Thổ Nhĩ Kỳ và các biến thể bản địa của ngôn ngữ này.

Đặc điểm của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là sự hài hòa nguyên âm và tính chắp dính. Cấu trúc cơ bản là theo dạng "Chủ-Tân-Động" (Subject-Object-Verb). Nhiều dạng đại từ ngôi thứ hai số nhiều có thể được sử dụng cho các cá nhân như một dấu hiệu của sự tôn trọng. Danh từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ không phân theo lớp hay giống.

Phân loại

Văn bia khắc tiếng Turk cổ bằng chữ Turk cổ (chừng thế kỷ VIII). Kyzyl, Nga

Chừng 40% số người nói ngôn ngữ Turk nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.[16] Những điểm đặc trưng của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, như hòa âm nguyên âm, tính chắp dính và thiếu vắng giống ngữ pháp, cũng là điểm chung của toàn hệ. Ngữ hệ Turk bao gồm chừng 30 ngôn ngữ còn tồn tại, phân bố ở Đông Âu, Tây ÁXibia.

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của nhóm ngôn ngữ Oghuz, một phân nhánh của ngữ hệ Turk. Người nói các ngôn ngữ Oghuz (gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Turkmen, Qashqai, và Gagauz) có thể hiểu lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp.[17]

Âm vị học

Phụ âm

Âm vị phụ âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn
MôiRăngChân răngSau
chân răng
VòmNgạc mềmThanh hầu
Mũimn
Tắcpbtd(c)(ɟ)kɡ
Tắc xátt͡ʃd͡ʒ
Xátfvszʃʒh
Tiếp cận(ɫ)lj
Vỗɾ

Các âm [c], [ɟ], và [l] là dạng phân bố bổ sung của [k], [ɡ], và [ɫ]; cụm trước xuất hiện cạnh nguyên âm trước còn cụm sau xuất hiện cạnh nguyên âm sau. Tuy vậy, sự phân bổ của những âm vị này khó đoán biết trong từ mượn và danh từ riêng.

Nguyên âm

Nguyên âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Zimmer & Orgun (1999:155)

Các nguyên âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, theo thứ tự trong bảng chữ cái, là ⟨a⟩, ⟨e⟩, ⟨ı⟩, ⟨i⟩, ⟨o⟩, ⟨ö⟩, ⟨u⟩, ⟨ü⟩.[18] Nguyên âm được phân biệt dựa trên ba cơ sở: trước hay sau, làm tròn hay không, và độ cao.[19] Tức [±độ lùi], [±độ tròn] và [±độ cao].[20]

Tham khảo

Tài liệu

Printed sources

  • Akalın, Şükrü Haluk (tháng 1 năm 2003). “Türk Dil Kurumu'nun 2002 yılı çalışmaları (Turkish Language Association progress report for 2002)” (PDF). Türk_Dili (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 85 (613). ISSN 1301-465X. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Bazin, Louis (1975). “Turcs et Sogdiens: Les Enseignements de L'Inscription de Bugut (Mongolie), Mélanges Linguistiques Offerts à Émile Benveniste”. Collection Linguistique, publiée par la Société de Linguistique de Paris (bằng tiếng Pháp) (LXX): 37–45.
  • Brendemoen, B. (1996). “Conference on Turkish in Contact, Netherlands Institute for Advanced Study (NIAS) in the Humanities and Social Sciences, Wassenaar, 5–ngày 6 tháng 2 năm 1996”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp)
  • Encyclopaedia Britannica, Expo 70 Edition Vol 12. William Benton. 1970.
  • Coulmas, Florian (1989). Writing Systems of the World. Blackwell Publishers Ltd, Oxford. ISBN 0-631-18028-1.
  • Dilaçar, Agop (1977). “Atatürk ve Yazım”. Türk Dili (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 35 (307). ISSN 1301-465X. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Ergin, Muharrem (1980). Orhun Abideleri (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Boğaziçi Yayınları. ISBN 0-19-517726-6.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Findley, Carter V. (tháng 10 năm 2004). The Turks in World History. Oxford University Press. ISBN 0-19-517726-6.
  • Glenny, Misha. The Balkans – Nationalism, War, and the Great Powers, 1804–1999, Penguin, New York 2001.
  • Johanson, Lars (2001). “Discoveries on the Turkic linguistic map” (PDF). Swedish Research Institute in Istanbul. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Ishjatms, N. (tháng 10 năm 1996). “Nomads In Eastern Central Asia”. History of civilizations of Central Asia. 2. UNESCO Publishing. ISBN 92-3-102846-4.
  • Katzner, Kenneth (tháng 3 năm 2002). Languages of the World, Third Edition. Routledge, an imprint of Taylor & Francis Books Ltd. ISBN 978-0-415-25004-7.
  • Lewis, Geoffrey (1953). Teach Yourself Turkish. English Universities Press. ISBN 978-0-340-49231-4. (2nd edition 1989)
  • Lewis, Geoffrey (2001). Turkish Grammar. Oxford University Press. ISBN 0-19-870036-9.
  • Lewis, Geoffrey (2002). The Turkish Language Reform: A Catastrophic Success. Oxford University Press. ISBN 0-19-925669-1.
  • Özsoy, A. Sumru (2000). Türkçe’nin ağızları çalıştayı bildirileri (Workshop on the dialects of Turkish) (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Taylan, Eser E. (eds.). Boğaziçi Üniversitesi Yayınevi. ISBN 975-518-140-7.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Soucek, Svat (tháng 3 năm 2000). A History of Inner Asia. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-65169-1.
  • Vaux, Bert (2001). “Hemshinli: The Forgotten Black Sea Armenians” (PDF). Harvard University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Zimmer, Karl; Orgun, Orhan (1999). “Turkish”. Handbook of the International Phonetic Association: A guide to the use of the International Phonetic Alphabet. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 154–158. ISBN 0-521-65236-7.

On-line sources

Đọc thêm

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Bulgaria