Trần Hạnh

NSND, nam diễn viên Việt Nam

Trần Hạnh (12 tháng 3 năm 19294 tháng 3 năm 2021) là một nghệ sĩ sân khấu và truyền hình Việt Nam. Ông là Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng với các vai ông bí thư đảng ủy trong phim Làng nổi, bố An trong phim Truyện cổ tích tuổi 17, bố Lài trong Tướng về hưu, ông Khiển trong phim Người cầu may, ông Lâm trong phim Chiếc bình tiền kiếp, bố Mai trong phim Hãy tha thứ cho em,...

Nghệ sĩ Nhân dân
Trần Hạnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Ngọc Hạnh
Ngày sinh
(1929-03-12)12 tháng 3, 1929
Nơi sinh
Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
4 tháng 3, 2021(2021-03-04) (91 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên sân khấu
  • Diễn viên truyền hình
  • Diễn viên điện ảnh
Lĩnh vực
  • Kịch
  • Truyền hình
  • Điện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1984)
Nghệ sĩ Nhân dân (2019)
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1959 – 1989
Thành viên củaNhà hát Kịch Hà Nội
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11
Nam diễn viên chính xuất sắc

Sự nghiệp

Trần Hạnh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Cụ thân sinh ra ông làm việc tại nhà máy in Ngô Tử Hạ ở phố Nhà thờ, còn mẹ ông là một thương gia nhỏ. Nhưng rồi, hạnh phúc chưa được bao lâu thì trong một cơn đau yếu, bố ông đã ra đi để lại vợ con côi cút. Mồ côi cha từ năm 8 tuổi, ông đã phải sống tự lập rất sớm. Để giúp mẹ nuôi sống gia đình, ông làm nghề đóng giày thuê ở phố Tràng Tiền [1]. Vừa đóng giày, Trần Hạnh vừa tham gia sinh hoạt diễn kịch ở Câu lạc bộ Thanh niên (của Thành đoàn Hà Nội). Trong câu lạc bộ có nhiều người bạn sau này đã trở thành những tên tuổi gạo cội trong làng kịch Việt Nam như: Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Đoàn Dũng...[2]

Ông lập gia đình khi 23 tuổi[3], vợ ông là hàng xóm cùng ngõ Phát Lộc (Hàng Bạc, Hà Nội), được bà nội sắp xếp. Dù đã vợ con nhưng không sao bỏ được những buổi "chơi" kịch cùng với ban kịch Thanh niên Hà Nội. Khi mọi người vào học khóa đầu tiên đào tạo diễn viên chính quy của trường Sân khấu thì ông đành phải rẽ ngang về Đoàn kịch Hà Nội bởi lý do duy nhất là phụ cấp ở đó cao hơn 10 đồng.

Ông đã có được những vai diễn xuất sắc trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc. Thời hoàng kim của ông là cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ trước, khi vào vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa (huy chương vàng Liên hoan Kịch toàn quốc), đảm nhận một vai chính trong vở Tiền tuyến gọi hay trong Âm mưu và tình yêu được dựng bởi đạo diễn Nguyễn Đình Nghi. Trong tập sách Người Hà Nội, Lưu Quang Vũ viết: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội"[4]. Tổng Bí thư Trường Chinh đã tìm ông và khen ông đóng Âm mưu và tình yêu: "Anh đóng hay lắm, tôi không biết dùng từ thế nào nhưng có thể nói là nó rất lãng mạn".

Ông về hưu rời Nhà hát Kịch Hà Nội năm 1989. Khởi nghiệp bằng sân khấu kịch và đoạt giải thưởng trong một số Liên hoan sân khấu Toàn quốc nhưng Trần Hạnh lại được công chúng biết đến nhiều qua các vai diễn trong phim truyền hình.

Trong đóng phim, vai đầu tiên của ông vai nam chính cho phim Chiếc bình tiền kiếp của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Sau đó là hàng loạt phim khác, như Tướng về hưu, Hãy tha thứ cho em, Cỏ lau, Người đàn bà thứ hai, Làng nổi,...

Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim Cuốn sổ ghi đời của đạo diễn Tất Bình.

Ở Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11 – 1996, ông đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim Nước mắt đàn bà (ban tổ chức không gửi giấy mời ông tới nhận giải). Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng Cống hiến cho vai diễn của ông trong phim Ngõ lỗ thủng, đạo diễn Quốc Trọng.

