Trần Đề

Huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng

Trần Đề là một huyện ven biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Trần Đề
Huyện
Huyện Trần Đề
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhSóc Trăng
Huyện lỵThị trấn Trần Đề
Trụ sở UBNDẤp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề[1]
Phân chia hành chính2 thị trấn, 9 xã
Thành lập2009[2]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLưu Hữu Danh
Chủ tịch HĐNDTè Văn Thành
Địa lý
Tọa độ: 9°31′19″B 106°11′32″Đ / 9,52197°B 106,192119°Đ / 9.521970; 106.192119
MapBản đồ huyện Trần Đề
Trần Đề trên bản đồ Việt Nam
Trần Đề
Trần Đề
Vị trí huyện Trần Đề trên bản đồ Việt Nam
Diện tích381,30 km²[3]
Dân số (2020)
Tổng cộng111.979 người[3]
Thành thị25.642 người
Nông thôn86.337 người
Mật độ294 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính951[4]
Biển số xe83-P1-P2-P3-P4-Y1
Số điện thoại0299.3.874.283.
Số fax
  • 0299.3.874.283
  • 0299.3.874.277
Websitetrande.soctrang.gov.vn

Địa lý

Huyện Trần Đề nằm ở phía đông của tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý:

Huyện nằm ở cuối dòng sông Hậu của miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km.

Địa hình

Địa hình huyện Trần Đề bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 - 1,2m so với mặt nước biển. Một số cồn giồng cát phân bố ở các xã Trung Bình, Đại Ân 2, Lịch Hội Thượng, thị trấn Trần Đề có địa hình cao hơn 1,2 – 1,5m. Địa mạo lượn sóng, cao ở các giồng cát, thấp ở các gian cồn. Dáng địa hình cao ở ven sông, thấp vào nội đồng.

Địa hình của huyện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên hạn chế chủ yếu là đất đai phần lớn bị nhiễm mặn trong mùa khô. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, huyện cần được đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Khí hậu

Trần Đề có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nền nhiệt độ cao đều trong năm, điều kiện bức xạ dồi dào, nhiều nắng và gió; khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau. Theo chuỗi số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn Sóc Trăng, các chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn tại trạm Mỹ Thanh như sau:

  • Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình tại Huyện khá cao khoảng 26 °C – 27 °C. Nhiệt độ cao vào các tháng mùa khô, trung bình từ 27 °C – 28 °C, cao nhất là 28,5 °C vào các tháng 4 và 5. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37,8 °C và nhiệt độ thấp tuyệt đối 16,2 °C. Vào mùa khô, dao động nhiệt độ trong ngày khoảng 15 °C; vào các tháng mùa mưa nhiệt độ không khí thấp hơn, nhiệt độ dao động trong ngày từ 8 °C – 10 °C. Biên độ nhiệt dao động giữa các tháng khoảng 2 °C – 3 °C.
  • Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm tại huyện Trần Đề khoảng 84% - 85%. Độ ẩm thay đổi phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 88% - 89%. Về mùa khô, độ ẩm giảm xuống trung bình khoảng 79%. Độ ẩm cao nhất khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất khoảng 62%.
  • Nắng và bức xạ mặt trời: Cũng như nhiều khu vực khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, huyện Trần Đề có lượng bức xạ mặt trời khá cao và tương đối ổn định. Tổng giờ nắng trong năm đạt khoảng 2.400 – 2.500 giờ. Trong các tháng mùa khô, tổng giờ nắng trung bình/tháng khá cao, vào tháng 3 tổng số giờ nắng đạt gần 300 giờ. Trong khi đó các tháng mùa mưa có số giờ nắng ít hơn (tháng 8 chỉ đạt khoảng 150 giờ). Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm đạt 140-150 Kcal/cm².
  • Lượng mưa và lượng bốc hơi:
    • Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.100 – 2.200 mm (năm 2006 có lượng mưa tương đối thấp chỉ đạt 1.660 mm). Lượng mưa tập trung không đều trong các tháng mà phân bố thành 2 mùa đặc trưng: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 nhưng tập trung nhất là các tháng 8, 9, 10. Các tháng trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa. Có những tháng hầu như không mưa (tháng 2 và 3).
    • Lượng bốc hơi tương đối cao, trung bình 25 mm/ngày. Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi lên tới 30 – 40 mm/ngày. Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi thấp hơn khoảng 16 – 25 mm/ngày.
  • Gió, bão: Do nằm ở vị trí cửa Trần Đề và biển Đông nên huyện bị chi phối nhiều bởi hệ thống gió mùa. Hệ thống gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thổi vào các tháng 11 và tháng 12, hệ thống gió này tạo thời tiết không mưa, khô, nóng. Từ tháng 1 tới tháng 4 gió chuyển dần từ hướng Đông sang Đông Nam; từ tháng 5 đến tháng 9 gió chuyển dần theo hướng Đông Nam sang Tây Nam và Tây; sang tháng 10 gió thay đổi từ hướng Tây Nam đến Tây Bắc và hướng Đông. Tốc độ gió trung bình khoảng 3-6m/giây. Tuy nhiên nhiều cơn gió mạnh trong mưa có thể đạt tốc độ 25-35m/giây. Huyện Trần Đề ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Gió trên cao của Trần Đề lớn thứ 2 trong toàn quốc, có tiềm năng về điện gió rất lớn cần nghiên cứu khai thác.

