Wikipedia:Độ nổi bật (web)

Trang này cung cấp hướng dẫn cơ bản để các biên tập viên Wikipedia sử dụng khi quyết định xem có nên có bài viết về một nội dung web nào đó hay không (có thể là nội dung của một trang web hoặc chính trang web đó). Các nội dung web bao gồm (nhưng không giới hạn ở) blog, diễn đàn Internet, newsgroup, tạp chí online, và media, podcasts, webcomics, web hosts, và web portals. Bất kỳ nội dung nào chỉ được phát tán trên Internet đều được coi là nội dung web và áp dụng hướng dẫn này.[1]

Các thành viên Wikipedia không nên dùng Wikipedia cho các mục đích quảng cáo, và chính sách không dùng các bài viết Wikipedia cho quảng cáo là một quy định đã được chính thức hóa từ lâu. Các nội dung quảng cáo cần bị xóa đi hoặc chỉnh lại để thể hiện thái độ trung lập.[2]

Wikipedia không phải là một thư mục web, nó không phải nơi chuyên cho việc chứa liên kết tới các trang web khác và phân loại các liên kết này. Wikipedia không phải nơi sao lưu hoặc kho chứa các liên kết, hình ảnh, hay các tệp âm thanh hay phim. Các bài viết chỉ chứa một liên kết ngoài và một miêu tả ngắn gọn về nội dung của nó có thể bị xóa.

Có thể xử lý các chủ đề không thỏa mãn các tiêu chí về độ nổi tiếng theo hai cách: trộn và xóa. Có thể dùng thẻ {{tiêu chuẩn}} để đánh dấu các bài viết với chủ đề có thể không đủ nổi bật, để báo cho các biên tập viên khác về vấn đề này.

Tiêu chí

Tất cả các bài viết phải tuân theo quy định của Wikipedia về khả năng kiểm chứng thông tin bằng các nguồn đáng tin cậy. Các nguồn sơ cấp không đủ để khẳng định độ nổi tiếng, mội nội dung web[3] được coi là nổi tiếng nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau.

  1. Nội dung web đó đã là chủ đề của vài công trình không tầm thường đã được công bố bởi các nguồn độc lập với trang web.
    • Tiêu chí này bao gồm các tác phẩm đã được công bố tại các nguồn đáng tin cậy ở tất cả các hình thức, chẳng hạn báo, tạp chí, sách, phim tài liệu, các trang web, và báo cáo của các tổ chức nghiên cứu người tiêu dùng (consumer watchdog organizations).[4] Ngoại trừ các trường hợp sau:
      • Báo chí truyền thông đăng lại các thông cáo báo chí và quảng cáo về nội dung trang web.[5]
      • Được nhắc đến qua loa. Chẳng hạn (1) các bài báo chỉ nhắc đến địa chỉ Internet, (2) các bài báo chỉ nhắc đến những thời điểm mà nội dung web đó được cập nhật hoặc đưa ra công chúng, (3) một tóm tắt ngắn về bản chất nội dung web hay (4) các miêu tả nội dung trong các thư mục Internet hoặc các cửa hàng trực tuyến.
  2. Trang web hoặc nội dung web đã được một giải thưởng có tiếng và độc lập từ một tổ chức hoặc cơ quan xuất bản.[6]
  3. Nội dung được đăng tại một kênh được nể trọng và độc lập với tác giả của nội dung đó, hoặc bởi một tờ báo hay tạp chí online, một nhà xuất bản online;[7] ngoại trừ:
    • Các dạng truyền bá không có độ sâu, trong đó có các nội dung đặt tại các trang web không có biên tập (như YouTube, MySpace, GeoCities, Newgrounds, blog cá nhân, v.v.).

Xem thêm

Chú thích