Văn học Triều Tiên

Văn học Cao Ly[1] hoặc Văn học Koreathuật ngữ phổ biến để mô tả toàn bộ văn học sử tại khu vực Cao Ly từ cổ đại đến nay, đôi khi còn bao gồm các cộng đồng Cao Ly cư trú tại hải ngoại.

Bức Ngũ lão hội thiệp đồ (五老會帖圖, 오로회첩도) do họa sĩ Lưu Thục vẽ năm 1861, cho thấy thú đàm đạo văn chương tiêu biểu của sĩ lâm Triều Tiên.

Thuật ngữ

Do thực trạng phân ly hai miền Nam-Bắc sau Hiệp định Genève, giới nghiên cứu văn hóa sử nói chung và văn học sử nói riêng đã chấp nhận Cao Ly làm danh xưng chính thức khi đề cập đến khu vực này. Do đó, Văn học Cao Ly[2] được xác định là một hiện tượng chung trên toàn bán đảo Triều Tiên, không kể giới hạn về thời gian. Trong các văn bản khoa học Việt Nam, thuật ngữ phổ dụng thống nhất là Văn học Korea[3].

Lược sử

Văn học Cao Ly được cho là xuất hiện sớm nhất từ 1500 năm trước thế kỷ XXI, được khởi nguyên từ tín ngưỡng truyền thống và những truyện kể dân gian lâu đời.

Cổ điển

Văn học cổ điển Cao Ly được xác định từ sự kiện Điều ước Cơ bản Nhật Hàn (1910) ngược về thái cổ, với thành tựu xuất sắc chủ yếu về giai điệu mà đỉnh cao là các thời đại Tân La, Cao Ly, Triều Tiên. Ở vị thế nằm giữa ba khu vực Viễn Đông Nga, Trung HoaNhật Bản, người Cao Ly đã tiếp biến một cách tự nhiên cả văn học của các sắc tộc Mãn Châu lẫn hải đảo phía Đông, đồng thời trở thành một trong những thành viên quan trọng của Hán quyển từ rất sớm. Ngoài văn học lưu truyền thì văn học viết dùng song song cả chữ Hánchữ Hàn, cùng một lượng nhỏ hơn là chữ Phạn. Từ triều Thế Tông đại vương trở đi, sự tiến bộ vượt bậc của kỹ nghệ chế giấyấn loát đã thôi thúc sức phát triển vũ bão của các hình thức văn xuôi, thậm chí gia tăng ngoài tầm kiểm soát các dạng văn chương bất hợp pháp.

Hiện đại

Văn học hiện đại Cao Ly ban sơ bắt nhịp khá chậm trước xu thế mới, một phần do sự kiềm chế của chính quyền Triều Tiên thuộc Nhật, nhưng một phần khác vì chưa có thói quen tiếp cận các hình thức văn chương phi Hán quyển. Trong thời kỳ dài trước năm 1945, văn học Cao Ly hầu như tồn tại dưới dạng bất hợp pháp và được khích lệ bởi tinh thần ái quốc, có rất nhiều trứ tác chỉ có thể lưu hành ở bên ngoài vùng kiểm soát của Đế quốc Nhật Bản. Vào năm 1919, Kim Đông Nhân khai trương tạp chí văn học Sáng tạo (創造, 창조), mở ra hướng phổ cập văn chương hoàn toàn mới lạ.

Sau khi ách đô hộ của người Nhật Bản được cởi bỏ vào năm 1945, văn học Cao Ly bắt gặp một cuộc khai phóng ngắn ngủi và xích lại rất gần với xu thế hoàn cầu, từ lúc này đã hoàn toàn vượt ra khỏi các hình thức truyền thống. Nhưng sự kiện Chiến tranh Triều Tiên và các hậu quả tang thương của nó đã khiến văn học Cao Ly tạm thời chững lại và tan vỡ thành nhiều hướng khác biệt.

  • Văn học CHDCND Triều Tiên
  • Văn học Đại Hàn Dân quốc
  • Văn học Cao Ly hải ngoại

Xem thêm

Tham khảo

  • Choe-Wall, Yang Hi (2003). Vision of a Phoenix: The Poems of Hŏ Nansŏrhŏn, Ithaca, New York, Cornell University. ISBN 1-885445-42-3 hc.
  • Hyun, Theresa (2003). Writing Women in Korea: Translation and Feminism in the Early Twentieth Century. Honolulu: University of Hawaiʻi Press. ISBN 978-0-8248-2677-2
  • Peter H. Lee, The story of traditional Korean literature, Cambria, Amherst, New York, 2013, 427 p. ISBN 978-1-604-97853-7
  • Peter H. Lee, (1990). Modern Korean Literature: An Anthology. Honolulu: University of Hawaiʻi Press. ISBN 978-0-8248-1321-5
  • Peter H. Lee, (1981). Anthology of Korean Literature: From Early Times to the Nineteenth Century. Honolulu: University of Hawaiʻi Press. ISBN 978-0-8248-0756-6
  • Lee, Peter H. (2003). A History of Korean Literature, Cambridge University Press
  • McCann, David R. (2000). Early Korean Literature: Selections and Introductions. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0-231-11947-4
  • Pihl, Marshall R (1994). The Korean Singer of Tales. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. ISBN 978-0-674-50564-3
  • Young-key Kim-Renaud (dir.), Creative women of Korea: the fifteenth to the twentieth century, M.E. Sharpe, Armonk, N.Y., London, 2003, 250 p. ISBN 0765611899
  • Patrick Maurus et Ch'oe Yun, La littérature coréenne devant le modernisme et le colonialisme, ou, L'ère des revues, L'Harmattan, Paris, 2000, 286 p. ISBN 2747500926
  • Patrick Maurus, Histoire de la littérature coréenne, éditions Ellipse, Paris, 2005, 128 p. ISBN 2-7298-2422-7
  • Cơ sở dữ liệu liệu Khuê Chương các
  • KTLIT - Văn học hiện đại Cao Ly