Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University of Home Affairs - HUHA) là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập vào năm 1971 trực thuộc Bộ Nội vụ. Được đổi tên thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào ngày 14 tháng 11 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.[1]

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Hanoi University of Home Affairs - HUHA
Mã trường: DNV
Vị trí
nước Việt Nam
Thông tin
Tên khácĐại học Nội vụ
Nội vụ - HUHA
Tên cũTrường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương
LoạiĐại học
Khẩu hiệu“Học thật - thi thật để ra đời làm thật”.
Thành lậpnăm 1971
Trạng tháiSáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam)
Đóng cửa31/12/2022
Thể loạiCông lập
Mã trườngDNV
Hiệu trưởngPhó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Chiến
Màu          TrắngXanh navy
Bài hátĐại Học Nội Vụ Của Tôi
Biệt danhOxford Xuân La & Xuân Đỉnh
Websitehttps://huha.edu.vn/
Thông tin khác
Viết tắtĐHNVHN/HUHA
Thuộc tổ chứcBộ Nội vụ
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTiến sĩ Lê Thanh Huyền

Ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Trong đó, quy định Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc Gia[2]. Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) trực thuộc Bộ Nội vụ. Trong đó, quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia. Kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ ngừng tuyển sinh các trình độ đại học, sau đại học và văn bằng 2 với tên gọi này; đến ngày 01 tháng 01 năm 2023, trường sẽ tuyển sinh trở lại các trình độ đại học, sau đại học và văn bằng 2 trở lại với một tên gọi mới là Học viện Hành chính Quốc Gia.

Thông tin liên hệ

Miền Bắc: HUHA 1

  • Website: http://www.huha.edu.vn, http://www.truongnoivu.edu.vn
  • Số điện thoại: 024 37532864, 024 37533659
  • Số fax: 024 37532955
  • Email: webmaster@truongnoivu.edu.vn

Miền Trung: HUHA 2

  • Website: http://truongnoivu-csmt.edu.vn
  • Số điện thoại: 0235 6263230, 0236 6571399
  • Số fax: 0235 6263239
  • Email: dhnvmt@edu.vn

Miền Nam: HUHA 3

  • Website: http://truongnoivu-csmn.edu.vn
  • Số điện thoại: 028 38943717
  • Số fax: 028 38940475
  • Email: dhnvtphcm@gmail.com

Tên gọi qua các thời kỳ

- Lịch sử tên gọi của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua từng thời kỳ:

+ Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương (1971 - 1996)

+ Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng (1996 - 2005)

+ Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương (2005 - 2008)

+ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (2008 - 2011)

+ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2011 - 2022)

+ Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) (2023 - nay)

ᚼ Kể từ năm 2023, chính thức sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam).

Lịch sử hình thành

- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (tiền thân là: Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương) là trường đại học hệ công lập được thành lập năm 1971 trực thuộc Bộ Nội vụ nhưng đến ngày 14 tháng 11 năm 2011 trường mới được đổi tên như ngày nay. Trước đây, trường có tên gọi là Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương. Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương, được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng. Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương. Ngày 21/4/2008. Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ Nội vụ, địa chỉ trụ sở chính của nhà trường là số 36, 38 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam và số 371 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam. Trường đào tạo các ngành như: Quản trị Nguồn nhân lực, Quản trị Văn phòng, Quản lý Nhà Nước, Chính trị học, Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà Nước, Luật, Lưu trữ học, Quản lý Văn hoá, Hệ thống Thông tin, Thông tin - Thư viện, Ngôn ngữ Anh, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v... .Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo các ngành nghề trước đây. Đồng thời, trường còn mở thêm một số ngành nghề, lĩnh vực cùng hình thức đào tạo đa dạng. Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc (bao gồm 2 Phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hồ Chí Minh); 8 phòng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm. Từ ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ[3][4] quyết định trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc Gia.Ngày 19 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) trực thuộc Bộ Nội vụ quyết định sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc Gia.[5][6]Cuối năm 2022, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ ngừng tuyển sinh các trình độ đại học, sau đại học và văn bằng 2 với tên gọi này. Sang năm 2023, trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ tuyển sinh trở lại các trình độ đại học, sau đại học và văn bằng 2 trở lại với một tên gọi mới đó chính là Học viện Hành chính Quốc Gia. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có trách nhiệm chuyển toàn bộ nhân sự, tài chính, tài sản hiện có của trường vào Học viện. Học viện Hành chính Quốc Gia có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí, sắp xếp, quản lý và sử dụng nhân sự, tài chính, tài sản của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo quy định; xây dựng phương án tự chủ tài chính, phương án quản lý, xử lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Học viện Hành chính Quốc Gia tiếp nhận và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, bảo đảm quyền lợi của học viên, sinh viên; cấp văn bằng, chứng chỉ đối với học viên, sinh viên theo quy định của pháp luật; kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng, ý nghĩa trong quá trình phát triển và trưởng thành của Học viện Hành chính Quốc gia, đồng thời cũng là bước ngoặt trong sự phát triển của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và nhấn mạnh, trong thời gian qua, hai đơn vị đã cố gắng, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để vun đắp, xây dựng truyền thống vẻ vang, quá trình đó đã góp phần hết sức quan trọng vào sự phát triển của ngành Nội vụ, Bộ Nội vụ, Đảng và Nhà Nước Việt Nam.