Kết luận: Nhìn chung, điều kiện khí hậu không có những trở ngại cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch,... Tuy nhiên do phân bố theo mùa đặc biệt là mùa khô kéo dài, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao gây nên tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, chính vì vậy cần có những điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, quá trình sản xuất và sinh hoạt cho phù hợp.

Tài nguyên

Diện tích Trần Đề rộng 378,7598 km². Tuy nhiên, đây là một huyện ven biển, phần lớn diện tích đất bị nhiễm mặn, với độ cao 1,0 – 1,2 m so với mặt nước biển, cao hơn trung bình của tỉnh Sóc Trăng. Có hệ thống rừng phòng hộ ven biển và một phần nhỏ đất giồng cát thích hợp với việc trồng màu. Huyện thường xuyên đối mặt với tình trạng khô hạn, thiếu nước ngọt vào mùa khô.

Sông ngòi

Trên địa bàn huyện Trần Đề có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Trần Đề và Mỹ Thanh.

Thủy văn

Chế độ thủy văn trong phạm vi của huyện cũng như trên phần lớn diện tích của tỉnh bị chi phối bởi thủy triều biển Đông, dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm chính: đỉnh triều cao, chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều. Biên độ triều tại Đại Ngãi: tháng 10 là 1,89m, tháng 11 là 1,84m, tăng dần lên 1,98m vào tháng 1; 2,07m vào tháng 2; 2,18m vào tháng 3, chân triều thấp nhất vào tháng 6 (-1,03m).

Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến sông, kênh rạch phân bố đồng đều, trong đó có 03 tuyến sông chính là sông Hậu (Trần Đề), sông Mỹ Thanh và sông Dù Tho. Các sông, kênh này chủ yếu là dùng cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy, cấp thoát nước cho dân cư trên địa bàn,... Do ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, là những thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Do nằm sát biển, cặp hai sông lớn, mật độ sông rạch khá dày và đặc biệt là biên độ triều khá lớn lại ngày lên xuống 2 lần nên việc tưới tiêu cho đồng ruộng chủ yếu nhờ tự chảy (nếu có bơm cũng khá ít) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, địa bàn bị ảnh hưởng bởi thủy triều lên xuống 2 lần/ngày và hầu hết là có dòng chảy 2 chiều trong năm nên nguồn nước trên sông đục và không ảnh hưởng bởi ngập lụt do mực nước thủy triều dao động ở mức trung bình từ 0,4 – 1,4m. Tuy nhiên do tiếp giáp với biển nên mùa khô nước mặn theo hệ thống sông, kênh rạch xâm nhập vào sâu trong địa bàn của Huyện gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp (ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc). Gió cộng với triều cường hoặc bão cần phải được lưu ý trong quy hoạch nhất là quy hoạch thủy lợi (bố trí quỹ đất hợp lý dành cho đê điều).

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi

Trước khi chính quyền Chúa Nguyễn chính thức tiếp quản vùng đất này, năm 1739, từ Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ khai thác tiến về phía sông Hậu, lập thêm bốn đạo, đặt tên là Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang và Trấn Di. Trong đó, Trấn Di thuộc đất Bassac, nguyên chữ Hán là 鎮夷. Do các sách in thời Nguyễn sắp chữ in nhầm thành 塡荑, vừa đọc là trấn di vừa đọc là trần đề (cùng mặt chữ nhưng 2 cách đọc khác nhau). Khi người Pháp đến Việt Nam ghi âm theo cách đọc của mình, trại ra thành Tranh Đề hay Trần Đề.[5]

Giai đoạn 1953-1975

Việt Nam Cộng hòa

Năm 1953, quận Lịch Hội Thượng được thành lập do tách đất từ quận Long Phú, trở thành một trong 5 quận của tỉnh Sóc Trăng (gồm Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Lịch Hội Thượng và Thạnh Trị). Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt quận Lịch Hội Thượng thuộc tỉnh Ba Xuyên. Năm 1957, quận Lịch Hội Thượng có 8 xã, quận lỵ đặt tại xã Lịch Hội Thượng, gồm 2 tổng: Định Chí, Định Phước.

