Wikipedia:Độ nổi bật (người)

Tại Wikipedia, độ nổi bật là một tiêu chuẩn đưa vào dựa trên mức độ phù hợp của chủ đề bài viết đối với từ điển bách khoa. Chủ đề của một bài cần nổi bật hoặc đáng ghi nhận; nghĩa là, "có ý nghĩa, thú vị, hoặc kỳ quặc đủ để được quan tâm hoặc ghi lại."[1] Nổi bật theo nghĩa "nổi tiếng" hoặc "có tính đại chúng", tuy không phải không liên quan, nhưng chỉ mang tính thứ cấp.

Trang này là hướng dẫn về độ nổi bật của tiểu sử[2] chứ không phải một quy định; tuy nhiên, nó phản ánh sự đồng thuận đã đạt được qua thảo luận và được củng cố bởi lề lối làm việc mà cộng đồng chấp nhận. Hướng dẫn này cung cấp thông tin cho các quyết định về việc có nên viết bài về một người nào đó hay, nên trộn, xóa, hoặc phát triển tiếp. Về cách viết các bài về tiểu sử, xem Wikipedia:Cẩm nang văn phong (tiểu sử) và Wikipedia:Tiểu sử người đang sống.

Tiêu chí cơ bản

Một người được cho là nổi bật nếu người này đã là chủ đề của tác phẩm đã xuất bản[3] của nguồn thứ cấp đáng tin cậy, và độc lập về tri thức,[4] và độc lập với chủ thể.[5]

  • Nếu một nguồn chỉ nói về chủ thể ở mức không sâu lắm, thì có thể cần đến nhiều nguồn độc lập để chứng minh độ nổi bật; việc được đưa tin hời hợt tại các nguồn thứ cấp có thể không đủ để xác lập độ nổi tiếng.[6]
  • Có thể dùng các nguồn sơ cấp để hỗ trợ cho các chi tiết trong nội dung bài, nhưng các nguồn này không đóng góp cho việc chứng tỏ độ nổi bật của chủ thể.

Những bài viết về tiểu sử đáp ứng các tiêu chí cơ bản trên đây có thể được coi là đủ độ nổi bật mà không cần xét đến các tiêu chí bổ sung bên dưới. Tuy nhiên, bài viết cũng có thể không được phép tồn tại nếu nó rơi vào một trong những tiêu chí loại trừ, chẳng hạn như người đó chỉ nổi bật trong một sự kiện hoặc bài viết nằm trong những gì được liệt kê trong Những gì không phải là Wikipedia.

Các tiêu chí bổ sung

Nói chung, một người được coi là nổi bật nếu họ thỏa mãn một trong các tiêu chuẩn sau. Việc không thỏa mãn các tiêu chuẩn này không phải căn cứ để kết luận rằng một chủ đề không đủ tiêu chuẩn đưa vào; trái lại, việc thỏa mãn một vài tiêu chuẩn không đảm bảo rằng một chủ đề đủ tiêu chuẩn đưa vào.

Nếu một người không thỏa mãn các tiêu chí bổ sung dưới đây, họ có thể vẫn đủ nổi bật theo hướng dẫn Wikipedia:Độ nổi bật.

Tiểu sử bất kỳ

  • Người đã nhận được một giải thưởng hay danh hiệu nổi bật, hoặc đã nhiều lần được đề cử cho các danh hiệu hay giải thưởng đó.
  • Người đã có một đóng góp được ghi nhận rộng rãi và có ảnh hưởng lâu dài trong lĩnh vực của người đó.[7]
  • Người có tên trong quyển từ điển tiểu sử chính thức của một quốc gia.

Chính khách

  • Những người đã từng giữ và đang giữ chức vụ chính trị ở mức quốc tế, quốc gia.
  • Những người đã từng giữ và đang giữ chức vụ chính trị ở mức đầu tiên dưới mức Quốc gia (cấp Tỉnh/Bang/Bộ và tương đương). Chỉ tính các chức vụ cấp Trưởng theo các nhánh đó là Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Mặt trận đoàn thể.
  • Việc một người được bầu là quan chức địa phương, hay một ứng cử viên cho một chức vụ chính trị, không đảm bảo là người này đủ độ nổi bật. Dù vậy, những người như vậy vẫn có thể đủ nổi bật nếu họ thỏa mãn tiêu chí chính về độ nổi bật rằng họ "được nói đến nhiều tại các nguồn độc lập đáng tin cậy".

