Wikipedia:Quấy rối

(Đổi hướng từ Wikipedia:HOUNDING)

Nếu bạn là người bị quấy rối, xin xem mục Xử lý hành vi quấy rối ở bên dưới.


Quấy rối là dạng hành vi gây khó chịu, mà đối với một người quan sát biết suy xét, dường như nó mang mục đích gây ảnh hưởng bất lợi đối với một người hoặc nhóm người, thường [nhưng không luôn luôn] nhằm đe dọa, gây phiền toái. Hậu quả của hành vi khiến nỗ lực biên tập bài vở Wikipedia trở nên khó chịu đối với người bị quấy rối, làm cho họ mệt mỏi hoặc sợ hãi, hoặc làm cho họ ngừng hẳn việc tham gia Wikipedia.

Quấy rối có thể bao gồm các hành vi được tính toán khiến mục tiêu bị quấy rối chú ý, hoặc nhắm rõ ràng vào (nhóm) người mục tiêu, dù có thể không có những liên lạc trực tiếp.

Quấy rối và phá rối

Quấy rối, đe dọa, lặp đi lặp lại những liên lạc không mong muốn hoặc gây khó chịu, lặp đi lặp lại hành động tấn công cá nhân có thể làm giảm hứng thú của một thành viên Wikipedia khi làm việc tại đây, gây rối và ảnh hưởng đến sự phát triển của dự án bách khoa toàn thư.

Săn đuổi

Wiki-hounding (săn đuổi) là việc nhắm vào riêng một (vài) thành viên, tham gia các cuộc thảo luận tại nhiều trang và chủ đề mà họ viết hoặc tham gia tranh luận, nhằm mục đích liên tục đối chất hoặc ngăn trở hoạt động của họ. Hành động này có mục đích dễ thấy là làm cho họ khó chịu, tức giận, hoặc mệt mỏi.

Nhiều thành viên theo dõi các soạn thảo của các thành viên khác, tuy nhiên, việc này thường nhằm mục đích bảo quản hoặc cộng tác. Việc này luôn phải được làm với một mục đích tốt, để tránh gây nghi ngờ rằng những đóng góp của một thành viên đang bị theo đuôi, bám riết khiến người bị theo dõi lo lắng, hoặc nhằm trả thù vì một lời thóa mạ tưởng tượng.

Lịch sử đóng góp của thành viên nên được dành cho (nhưng không giới hạn ở) các mục đích như sửa lỗi hoặc sửa các vi phạm quy định Wikipedia hoặc sửa các vấn đề liên quan tại nhiều bài viết. Trong thực tế, hoạt động này cũng nên được thực hiện đối với danh sách Thay đổi gần đây và WikiProject Spam. Các nhật trình đóng góp cũng có thể được sử dụng trong quá trình giải quyết mâu thuẫn để thu thập bằng chứng cho các trường hợp lấy ý kiến, hòa giải, nhắn tin cho bảo quản viên, và trọng tài phân xử.

Một phần rất quan trọng của wiki-hounding là việc phá rối niềm vui của trong việc tham gia soạn thảo Wikipedia và tham gia dự án nói chung của một thành viên khác, mà không vì một lý do thích đáng. Nếu hành vi "theo đuôi một thành viên" đi kèm hoạt động soạn thảo thiên kiến, tấn công cá nhân, hoặc các hành vi phá rối khác, đây có thể trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tài khoản bị cấm hoặc các hạn chế khác đối với việc tham gia Wikipedia.

Đe dọa

Đe dọa người khác được xem là quấy rối. Trong đó có thể bao gồm dọa làm tổn hại người khác, dọa phá rối hoặc phá hoại công việc của họ tại Wikipedia. Các lời lẽ với chủ ý sử dụng các quy trình bình thường của Wikipedia một cách đúng đắn, chẳng hạn như giải quyết mâu thuẫn, không phải là những lời đe dọa. Đe dọa về pháp lý là một trường hợp đặc biệt, được áp dụng quy định riêng. Thành viên nào thực hiện đe dọa về pháp lý thường sẽ bị cấm soạn thảo Wikipedia vô hạn.