Ngày 13 tháng 1 năm 1958, quận Lịch Hội Thượng bị bãi bỏ, các xã được chia về các quận khác của tỉnh Ba Xuyên. Ngày 11 tháng 12 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập quận Lịch Hội Thượng thuộc tỉnh Ba Xuyên.

Chính quyền Cách mạng

Sau năm 1956, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tháng 8 năm 1966, chính quyền Cách mạng chia huyện Long Phú thành hai huyện: Long Phú và Lịch Hội Thượng cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã giải thể huyện Lịch Hội Thượng, sáp nhập trở lại vào huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Từ năm 1976 đến nay

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơthành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới: tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên cùng thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết[6] chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, vùng đất của huyện Trần Đề ngày nay là một phần của 2 huyện: Long Phú và Mỹ Xuyên (trước năm 2009) cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến ngày nay.

Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết 64/NQ-CP[2][7] thành lập huyện Trần Đề trên cơ sở điều chỉnh 18.978,39 ha diện tích tự nhiên và 75.046 nhân khẩu của huyện Long Phú; 18.897,59 ha diện tích tự nhiên và 55.031 nhân khẩu của huyện Mỹ Xuyên.

Huyện Trần Đề có 37.875,98 ha diện tích tự nhiên và 130.077 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 9 xã: Lịch Hội Thượng, Trung Bình, Đại Ân 2, Liêu Tú, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Tài Văn, Viên An, Viên Bình và 2 thị trấn: Lịch Hội Thượng, Trần Đề.

Hành chính

Huyện Trần Đề có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trần Đề (huyện lỵ), Lịch Hội Thượng và 9 xã: Đại Ân 2, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Tài Văn, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Trung Bình, Viên An, Viên Bình.

STT Đơn vị (xã, thị trấn)Diện tích (ha) Dân số (người)
01Đại Ân 2 2.837,38 11.556
02Lịch Hội Thượng2.828,40 7.671
03Liêu Tú5.054,18 13.667
04Tài Văn4.100,97 15.873
05Thạnh Thới An 5.046,65 11.633
06Thạnh Thới Thuận 3.767,69 9.827
07Trung Bình 4.296,79 14.443
08Viên An2.703,66 10.209
09Viên Bình3.273,85 9.953
10 Thị trấn Lịch Hội Thượng2.079,00 14.747
11 Thị trấn Trần Đề 1.882,63 15.013

Huyện lỵ của huyện Trần Đề từ khi thành lập đặt tại thị trấn Lịch Hội Thượng, từ ngày 30/9/2015 dời về thị trấn Trần Đề - cách thành phố Sóc Trăng 34 km. Trần Đề là huyện duy nhất ở tỉnh Sóc Trăng có huyện lỵ không đặt tại trung tâm kinh tế lớn nhất của huyện. Các trung tâm kinh tế gồm có:

  • Thị trấn Trần Đề là trung tâm hành chính, công nghiệp, du lịch.
  • Thị trấn Lịch Hội Thượng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, là đầu mối lưu chuyển hàng hóa.

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Cơ sở hạ tầng

Mặc dù là huyện mới thành lập nhưng cơ sở hạ tầng của Trần Đê ̀dần được cải thiện. Hệ thống cơ quan nhà nước tương đối hoàn chỉnh. Đường bộ và hệ thống đèn chiếu sáng trong các thị trấn được đầu tư nâng cấp, các thiết chế văn hóa có nhiều tiến bộ.

Chợ

Hệ thống chợ: Có các chợ quy mô lớn như:

  • Chợ thị trấn Lịch Hội Thượng
  • Chợ Kinh Ba (thị trấn Trần Đề)
  • Chợ Trung Bình
  • Chợ Ngan Rô (Đại Ân 2).
  • Chợ Tài Văn.

