Vũ Khoan

Phó Thủ tướng Việt Nam

Vũ Khoan (7 tháng 10 năm 1937 – 21 tháng 6 năm 2023[2]) là một chính trị gia và là nhà ngoại giao Việt Nam, từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng phụ trách Kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006[3]. Ông được nhiều người cho là có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

Vũ Khoan
Vũ Khoan năm 2000
Chức vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Phụ trách Kinh tế đối ngoại
Nhiệm kỳ12 tháng 8 năm 2002 – 28 tháng 6 năm 2006
3 năm, 320 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Mạnh Cầm
Kế nhiệmTrương Vĩnh Trọng
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 25 tháng 4 năm 2006
5 năm, 3 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh
Nhiệm kỳ27 tháng 6 năm 1991 – 25 tháng 4 năm 2006
14 năm, 302 ngày
Tổng Bí thưĐỗ Mười
Lê Khả Phiêu
Nông Đức Mạnh
Bộ trưởng Bộ Thương mại
Nhiệm kỳ28 tháng 1 năm 2000 – 8 tháng 8 năm 2002
2 năm, 192 ngày
Tiền nhiệmTrương Đình Tuyển
Kế nhiệmTrương Đình Tuyển
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ1998 – 2000
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ1990 – 2000
Thông tin chung
Sinh(1937-10-07)7 tháng 10 năm 1937
Phú Xuyên, Hà Tây
Mất21 tháng 6 năm 2023(2023-06-21) (85 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội
Nơi ởNhà 27, đường 2/2 khu Nam Thành Công, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợHồ Thể Lan
Binh nghiệp
Khen thưởng2 Huân chương Độc lập hạng Nhất

2 Huân chương Lao động hạng Nhất

Huân chương Lao động hạng Ba

Huân chương Kháng chiến hạng Nhì

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì

Hàm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền

Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (2016)

Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2021)

Huân chương Hữu nghị các dân tộc (Liên Xô)

Huân chương Tự do hạng Nhất (Lào)

Huân chương Mặt trời mọc (Nhật Bản)[1]

Xuất thân Thiếu sinh quân

Ông sinh ngày 7 tháng 10 năm 1937, quê ở huyện phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).

Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông làm liên lạc viên cho chính phủ Việt Minh. Năm 1949, ông được đưa về Việt Bắc, theo học tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Năm 1951, ông được Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn và sang học tại "Dục tài học hiệu Nam Ninh", sau chuyển sang "Dục tài học hiệu Nam Ninh-Quế Lâm" (còn gọi là trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quảng Tây, Trung Quốc).

Hoạt động trong ngành ngoại giao

Cuối năm 1954, khi chưa học xong lớp 7, ông được cử sang Liên Xô học tiếng Nga, học được 9 tháng thì được điều ra Đại sứ quán làm phiên dịch.[4]

Tham gia vào ngành ngoại giao từ năm 1956, khởi đầu từ vị trí phiên dịch, đồng thời theo học bổ túc tại Trường Sư phạm Leningrad; giữa năm 1961, ông được cử theo học tại Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO), ngành Kinh tế Quốc tế. Ông được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1961 và trở thành đảng viên chính thức ngày 19 tháng 8 năm 1962.

Tuy nhiên, năm 1964, khi chưa tốt nghiệp, ông được điều về nước, công tác ở Bộ Ngoại giao làm các công tác nghiên cứu chiến lược đối ngoại, kinh tế quốc tế, tổ chức. Ông 4 lần làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, đã từng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị và làm việc tại Liên Xô (cũ), từng làm phiên dịch tiếng Nga cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng khi làm việc với lãnh đạo Liên Xô như Leonid Brezhnev, Nikolai Podgorny, Alexey Kosygin,... Ông có mặt trong buổi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Liên Xô - Việt Nam tại Điện Kremli vào năm 1978.

Ông lần lượt giữ các chức vụ: Tùy viên, Bí thư thứ Ba, Bí thư thứ Nhất, Tham tán, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô cho đến năm 1982.

Từ năm 1982, ông được rút về nước, lần lượt giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng, rồi Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, rồi Trợ lý Bộ trưởng Phụ trách về các vấn đề luật pháp, kinh tế và lãnh sự. Năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, năm 1998, được phân công làm Thứ trưởng Thứ nhất Phụ trách Quan hệ với các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với ASEAN, ASEM, APEC, công tác nghiên cứu, hợp tác kinh tế, lãnh sự, pháp luật, báo chí, đào tạo. Năm 2000, ông được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền.[5]

Đẩy mạnh Việt Nam gia nhập WTO

Ngày 28 tháng 1 năm 2000, ông được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Chính phủ Việt Nam,[6] kế nhiệm cho ông Trương Đình Tuyển chuyển sang làm Trưởng phái đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Ngày 8 tháng 8 năm 2002, ông được phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, được phân công Phụ trách Kinh tế đối ngoại,[7] Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC. Trên cương vị của mình, ông được nhiều người cho là có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng vì lý do sức khỏe. Sau khi thôi chức Phó Thủ tướng, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cử làm Đặc phái viên của Thủ tướng về đối ngoại,[8] Tổng Chỉ huy các hoạt động Tuần lễ cấp cao APEC 2006 Hà Nội cuối năm 2006.[9]

Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa IX (1991-2006), Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX.[10] Ông cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI.[11]

Năm 2007, ông nghỉ hưu tại Hà Nội.

Phong tặng

Sự nghiệp của ông là bề dày với các cuộc thương thuyết đàm phán, khởi sự là hoà đàm Paris trong thời gian chiến tranh, sau đó vấn đề người di tản, việc Việt Nam gia nhập ASEAN và khu mậu dịch tự do của khối này, kế đến là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và một chặng đường dài với cuộc thương thuyết gia nhập WTO.

Ông là quan chức Nhà nước Việt Nam đầu tiên được vào Phòng Bầu Dục Nhà Trắng gặp gỡ Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ, trong dịp Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

Để tôn vinh công lao của ông, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng:

Ngoài ra, ông còn được chính phủ các nước trao tặng:

Gia đình

Ông lập gia đình với bà Hồ Thể Lan, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và là con gái của Giáo sư Bác sĩ Hồ Đắc Di. Hai người quen nhau cùng khóa học sinh được cử đi học ở Liên Xô năm 1954.[13]

Qua đời và tang lễ

Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 7h05' ngày 21/6/2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 86 tuổi.[14]

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban lễ tang Nhà nước gồm 26 thành viên do Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm trưởng ban.

Linh cữu của ông quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng tổ chức từ 8h đến 13h30 ngày 27/6 (tức ngày 10/5 năm Quý Mão).

Lễ truy điệu diễn ra vào 13h30 và lễ an táng vào 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. [15]

Tham khảo

Liên kết ngoài