Trần Hữu Dực

Phó Thủ tướng Việt Nam

Trần Hữu Dực (19101993) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[1]

Trần Hữu Dực
Chức vụ
Nhiệm kỳ3 tháng 7 năm 1976 – 4 tháng 7 năm 1981
5 năm, 1 ngày
Chủ tịch nuớcTôn Đức Thắng
Nguyễn Hữu Thọ
(Quyền)
Tiền nhiệmHoàng Quốc Việt
Kế nhiệmTrần Lê
Nhiệm kỳ28 tháng 3, 1974 – 2 tháng 7, 1976
2 năm, 96 ngày
Thủ tướngPhạm Văn Đồng
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng
Nhiệm kỳtháng 4 năm 1965 – tháng 7 năm 1976
Tiền nhiệmNguyễn Khang
Kế nhiệmĐặng Thí
Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng
Nhiệm kỳ7 tháng 1, 1963 – Tháng 4, 1965
Tiền nhiệmPhạm Hùng
Kế nhiệmHoàng Anh
Bộ trưởng Bộ Nông trường
Nhiệm kỳ1960 – 7 tháng 1, 1963
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmNghiêm Xuân Yêm
Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Quảng Trị
Nhiệm kỳTháng 8, 1945 – Tháng 9, 1945
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmLê Thế Hiếu
Nhiệm kỳ1955 – 1956
Tiền nhiệmTrần Đăng Ninh
Kế nhiệmHoàng Anh
Thông tin chung
Sinh(1910-01-15)15 tháng 1, 1910
Quảng Trị, Liên bang Đông Dương
Mất21 tháng 8, 1993(1993-08-21) (83 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợNguyễn Thị Quy
Con cáiTrần Hữu Thắng (con trai)

Quá trình hoạt động

Trần Hữu Dực sinh ngày 15 tháng 1 năm 1910 tại làng Dương Lệ Đông, tổng Gia An, nay là xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.[1]

Trước 1945

Tham gia hoạt động vào phong trào của những người cộng sản từ năm 15 tuổi, tháng 11 năm 1926 thành lập "Ái hữu dân đoàn" và trở thành đảng viên cộng sản của nhóm cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị. Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1929.

Tháng 11 năm 1930, Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Quảng Trị chính thức được thành lập, ông được cử giữ chức Bí thư. Từ năm 1940, ông được phân công tham gia công việc của xứ ủy, phụ trách 11 tỉnh Nam Trung kỳ.

Trong thời gian hoạt động, ông bị Pháp bắt 3 lần, và bị chính quyền Nam triều kết án tổng số 29 năm tù giam, và 22 năm quản thúc tại các nhà lao Quảng Trị, Lao Bảo, Ban Mê Thuột (2 lần).

Năm 1945, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa và sau đó trở thành vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tiên của Quảng Trị sau cuộc khởi nghĩa tháng 8.[1]

Sau năm 1945

Sau tháng 8 năm 1945, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cánh mạng lâm thời Trung Bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Trung Bộ. Năm 1947 ông được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa I cùng với Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Lê Văn Lương [2]. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông được giao nhiều trọng trách:

Ông mất ngày 21 tháng 8 năm 1993, thọ 83 tuổi. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Câu nói nổi tiếng

Của cải như không khí.
Cảnh vật như thần tiên.
Con người như thánh hiền
Mới xây dựng được lý tưởng Cộng sản
(Xem hồi ký "Bước qua đầu thù" của Trần Hữu Dực).

Các tài liệu đã viết

  • Đẩy mạnh phong trào nhân dân khai hoang/báo cáo của đồng-chí Trần Hữu Dực trình bày tại Hội nghị nhân dân khai hoang do Ban bí thư trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng chính phủ triệu tập, tháng Giêng 1963.
  • Một số vấn đề nông nghiệp xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta hiện nay / Trần Hữu Dực - Hà Nội: Sự thật, 1960
  • Bước qua đầu thù: hồi ký/Trần Hữu Dực - Hà nội: Chính trị Quốc gia, [1999].
  • Những năm tuổi trẻ: hồi ký / Trần Hữu Dực: In lần thứ 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 2004.346 p.; 19 cm.

Tặng thưởng và vinh danh

Gia đình

Ông có vợ là Bà Nguyễn Thị Quy, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và bốn người con là Trần Thị Thanh Thủy, Trần Hữu Thuật, Trần Thị Thảo và Trần Hữu Thắng nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ [3]

Chú thích

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Nguyễn Thanh Bình
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần
1953-1955
Kế nhiệm:
Bùi Phùng
Tiền nhiệm:
không có
Bộ trưởng Bộ Nông trường
1960-1963
Kế nhiệm:
Nghiêm Xuân Yêm
Tiền nhiệm:
Nguyễn Khang
Bộ trưởng Phủ Thủ tướng
1965-1976
Kế nhiệm:
Đặng Thí
Tiền nhiệm:
Hoàng Quốc Việt
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam
1976-1981
Kế nhiệm:
Trần Lê