Ngân hàng

Hệ thống ngân hàng:

  1. Phòng giao dịch Ngân hàng Vietinbank Trần Đề: Đường Quốc lộ Nam sông Hậu, ấp Đầu Giồng
  2. Phòng giao dịch Ngân hàng Vietcombank Trần Đề: Đường Quốc lộ Nam sông Hậu, ấp Đầu Giồng
  3. Phòng giao dịch Ngân hàng HDbank Trần Đề: Đường Quốc lộ Nam sông Hậu, ấp Đầu Giồng
  4. Phòng giao dịch Ngân hàng BIDV: Số 19, đường Hai Bà Trưng, thị trấn Lịch Hội Thượng
  5. Phòng giao dịch Ngân hàng LienVietPostBank: Đường Hai Bà Trưng, thị trấn Lịch Hội Thượng
  6. Quỹ tín dụng Lịch Hội Thượng: Đường Hai Bà Trưng, thị trấn Lịch Hội Thượng
  7. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Agribank Trần Đề: Đường khu hành chính huyện Trần Đề, ấp Giồng Chùa, thị trấn Trần Đề.
  8. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trần Đề: Đường Tỉnh 934, ấp Chợ, xã Trung Bình.
  9. Phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank Trần Đề: Đường Quốc lộ Nam sông Hậu, ấp Đầu Giồng
  10. Phòng giao dịch Ngân hàng Bản Việt Trần Đề: Đường Quốc lộ Nam sông Hậu, ấp Đầu Giồng
Các dự án lớn đang triển khai trên địa bàn huyện
  1. Dự án Cảng nước sâu Trần Đề được quy hoạch là cảng biển đặc biệt (loại IA) với tổng diện tích 4.960ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu ước tính hơn 55.000 tỷ đồng. Cảng biển Trần Đề có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, container lên đến 100.000 tấn, tàu hàng rời đến 160.000 tấn. Công suất thiết kế từ 80-100 triệu tấn/năm và là cảng quy mô lớn của Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Dự án đường cao tốc Châu Đốc -Cần Thơ- Sóc Trăng, đã khởi công vào ngày 17/06/2023, dự kiến hoàn thành vào năm 2026;
  3. Dự án khu kinh tế biển Trần Đề bao gồm 3 huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và TX.Vĩnh Châu;
  4. Dự án mở rộng khu công nghiệp Trần Đề rộng 160ha;
  5. Dự án Khu dân cư thương mại thị trấn Lịch Hội Thượng rộng 30ha;
  6. Dự án Đường Lê Lợi nối dài thuộc thị trấn Lịch Hội Thượng;
  7. Dự án bờ kè cặp sông thuộc thị trấn Lịch Hội Thượng;
  8. Dự án 2 nhà máy điện gió Trần Đề và Sông Hậu;
  9. Dự án khu du lịch sinh thái Mỏ Ó rộng 200ha;
  10. Dự án đường trục phát triển kinh tế Bắc- Nam, đường tỉnh 935C (nối từ cầu Đại Ngãi - đường tỉnh 936B);
  11. Dự án nâng cấp mở rộng Cảng cá Trần Đề giai đoạn II;
  12. Dự án tuyến đường nối TP. Sóc Trăng - cảng nước sâu;
  13. Dự án đường Mạc Đĩnh Chi nối thị trấn Trần Đề - đường tỉnh 934B (đang dự kiến mở rộng mặt đường lên 30m);
  14. Dự án Khu thương mại Trần Đề (từ bến tàu cao tốc đến đường Nam Sông Hậu);
  15. Dự án di dời khu hành chính huyện Trần Đề nhường chỗ cho cảng nước sâu.
  16. Dự án mở rộng nâng cấp tuyến đường tỉnh 933C đoạn thị trấn Lịch Hội Thượng - Mỏ Ó.
  17. Dự án mở rộng nâng cấp, thảm nhựa nóng tuyến đường 934 đoạn Mỹ Xuyên - Trần Đề.
  18. Dự án tuyến đường Đại Ngãi đến Trần Đề, từ cầu Đại Ngãi đến cảng nước sâu.

Dân số

Trần Đề có 130.077 người (theo kết quả điều tra ngày 01/01/2010) bao gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trong đó người Khmer chiếm 48% người Kinh chiếm 47%, và người Hoa 4% và một số dân tộc khác chiếm 1%.

Huyện Trần Đề có dân số năm 2016 là 134.409 người[1]. Trong đó, dân số thành thị là 29.719 người, dân số nông thôn là 104.690 người, mật độ dân số đạt 356 người/km².

Giáo dục

  1. THCS thị trấn Lịch Hội Thượng
  2. THCS xã Lịch Hội Thượng
  3. THCS Trung Bình
  4. THCS Đại Ân 2
  5. THCS Tài Văn
  6. THCS Liêu Tú
  7. THCS Viên Bình
  8. THCS Viên An
  9. THCS Thạnh Thới Thuận
  10. THCS Thạnh Thới An
  11. THCS Dân tộc nội trú Trần Đề
  12. THCS - THPT Trần Đề
  13. THPT Lịch Hội Thượng
  14. Trung tâm dạy nghề huyện Trần Đề.

