Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2007

2005200620072008200920102011201220132014
2015201620172018201920202021202220232024
Bài viết chọn lọc năm 2007
Tháng
123456789101112

Tuần 1

Thành viên của WTO, năm 2008
Thành viên của WTO, năm 2008

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005.

Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO. Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.

Tuần 2

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng

Hiệp ước Xô-Đức, còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin có tên chính thức là Hiệp ước Bất tương xâm giữa Đức và Liên bang Xô viết, được ký kết ngày 23 tháng 8, 1939 giữa Ngoại trưởng Viatcheslav Mikhaïlovitch Molotov của Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop của Đức Quốc xã. Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, và Romania thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ngoài ra, hai nước Liên Xô và Đức đồng ý phân chia Ba Lan.

Nhiều tấn trò ngoại giao zíc-zắc diễn ra một cách bí mật giữa các bên có liên quan, và nhiều nội dung của Hiệp ước cũng bị giữ bí mật. Sự thật chỉ được sáng tỏ sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc và Đồng minh tịch thu được nhiều tài liệu mật của Đức Quốc xã.

Tuần 3

James Earl “Jimmy” Carter, Jr. (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách và tổng thống thứ 39 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (19771981), là quán quân đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 2002. Trước đó ông là thống đống thứ 83 của tiểu bang Georgia (19711975). Năm 1976, Carter dành được sự đề cử của Đảng Dân chủ, được xem là “ngựa ô” trong cuộc đua, rồi vượt qua tổng thống đương nhiệm Gerald Ford với chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976.

Nhiệm kỳ tổng thống của Carter đánh dấu với sự suy thoái sau khi nước Mỹ gánh chịu những vết thương nhức nhối như Chiến tranh Việt Nam cùng với sự trì trệ kinh tế trong nước. Với vụ khủng hoảng con tin tại Iran và sự kiện quân đội Liên Xô tiến chiếm Afghanistan năm 1979, Hoa Kỳ chứng kiến ảnh hưởng của mình đang bị suy giảm trên trường quốc tế. Lạm phát và lãi suất lên đến đỉnh điểm kể từ Đệ nhị Thế chiến khi chính phủ cho đóng băng giá dầu nội địa hầu đối phó với việc tăng giá dầu từ OPEC; các chỉ số lạm phátthất nghiệp tăng 50% trong bốn năm.

Tuần 4

Tủ sách giáo khoa dạy ngôn ngữ lập trình
Tủ sách giáo khoa dạy ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa (đối lập với ngôn ngữ tự nhiên). Nó được dùng để miêu tả những quá trình, những ngữ cảnh một cách rất chi tiết. Một tập hợp các chỉ thị được biểu thị nhờ ngôn ngữ lập trình để thực hiện các thao tác máy tính nào đó thông qua một chương trình. Các tên khác của khái niệm này nếu không bị lầm lẫn là chương trình máy tính hay chương trình điện toán.

Chữ lập trình dùng để chỉ thao tác của con người nhằm kiến tạo nên các chương trình máy tính thông qua các ngôn ngữ lập trình. Người ta còn gọi quá trình lập trình đó là quá trình mã hoá thông tin tự nhiên thành ngôn ngữ máy. Trong các trường hợp xác định thì chữ lập trình còn được viết là “viết mã” (cho chương trình máy tính). Như vậy, theo định nghĩa, mỗi ngôn ngữ lập trình cũng chính là một chương trình, nhưng có thể được dùng để tạo nên các chương trình khác. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình thì những chỉ thị (của riêng ngôn ngữ ấy) góp phần tạo nên chương trình được gọi là mã nguồn của chương trình ấy.

Tuần 5

Bản đồ hành chính Trung Quốc
Bản đồ hành chính Trung Quốc

Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuậtkhoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.

Tuần 6

Bề mặt một phân tử IgG
Bề mặt một phân tử IgG

Kháng thể là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất.

Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H, tiếng Anh heavy) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light) cũng giống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định. Một phần cấu trúc của các chuỗi thì cố định nhưng phần đầu của hai "cánh tay" chữ Y thì rất biến thiên giữa các kháng thể khác nhau, để tạo nên các vị trí kết hợp có khả năng phản ứng đặc hiệu với các kháng nguyên tương ứng, điều này tương tự như một enzyme tiếp xúc với cơ chất của nó. Có thể tạm so sánh sự đặc hiệu của phản ứng kháng thể–kháng nguyên với ổ khóa và chìa khóa.

Tuần 7

Chữ Hán
Chữ Hán

Phiên thiết Hán-Việt là dùng cách phiên thiết (反切) để tìm cách đọc âm Hán-Việt của một chữ Hán.

Phiên thiết là một phương pháp ghi chú cách đọc của người Trung Quốc, dùng trong các tự điển chữ Hán, trước khi có phương pháp dùng chữ cái Latinh để ghi chú cách đọc (gọi là bính âm). Người Việt Nam áp dụng phép phiên thiết ấy cho các âm Hán-Việt tương ứng, gọi là phiên thiết Hán-Việt.

Chữ Hán là một thứ chữ do người Trung Quốc sáng tạo, rồi dần dần trở thành một thứ văn tự chung cho một số dân tộc ở vùng Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam... Qua nhiều thế kỷ, chữ Hán đã được xem như là một thứ văn tự chính thống, đem dùng vào việc giảng dạy, thi cử, hành chính, sáng tác văn học. Tuỳ từng vùng, từng xứ mà chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc có nhiều giọng đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán-Triều (漢朝), người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là Hán-Hoà (漢和), người Việt Nam có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt (漢越).

Tuần 8

Quốc kỳ Thụy Điển
Quốc kỳ Thụy Điển

Vương Quốc Thụy Điển là một nước Bắc Âu có cùng biên giới với Na Uy ở phía tây và Phần Lan ở phía đông bắc, phần biên giới còn lại giáp Biển BalticBiển Kattegat. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu và của Hội đồng Bắc Âu.

Vào cuối thời kỳ băng hà (khoảng 12.000 TCN) những người đầu tiên đã bắt đầu di dân đến các vùng ven biển bằng đường bộ ở giữa ĐứcScania (miền Nam của Thụy Điển ngày nay). Các di chỉ khảo cổ lâu đời nhất có niên đại vào khoảng 13.000 năm trước đây được tìm thấy ở vùng Scania. Khi con đường bộ này biến mất vào khoảng 5.000 năm TCN miền trung và vùng ven biển của Thụy Điển đã có dân cư. Cũng theo các di chỉ khảo cổ, trong thời gian từ Công Nguyên cho đến năm 400 đã có một nền thương mại phát đạt với Đế quốc La Mã. Vùng Scandinavia được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện của La Mã từ năm 79 như trong Naturalis Historiae của Gaius Plinius Secundus hay trong De Origine et situ Germanorum của Gaius Cornelius Tacitus.

