Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế – Luật (tiếng Anh: University of Economics and LawUEL) là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, kinh doanhluật hàng đầu Việt Nam nói chung và tại khu vực phía Nam nói riêng, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tiền thân của Trường là Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM).[3][4] Trường đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học có điểm đầu vào cao nhất tại khu vực phía Nam đối với lĩnh vực kinh tế, kinh doanhluật.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế – Luật
VNU-HCM University of Economics and Law
Toà nhà học tập B1 và B2 của Trường Đại học Kinh tế - Luật
Địa chỉ
669 Quốc Lộ 1, Khu phố 3, Phường Linh Xuân
,
Thủ Đức
,
TP. Hồ Chí Minh
,
Việt Nam
Thông tin
Tên cũKhoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
LoạiĐại học công lập lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh và Luật
Khẩu hiệuThống nhất - Vượt trội - Tiên phong
Thành lập6 tháng 11 năm 2000
Hiệu trưởngPGS.TS Hoàng Công Gia Khánh
Kinh phí119,6 tỷ đồng
Websitewww.uel.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtUEL
VNUHCM-UEL
Thành viên củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS Lê Vũ NamPGS.TS Huỳnh Thị Thúy Giang
Thống kê
Xếp hạng
THE in Economics & Business(1/2023)801+ [1]
QS Rankings(2020)801 - 1000 [2]

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 9 tháng 7 năm 1996, theo Quyết định số 2819/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở hợp nhất 3 trường đại học đào tạo lĩnh vực Kinh tế lúc bấy giờ (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ), Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQG-HCM được thành lập. Năm 2001, theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải về việc tổ chức lại 2 hệ thống Đại học Quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM, một số trường Đại học thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM trước đây được tách ra hoạt động độc lập và chỉ trực Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 118/2000/QĐ-TTg, chính thức tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi hệ thống các trường thành viên của ĐHQG-HCM và thành lập Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến ngày 6 tháng 11 năm 2000, Giám đốc ĐHQG-HCM cũng ban hành Quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB về việc thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG-HCM nhằm kế thừa và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG-HCM (cũ). Khoa Kinh tế ĐHQG-HCM chính thức tuyển sinh đại học hệ chính quy khóa đầu tiên vào năm 2001 với 3 ngành: Kinh tế học, Kinh tế công cộng và Kinh tế đối ngoại. Năm 2002, Khoa Kinh tế ĐHQG-HCM mở 2 ngành đào tạo mới là Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán. Năm 2004, Khoa Kinh tế ĐHQG-HCM chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ và tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Luật kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý (tiền đề cho việc đào tạo lĩnh vực luật và quản lý của Trường).

Ngày 24 tháng 3 năm 2010, theo Quyết định số 377/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế - Luật được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG-HCM, đồng thời mở rộng lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu và đào tạo từ Kinh tế thành Kinh tế, kinh doanhluật. Việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Tháng 7 năm 2010, theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM lần lượt 7 Khoa đào tạo được thành lập trên cơ sở các Bộ môn sẵn có, cụ thể như sau:

  • Khoa Kinh tế được nâng cấp từ nền tảng của Khoa Kinh tế ĐHQGBộ môn Kinh tế học (thành lập năm 2000)
  • Khoa Kinh tế đối ngoại được nâng cấp từ Bộ môn Kinh tế đối ngoại (thành lập năm 2001)
  • Khoa Tài chính - Ngân hàng được nâng cấp từ Bộ môn Tài chính - Ngân hàng (thành lập năm 2002)
  • Khoa Kế toán - Kiểm toán được nâng cấp từ Bộ môn Kế toán - Kiểm toán (thành lập năm 2002)
  • Khoa Hệ thống thông tin được nâng cấp từ Bộ môn Tin học quản lý (thành lập năm 2003)
  • Khoa Quản trị kinh doanh được nâng cấp từ Bộ môn Quản trị kinh doanh (thành lập năm 2006)
  • Khoa Luật được nâng cấp từ Bộ môn Luật (thành lập năm 2002)

Năm 2013, Khoa Luật kinh tế được thành lập trên cơ sở tái cấu trúc và chia tách Bộ môn Luật kinh tế từ Khoa Luật

Năm 2019, Khoa Toán kinh tế được thành lập trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Toán kinh tế (thành lập năm 2008)

Tính đến năm 2023, Trường có 11 đơn vị đào tạo (trong đó có 9 khoa chuyên môn và 2 viện), 12 đơn vị quản lý, 2 đơn vị khoa học công nghệ, 3 đơn vị phục vụ đào tạo & khoa học công nghệ cùng 5 tổ chức chính trị - xã hội.