Giao thông

Giao thông đường bộ

Huyện Trần Đề có các tuyến đường quan trọng gồm:

  • Quốc lộ Nam Sông Hậu: nối từ thành phố Cần Thơ qua Sóc Trăng đi Bạc Liêu
  • Đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
  • Đường tỉnh 933C: Nối từ thị trấn Long Phú đến thị trấn Lịch Hội Thượng – Khu du lịch Mỏ Ó
  • Đường tỉnh 934: Nối từ Sóc Trăng – thị trấn Lịch Hội Thượng- thị trấn Trần Đề chạy qua huyện Trần Đề nối vào Quốc lộ Nam Sông Hậu
  • Đường tỉnh 934B: Nối từ Sóc Trăng – thị trấn Lịch Hội Thượng – Trần Đề nối vào đường quốc lộ Nam Sông Hậu và khu công nghiệp Trần Đề
  • Đường tỉnh 935: Nối từ Sóc Trăng – Tài Văn – Cầu Mỹ Thanh 1 – Vĩnh Châu
  • Đường tỉnh 935B: Nối từ Ngã 3 Tài Văn – Cầu Đại Ngãi
  • Đường tỉnh 935C: Tuyến đường trục kinh tế Bắc - Nam. Nối từ cầu Đại Ngãi – đến thị xã Vĩnh Châu.
  • Đường tỉnh 936B: Cầu Mỹ Thanh 2 – Cầu Mỹ Thanh 1 cặp theo sông Mỹ Thanh nối vào Quốc lộ Nam Sông Hậu
  • Dự án tuyến đường nối TP. Sóc Trăng – cảng nước sâu
  • Dự án tuyến đường ven biển Trà Vinh – Sóc Trăng – Bạc Liêu.

Giao thông đường thủy

Đường thủy: Kênh Tiếp Nhựt, kênh Rạch Gòi, sông Mỹ Thanh, sông Hậu,...

Du lịch

Địa danh
  1. Giồng Chát: Nơi có bia tưởng niệm chứng tích chiến tranh ghi dấu cuộc thảm sát hơn 300 mạng người của Đế quốc Mỹ
  2. Cầu Mỹ Thanh 2: Là cây cầu dài nhất hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng, dài khoảng 650 m
  3. Cánh đồng Năn: Là vùng đất huyền thoại về sự đổi đời, cũng như sự chinh phục những vùng đất ngập mặn
  4. Bãi biển Mỏ Ó: Nổi tiếng là bãi biển đẹp ở Sóc Trăng vào những thập niên 90 của thế kỷ XX
  5. Cảng cá Trần Đề: Là ngư cảng đông vui và nhộn nhịp của tỉnh Sóc Trăng
  6. Sóc Mồ Côi: Nổi tiếng là vùng đất hoang vu và bí hiểm gần như tách biệt với thế giới bên ngoài
  7. Rừng ngập mặn: Là khu rừng phòng hộ lớn của tỉnh Sóc Trăng, nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng
  8. Lăng Ông: Là nơi diễn ra lễ hội Nghinh Ông hằng năm mang đậm nét văn hóa dân gian.
  9. Phố đi bộ chợ đêm thị trấn Lịch Hội Thượng, đường Hai Bà Trưng, gần Chợ Mới, thị trấn Lịch Hội Thượng.

Di tích, chùa chiền

  • Chùa ông Bổn của người Hoa, thị trấn Lịch Hội Thượng
  • Chùa Phật (chùa Hội Phước) của người Kinh, xã Lịch Hội Thượng
  • Chùa Sơrây-Ta mơn, xã Viên Bình của người Khmer.
  • Lăng Ông (thị trấn Trần Đề)
  • Nhà thờ Bãi Giá (xã Trung Bình)
  • Đình thần, xã Thạnh Thới An
  • Và nhiều ngôi chùa khác, nhiều nhất là chùa Nam tông Khmer...

Văn hóa, lễ hội, ẩm thực

Văn hóa

Có nền văn hóa của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với những nét đặc trưng hấp dẫn.

Lễ hội

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21/3 âm lịch hằng năm.

Ẩm thực

Khô heo (thị trấn Lịch Hội Thượng), khô cá biển (thị trấn Trần Đề),

Chú thích

  • Lịch Hội Thượng mến yêu - Trịnh Quốc Thái (2010), Nhà xuất bản Phương Đông

Tham khảo