Tuần 9

John Locke
John Locke

John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, ông tách biệt các chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này tương ứng với đúng các chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tuần 10

Madonna
Madonna

Madonna Louise Veronica Ciccone (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1958) được thế giới biết đến nhiều hơn với tên gọi Madonna, Cô gái vật chất, Madge, Maddie, là một ca sĩ nhạc pop, nhạc sĩ, nhà sản xuất đĩa và phim, vũ công, nhạc công, diễn viên, nhà văn và nhà thiết kế thời trang người Mỹ mà mức độ nổi tiếng và thành công đã đưa cô lên vị trí của một siêu sao trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Cô luôn được chú ý không chỉ bởi những video clip ca nhạc đặc sắc, đầy tính cách tân, những màn biểu diễn trên sân khấu hoành tráng, sôi động mà còn bởi nghệ thuật sử dụng những đề tài, hình ảnh liên quan đến chính trị, giới tínhtôn giáo vào công việc của mình. Cô được công chúng mệnh danh là Nữ hoàng nhạc Pop.

Vào năm 2000, sách kỷ lục Guiness đã ghi nhận Madonna là nữ nghệ sỹ thành công nhất mọi thời đại với tổng số album đã bán ra trên khắp thế giới là 120 triệu. Warner Bros Records, hãng đĩa của Madonna cũng thông báo rằng cô đã phát hành khoảng 200 triệu đĩa tính cả album và đĩa đơn. Còn theo như sách kỷ lục Guiness 2007, Madonna là nữ nghệ sỹ có doanh thu cao nhất. Cô đã bán được hơn 113 triệu đĩa đơn tính tới thời điểm này. Vào tháng 10 năm 2006, tour lưu diễn khắp thế giới mang tên Confessions Tour của Madonna đã xuất sắc vượt qua tour diễn Farewell Tour của nữ danh ca kì cựu Cher để trở thành tour diễn có doanh thu cao nhất trong số các tour của nữ nghệ sỹ trong lịch sử âm nhạc. Confessions Tour đã bán ra hơn 1,2 triệu vé, ước tính đạt 194,7 triệu USD, còn Farewell Tour đạt khoảng 192,5 triệu USD. Năm 2006, tạp chí Forbes đã đánh giá tài sản của Madonna là khoảng 325 triệu USD và xếp cô ở hạng 4 trong top 20 người phụ nữ giàu nhất trong làng giải trí thế giới.

Tuần 11

Người Bồ Đào Nha tại Nhật Bản
Người Bồ Đào Nha tại Nhật Bản

Lịch sử thành văn về Nhật Bản đã có từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên qua các đoạn ghi chép ngắn trong sử liệu Trung Quốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học đã cho thấy trên các hòn đảo mà nay là Nhật Bản đã có người sinh sống ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ. Ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 12,000 TCN, hệ sinh thái phong phú trên Quần đảo Nhật Bản đã giúp đẩy nhanh sự phát triển loài người, sản sinh ra nền văn hóa đất nung nổi tiếng của thời kỳ Jomon. Lịch sử Nhật Bản với nhiều thời kỳ cô lập thay thế nhau bị gián đoạn bởi các ảnh hưởng cấp tiến, thường là cách mạng từ thế giới bên ngoài.

Tuần 12

Chiến tranh Xô-Đức là cuộc chiến giữa Liên XôĐức Quốc Xã thời chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Liên Xô trước đây hoặc nước Nga ngày nay cuộc chiến này còn được gọi là Chiến tranh giữ nước vĩ đại , tên gọi này lấy theo tên trong lời hiệu triệu của Stalin trên radio gửi đến nhân dân Xô Viết vào ngày 3 tháng 7 năm 1941, hoặc nó còn được gọi là cuộc chiến tranh thần thánh. Tại Đức hoặc Phương Tây cuộc chiến tranh này thường được gọi là chiến tranh Xô–Đức hay đơn giản là mặt trận phía đông vì thực chất đây là cuộc chiến ở mặt trận phía đông châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là cuộc chiến giữa Đức Quốc Xã cùng các đồng minh chính là Romania, Hungary, Ý, Phần Lan chống lại Liên bang Xô Viết, về sau Liên Xô cho thành lập quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc bên phía mình để chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia này và làm nòng cốt xây dựng quân đội các quốc gia này sau chiến thắng. Vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, khi quân đội Xô Viết tiến vào Romania, Hungary, các nước này đã quay sang chống lại Đức Quốc Xã và gia nhập Liên minh chống Phát xít.

Tuần 13

95 Luận đề của Martin Luther
95 Luận đề của Martin Luther

Cuộc Cải cách Kháng Cách là phong trào khởi phát vào thế kỷ 16 như là một chuỗi các nỗ lực nhằm cải cách Giáo hội Công giáo La mã. Phong trào được khởi xướng với 95 luận đề của Martin Luther và kết thúc với Tây Âu bị chia cắt và sự xuất hiện của nhiều nhiều định chế tôn giáo mới, quan trọng nhất là cộng đồng các giáo hội Luther, các giáo hội Cải cách và nhóm Anabaptist. Cuộc cải cách này cũng dẫn đến Phong trào Chống Kháng cách bên trong Giáo hội Công giáo La mã.

Tín hữu Kháng cách thường truy nguyên sự phân ly của họ với Giáo hội Công giáo La mã đến thế kỷ 16, với phong trào thường được gọi là cuộc Cải cách quan lại, vì phong trào nàyy nhận được sự ủng hộ từ giới quan quyền (để phân biệt với cuộc Cải cách cấp tiến, không có sự tài trợ nào từ giới có thẩm quyền). Phong trào phản kháng bùng nổ đột ngột tại nhiều nơi, nhưng mạnh nhất tại Đức, suốt thời gian Âu châu đang bị đe dọa bởi cuộc xâm lăng Hồi giáo, mối hiểm hoạ này khiến các vương hầu Đức xao lãng các vấn đề nội chính. Tóm lại, đến một mức độ nào đó, phong trào phản kháng có nguồn gốc sâu xa từ những biến cố xảy ra trong suốt hai thế kỷ trước đó tại Tây Âu.