Đe dọa pháp lý

Điều quan trọng là phải kiềm chế không đưa ra nhận xét mà người khác có thể hiểu một cách hợp lý là mối đe dọa pháp lý, ngay cả khi các ý kiến ​​không nhằm mục đích đó. Ví dụ: nếu bạn liên tục khẳng định rằng các bình luận của biên tập viên khác là "phỉ báng" hoặc "bôi nhọ", thì biên tập viên đó có thể hiểu đây là một mối đe dọa để kiện về tội phỉ báng, ngay cả khi điều này không có chủ ý như vậy. Để tránh sự hiểu lầm thường thấy này, hãy sử dụng các ngôn từ ít tính phí hơn (chẳng hạn như "Tuyên bố đó về tôi là không đúng và tôi hy vọng nó sẽ được sửa chữa vì những lý do sau đây ...") để tránh nhận thức rằng bạn đang đe dọa hành động pháp lý đối với hành vi phỉ báng.

Thay vì thực hiện án cấm ngay lập tức, quản trị viên nên tìm cách làm rõ ý nghĩa của người dùng và đảm bảo rằng lời nhận định đó không bao hàm hàm ý theo cách diễn đạt đó. Ví dụ: người dùng có thể khẳng định các nhận xét của biên tập viên khác là "phỉ báng" vì họ không biết về một số quy định nhất định (như quấy rối, tấn công cá nhân, không ổn định, v.v.) và yêu cầu hỗ trợ xử lý các nhận xét đó. Mặc dù các nhận xét như vậy có thể không phải là mối đe dọa pháp lý, nhưng chúng có thể thuộc phạm vi của các quy định nói trên và việc sử dụng lặp lại hoặc gây rối có thể dẫn đến việc người dùng bị cấm.

Đăng thông tin cá nhân

Đăng thông tin cá nhân về một người khác là hành động quấy rối, trừ khi chính người đó đã tự nguyện đăng các thông tin về chính mình, hoặc đăng các liên kết đến các thông tin đó, tại Wikipedia. Thông tin cá nhân bao gồm tên chính thức, ngày sinh, số chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy căn cước khác, địa chỉ nhà riêng hoặc nơi làm việc, cơ quan hoặc chức vụ nghề nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email, hoặc các thông tin liên lạc khác, bất kể thông tin đó là đúng hay sai. Việc đăng những thông tin như vậy về một thành viên khác là hành động không thể bào chữa được, là hành vi xâm phạm riêng tư cá nhân, và có thể gây hại cho người đó trong hoạt động của họ bên ngoài Wikipedia. Điều này áp dụng cho thông tin cá nhân của cả những người tham gia cũng như những người không tham gia soạn thảo Wikipedia. Nó cũng áp dụng cho trường hợp một thành viên đã yêu cầu đổi tên người dùng, nhưng vẫn còn các dấu vết nhận diện cũ. Mọi sửa đổi làm lộ thông tin của ai đó phải bị lùi ngay lập tức, tiếp theo là yêu cầu thực thi kỹ thuật oversight để xóa vĩnh viễn thông tin đó khỏi Wikipedia.

Nếu bạn thấy một thành viên đăng thông tin cá nhân về một người khác, đừng khẳng định hay phủ nhận tính chính xác của thông tin. Nếu làm vậy, bạn sẽ cho người đăng tin hoặc bất cứ ai đọc thông tin đó biết thêm về tính chính xác của thông tin. Cũng vì lý do đó, hãy xử lý hành động đăng thông tin sai không khác gì với khi xử lý hành động đăng thông tin đúng. Khi báo cáo về một hành vi cố đăng thông tin cá nhân, hãy cẩn trọng để không bình luận gì về tính chính xác của thông tin. Việc đăng thông tin cá nhân nên được miêu tả là "một hành vi cố đăng thông tin" hoặc gì đó tương tự, để nhấn mạnh rằng thông tin đó có thể đúng có thể sai, và khi cấm tài khoản những người đăng thông tin cần chú ý để nhật trình cấm và thông báo cấm không khẳng định thông tin người đó đã đăng.

Trừ trường hợp không cố ý hoặc không có ý xấu (ví dụ, khi các thành viên biết nhau ở ngoài đời và vô tình đăng thông tin cá nhân chẳng hạn tên thật của người kia trong khi thảo luận), hành vi đăng thông tin cá nhân là cơ sở cho việc cấm tài khoản ngay lập tức.

Trao đổi riêng tư

Cộng đồng không kiểm duyệt về các trao đổi riêng tư ngoài Wikipedia. Tuy nhiên, có hai nguyên tắc: (1) nếu không được sự cho phép của các tác giả có liên quan hoặc tuyên bố của họ cho phép đưa vào phạm vi công cộng, nội dung của các trao đổi riêng tư, trong đó có email, không nên đăng tại wiki; (2) một bảo quản viên không liên quan có thể xóa bỏ đoạn trao đổi riêng tư đã được đăng mà không cần có sự đồng ý của người đăng.

