Valéry Giscard d'Estaing

Tổng thống thứ 20 của Pháp (1974–1981)

Valéry Giscard d'Estaing, viết tắt là Giscard hoặc VGE (phát âm tiếng Pháp: ​[valeʁi maʁi ʁəne ʒɔʁʒ ʒiskaːʁ dɛsˈtɛ̃], 2 tháng 2 năm 19262 tháng 12 năm 2020), là một chính trị giaTổng thống Pháp từ năm 1974 tới năm 1981.

Valéry Giscard d'Estaing
Valéry Giscard d'Estaing năm 1978
Tổng thống thứ 20 của Pháp
Nhiệm kỳ
27 tháng 5 năm 1974 – 21 tháng 5 năm 1981
6 năm, 359 ngày
Thủ tướngJacques Chirac
Raymond Barre
Tiền nhiệmAlain Poher (Quyền)
Kế nhiệmFrançois Mitterrand
Đồng Vương công Andorra
Nhiệm kỳ
27 tháng 5 năm 1974 – 21 tháng 5 năm 1981
6 năm, 359 ngày
Tiền nhiệmAlain Poher (Quyền)
Kế nhiệmFrançois Mitterrand
Chủ tịch Liên minh vì Nền Dân chủ Pháp
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 1988 – 31 tháng 3 năm 1996
7 năm, 275 ngày
Tiền nhiệmJean Lecanuet
Kế nhiệmFrançois Léotard
Chủ tịch Hội đồng Địa phương Auvergne
Nhiệm kỳ
21 tháng 3 năm 1986 – 2 tháng 4 năm 2004
18 năm, 12 ngày
Tiền nhiệmMaurice Pourchon
Kế nhiệmPierre-Joël Bonté
Bộ trưởng Tài chính
Nhiệm kỳ
20 tháng 6 năm 1969 – 27 tháng 5 năm 1974
4 năm, 341 ngày
Thủ tướngJacques Chaban-Delmas
Pierre Messmer
Tiền nhiệmFrançois-Xavier Ortoli
Kế nhiệmJean-Pierre Fourcade
Nhiệm kỳ
18 tháng 1 năm 1962 – 8 tháng 1 năm 1966
3 năm, 355 ngày
Thủ tướngMichel Debré
Georges Pompidou
Tiền nhiệmWilfrid Baumgartner
Kế nhiệmMichel Debré
Thị trưởng Chamalières
Nhiệm kỳ
15 tháng 9 năm 1967 – 19 tháng 5 năm 1974
6 năm, 246 ngày
Tiền nhiệmPierre Chatrousse
Kế nhiệmClaude Wolff
Thông tin cá nhân
Sinh
Valéry Marie René Georges Giscard d'Estaing

(1926-02-02)2 tháng 2 năm 1926
Koblenz, Cộng hoà Weimar
Mất2 tháng 12 năm 2020(2020-12-02) (94 tuổi)
Loir-et-Cher, Pháp
Nguyên nhân mấtCOVID-19
Đảng chính trịTrung tâm Quốc gia Độc lập và Nông dân (Trước 1962)
Cộng hoà Độc lập (1962–1977)
Đảng Cộng hoà (1977–1995)
Đảng Nhân dân vì Nền Dân chủ Pháp (1995–1997)
Dân chủ Tự do (1997–1998)
Liên minh vì Nền Dân chủ Pháp (1998–2002)
Liên minh vì Phong trào Nhân dân (2002–2004)
Phối ngẫu
Anne-Aymone Sauvage de Brantes (cưới 1952)
Con cáiValérie-Anne
Henri
Louis
Jacinte
Alma materTrường Bách khoa Paris
Trường Hành chính quốc gia
Chữ ký

Sau nhiều năm hoạt động trong vai trò chuyên viên tài chính, ông trở thành dân biểu vùng Puy-de-Dôme vào năm 1956. Ông đảm nhiệm chức vụ Quốc vụ khanh các vấn đề tài chính (1959–1962) rồi Bộ trưởng tài chính và các vấn đề kinh tế của Pháp (1962–1966) dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle. Ông là một trong những nhân vật quan trọng trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1969 dẫn tới sự ra đi của de Gaulle. Ông sau đó giữ chức Bộ trưởng kinh tế và tài chính Pháp trong nhiệm kỳ của Tổng thống Georges Pompidou (1969–1974) và là chủ tịch Đảng những người cộng hòa tự do, trở thành lãnh đạo nhóm cánh hữu lớn thứ hai của nước Pháp.

Ông đắc cử Tổng thống Pháp vào năm 1974, đánh bại ứng cử viên cánh hữu Jacques Chaban-Delmas vòng đầu tiên, rồi sau đó chủ tịch Liên minh cánh tả François Mitterrand ở vòng hai. Khi đó, ở tuổi 48, ông là Tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử nền cộng hòa tính từ năm 1895. Ông khởi xướng nhiều ý tưởng cách tân, trong đó có giảm tuổi trưởng thành, hợp pháp hóa các phương pháp phá thai tình nguyện, cũng như xây dựng nguyên tắc cho ly hôn đồng thuận, thay đổi Hiến pháp và chấm dứt chế độ bảo hộ cho Hãng truyền hình và phát thanh quốc gia. Chiến lược đối ngoại của Giscard d'Estaing cũng có nhiều thành tựu, trong đó có việc xây dựng Liên minh Châu Âu và sáng lập nhóm các quốc gia phát triển G7, ngoài ra cũng đưa quân đội Pháp tham chiến tại Kolwezi và tham gia Chiến dịch Caban lật đổ chế độ độc tài quân sự Bokassa, nổi tiếng với tên gọi "Phi vụ kim cương".