Tuần 14

Tượng Lê Lợi tại Thanh Hóa
Tượng Lê Lợi tại Thanh Hóa
Lê Thái Tổ, húy Lê Lợi, là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê, một triều đại trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1385 và mất năm 1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi. Thụy hiệu do Lê Thái Tông đặt là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế.

Tổ bốn đời của Lê Lợi là Lê Hối, người Thanh Hóa. Một hôm đến vùng núi Lam Sơn thấy cảnh đất lành chim đậu, ông dời nhà về đây. Lê Hối lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Duyên, sinh ra Lê Đinh, tức là ông nội của Lê Lợi. Lê Đinh lấy bà Nguyễn thị Quách sinh ra hai người con là Lê Tòng và Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh được ba người con: Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.

Tuần 15

Bản đồ thể hiệm ô nhiễm Xêzi-137 tại Belarus, Nga, và Ukraina
Bản đồ thể hiệm ô nhiễm Xêzi-137 tại Belarus, Nga, và Ukraina

Thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, khi nhà máy điện nguyên tử ChernobylPripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Bởi vì không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, ĐôngTây Âu, Scandinavơ, Vương quốc Anh, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus, và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết. Thảm họa này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

Tuần 16

John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5, 1917 – 22 tháng 11, 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ (19611963). Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đi theo quan tài đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, Kennedy cũng là tổng thống trẻ tuổi nhất đã qua đời – ông sống được 46 năm và 177 ngày. Kennedy là tín hữu Công giáo La mã duy nhất trở thành ông chủ Toà Bạch Ốc, là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử tổng thống, là tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và là tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức.

Tuần 17

Quốc kỳ Áo
Quốc kỳ Áo

Cộng hòa Áo là một quốc gia liên bang ở Trung Âu với thể chế dân chủ nghị viện. Nước Áo là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 1955 và từ 1995 là thành viên của Liên minh châu Âu. Nước Áo giáp ĐứcCộng hoà Séc ở phía bắc, SlovakiaHungaria về phía đông, SloveniaÝ về phía nam, và Thụy SĩLiechtenstein về phía tây.

Nhiều phần của nưóc Áo ngày nay thuộc về Vương quốc Frank của Đại đế Karl (Karl der Grosse). Sau Hiệp ước Verdun (843), Vương quốc Frank Đông được thành lập, trong đó từ năm 856Marchia Orientalis, một vùng trong Niederösterreich ngày nay, được đặt dưới quyền của dòng họ Karoling. Từ năm 955, sau khi vua Otto I của Thánh chế La Mã chiến thắng người Hung, vương quốc được mở rộng về phía đông nam. Nhiều lãnh địa mới của các công tước và hầu tước được thành lập bên cạnh Karantanien và Marchia Orientalis.

Tuần 18

Hệ mặt trời với Mặt Trời ở trung tâm
Hệ mặt trời với Mặt Trời ở trung tâm

Trong thiên văn học, thuyết nhật tâmlý thuyết cho rằng Mặt trời nằm ở trung tâm Vũ trụ và/hay Hệ mặt trời. Trong những ngôn ngữ châu Âu, từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Helios = “Mặt trời” và kentron = “Trung tâm” thí dụ heliocentrism trong tiếng Anh. Về mặt lịch sử, hệ nhật tâm đối lập với hệ địa tâm và hiện nay là với thuyết địa tâm hiện đại, cho rằng Trái đất nằm ở trung tâm. (Sự phân biệt giữa Hệ mặt trời và Vũ trụ là không rõ ràng cho tới tận thời hiện đại, nhưng đặc biệt quan trọng cho sự tranh cãi về vấn đề vũ trụ họctôn giáo.) Trong thế kỷ 1617, khi lý thuyết này được Copernicus, Galileo, và Kepler đưa ra và ủng hộ, nó trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi lớn.

Tuần 19

Trận Verdun
Trận Verdun

Trận Verdun là một trận đánh chính của mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất. Trận đánh nổ ra giữa quân đội ĐứcPháp từ 21 tháng 2 đến 19 tháng 12 năm 1916 xung quanh Verdun-sur-Meuse ở đông bắc Pháp. Kết quả hơn ¼ triệu người chết và hơn ½ triệu người bị thương. Trận đánh được lập kế hoạch dựa trên ý tưởng ban đầu “rút sạch máu” quân Pháp của tổng tư lệnh quân Đức là tướng Erich von Falkenhayn. Đây là trận chiến kéo dài nhất trong Thế chiến thứ nhất, và là trận đẫm máu lớn thứ hai sau Trận Somme năm 1916. Khẩu hiệu nổi tiếng của quân Pháp phòng thủ trong trận này là “Chúng sẽ không vượt qua” (Ils ne passeront pas) của Robert Nivelle.

Tuần 20

Một hôn lễ của người H’Mông
Một hôn lễ của người H’Mông

Người H’Mông là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H’Mông; quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt NamLào). Thuật ngữ “Miêu” (“Mèo” hay “Mẹo”) là một từ ngữ xúc phạm đối với một số người H’Mông. Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Hai thuật ngữ, “Miêu” và “Hmông” (“Mèo” và “H’Mông” tại Việt Nam), hiện thời đều được sử dụng để chỉ một trong những nhóm thổ dân ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng TâyHồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu. Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (ở đó gọi là Lào Sủng), Việt NamMyanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyane thuộc Pháp, PhápÚc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng Miêu. Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người H’Mông. Nhóm ngôn ngữ này bao gồm 3 thứ tiếng và 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu thuộc về nhánh Miêu trong hệ ngôn ngữ H’Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao).

Tuần 21

Xe tải trên đường vào Nam
Xe tải trên đường vào Nam

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền NamQuân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (19591975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường.

Tuần 22

Điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, khi xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Phápngười Việt cùng thực hiện. Trước đó, điện ảnh đã du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài. Đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nền điện ảnh Cách mạng ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội... Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình không chân dung

Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế. Vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những cô gái chân dài… Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994. [ Đọc tiếp ]

Tuần 23

Cuộc trả thù của quân Nga và Pyotr I tại Narva năm 1704
Cuộc trả thù của quân Nga và Pyotr I tại Narva năm 1704

Đại chiến Bắc Âu là tên các sử gia gọi cuộc chiến từ năm 1700 đến năm 1721 giữa Thụy Điển với liên minh của Nga, Đan Mạch, Sachsen (Đức) và Ba Lan; từ năm 1715 có thêm vương quốc Phổ và Hannover (Đức). AnhHà Lan cũng can dự tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu.

