Vay tín chấp

Loại hình vay trên thị trường

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân, có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng và các khoản cho vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của bạn. Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.

Vay tín chấp có thể vay theo lương, vay theo bảo hiểm nhân thọ, vay theo hóa đơn tiền điện, vay theo giấy phép kinh doanh, vay theo hợp đồng tín dụng trả góp, vay theo việc cắm cà vẹt xe máy chính chủ và vay theo hạn mức thẻ tín dụng. Khách hàng đi vay tín chấp được vay bằng tiền mặt và trả góp cả gốc và lãi hàng tháng.

Việc đăng ký khoản vay tín chấp sẽ diễn ra theo hai phương thức: đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp tại ngân hàng. Trong đó, đăng ký trực tuyến vẫn được lựa chọn nhiều hơn do tốn ít thời gian và chi phí đi lại. Để có thể có được một khoản vay tín chấp, người đi vay phải hoàn thành ba bước cơ bản sau: đăng ký khoản vay, đợi xét duyệt và nhận giải ngân.

Lãi suất vay tín chấp

Vì vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo do đó lãi suất cho vay tín chấp thường sẽ cao hơn so với vay theo hình thức thế chấp và chỉ áp dung với các khoản vay vừa và nhỏ. Lãi suất cho vay tín chấp, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nên không có khung quy định chi tiết. Lãi suất cho vay tín chấp từ 20%-25%/năm được cho là cao so với thuế chấp, tuy nhiên khách hàng không cần phải chứng minh thu nhập hoặc thuế chấp bất kì tài sản nào, nên đối với lãi suất này vẫn là lãi xuất rẻ so với mặt bằng chung, 30%-40%/năm là trung bình, trên 40%-60%/năm là cao và nếu khách hàng phải vay với mức lãi suất trên 70%-80%/năm là rất cao, và nếu khách hàng vay với lãi suất cao hơn nữa thì có thể liệt vào tín dụng đen. [1]

Tham khảo