Vanadyl diiodide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Vanadyl điotua)

Vanadyl diiodide (vanadyl(IV) iodide) là một hợp chất vô cơcông thức hóa học VOI2. Muối oxyiodide này thường được biết đến dưới dạng ngậm nước VOI2·4,5H2O—một chất rắn màu đen dễ chảy, tan trong nước.[2]

Vanadyl diiodide
Tên khácVanadyl(IV) iodide
Vanadi oxydiiodide
Vanadyl diiodide
Vanadi oxydiiodide
Số CAS79498-66-1[ghi chú 1]
PubChem78066419 (?)
Nhận dạng
Thuộc tính
Công thức phân tửVOI2
Khối lượng mol320,7484 g/mol (khan)
365,7866 g/mol (2,5 nước)
401,81716 g/mol (4,5 nước)
Bề ngoàichất rắn màu nâu hạt dẻ hút ẩm tốt (2,5 nước)[1]
chất rắn màu đen (4,5 nước)[2]
Điểm nóng chảyphân hủy (2,5 nước)[1]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan nhiều (2,5 nước)[1]
Độ hòa tanphản ứng với amonia[2]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Các hợp chất liên quan
Anion khácVanadyl difluoride
Vanadyl dichloride
Vanadyl dibromide
Cation khácVanadyl monoiodide
Vanadyl triiodide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Lịch sử

Vào năm 1877, Henry Watts (1815–1884, nhà hóa học Anh) đã thực hiện phản ứng giữa vanadi(IV) oxide với acid iodhydric. Ông mô tả dung dịch đó có màu xanh dương, trong không khí chuyển thành màu xanh lục, khi làm bay hơi hết dung dịch sẽ thu được chất rắn màu nâu, khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra dung dịch màu nâu đen; thế nhưng, nhà hóa học này không rõ đó là chất gì.[3] Trong tài liệu năm 1894, chính người này đã thực hiện phản ứng tương tự nhưng sử dụng vanadi(V) oxide thay vì vanadi(IV) oxide, và thu được một hợp chất mà ông cho là có công thức hóa học 2VOI2·9H2O.[2]

Điều chế và phản ứng

Dung dịch vanadyl diiiodide có thể thu được bằng phản ứng của vanadyl sunfat và bari iodide:[4]

VOSO4 + BaI2BaSO4↓+ VOI2

Kết tủa BaSO4 được lọc ra, còn lại dung dịch VOI2. Để tránh sự oxy hóa (I⁻ → I₂), dung dịch này được bảo quản trong môi trường khí Ar kín.[4][ghi chú 2]

Khi dung dịch này ở trạng thái đậm đặc, VOI·3H2O được hình thành.

Đối với dạng hemipentahydrat (thể rắn), vanadi(V) oxide được hòa tan trong acid iodhydric dưới điều kiện chân không tạo thành dung dịch màu nâu đen, khi thêm NaOH đặc vào sẽ thu được dung dịch màu lục (do sự giải phóng I2), rồi được làm lạnh bằng hỗn hợp aceton-đá khô đến khi khô hoàn toàn, thu được viên hình chữ nhật màu nâu hạt dẻ. Nung nóng chất rắn sẽ thu được nước, hydro iodide và iod. Do sự phân hủy này nên việc hợp chất chứa 2,5 nước là một điều không chắc chắn.[1][ghi chú 3][ghi chú 4]

Heminonahydrat cũng được điều chế tương tự, nhưng dung dịch được thêm vào lượng bạc, rồi lọc dung dịch và cho bay hơi.[2]

VOI2 không có phản ứng tạo phức.[1]

Cấu trúc

VOI2·2,5H2O được cho là có cấu trúc phức tạp vì màu sắc đậm của nó.[1][ghi chú 3]

VOI2 và các hợp chất hữu cơ

VOI2 có khả năng tạo phức với các hợp chất hữu cơ, như DMSODMF. Các phức VOI2·5DMSO và VOI2·5DMF đều có màu xanh dương nhạt.[4][ghi chú 5][ghi chú 6]

Dung dịch VOI2

Hòa tan VOI2·2,5H2O vào trong nước, thu được dung dịch màu nâu. Dung dịch nồng độ 5% có pH ≈ 2,8. Nếu thêm acid iodhydric vào dung dịch nói trên, màu nâu chuyển thành màu xanh dương đặc trưng của ion VO2+. Màu xanh dương này cũng có thể được tạo ra bằng cách cho HI phản ứng với V2O5 dư. Thêm bột Ag sẽ làm cho dung dịch trở lại màu nâu. Nếu phản ứng HI + V2O5 xảy ra không hoàn toàn, thì khi phân hủy dung dịch màu nâu sẽ có thêm sự xuất hiện của một lượng AgI nhỏ.[1][ghi chú 7][ghi chú 8]

Các loại vanadi(IV) oxyiodide khác

Các hợp chất V2O3I2·2HI·8H2O và V2O3I2·3HI·10H2O cũng được biết đến. Chúng đều tồn tại dưới dạng các tinh thể màu nâu đen.[1][ghi chú 9]

Ghi chú

Dưới đây là nguyên văn gốc cho các nguồn tham khảo tương ứng và một số thông tin bổ sung, trong đó […] là phần nội dung không cần thiết. Nếu cách ký hiệu này đứng ở vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng, tức là trước (hoặc sau) đó vẫn còn nội dung.

Tham khảo

HIHe
LiIBeI2BI3CI4NI3I2O4,
I2O5,
I4O9
IF,
IF3,
IF5,
IF7
Ne
NaIMgI2AlI3SiI4PI3,
P2I4
SICl,
ICl3
Ar
KICaI2ScI3TiI2,
TiI3,
TiI4
VI2,
VI3,
VOI2
CrI2,
CrI3,
CrI4
MnI2FeI2,
FeI3
CoI2NiI2CuI,
CuI2
ZnI2GaI,
GaI2,
GaI3
GeI2,
GeI4
AsI3SeIBrKr
RbISrI2YI3ZrI2,
ZrI4
NbI2,
NbI3,
NbI4,
NbI5
MoI2,
MoI3,
MoI4
TcI3,
TcI4
RuI2,
RuI3
RhI3PdI2AgICdI2InI3SnI2,
SnI4
SbI3TeI4IXe
CsIBaI2 HfI4TaI3,
TaI4,
TaI5
WI2,
WI3,
WI4
ReI,
ReI2,
ReI3,
ReI4
OsI,
OsI2,
OsI3
IrI,
IrI2,
IrI3
PtI2,
PtI3,
PtI4
AuI,AuI3Hg2I2,
HgI2
TlI,
TlI3
PbI2,
PbI4
BiI2,
BiI3
PoI2.
PoI4
AtIRn
FrRa RfDbSgBhHsMtDsRgCnNhFlMcLvTsOg
LaI2,
LaI3
CeI2,
CeI3
PrI2,
PrI3
NdI2,
NdI3
PmI3SmI2,
SmI3
EuI2,
EuI3
GdI2,
GdI3
TbI3DyI2,
DyI3
HoI3ErI3TmI2,
TmI3
YbI2,
YbI3
LuI3
AcThI2,
ThI3,
ThI4
PaI3,
PaI4,
PaI5
UI3,
UI4,
UI5
NpI3PuI3AmI2,
AmI3
CmI2,
CmI3
BkI3CfI2,
CfI3
EsI3FmMdNoLr