Nếu cần dùng làm bằng chứng cho một vụ phân xử, các nội dung đó nên được gửi trực tiếp cho các trọng tài.

Quấy rối không gian người dùng

Đặt nhiều "cảnh báo" sai hoặc cảnh báo đáng nghi vấn vào trang thảo luận của một người dùng, khôi phục các lời nhắn dạng đó sau khi một người dùng đã xóa chúng đi, đặt các tiêu bản dạng "nghi vấn về tài khoản con rối" vào trang thành viên của một người đang hoạt động, hoặc cố gắng hiện các nội dung mà người dùng đó có thể thấy khó chịu hoặc xấu hổ trong không gian thành viên của họ... là một hình thức quấy rối phổ biến.

Các trang thành viên là để người dùng có thể cung cấp một số thông tin về bản thân, và các trang thảo luận thành viên là để giúp liên lạc. Không có trang nào được dành để làm 'bức tường xấu hổ' và không nên dùng để trưng bày những gì được cho là vấn đề về người dùng, trừ khi tài khoản đã bị khóa vì các vấn đề đó. Nếu thấy có loại nội dung nào thực sự cần được hiện, hoặc xóa bỏ, bạn nên báo cho bảo quản viên thay vì bút chiến để áp đặt quan điểm của bạn về nội dung tại không gian người dùng của thành viên khác.

Quấy rối ngoài wiki

Nếu một thành viên quấy rối các thành viên Wikipedia khác tại các diễn đàn không do tổ chức Wikimedia kiểm soát sẽ gây nghi ngờ thiện ý của các hành động của thành viên đó tại Wikipedia. Hành vi quấy rối ngoài wiki sẽ bị bảo quản viên coi là một tác nhân làm trầm trọng thêm vấn đề và là bằng chứng hợp lệ trong quy trình giải quyết mâu thuẫn, kể cả các trường hợp cần đến Hội đồng Trọng tài. Trong một số trường hợp, bằng chứng sẽ được gửi qua email riêng. Cũng như các trường hợp quấy rối tại wiki, quấy rối ngoài wiki là cơ sở để cấm tài khoản, và cấm vô hạn đối với các trường hợp nghiêm trọng. Việc xâm phạm riêng tư cá nhân sẽ bị xử lý đặc biệt nghiêm khắc.

Hành vi quấy rối các thành viên Wikipedia qua việc sử dụng các liên kết tới trang ngoài được coi là tương đương với việc thực hiện tấn công cá nhân tại Wikipedia.

Xử lý hành vi quấy rối

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị quấy rối, việc đầu tiên và quan trọng nhất là hành động bình tĩnh (ngay cả khi điều đó là rất khó). Lời khuyên này dường như không bao giờ được coi là thừa trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt khi vấn đề liên quan đến các khía cạnh riêng tư cá nhân và ngoài wiki (ví dụ, khi vấn đề có liên quan đến thông tin cá nhân, hoặc khi vấn đề tại wiki lan ra email và quấy rối 'ngoài đời'), bạn có thể liên lạc riêng với Ủy ban Trọng tài hoặc bảo quản viên bằng email.

Đối với các vấn đề đơn giản tại wiki, chẳng hạn với người bạn đang tranh cãi, giải quyết mâu thuẫn là thường là bước đi đầu tiên. Các so sánh phiên bản cụ thể sẽ giúp xác định vấn đề. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn mà bạn muốn giải quyết tại wiki, bạn có thể yêu cầu bảo quản viên giúp đỡ.

Lưu ý: Nếu có vấn đề liên quan đến các soạn thảo của chính bạn, khả năng lớn là việc này sẽ dẫn đến chuyện các bảo quản viên và những người liên quan để ý đến bạn. Việc này sẽ không bị coi là 'quấy rối' nếu nó được thực hiện một cách lịch sự, đúng mức, và nhằm các mục đích hợp lệ.

Trợ giúp cho bảo quản viên bị quấy rối

Hoạt động của các bảo quản viên Wikipedia có thể đưa họ đến mâu thuẫn trực tiếp với những người dùng khó tính, và nhiều khi chính các bảo quản viên cũng bị quấy rối. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi một bảo quản viên quyết định can thiệp vào một cuộc tranh chấp, với việc cảnh báo, hoặc cấm tài khoản các bên phá rối, hoặc ngăn không cho đối tượng tiếp diễn cách cư xử gây rối.