Danh sách cụ thể đối với các chức vụ trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nayː

  1. Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí Thư
  2. Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng
  3. Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương
  4. Trưởng ban các Ban trực thuộc Đảng Cộng sản (Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương) và tương đương (Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc NXB Chính trị Quốc gia và sự thật, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Tổng biên tập Báo Nhân dân)
  5. Trưởng các Ban chỉ đạo trực thuộc Đảng Cộng sản
  6. Bí thư Đảng ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước).
  7. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  1. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội
  2. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia
  3. Chủ nhiệm các Ủy ban trực thuộc Quốc hội
  4. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương.
  1. Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước
  2. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ
  3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ
  4. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước, Tổng kiểm toán Nhà nước
  5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương
  1. Chánh án và Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao
  2. Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao
  3. Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký của Mặt trận Tổ quốc Trung ương
  2. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  3. Chủ tịch Hội Trung ương (Hội Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh)
  4. Chủ tịch các Hội Trung ương là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Trung ương
  5. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  1. Sĩ quan có cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên.
  2. Những người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Nhà ngoại giao

  • Các nhà ngoại giao đã tham gia đáng kể trong các sự kiện mà tầm quan trọng về ngoại giao đã được nói đến tại các nguồn thứ cấp đáng tin cậy.
  • Một số nhà ngoại giao tham gia các sự kiện có tầm quan trọng nhưng cá nhân họ không được đề cập đến nhiều trong sách báo. Trong trường hợp này, cần có các nguồn đáng tin cậy cho biết vai trò của họ trong sự kiện.

Vận động viên

  • Những người đã dự thi trong khuôn khổ một hiệp hội chuyên nghiệp, hoặc một cuộc thi có tầm vóc tương đương tại một môn thể thao không đấu theo hiệp hội chẳng hạn như bơi lội, đánh gôn, hoặc quần vợt.
  • Những người đã thi đấu tại mức cao nhất của các môn thể thao nghiệp dư.[8] Mức cao nhất thường được hiểu là đã tham gia thi đấu tại Thế vận hội hay Giải vô địch thế giới.

Những người có nghề nghiệp sáng tạo

Các nhà khoa học, viện sĩ, nhà kinh tế, giáo sư, tác giả, biên tập viên, nhà báo, nhà làm phim, nhà nhiếp ảnh, nghệ sĩ, kiến trúc sư, kĩ sư, và những người có nghề nghiệp sáng tạo khác:

Người trong công nghiệp giải trí

Diễn viên, diễn viên lồng tiếng, diễn viên hài, những người có ảnh hưởng lớn tới công chúng (nhà phê bình, nghiên cứu...), người mẫu và những cá nhân truyền hình nổi tiếng khác:

Người trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đã được trao tặng các giải thưởng:

Người trong lĩnh vực giáo dục

Những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đã được xét duyệt và trao tặng danh hiệu:

Người trong lĩnh vực y học

Những người hoạt động trong lĩnh vực y học, đã được xét duyệt và trao tặng danh hiệu:

Diễn viên khiêu dâm

Tiêu chí vô hiệu

Không thỏa mãn tiêu chí nào

Nếu một bài viết không thỏa mãn tiêu chí nào để có một bài đứng riêng, hoặc để đưa vào một bài tổng quan hơn, và khó có thể nâng cao chất lượng bài hoặc việc đó đã không đem lại kết quả, thì có thể xem xét các quy trình xóa bài sau đây:

Các trường hợp đặc biệt

Không đạt tiêu chí cơ bản nhưng đạt tiêu chí bổ sung

Nếu không tìm thấy lời giải thích thỏa đáng hoặc nguồn thích hợp để có bài riêng, nhưng nhân vật thỏa mãn một hoặc vài tiêu chí bổ sung:

Bài không thể hiện độ nổi bật của chủ đề

Nếu một bài không giải thích độ nổi bật của chủ đề,[10] hãy cố nâng cấp bài bằng cách:

Không đủ nguồn

Nếu bài viết không trích dẫn đủ nhiều từ các nguồn:

Người chỉ nổi bật tại một sự kiện

Khi một người chỉ liên quan đến một sự kiện, chẳng hạn một vụ án cụ thể tương đối không quan trọng, hoặc nổi tiếng do tham gia tranh cử một chức vụ trong chính quyền, cần xem xét kỹ càng xem có cần tạo một bài riêng về người này không. Nếu các nguồn uy tín chỉ nói về người này trong ngữ cảnh của một sự kiện cụ thể, có thể không cần phải có một bài riêng về tiểu sử người này. Ví dụ: Trần Văn Trường chỉ nổi bật nhờ sự kiện biểu tình năm 1999 tại California nên không có bài riêng.