Trụ sở

- Miền Bắc (trụ sở chính cơ sở I): HUHA 1

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội:

- Miền Trung (phân hiệu cơ sở II): HUHA 2

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam:

- Miền Nam (phân hiệu cơ sở III): HUHA 3

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh:

Tuyển sinh

* Các phương thức và điều kiện xét tuyển sinh:

  • Phương thức 1: xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (trường công bố sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT).

  • Phương thức 2: xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên (điểm >18đ và ko môn nào dưới 6đ trong tổ hợp xét tuyển).

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Tổng điểm đạt từ 550 điểm trở lên (kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và 70 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội).

  • Phương thức 4: xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC, iBT) tương đương 4,5 IELTS trở lên trong thời hạn

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Đạt điều kiện xét tuyển thẳng của nhà trường bao gồm:

◎ Các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

◎ Các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.

◎ Các thí sinh là học sinh giỏi ở cấp bậc THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

* Sứ mệnh: Mở cơ hội học tập cho mọi người với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa trình độ theo định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

* Tầm nhìn: Đến năm 2025, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.

* Giá trị cốt lõi: Chất lượng – Uy tín – Hiệu quả – Chuyên nghiệp – Hiện đại

Chương trình đào tạo

* Quy mô đào tạo

- Tính đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và 46 đại học. Ngoài ra, nhà trường còn có 200 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác.

*Các ngành và chuyên ngành đào tạo

1. Ngành Quản trị Văn phòng.

□ Chuyên ngành Quản trị Văn phòng về Thư ký Văn phòng Doanh nghiệp.

2. Ngành Quản trị Nguồn nhân lực.

3. Ngành Luật (dạy chủ yếu về mảng Luật Hành chính).

□ Chuyên ngành Luật về Luật - Thanh tra.

4. Ngành Quản lý Nhà Nước.

5. Ngành Lưu trữ học.

□ Chuyên ngành Lưu trữ học về Văn thư - Lưu trữ.

6. Ngành Chính trị học.

□ Chuyên ngành Chính trị học về Chính sách Công.

□ Chuyên ngành Chính trị học về Công tác Tôn giáo.

7. Ngành Thông tin - Thư viện.

□ Chuyên ngành Thông tin - Thư viện về Quản trị Thông tin.

8. Ngành Hệ thống Thông tin.

□ Chuyên ngành Hệ thống Thông tin về Thương mại Điện tử.

9. Ngành Quản lý Văn hóa.

□ Chuyên ngành Quản lý Văn hoá về Di sản Văn hóa & Phát triển Du lịch.

10. Ngành Văn hóa học.

□ Chuyên ngành Văn hóa học về Truyền thông.

□ Chuyên ngành Văn hóa học về Du lịch.

11. Ngành Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà Nước.

□ Chuyên ngành Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà Nước về Tổ chức Cán Bộ.

12. Ngành Ngôn ngữ Anh.

□ Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh về Biên - Phiên dịch.

□ Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh về Tiếng Anh Du lịch.

13. Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành.

14. Ngành Kinh tế học.

Lãnh đạo hiện nay

Đây cũng là thế hệ lãnh đạo cuối cùng của nhà trường (trước khi sáp nhập với Học viện Hành chính Quốc Gia)

  • PGS. TS. Nguyễn Bá Chiến – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường;
  • PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu – Phó Hiệu trưởng Nhà trường;
  • TS. Lê Thanh Huyền – Phó Hiệu trưởng Nhà trường;
  • PGS.TS. Trần Đình Thảo – Chủ tịch Hội đồng trường.

Học phí

- Học phí của nhà trường thường rơi vào khoảng 450.000 đồng/tín chỉ, riêng đối với nhóm ngành Hệ thống thông tin mức học phí sẽ rơi vào khoảng 550.000 đồng/tín chỉ. Tùy vào số lượng tín chỉ các bạn đăng ký mà mức học phí mỗi kì sẽ có sự khác nhau.

- Mức học phí sinh viên sẽ đóng 1 năm học khoảng từ 6 – 17 triệu đồng / 1 kì (tùy từng ngành sẽ có mức học phí khác nhau).

Danh dự

- Nhiều phần thưởng cao quý đã được trao tặng cho nhà trường như:

+ Huân chương Độc lập của nước CHXHCN Việt Nam.

+ Huân chương Lao động của nước CHXHCN Việt Nam.

+ Huân chương Hữu nghị của nước CHDCND Lào.

+ Huân chương Lao động của nước CHDCND Lào.

+ Huân chương Tự do của nước CHDCND Lào.

+ Bằng khen của Chính phủ.

+ Bằng khen của Bộ Nội vụ.

+ Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Bằng khen của Bộ Công an.

+ Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú.

+ Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động.

+ Đảng bộ của nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.

+ Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền.

Tham khảo