Các bảo quản viên không có nghĩa vụ phải tự đặt mình vào một tình thế bất tiện, phải thực hiện các hành động mà nó sẽ làm giảm nhiệt tình của mình khi hoạt động tại Wikipedia, hay tự đặt mình vào tình thế rủi ro. Các bảo quản viên cảm thấy mình có thể đang gặp tình huống này nên tìm kiếm lời khuyên, thảo luận riêng với các bảo quản viên khác, hoặc để vấn đề lại cho.

Bảo quản viên nào tin rằng mình an toàn trước những hành vi quấy rối, hoặc sẵn lòng làm việc với những người dùng rắc rối và các hành động tiềm tàng của họ, có thể ghi tên mình vào Wikipedia:Bảo quản viên sẵn sàng thực hiện các lệnh cấm khó hoặc đặt tiêu bản {{User difficultblocks}} vào trang thành viên của mình, tiêu bản này gắn trang thành viên vào Thể loại:Bảo quản viên sẵn lòng thực hiện các lệnh cấm khó:

Hoặc dùng: [[Thể loại:Bảo quản viên sẵn lòng thực hiện các lệnh cấm khó|{{PAGENAME}}]]

Trong trường hợp có vấn đề, cũng như bất cứ một người dùng nào khác, bảo quản viên có quyền từ chối, hoặc rút khỏi một tình huống bất tiện mà không phải đưa ra lí do, hoặc liên hệ với người khác, hoặc liên lạc với Hội đồng trọng tài và các bảo quản viên khác nếu cần.

Hậu quả của hành vi quấy rối

Mặc dù các thành viên được khuyên nên lờ đi hoặc chỉ phản ứng một cách lịch sự đối với các hiện tượng đơn lẻ, điều đó không có nghĩa là các hành vi quấy rối được chấp nhận và không có hậu quả. Một thái độ thù địch có hệ thống làm giảm khả năng được cộng đồng tin tưởng vào thiện ý, và có thể được coi là phá rối. Những người dùng cố giữ phong cách đối đầu kèm theo quấy rối và/hoặc tấn công cá nhân dễ bị đưa vào quy trình giải quyết mâu thuẫn, và có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như bị đưa ra Ủy ban Trọng tài, bị cấm tài khoản có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Cấm tài khoản vì quấy rối

Những gì không được xem là quấy rối

Quy định này nhằm bảo vệ các nạn nhân của hành vi quấy rối thực sự - những hành vi nhằm gây khó chịu cho người dùng. Những từ ngữ như quấy rối, stalk mang nghĩa đời thường và phải được dùng một cách thận trọng. Một lời cảnh báo người dùng về hành vi phá rối hay bất lịch sự không được coi là quấy rối nếu nó được thể hiện một cách lịch sự với thiện ý, và cố gắng giải quyết mâu thuẫn thay vì làm tăng mâu thuẫn. Việc duyệt lịch sử đóng góp của một thành viên để tìm các vi phạm quy định cũng không phải là hành vi quấy rối (xem ở trên); sự tồn tại của nhật trình đóng góp là để phục vụ mục đích giám sát hành vi soạn thảo và ứng xử. Những lời buộc tội quấy rối không có căn cứ có thể được xem là hành vi tấn công cá nhân nghiêm trọng và phải bị xử lý một cách thích đáng.

Xem thêm

Lấy từ “https:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=Wikipedia:Quấy_rối&oldid=66192502#Săn_đuổi
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmVõ Văn ThưởngCúp FAHan So-heeĐài Truyền hình Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủNguyễn Thái Học (Phú Yên)Exhuma: Quật mộ trùng maViệt NamCleopatra VIIRyu Jun-yeolĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHồ Chí MinhGoogle DịchLiverpool F.C.Cha Eun-wooYouTubeFacebookManchester United F.C.Lee Hye-riTô LâmĐặc biệt:Thay đổi gần đâyVõ Nguyên GiápNgày thánh PatriciôBitcoinHentaiThủ dâmVõ Thị SáuTrương Thị MaiPhan Đình TrạcMai (phim)Nữ hoàng nước mắtThành phố Hồ Chí MinhHai Bà TrưngLoạn luânXVideosNguyễn Phú Trọng