Hai nước tranh chấp chính với nhau là Nga và Thụy Điển. Trong 20 năm, hai nước liên tục chiến đấu với nhau để cuối cùng quyết định số phận của cả hai đế quốc. Trong những năm đầu, từ 1700 đến 1709, Nga ở vào thế phòng thủ trong khi chuẩn bị xây dựng tiềm lực quân sự và cải tổ. Sau trận Poltava, Nga lật ngược thế cờ, nhưng hai nước vẫn tiếp tục chiến đấu với nhau: một bên bị vướng víu trong những liên minh bất lực, bên kia muốn rửa hận và phục hồi đế quốc của mình đang tan rã. Cuối cùng Nga đã bắt buộc Thụy Điển phải ký hòa ước để chính thức chấm dứt chiến tranh.

Tuần 24

Karl Marx
Karl Marx

Chủ nghĩa Marx là một học thuyết xã hội về triết học, lịch sử-chính trị và kinh tế với đòi hỏi mang tính khoa học. Chủ nghĩa Marx dựa trên các tác phẩm của Karl MarxFriedrich Engels. Từ khi tập ba của tác phẩm Tư Bản được xuất bản năm 1895, những người Mác-xít đã cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một phương án chuẩn xác chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa và/hay cộng sản chủ nghĩa.

Thuật ngữ chủ nghĩa Marx đầu tiên được những người hoạt động chính trị chống đối lại sử dụng với nghĩa xấu. Chỉ từ cuối thế kỷ 19 thuật ngữ này mới được chính những người theo chủ nghĩa Marx tiếp nhận. Chính Marx cũng đã từng nói rằng ông không phải là người Mác-xít và thích dùng khái niệm “chủ nghĩa xã hội khoa học” cho học thuyết của ông hơn. Với việc này Marx phân rõ ranh giới với các phác thảo xã hội và nhà nước khác, những cái mà ông xếp vào chủ nghĩa xã hội không tưởng hay chủ nghĩa vô chính phủ. Marx phê phán những người đi trước và cùng thời này rằng họ chỉ “mơ ước” một xã hội công bằng hướng theo các lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp mà không nghiên cứu một cách khoa học về các điều kiện để thực hiện nó và cũng không cố vươn đến chúng với triển vọng thành công thực tế.

Tuần 25

Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm (1986)
Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm (1986)

Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”, là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Nhiều người đã bị bắn chết trong khi đang cố vượt qua bức tường được canh gác nghiêm ngặt này để sang Tây Berlin. Con số chính xác nạn nhân vẫn còn nhiều tranh cãi và dao động giữa 23 và 86.

Tuần 26

Cờ Liên Hiệp Quốc
Cờ Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc là một tổ chức quốc tế bao gồm nhiều thành viên quốc gia trên thế giới. Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. Tuy được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 tại San Francisco, California (dựa vào Hội nghị Durbarton Oaks ở Washington, D.C.) nhưng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 (tại Nhà họp chính Westminster ở Luân Đôn). Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Wilson sau Đệ nhất thế chiến. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo nhưng Đệ nhị thế chiến bùng nổ và buộc Hội Quốc Liên phải giải tán. Sau Đệ nhị thế chiến, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh cũng như sự cần thiết của một tổ chức quốc tế để đứng ra nhận vai trò điều phối hòa bình cũng như khắc phục kinh tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, Liên Hiệp Quốc được thành lập. Hội viên của LHQ là tất cả những “nước yêu hoà bình”, chấp nhận bổn phận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và, dựa theo ý kiến của tổ chức, có khả năng đáp ứng những bổn phận đó. Đại hội đồng của LHQ sẽ chọn một thành viên mới dựa theo lời khuyên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến ngày 28 tháng 6 năm 2006, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, thành viên mới nhất là Montenegro.

Tuần 27

Hình ảnh Trái đất chụp năm 1972
Hình ảnh Trái đất chụp năm 1972

Lịch sử Trái Đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất cùng với Hệ Mặt Trời hình thành từ Tinh vân mặt trời cho tới hiện tại. Trái Đất buổi ban đầu ở thời Liên đại Hỏa Thành không có các đại dương và cũng không có ôxi trong khí quyển. Hành tinh luôn bị bắn phá bởi các tiểu hành tinh và các vật chất khác còn sót lại sau khi hình thành nên Hệ Mặt Trời, những vụ núi lửa phun trào diễn ra thường xuyên, hành tinh nóng như bị nấu chảy. Bề mặt dần lạnh đi, tạo nên vỏ cứng trong vòng 150 triệu năm. Hơi nước và khí thoát ra từ lớp vỏ khi các khí gas bị núi lửa phun lên tạo cho Trái Đất một lớp khí quyển. Các đám mây được tạo thành. Mưa tạo nên biển và đại dương.

Mầm mống của sự sống bắt đầu vào khoảng 4 tỷ năm trước. Trong sự hoạt động hóa học mạnh mẽ thời kỳ đầu của Trái Đất, một phân tử (hay thậm chí là một thứ gì khác) đã có khả năng tự phân chia thành các bản sao của chính nó. Tế bào sống đầu tiên, tổ tiên của mọi sự sống trên Trái Đất, đã xuất hiện trong buổi đầu thời kỳ Archean, khoảng 3,5 tỷ năm trước. Khoảng 3 tỷ năm trước, một thứ tương tự như sự quang hợp ngày nay có lẽ đã bắt đầu phát triển. Khoảng 1 tỷ năm trước, các thực vật đa bào đầu tiên xuất hiện. , những động vật có xương sống sớm nhất, đã bắt đầu xuất hiện tại các đại dương từ khoảng 530 triệu năm trước. Khoảng hai triệu năm trước đây, những động vật đầu tiên được xếp loại Con người đã xuất hiện. Tác động của con người đối với môi trường thiên nhiên đã gây ra những thay đổi lớn và nhanh chóng, cũng như dẫn đến nguy cơ về các thảm họa sinh học toàn cầu.