Ông cũng là người nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt tốc hành (TGV) và xây dựng các dự án năng lượng hạt nhân đầu tiên của Pháp, dẫn tới nhiều khó khăn chấm dứt thời kỳ 30 năm vinh quang của nền kinh tế pháp (Trente Glorieuses). Bất đồng dẫn tới việc Thủ tướng Jacques Chirac từ chức vào năm 1976, buộc ông chỉ định chuyên gia kinh tế Raymond Barre là người thay thế với nhiều chuyển biến tích cực. Trái ngược với tư tưởng cách tân trong kinh tế, nhưng Giscard d'Estaing lại bảo thủ trong chính sách đối nội, đặc biệt về chính sách nhập cư. Cho dù phe cánh hữu giành chiến thắng tại bầu cử lập pháp năm 1978 và ông cũng giành được sự tín nhiệm cao trong công chúng, tuy nhiên ông bất ngờ thất bại trước Mitterrand tại cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 1981 sau khi mất sự ủng hộ từ đảng RPR mới thành lập của Chirac.

Sau đó, ông trúng cử Hạ viện Pháp trong vai trò đại biểu của tỉnh Auvergne. Sau khi đắc cử chủ tịch đảng UMF, Giscard d'Estaing trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất chống lại phong trào xã hội tại Pháp. Ngoài ra, ông trúng cử dân biểu châu Âu và chủ tịch Hiệp ước vì tương lai châu Âu (2001). Sau khi nghỉ hưu, ông được vinh danh tại Viện hàn lâm Pháp vào năm 2003 rồi trở thành thành viên của Hội đồng Hiến pháp quốc gia vào năm 2004 cho tới khi qua đời.

Tước hiệu

Huân chương Seraphim của Hoàng gia Thụy Điển dành cho Giscard d'Estaing

Huân chương quốc gia

Huân chương châu Âu

Huân chương Charlemagne của thành phố Aachen.[2] Ngoài ra còn có tước hiệu Hiệp sĩ từ Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta.[3]

Huân chương nước ngoài

Trong vai trò Bộ trưởng tài chính

  •  Italy: Huân chương quốc gia Ý (10/1973)[4]

Trong vai trò Tổng thống Pháp

  •  Brazil: Quốc tự của Nam Thập tự (06/1976)[5]
  •  Đan Mạch: Huân chương Hiệp sĩ (10/1978)[6][7]
  •  Bồ Đào Nha: Huân chương Saint James (10/1975)[8]
  •  Bồ Đào Nha: Huân chương hoàng tử Henry (10/1978)[8]
  •  Tây Ban Nha: Huân chương Hiệp sĩ Isabella (1963)[9]
  •  Tây Ban Nha: Huân chương Hiệp sĩ Isabella (1976)[10]
  •  Tây Ban Nha: Huân chương Hiệp sĩ vua Charles III (1978)[11]
  •  Thụy Điển: Huân chương Hiệp sĩ Seraphim (06/1980)[12]
  •  Vương quốc Anh: Huân chương Hiệp sĩ danh dự Bath (06/1976)[13]

Huân chương khác

  •  Sovereign Order of Malta: Thống chế danh dự Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta[14]
  •  Sovereign Order of Malta: Thống chế pro Merito Melitensi[14]

Giải thưởng quốc tế

Huy hiệu

Giscard d'Estaing nhận huy hiệu quân hàm từ Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch sau khi được trao Huân chương Hiệp sĩ.[17] Sau đó ông cũng được trao quân hàm từ Đức vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển với tước hiệu Hiệp sĩ Seraphim.[12]

Tham khảo

Liên kết ngoài


Các tổng thống Cộng hòa Pháp
184818521871187318791887189418951899
Louis-Napoléon
Bonaparte
Adolphe
Thiers
Patrice
de Mac-Mahon
Jules
Grévy
Sadi
Carnot
Jean
Casimir-Perier
Félix
Faure
1899190619131920192019241931193219401947
Émile
Loubet
Armand
Fallières
Raymond
Poincaré
Paul
Deschanel
Alexandre
Millerand
Gaston
Doumergue
Paul
Doumer
Albert
Lebrun
1947195419591969197419811995200720122017...
Vincent
Auriol
René
Coty
Charles
de Gaulle
Georges
Pompidou
Valéry
Giscard d'Estaing
François
Mitterrand
Jacques
Chirac
Nicolas
Sarkozy
François
Hollande
Emmanuel
Macron
  

Lịch sử PhápDanh sách quân chủ PhápTổng thống Pháp