Những vai diễn của ông đã đi vào lòng công chúng với vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác mặc dù ông là người Hà Nội gốc.

Năm 2017, ông tham gia vào bộ phim Cha cõng con với vai diễn là ông mù.

NSND Trần Hạnh qua đời ở tuổi 92, lúc 2 giờ 50 phút tại nhà riêng, ngày 04 tháng 3 năm 2021 vì tuổi cao sức yếu.

Phim đã tham gia

NămTựa phimVai diễnĐạo diễnKênhNguồn
1989Chiếc bình tiền kiếpNguyễn Hữu PhầnPhim điện ảnh
1988Bến đợiNguyễn Khải HưngVTV1 VTV2
1994Cuốn sổ ghi đờiÔng CầnĐặng Tất Bình
1995Những người sống bên tôiÔng Đoán
Nước mắt đàn bàTrịnh Thanh Nhã
Tu hú gọi bầyBùi Cường
1996Nàng kiều trúng sốCụ MùiLê Đức TiếnH1
Ngày trở vềBố TuấnTrần PhươngVTV3
Bến bờH1
Đông ki ra thành phốÔng ĐổngLê Đức TiếnVTV3
Con sẽ là cô chủHà Lê SơnH1
1997Chuyện đờiTriệu TuấnVTV1
Giọt nước mắt giữa hai thế kỷÔng ĐườngTrần Phương - Nguyễn Thế VĩnhH1
Hoàng hôn dang dởBố ThưTrần PhươngVTV1
Vợ chồng chị HòaÔng nội ĐôngBùi CườngVTV3
Chuyện đời thườngPhó Bá Nam
1998Bạn cùng lớpĐoàn Trúc Quỳnh
Tình đờiĐỗ Thanh HảiH1
Gà ô tử mỵĐoàn Quốc ThắngVTV3
Đám cưới đêm mưaHoàng Thanh DuH1
Những người thợ xẻBố của NgọcVương Đức(điện ảnh)
Sau lũy tre làngÔng ThậmVũ Phạm TừVTV3
1999Về quêÔng HàoXuân HồngVTV1
Người thổi tù và hàng tổngBố KiênPhi Tiến SơnVTV3
Vui buồn sau lũy treBạch DiệpVTV1
Câu hát tìm nhauPhạm ĐôngH1
Chuyện bên sôngNguyễn Danh DũngVTV3
Câu chuyện mùa xuânBảo vệĐỗ Thanh HảiVTV1
2000Cảnh sát hình sự: Bí mật hồ hang rắnSư cụNguyễn Khải HưngVTV3
Truyện đã quaĐiềnTrần PhươngVTV1
Dòng sông chảy xiếtBố VỹBùi Huy ThuầnVTV3
Sứ giả làngÔng giáo HiểnĐỗ Minh Tuấn
Người nổi tiếngTàiBạch Diệp
Kẻ không cầu mayÔng Thuật
2001Đôi dòngXuân KhangVTV1
Nước mắt chảy xuôiCao MạnhH1
Bóng dáng người chaÔng HảiNguyễn Anh TuấnVTV3
Nhớ quêÔng SángCao MạnhH1
Thời gian còn lạiÔng KýVũ Trường KhoaVTV3
2002Những người đã hết thờiBùi Huy ThuầnVTV1
Không còn gì để nóiÔng NộiNguyễn Khải HưngVTV3
Bác cả người sung sướngÔng TúyTrần Lực
Vua bãi rácÔng HạnhĐỗ Minh TuấnPhim điện ảnh
2003Tin lành tháng chạpNguyễn Danh DũngVTV1
Chuyện xảy ra trước tếtCụ Trùm ChíĐào Duy Phúc - Nguyễn Mạnh HàVTV3
Người ở bến sôngNguyễn Danh Dũng
Em ở nơi naoNguyễn Long Khánh
Lễ mừng thọÔng VỹTriệu TuấnVTV1
Người thừa của dòng họNguyễn Hữu Trọng - Trịnh Lê PhongVTV3
Miền nhớNguyễn Trọng Thắng
Gió thổi qua rừngTriệu TuấnVTV1
2004Hoa đào ngày tếtBố HảiXuân SơnVTV3
Những giấc mơ dàiĐỗ Đức Thành
2005Miền đồi ấm ápÔng NghĩaNguyễn Hữu Luyện - Duy Thanh
Chuyện tình vùng quêBố ThăngLê Cường Việt
Xóm gà trốngÔng ĐộNguyễn Danh Sơn
Lửa thanÔng MạnhPhạm Văn QuýVTV1
2007Khách đến chơi xuânBố vợNguyễn Mạnh Hà
Ngày đó đến bây giờBố VănXuân SơnVTC1
Đời người và những chuyến điNguyễn Hữu Trọng - Trịnh Lê PhongVTV3
Cổng trường thời mở cửaÔng BảnhTriệu TuấnVTV1
2008Nếp nhàÔng ĐứcVTV3
Mường động
2009Đất thiêngTrưởng họTriệu Tuấn
Ngõ lỗ thủngÔng ThốngTrần Quốc TrọngVTV1
Người đàn bà thứ haiBố ĐạtVũ Hồng Sơn - Đỗ Chí HướngVTV3
Đi qua bóng tốiÔng NinhVũ Minh TríVTV1
Bước nhảy xì tinTrưởng xómVũ Trường KhoaVTV3
2010Bà nội không ăn bánh pizzaÔng bán báoNguyễn Khải Anh - Bùi Tiến Huy
Vệt nắng cuối trờiÔng NộiTrần Hoài Sơn
2012Giới hạn cuối cùngÔng PhúcĐỗ Gia Chung
2013Làng ma - 10 năm sauNông dânNguyễn Hữu Phần
2014Bão qua làngÔng LợiTrần Quốc Trọng - Lê MạnhVTV1
2015Khép mắt chờ ngày maiBố ThânVũ Trường KhoaVTV3
2017Cha cõng conÔng lão (tại bệnh viện)Lương Đình DũngPhim điện ảnh