Tuần 28

Hàm Feistel trong DES
Hàm Feistel trong DES

DES (viết tắt của Data Encryption Standard, hay Tiêu chuẩn Mã hóa Dữ liệu) là một phương pháp mật mã hóa được FIPS (Tiêu chuẩn Xử lý Thông tin Liên bang Hoa Kỳ) chọn làm chuẩn chính thức vào năm 1976. Sau đó chuẩn này được sử dụng rộng rãi trên phạm vi thế giới. Ngay từ đầu, thuật toán của nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi, do nó bao gồm các thành phần thiết kế mật, độ dài khóa tương đối ngắn, và các nghi ngờ về cửa sau để Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) có thể bẻ khóa. Do đó, DES đã được giới nghiên cứu xem xét rất kỹ lưỡng, việc này đã thúc đẩy hiểu biết hiện đại về mật mã khối (block cipher) và các phương pháp thám mã tương ứng.

Hiện nay DES được xem là không đủ an toàn cho nhiều ứng dụng. Nguyên nhân chủ yếu là độ dài 56 bit của khóa là quá nhỏ. Khóa DES đã từng bị phá trong vòng chưa đầy 24 giờ. Đã có rất nhiều kết quả phân tích cho thấy những điểm yếu về mặt lý thuyết của mã hóa có thể dẫn đến phá khóa, tuy chúng không khả thi trong thực tiễn. Thuật toán được tin tưởng là an toàn trong thực tiễn có dạng Triple DES (thực hiện DES ba lần), mặc dù trên lý thuyết phương pháp này vẫn có thể bị phá. Gần đây DES đã được thay thế bằng AES (Advanced Encryption Standard, hay Tiêu chuẩn Mã hóa Tiên tiến).

Tuần 29

Biểu tượng của phong trào Hướng đạo
Biểu tượng của phong trào Hướng đạo

Hướng đạo (Scouting), hay còn được biết với tên là Phong trào Hướng đạo (Scout Movement), là một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe để đóng những vai trò xây dựng trong xã hội.

Hướng đạo bắt đầu vào năm 1907 khi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong quân đội Anh, tổ chức một cuộc cắm trại Hướng đạo đầu tiên tại Đảo BrownseaAnh. Baden-Powell viết ra các nguyên tắc của Hướng đạo trong sách Hướng đạo cho nam (London, 1908), dựa vào các sách quân đội trước đây của ông, cùng với sự ảnh hưởng và trợ lực từ Ernest Thompson Seton của phong trào Woodcraft Indians, William Alexander Smith của Lữ đoàn Nam (Boys' Brigade) và nhà xuất bản Cyril Arthur Pearson của ông. Trong nửa đầu thế kỷ 20, phong trào phát triển bao gồm ba lứa tuổi chính (Ấu, Thiếu, Kha).

Phong trào dùng Phương pháp Hướng đạo, một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, du hành, mang trang bị sau lưng, và các trò thể thao. Một đặc điểm của phong trào dễ được nhận ra là đồng phục Hướng đạo với khăn quàngmũ vận động hay mũ đội đầu tương ứng. Huy hiệu đặc biệt trên đồng phục bao gồm hoa bách hợphình ba lá, cũng như các chuyên hiệu (bằng chuyên môn hay phù hiệu chuyên môn) và những phù hiệu đẳng cấp khác.

Tuần 30

"Nhật Bản ngữ" bằng Kanji
"Nhật Bản ngữ" bằng Kanji

Tiếng Nhật Bản, hay tiếng Nhật, là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp dính (khác biệt với tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo từ. Tiếng Nhật cổ nhất được biết đến chủ yếu dựa vào trạng thái của nó vào thế kỷ thứ 8, khi ba tác phẩm chủ yếu của tiếng Nhật cổ được dịch (hai bộ sử Kojiki, Nihonsogi và thi tập Manyoshu); nhưng một số lượng tài liệu ít hơn, chủ yếu là chữ khắc, còn cổ hơn. Những chứng thực về tiếng Nhật cổ nhất có thể tìm thấy trong một số tư liệu thành văn của Trung Quốc từ năm 252.

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự, kanji và hai kiểu chữ đơn âm hiragana (chữ mềm) và katakana (chữ cứng). Kanji để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. Katakana dùng phiên âm từ vựng nước ngoài ngoại trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh, rōmaji, cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

Tuần 31

Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2006 là 2.680 tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2006 là 2.000 USD (7.600 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 110 trên 183 quốc gia năm 2005). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của nước này tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.

Kể từ năm 1978 chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì khuôn khổ chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được người ta gọi là “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách này bắt đầu từ năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụcông nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại thương và đầu tư nước ngoài.

Tuần 32

Ekaterina I của Nga
Ekaterina I của Nga

Ekaterina I hay Catherine I (15 tháng 4 năm 1684 – 17 tháng 5 năm 1727) là Nữ hoàng của Đế quốc Nga từ năm 1725 cho đến khi qua đời. Bà là vợ kế của Pyotr Đại đế và cùng trị vì với chồng như đồng–Sa hoàng từ 1724 đến 1725, khi Pyotr I chết.

Gốc gác của Ekaterina I (có nhũ danh là Marta Samuilovna Skavronskaya) có nhiều bí ẩn. Cuộc đời của bà cho đến lúc gặp Sa hoàng năm 1703, khi lên 19 tuổi, chỉ là những ức đoán. Sự kiện có vẻ gần đúng nhất là bà thuộc một gia đình nông dân Latvia, có lẽ theo Thiên chúa giáo. Khi còn nhỏ, cha bà (Samuel Skavronski) qua đời vì bệnh dịch hạch, và không bao lâu sau mẹ bà cũng mất. Marta được nhận vào gia đình giáo sĩ Ernst Glück, không hẳn làm gia nhân nhưng cũng phụ giúp công việc trong nhà. Có vẻ bà không được xem là thành viên chính thức của gia đình, vì không được học hành gì cả. Khi rời khỏi gia đình này, bà vẫn chưa biết đọc và biết biết.

Khi thành thiếu nữ, bà có sắc đẹp thu hút. Có người cho rằng bà vợ ông giáo sĩ tỏ ra lo lắng người chồng hoặc các con trai sa ngã. Vì thế, Marta được khuyên bảo chấp nhận một binh sĩ Thụy Điển trong trung đoàn đang trú đông gần đó. Theo các lời kể lại khác nhau, bà hoặc là chỉ đính hôn hoặc là thật sự kết hôn với anh kia trong thời gian ngắn ngủi tám ngày trong mùa hè 1702. Sau đó, với đà tiến công nhanh chóng của quân Nga, trung đoàn Thụy Điển phải thình lình rút lui, và Marta không bao giờ gặp lại hôn phu hoặc người chồng nữa.

