Vũ Như Tô

kiến trúc sư Cửu Trùng Đài

Vũ Như Tô (chữ Hán: 武如蘇,[1] ? - 1517) là một người thợ xây dựng tài ba thời Lê. Ông được cho là tác giả phác thảo kiến trúc của Cửu Trùng đài và cung điện trăm nóc, một công trình kiến trúc cực kỳ tráng lệ trong Hoàng Thành Thăng Long, được mô tả là "tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây"[2].

Vũ Như Tô
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất1517
Giới tínhnam
Nghề nghiệpkiến trúc sư
Quốc tịchnhà Lê sơ

Thân thế

Thân thế Vũ Như Tô không được biết rõ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ thực lục có chép vắn tắt như sau:

Tương Dực vốn là một vị vua thích ăn chơi xa xỉ, rất thích mô hình của ông, bèn bổ nhiệm ông làm quan để trông coi việc xây cất cung điện. Điều này xảy ra vào 1512. Việc làm này được các sử quan Đại Việt không dùng những lời lẽ tốt đẹp để chép sử:

Sự việc này cũng được Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Chính biên, quyển 26) chép như sau:

Như vậy, có thể biết Vũ Như Tô là người xã Minh Quyết, huyện Cẩm Giàng, trấn Hải Dương. Ông vốn xuất thân là một thợ cả xây dựng, rất có tài thiết kế, từng làm mô hình lâu đài trăm nóc để trình lên vua Lê Tương Dực. Vua rất hài lòng và bổ ông làm đô đốc để trong coi việc xây cất.

Phụng sự hôn quân

Việc xây dựng rõ ràng ảnh hưởng đến dân chúng đang cực khổ lầm than trong khi vua thì ăn chơi xa xỉ. Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Hậu quả thật thảm khốc, dù đó không phải toàn bộ trách nhiệm của Vũ Như Tô:

Cái chết thảm khốc

Lê Tương Dực tuy là một vị vua có tài, [cần dẫn nguồn] nhưng không dùng để trị nước mà chỉ dành cho việc hưởng thụ lạc thú.[cần dẫn nguồn] Binh lính và dân chúng đói khổ, các đại thần cũng nhiều người bất mãn. Nhân cơ hội, Trịnh Duy Sản giả mượn tiếng đi đánh giặc, mờ sáng ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516 đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực.

Kinh thành đại loạn. Việc thoán thí này cũng là nguyên nhân cho cái chết thảm khốc của Vũ Như Tô:

Vũ Như Tô xuất thân từ người thợ bình thường, được vua cất nhắc làm đô đốc việc xây dựng cung điện để vua hưởng lạc. Việc phụng sự hôn quân của ông làm dân tình khổ sở trăm bề, buộc tội ông là gian thần hại nước.

Kết cục của Vũ Như Tô được sử quan chép lại:

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép:

Cửu Trùng đài cũng bị đốt phá thành một đống tro tàn trong cơn loạn lạc.

Nỗi oan khuất

Vũ Như Tô được chép trong sách sử với những lời không được đẹp đẽ. Ông bị kết tội gian thần làm hại nước. Tuy nhiên, thực tế ông chỉ là một người thợ, làm theo lệnh vua, vốn không đủ cái tri thức để hiểu thời cuộc và chỉ dùng cái tài của mình để phụng sự hôn quân. Việc kết tội sâu dân mọt nước của các sử quan đối với ông là có phần nặng nề. Hiểu nỗi oan khuất này, năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết vở kịch năm hồi Vũ Như Tô đăng trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943. Kịch bản sau đó được xuất bản thành sách năm 1946. Tác phẩm phần nào nương nhẹ ngòi bút với Vũ Như Tô, phân trần cho ông vì làm theo lệnh vua, phần nào cũng tiếc nuối cho một tài hoa và một công trình dân tộc vĩ đại.[cần dẫn nguồn]

Giai thoại

Dân gian có lưu truyền một giai thoại về tài nghệ của Vũ Như Tô. Nguyên vua sai ông làm một chiếc ngai vàng để vua ngự thiết triều. Chiếc ngai vàng được chạm trổ rất tinh vi, khi làm xong, ông rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may bị quân cấm vệ nhìn thấy. Ông bị khép tội khi quân, bị giam chờ án chém. Ngồi trong ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc nếp, bóc vỏ trấu lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay khắc thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông.[3]

Chú thích