Giải thưởng và vinh danh

Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1982 – 1984[5].

Trần Hạnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984. Ông đã từng 3 lần đoạt Huy chương vàng trong các vở kịch Nguyễn Trãi, Tiền tuyến gọi, Hamlet, giải Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 với phim Nước mắt đàn bà và nhiều giải thưởng khác.

Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim Ngõ lỗ thủng của đạo diễn Quốc Trọng.

Tháng 5 năm 2018, ông được đặc cách xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Tuy mới đoạt một giải Cống hiến (tương đương giải Vàng) tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2010 và không đủ số huy chương theo quy định, nhưng Trần Hạnh có nhiều đóng góp cho sân khấu, phim truyền hình. Hồi tháng 3, Trần Hạnh được Sở đặc cách đưa vào danh sách xét trao danh hiệu NSND vì hóa thân vào nhiều vai diễn "có sức lan tỏa, đồng thời có hình ảnh đúng mực trong cuộc sống".[6] Theo Nghị quyết 54/NQ – CP ký ngày 18 tháng 7 năm 2019, ông được phong tặng danh hiệu NSND.[7]

Gia đình

Ông Trần Hạnh tâm sự, cuộc đời thực của ông có khi còn buồn và khổ hơn phim. Gần chục năm, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau một lần bị tai biến mạch máu não [1]. Năm 2011. vợ ông mất vì bị tai biến sau hai năm nằm liệt giường, ở tuổi 84, ông dù già yếu vẫn phải chăm cậu con trai út 47 tuổi bị ngớ ngẩn (15 năm trước, anh bị tai nạn xe máy chấn thương sọ não). Ông thân gà trống nuôi con phải chợ búa, cơm nước, rau cháo, giặt giũ hàng ngày, đi đâu làm gì thì đúng giờ cơm ông phải xắm nắm trở về nhà để lo cho con [1].

Vợ chồng nghệ sĩ Trần Hạnh có tất cả bảy người con (2 trai, 5 gái) nhưng giờ chỉ còn bốn [5]. Trước kia, ngôi nhà hơn chục mét vuông của ông nằm trong khu Trần Quý Cáp chật chội, dột nát quanh năm với 9 nhân khẩu.

Câu nói

"Sinh ra, mỗi người đã có một số phận. Không thể thay đổi thì đừng than vãn, hãy học cách chấp nhận đứng trên mọi nỗi đau"[8].

Chú thích