Tuần 33

Mã nguồn C++
Mã nguồn C++

Lập trình hướng đối tượng (gọi tắt là OOP, từ chữ Anh ngữ object-oriented programming), hay còn gọi là lập trình định hướng đối tượng, là kĩ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng. OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OOP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước đó.

Một cách giản lược, đây là khái niệm và là một nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập trình, cho phép họ tạo ra các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối tượng vật lý.

Những đối tượng trong một ngôn ngữ OOP là các kết hợp giữa mã và dữ liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng biệt và tất cả các tham chiếu đến đối tượng đó được tiến hành qua tên của nó. Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận vào các thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay đến môi trường.

Tuần 34

Berlin là thủ đô và là thành phố lớn nhất và đông dân cư nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Thành phố Berlin còn là một tiểu bang của Liên bang Đức. Tính trong Liên minh châu Âu, Berlin là thành phố lớn thứ hai sau London.

Trong quá khứ, Berlin đã nhiều lần là thủ đô của các nước Đức như Đế chế Phổ (từ năm 1701), Đế chế Đức (từ năm 1871), và nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau khi nước Đức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, Berlin trở thành thủ đô của toàn liên bang Đức. Sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội Liên bang Đức vào năm 1991 thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của chính phủ và quốc hội từ năm 1999.

Berlin là một trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của châu Âu. Đô thị lớn này là một điểm nút giao thông và một trong những thành phố thu hút được nhiều khách du lịch nhất của lục địa này. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, nhà hát và viện bảo tàng tại Berlin có danh tiếng quốc tế.

Dân số Berlin khoảng 3,4 triệu người, trong đó có 23% theo phái Tin lành, 9% Công giáo, 6% theo đạo Hồi, 0,4% theo Do Thái giáo và 60% không theo tôn giáo nào.

Tuần 35

Quốc kỳ Iceland
Quốc kỳ Iceland

Iceland, tên chính thức Cộng hòa Iceland, còn có tên gọi khác là Băng Đảo, là một đảo quốc thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Đây là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới; tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của Iceland là 301.931 người, với mật độ dân số 2,93 người/km².

Iceland nằm giáp vòng Cực Bắc nên có khí hậu rất lạnh giá. Tuy nhiên đất nước này lại nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương, nên có rất nhiều núi lửa, suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ. Iceland cũng có rất nhiều sông băng. Nhờ có dòng hải lưu Gulf Stream chảy gần bên, khí hậu Iceland được ôn hòa hơn đôi chút.

Lịch sử của Iceland bắt đầu vào năm 874, khi một thuyền trưởng người Na Uy tên là Ingólfur Arnarson khám phá ra hòn đảo. Trong thế kỷ tiếp theo, người Na Uyngười Celt đã đến sinh sống tại Iceland. Đất nước này là một phần của Na UyĐan Mạch từ năm 1262 đến năm 1944. Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ, cùng với hệ thống phúc lợi xã hội vào hàng tốt nhất thế giới. Đất nước này xếp thứ 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, và thứ 2 về chỉ số phát triển con người (HDI). Với một nền kinh tế thị trường, Iceland có các ngành dịch vụ, tài chính rất phát triển. Do có nhiều quang cảnh thiên nhiên độc đáo, Iceland đang ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế. Iceland là một thành viên của các tổ chức như Liên hiệp quốc, NATO, EFTA, EEA, OECD nhưng không tham gia Liên minh Châu Âu.

Tuần 36

Trạm Vũ trụ Quốc tế ngày 23 tháng 5 năm 2010 được nhìn từ Tàu con thoi Atlantis đang rời đi trong STS-132
Trạm Vũ trụ Quốc tế ngày 23 tháng 5 năm 2010 được nhìn từ Tàu con thoi Atlantis đang rời đi trong STS-132

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trong vũ trụ, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu).

Trạm vũ trụ quốc tế được coi là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga.

Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần Mặt Đất (còn gọi là Quỹ đạo LEO), độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các bảng pin Mặt Trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ Mặt Đất. ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày.

Theo kế hoạch, Trạm vũ trụ Quốc tế sẽ hoàn thành vào năm 2010 và sẽ hoạt động đến năm 2016. Từ năm 2007, ISS đã trở thành trạm vũ trụ lớn nhất so với bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Trạm vũ trụ Quốc tế là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. Đến nay, ISS đã đón các phi hành gia từ 14 nước khác nhau, trong đó có năm khách du lịch vũ trụ.

Tuần 37

Châu Á nhìn từ vệ tinh
Châu Á nhìn từ vệ tinh

Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên Trái Đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biểnđại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 43,6 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam ÁTây Nam Á.

Về mặt địa lý xã hội, châu Á cũng là châu lục đông dân cư nhất với 3,9 tỉ người, có đủ các thành phần chủng tộc như Mongoloid, Europeoid, Negroid. Tôn giáo cũng rất đa dạng và đã có từ lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo

Tuần 38

Huy hiệu Tối cao Pháp viện
Huy hiệu Tối cao Pháp viện

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hay Tòa án Tối cao Hoa Kỳtoà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ và có tiếng nói quyết định về các tranh tụng về luật liên bang cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang hoặc các hoạt động của ngành hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến). Nhận xét về những đặc quyền này, thẩm phán tối cao pháp viện Robert H. Jackon đã thốt ra câu nói trứ danh, “Chúng ta có thẩm quyền tối hậu, không phải vì chúng ta không bao giờ sai lầm, mà chúng ta không bao giờ sai lầm vì chúng ta có thẩm quyền tối hậu.”

Là định chế quyền lực cao nhất của ngành tư pháp trong chính quyền Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là toà án duy nhất được thiết lập bởi hiến pháp. Tất cả toà án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán toà tối cao (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn để trở nên Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice)…

Tuần 39

Bồ Tát Long Thụ, được trình bày với nhục kế như một vị Phật
Bồ Tát Long Thụ, được trình bày với nhục kế như một vị Phật

Long Thụ (thế kỷ 12), là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào “Sáu Bảo Trang của Ấn Độ” – năm vị khác là Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần-na, Pháp Xứng. Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế), một dấu hiệu của một Đại nhân. Sư là người sáng lập Trung quán tông, sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu.