Các nguồn đáng tin cậy đôi khi đề cập sâu và rộng về tiểu sử người đó, nhưng thông tin về người này thường chỉ nên đưa vào bài viết về sự kiện đó, trừ khi lượng thông tin này lớn đến mức có thể làm cho bài bị lệch (unwieldy) hoặc khi các nguồn đã viết về người này là chính, nói về sự kiện là phụ. Trong trường hợp đó, có thể tạo bài riêng về người này, còn trong bài về sự kiện chỉ cần viết thành một phần tóm lược. Nếu sự kiện đó có ý nghĩa quan trọng, và người đó đóng một vai trò lớn trong sự kiện đó thì thường có thể tạo bài riêng. Ví dụ điển hình của loại này là thủ phạm thực hiện thực hiện các vụ ám sát các nhà lãnh đạo quốc gia vì có rất nhiều nguồn đáng tin cậy bàn về vai trò của người đó. Ví dụ, Gavrilo Princip, người từng ám sát Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand.

Danh sách người

Một số bài có chứa hoặc chỉ là danh sách người – ví dụ bài về một trường học có chứa hoặc liên kết đến một danh sách các cựu học sinh nổi tiếng. Các danh sách như vậy không phải để liệt kê tất cả mọi người (ví dụ tất cả những ai từng tốt nghiệp từ trường này). Thay vào đó, những người liệt kê trong danh sách cần thỏa mãn tiêu chí ở trên. Cũng vì điều đó, tính chất nổi bật của những người trong danh sách là ngầm hiểu, không nên dùng các từ ngữ như "nổi bật", "nổi tiếng"... trong tên bài chứa danh sách. Xem Wikipedia:Quy ước đặt tên.

Những thành viên muốn tự đưa mình vào những danh sách như vậy nên dùng các thể loại dành cho thành viên cho mục đích này, ví dụ Thể loại:Thành viên sinh viên Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh.

Gia đình

Bản thân việc một người có quan hệ gia đình với một người nổi bật không đóng góp gì cho độ nổi bật của người đó. Bài bách khoa về người nổi bật và trong bài đề cập sơ sài đến các thành viên trong gia đình không có nghĩa là các thành viên đó đủ nổi bật. Tuy nhiên, quan hệ gia đình với người nổi tiếng có thể làm cho một người được báo chí quan tâm và đăng tin nhiều. Và việc được đăng tin nhiều lại có đóng góp cho độ nổi bật của người này.

Bài về thành viên Wikipedia

Một số thành viên Wikipedia có bài về chính mình (xem en:Wikipedia:Wikipedians with articles). Tuy nhiên, cái danh "là thành viên Wikipedia" không ảnh hưởng đến độ nổi bật của người đó, bất kể họ đã tham gia Wikipedia trước hay sau bài viết đó. Cần đánh giá tất cả các bài chỉ bằng các nội dung còn lại (không liên quan đến công tác biên tập trên Wikipedia) và các hướng dẫn quy định về tiêu chuẩn đưa vào, chẳng hạn như hướng dẫn này, Wikipedia:Tiểu sử người đang sống, Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố, và Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.

Xem thêm

Ghi chú

Lấy từ “https:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=Wikipedia:Độ_nổi_bật_(người)&oldid=71007536
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmVõ Văn ThưởngCúp FAHan So-heeĐài Truyền hình Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủNguyễn Thái Học (Phú Yên)Exhuma: Quật mộ trùng maViệt NamCleopatra VIIRyu Jun-yeolĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHồ Chí MinhGoogle DịchLiverpool F.C.Cha Eun-wooYouTubeFacebookManchester United F.C.Lee Hye-riTô LâmĐặc biệt:Thay đổi gần đâyVõ Nguyên GiápNgày thánh PatriciôBitcoinHentaiThủ dâmVõ Thị SáuTrương Thị MaiPhan Đình TrạcMai (phim)Nữ hoàng nước mắtThành phố Hồ Chí MinhHai Bà TrưngLoạn luânXVideosNguyễn Phú Trọng