Qua 23 năm phát triển nhanh và bền vững, UEL đã tạo được rất nhiều đột phá và giá trị đặc biệt, mang tầm chiến lược, cung cấp cho xã hội trên 35.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ từ năm 2021. UEL xây dựng được đội ngũ viên chức và người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều chuyên gia đầu ngành, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật.

Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục

Sứ mệnh: Thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thông qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật.

Tầm nhìn: Đến năm 2035, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM trở thành:

  • Trường đại học định hướng nghiên cứu trong kỷ nguyên số.
  • Cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín, người học có tầm nhìn chiến lược và tư duy sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong môi trường toàn cầu.
  • Một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật.

Giá trị cốt lõi: Thống nhất – Vượt trội – Tiên phong

Triết lý giáo dục: Kiến tạo tri thức, khơi nguồn sáng tạo

Lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ

Giai đoạnHọ tênChức vụ
2000 - 2009PGS. TS Nguyễn Văn LuânTrưởng khoa Kinh tế - ĐHQG TPHCM
2010 - 2011PGS. TS Nguyễn Văn LuânHiệu trưởng
2011 - 2022PGS. TS Nguyễn Tiến DũngHiệu trưởng
2022 - nayPGS. TS Hoàng Công Gia KhánhHiệu trưởng

Hội đồng trường

Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 25 thành viên, trong đó, PGS.TS Lê Tuấn Lộc – Bí thư Đảng ủy làm Chủ tịch, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh – Hiệu trưởng làm Phó Chủ tịch.

Đào tạo[5]

Tính đến năm 2023, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM có 14 ngành đào tạo hệ đại học chính quy, trong đó có 21 chương trình đào tạo bằng tiếng Việt và 7 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh; có 9 chương trình đào tạo thạc sĩ và 6 chương trình đào tạo tiến sĩ. Đối với hệ liên kết quốc tế, nhà trường có 3 chương trình đào tạo cử nhân và 4 chương trình đào tạo thạc sĩ.

Chi tiết về các ngành/chuyên ngành đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ

NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠOCỬ NHÂNTHẠC SĨTIẾN SĨ
Kinh tế học***
Kinh tế và Quản lý công**
Kinh tế chính trị**
Kinh tế quốc tế*
Kinh tế đối ngoại*
Toán ứng dụng trong Kinh tế, Quản trị và Tài chính*
Quản trị kinh doanh***
Quản trị du lịch và lữ hành*
Marketing*
Digital Marketing*
Kinh doanh quốc tế*
Thương mại điện tử*
Tài chính - Ngân hàng***
Công nghệ tài chính*
Kế toán**
Kiểm toán*
Hệ thống thông tin quản lý*
Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo*
Luật dân sự*
Luật Tài chính - Ngân hàng*
Luật và Chính sách công*
Luật Kinh tế**
Luật Kinh doanh*
Luật Thương mại quốc tế*
Luật Dân sự và tố tụng dân sự**

Chi tiết về các ngành đào tạo cử nhân, thạc sĩ liên kết quốc tế

Ngành đào tạoBậc đào tạoĐơn vị liên kếtQuốc gia
Kinh doanh quốc tếCử nhânUniversity of Gloucestershire (UoG)Vương quốc Anh
Quản trị kinh doanhCử nhânUniversity of Gloucestershire (UoG)Vương quốc Anh
Kinh doanh quốc tếCử nhânBirmingham City University (BCU)Vương quốc Anh
Luật Dân sựThạc sĩUniversité Paris 1 Panthéon-SorbonnePháp
Luật Dân sựThạc sĩUniversité Paris II Panthéon-AssasPháp
Luật Kinh doanh Pháp – châu ÁThạc sĩUniversité Paris II Panthéon-AssasPháp
Quản trị kinh doanhThạc sĩBirmingham City University (BCU)Vương quốc Anh