Tuần 40

Cờ hiệu Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Cờ hiệu Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Hải quân Đế quốc Nhật Bản, tên chính thức Hải quân Đại Đế quốc Nhật Bản, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa KỳHải quân Hoàng gia Anh, và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản có nguồn gốc từ những xung đột ban đầu với các quốc gia trên lục địa châu Á, khởi đầu từ đầu thời kỳ trung cổ và đạt đến đỉnh cao trong các hoạt động vào thế kỷ thứ 16 và 17, lúc diễn ra sự trao đổi văn hóa với các cường quốc Châu Âu trong Kỷ nguyên Khám Phá. Sau hai thế kỷ trì trệ do chính sách bế quan tỏa cảng do các tướng quân (shogun) chủ trương trong thời kỳ Edo, Hải quân Nhật Bản đã bị tụt hậu nhiều mặt cho đến khi đất nước bị buộc phải mở cửa trao đổi thương mại do sự can thiệp của Mỹ vào năm 1854. Điều này dẫn đến công cuộc cải cách Minh Trị khởi điểm năm 1868. Từ sự hồi phục quyền lực về tay Nhật hoàng Meiji là giai đoạn hiện đại hóa và công nghiệp hóa rầm rộ. Lịch sử một chuỗi các chiến thắng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, có lúc chiến đấu với những thế lực mạnh hơn hẳn, như trong Chiến tranh Thanh-Nhật năm 1895 và Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, đã kết thúc và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến II. Hải quân Đế quốc Nhật Bản chính thức giải tán vào năm 1945.

Tuần 41

Lãnh thổ đổi chủ trong chiến tranh
Lãnh thổ đổi chủ trong chiến tranh

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên XôHoa Kỳ. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn). Cuộc chiến được mở rộng với qui mô lớn khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo, và sau đó là quân Chí nguyện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến. Cuộc xung đột kết thúc khi một thỏa hiệp ngừng bắn đạt được vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.

Lực lượng hỗ trợ chính cho Bắc Hàn là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, các phi công quân sự, và vũ khí. Nam Hàn được lực lượng Liên hiệp quốc hỗ trợ, chủ yếu là lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Trước cuộc xung đột, Nam và Bắc Hàn tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên sau khi Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia cắt.

Tuần 42

Phan Bội Châu
Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (26 tháng 12, 1867 – 29 tháng 10, 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v.… Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội “hoài hiệp văn tự” (mang văn tự trong áo) án ghi “chung thân bất đắc ứng thí” (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án “chung thân bất đắc ứng thí”. Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên. Có tài liệu cho rằng bài làm của ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to “Giải nguyên Phan Bội Châu”, bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Câu Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn từ đó mà ra.

Tuần 43

Thánh địa Cát Tiên
Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15 km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường–Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi ven sông được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi thuộc huyện vùng sâu vùng xa Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, khu vực nam Tây Nguyên.

Các khoa học gia đoán định thánh địa này xuất hiện khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 8, thuộc về nền văn hóa của một vương quốc mà ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong nỗ lực tìm kiếm chủ nhân đích thực của thánh địa, vẫn chưa đạt sự đồng thuận. Các hiện vật, lăng mộ và tháp tại Thánh địa Cát Tiên ra đời trong thời kỳ nào, thuộc phong cách nghệ thuật nào, chủ nhân là ai, nằm trong bối cảnh nào trong tiến trình lịch sử phương Nam, có vai trò gì trong quá trình hình thành quốc gia cổ đại, mối quan hệ của thánh địa với cộng đồng dân cư bản địa đã sinh sống nơi đây từ những thế kỷ trước công nguyên thuộc di chỉ tiền sử Phù Mỹ ra sao, là những câu hỏi gây tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học, văn hóa học, sử học qua nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, và những thông tin tiếp tục hé lộ từ Cát Tiên vẫn luôn làm sửng sốt dư luận cũng như giới học giả trong và ngoài nước.

Tuần 44

Thánh địa Cát Tiên
Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15 km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường–Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi ven sông được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi thuộc huyện vùng sâu vùng xa Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, khu vực nam Tây Nguyên.

Các khoa học gia đoán định thánh địa này xuất hiện khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 8, thuộc về nền văn hóa của một vương quốc mà ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong nỗ lực tìm kiếm chủ nhân đích thực của thánh địa, vẫn chưa đạt sự đồng thuận. Các hiện vật, lăng mộ và tháp tại Thánh địa Cát Tiên ra đời trong thời kỳ nào, thuộc phong cách nghệ thuật nào, chủ nhân là ai, nằm trong bối cảnh nào trong tiến trình lịch sử phương Nam, có vai trò gì trong quá trình hình thành quốc gia cổ đại, mối quan hệ của thánh địa với cộng đồng dân cư bản địa đã sinh sống nơi đây từ những thế kỷ trước công nguyên thuộc di chỉ tiền sử Phù Mỹ ra sao, là những câu hỏi gây tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học, văn hóa học, sử học qua nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, và những thông tin tiếp tục hé lộ từ Cát Tiên vẫn luôn làm sửng sốt dư luận cũng như giới học giả trong và ngoài nước.

Tuần 45

Họ Nguyễn bằng chữ Hán
Họ Nguyễn bằng chữ Hán

Tên người Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu có từ thế kỷ 2 trước Công Nguyên và càng ngày càng đa dạng hơn, có ý kiến khác cho rằng “sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên”.

Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, nhưng đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người. Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả ước vọng của chính bản thân để người đặt tên gửi gắm vào cái tên đó. Tên người Việt Nam ngoài chức năng để phân biệt người này với người khác ngoài ra, tên còn có chức năng thẩm mỹ nên thường được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa. Thông thường, họ tên người Việt được nói và viết theo thứ tự: Họ + Tên đệm + Tên chính.

Cá biệt có hơn cả 1000 người nam thuộc 9 dòng ở 3 thôn Cẩm Khê, Bối Khê, Cẩm Bối, xã Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên đều bắt đầu bằng Họ đệm là Đỗ như Đỗ Tràng, Đỗ Văn, Đỗ Bá, Đỗ Quang, Đỗ Đình, Đỗ Trí, Đỗ Đắc, Đỗ Khoa, Đỗ Trọng. Chữ Đỗ ở đây không phải là họ mà chỉ là chữ đệm, còn họ chính là chữ thứ nhì như Tràng, Văn, Bá, Quang, Đình … trong khi con gái thì lại đặt tên có họ chính đứng đầu như người bình thường như Tràng Thị Xuân, Văn Thị Thu. Ngoài ra người Việt còn nhiều loại tên khác, có loại đã vĩnh viễn đi vào lịch sử, có loại mới xuất hiện khi Việt Nam tiếp xúc với văn hóa tây phương, có loại dành riêng cho một giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nhất định.

Tuần 46

Hình ảnh chiến tranh
Hình ảnh chiến tranh

Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Péc-xích hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2 tháng 8 năm 1990, sau khi Iraq cho rằng (nhưng không chứng minh được) Kuwait đã “khoan nghiêng” giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Hậu quả của cuộc xâm chiếm là Iraq ngay lập tức bị Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế. Những hành động quân sự bắt đầu từ tháng 1 năm 1991, dẫn tới một thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộc quân đội Iraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượng đồng minh. Những trận đánh chính là những trận đánh trên không và trên bộ bên trong Iraq, Kuwait và những vùng giáp biên giới Ả Rập Saudi. Cuộc chiến không mở rộng ra ngoài vùng biên giới Iraq–Kuwait–Ả Rập Saudi, dù Iraq đã bắn tên lửa vào các thành phố của Israel.

Tuần 47

Các diễn viên phim Dòng máu anh hùng tại Thái Lan
Các diễn viên phim Dòng máu anh hùng tại Thái Lan

Dòng máu anh hùng là một bộ phim hành động dã sử Việt Nam được công chiếu vào tháng 4 năm 2007. Bộ phim có đề tài lịch sử, lấy bối cảnh chính là cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào thập niên 1920. Tên chính thức tiếng Anh của phim là The Rebel.

Dòng máu anh hùng do hai hãng phim Chánh Phương và Cinema Pictures hợp tác sản xuất. Thành phần chủ chốt của đoàn làm phim là một số nhà làm phim trẻ Việt kiều tại Mỹ. Phim do Charlie Nguyễn đạo diễn, cùng các diễn viên Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Nguyễn Chánh Tín, Nguyễn Thắng.

Khởi quay từ đầu năm 2006, ngày 12 tháng 4 năm 2007, bộ phim được chiếu ra mắt thế giới tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế lần thứ III diễn ra tại Mỹ. Sau khi trở về từ đại hội, đoàn phim có buổi ra mắt tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 4 năm 2007 trước khi công chiếu trên cả nước vào ngày 27 tháng 4 năm 2007.

Tuần 48

Quốc kỳ Hy Lạp
Quốc kỳ Hy Lạp

Hy Lạp, tên chính thức Cộng hòa Hy Lạp, là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, MacedoniaBulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegaeum bao bọc phía đông và phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Hy Lạp là 10.706.290 người, mật độ dân số khoảng 82 người/km².

Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến thời trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phận của Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa, giành lại độc lập cho dân tộc.

Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 1981, Hy Lạp trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu.

Tuần 49

Vincent van Gogh
Vincent van Gogh

Vincent Willem van Gogh, thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.

Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một công ty buôn bán tranh, sau đó là giáo viên và nhà truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn tượng và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.

Người quan trọng nhất trong cuộc đời Van Gogh là em trai ông, Theo, người đã luôn lo lắng và hỗ trợ tài chính cho Van Gogh. Tình anh em giữa Vincent và Theo đã được ghi lại qua rất nhiều lá thư họ trao đổi kể từ tháng 8 năm 1872.

Tuần 50

Quốc kỳ Hoa Kỳ
Quốc kỳ Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển CaribbeThái Bình Dương.

Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và trên 300 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng thứ ba hoặc thứ tư về tổng diện tích. Đồng thời, Hoa Kỳ đứng thứ 3 về dân số. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2006 là trên 13 ngàn tỉ đô la.

Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nỗi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên được thành công trong lịch sử.

Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật Nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mua hoặc đã chiếm được thêm lãnh thổ từ Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sát nhập Cộng hòa TexasCộng hòa Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa một sự chia xé quốc gia. Chiến tranh Tây Ban Nha-MỹĐệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường quân sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân sau Đệ nhị Thế chiến và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Tuần 51

Quốc kỳ Hồng Kông
Quốc kỳ Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Hán-Việt: Hương Cảng) là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc.

Chính quyền Hồng Kông đã chính thức áp dụng cách viết tên gọi hiện nay vào ngày 3 tháng 9 năm 1926 (Công báo Hồng Kông, bản số 479, ngày 3 tháng 9 năm 1926). Trong khi phần lớn tên các thành phố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Latinh hóa bằng cách sử dụng bính âm thì tên tiếng Anh chính thức của Hồng Kông vẫn là Hong Kong chứ không phải Xiānggǎng (Hương Cảng) (xem Phát âm Hồng Kông). Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra Biển Nam Trung Hoa ở phía Đông, Tây và Nam.

Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-AnhLuật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Nhân dân Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòngngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự kiện quốc tế.

Tuần 52

Covair B-36 Peacemaker
Covair B-36 Peacemaker

Convair B-36 là một kiểu máy bay ném bom chiến lược được chế tạo bởi Convair cho Không quân Hoa Kỳ, chiếc máy bay ném bom hoạt động đầu tiên thực sự có tầm bay liên lục địa. Được gọi không chính thức là “Peacemaker” (người tạo hòa bình), B-36 là phương tiện mang vũ khí nhiệt hạch (bom H) đầu tiên trên thế giới. Nó là máy bay gắn động cơ piston lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt, và cũng là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được sản xuất (vẫn có những máy bay vận tải quân sự lớn hơn). Với tầm bay xa đến hơn 6.000 dặm và tải trọng lên đến trên 72.000 lb, nó là chuẩn cho những máy bay ném bom tầm xa sau này vẫn còn đang được sử dụng của Mỹ như B-52 StratofortressB-1 Lancer.

Tuần 53

Cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài mười năm giữa các lực lượng quân sự Xô viết ủng hộ chính phủ của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan chiến đấu để lật đổ chính quyền cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột, xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979Chiến tranh Iran-Iraq, cũng ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Quân đoàn 40 Xô viết bắt đầu triển khai tại Afghanistan ngày 25 tháng 12 năm 1979. Việc rút quân bắt đầu ngày 15 tháng 5 năm 1988, và chấm dứt ngày 15 tháng 2 năm 1989 vì chi phí cao và sự không hiệu quả của cuộc xung đột này. Với Liên Xô, cuộc chiến tranh của họ tại Afghanistan thường được ví von với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam.