Trần Huyền Trân

Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam

Tiểu sử

Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Bút danh Trần Huyền Trân của ông có nguồn gốc như sau: Trong số những cô gái làm việc cho quán hát cô đầu có một cô gái cũng mang họ Trần do có mang nên bị đuổi việc. Thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cô gái ông đã đứng ra cưu mang, lo cho cô sinh nở và khi cô sinh con gái ông đã đặt tên là Trần Huyền Trân (ý nói hai người họ Trần vì "Trân" thêm dấu huyền thành "Trần"). Sau đó ông dùng bút danh là Trần Huyền Trân[1].

Ông tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám, lên Việt Bắc chống Pháp. Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Cùng với một số người bạn như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm... các ông đã bỏ tiền túi ra thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính...). Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội. Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Hoài Thanh đã viết rằng: ông đọc Trần Huyền Trân và "Đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió"[2]. Ông để lại nhiều bài thơ nổi tiếng: Mười năm, Độc hành ca, Uống rượu với Tản Đà... và sau này là Mưa đêm lều vó,...

Tác phẩm

  • Sau ánh sáng (1940)
  • Bóng người trên gác binh (1940)
  • Tấm lòng người kỹ nữ (truyện-1941)
  • Người ngàn thu cũ (truyện-1942)
  • Phá xiềng
  • 19-8 (kịch)
  • Rau tần (1986)
  • Chim lồng (truyện)
  • Lẽ sống (truyện)
  • Lên đường
  • Tú Uyên (kịch)
  • Giáng Kiều (kịch)

Gia thất

Tham khảo