Cơ sở vật chất

Cơ sởĐịa chỉĐối tượng sử dụngCơ sở vật chất
Cơ sở Thủ Đức669 Quốc lộ 1, Khu phố 3, phường Linh Xuân, TP. Thủ ĐứcViên chức – người lao động và sinh viên hệ đại học chính quy·       Tòa nhà A1: Tòa nhà học tập và điều hành

·       Tòa nhà B1: Tòa nhà học tập

·       Tòa nhà B2: Tòa nhà Thư viện và Văn phòng các Khoa/Bộ môn

·       Căn tin lớn

·       Vườn tượng danh nhân

·       Khu vực cảnh quan Hồ Kim cương

·       Khu tập luyện thể dục thể thao

·       Khu vực nhà xe

Cơ sở Quận 145 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1Nghiên cứu sinh, học viên cao học hệ chính quy và học viên cao học, sinh viên hệ liên kết quốc tế
Các cơ sở liên kếtĐồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Bến Tre (Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến Tre)Sinh viên hệ VB2, hệ vừa học vừa làm

Kiểm định và xếp hạng

  • 100% các chương trình đào tạo đại học chính quy đã được kiểm định
  • 70% chương trình đào tạo đã được kiểm định AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á
  • Chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng được xếp hạng 5 sao nghiên cứu theo UPM, là chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu được xếp hạng cao nhất trong tất cả các chương trình đào tạo được UPM xếp hạng
  • Nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế của ĐHQG-HCM thuộc Top 801+ theo Bảng xếp hạng THE World University Rankings by Subjects 2023
  • Nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế của ĐHQG-HCM thuộc Top 601+ theo Bảng xếp hạng THE World University Ranking by Subject 2020

Thành tích

  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007
  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2015
  • Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2021

Hoạt động sinh viên

Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM là đơn vị có hoạt động sinh viên sôi nổi trong khối ĐHQG-HCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Bên cạnh Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên, Trường còn có hơn 30 câu lạc bộ, đội nhóm phụ trách các hoạt động chăm sóc tinh thần và rèn luyện kỹ năng cho đoàn viên thanh niên, sinh viên của Trường. Một số sự kiện, hoạt động sinh viên nổi bật của UEL:

  • Chiến dịch Xuân tình nguyện
  • Chiến dịch Mùa hè xanh
  • Chiến dịch Tiếp sức mùa thi
  • Wapa Challenging: Cuộc thi học thuật thường niên về kiến thức Kế toán - Kiểm toán do WAPA Club tổ chức
  • Sàn giao dịch Chứng khoán ảo FESE: Sân chơi giả lập trong lĩnh vực Đầu tư và Chứng khoán ảo dành cho sinh viên toàn quốc
  • Chiến lược xuyên biên giới: Cuộc thi học thuật thường niên về kiến thức Kinh doanh quốc tế - Kinh tế đối ngoại do IBC Club tổ chức
  • Khởi nghiệp Kinh doanh: Cuộc thi khởi nghiệp thường niên dành cho sinh viên toàn quốc do CLB Tiềm năng Quản trị (GPA) tổ chức

Cựu sinh viên/Học viên tiêu biểu

  • Võ Văn Minh: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026
  • Bùi Tá Hoàng Vũ: Giám đốc Sở Công thương TP.HCM
  • Vũ Anh Khoa: Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) nhiệm kỳ 2020-2025
  • Nguyễn Cảnh Thịnh: Giám đốc điều hành khối Khách hàng cá nhân Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC)
  • Dương Thị Nữ: Giám đốc cấp cao Bộ phận Dịch vụ đảm bảo Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
  • Trần Đặng Đăng Khoa: Người Việt đầu tiên đi xe máy vòng quanh thế giới
  • Trương Thoại Yến: Quản lý Marketing cấp cao khách sạn Sheraton Saigon, Giám đốc khối Marketing - Truyền thông khu vực Việt Nam - Cambodia tập đoàn Marriott International

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài