Wikipedia:Biểu quyết/"Đồng thuận" tại Wikipedia tiếng Việt

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Biểu quyết này chính thức bắt đầu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:02, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Hình 1 Lưu đồ thể hiện quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng (viết tắt là đồng thuận) và những khía cạnh liên quan
Hình 2 Phân biệt hai loại đồng thuận: đồng thuận phạm vi hẹp và đồng thuận phạm vi rộng (đồng thuận cộng đồng)

Biểu quyết "Quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng tại Wikipedia tiếng Việt" là biểu quyết nhằm xây dựng quy định cho vấn đề được đề cập trong tên biểu quyết.

Biểu quyết gồm có 6 nội dung chính (đề mục cấp 2):

  1. Dẫn nhập
  2. Hoàn cảnh áp dụng
  3. Mở thảo luận
  4. Tiến hành thảo luận
  5. Đóng thảo luận
  6. Hiệu lực đồng thuận

Trong mỗi nội dung chính có thể có nhiều nội dung phụ (đề mục cấp 3, viền cam dày ngay trên ). Trong mỗi nội dung phụ có thể có khu vực biểu quyết để chỉnh một hay nhiều "phần" (một câu hay một biến số) trong nội dung phụ đó (đề mục cấp 4, viền xanh mỏng ngay trên ).

Một số đề mục biểu quyết chia khái niệm "thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng" thành 2 loại như bên dưới, nhưng cũng có phương án đề nghị không chia và áp dụng chung:

  • Thảo luận thay đổi lớn: Là các thảo luận sinh ra đồng thuận tạo ra sự thay đổi lớn trên toàn dự án, như việc đổi tên bài khiến một loạt bài phái sinh cũng phải đổi tên theo, tạo ra tiền lệ mới, thiết lập quy định chung cho dự án.
  • Thảo luận thay đổi nhỏ: Là các thảo luận sinh ra đồng thuận tạo ra sự thay đổi nhỏ, như biên tập một bài viết, thay đổi trên một dự án, một phân mảng (bài viết chất lượng, sửa lỗi kỹ thuật, kiểm định, chuyên mục Bạn có biết...).

Dẫn nhập

Theo quy định Wikipedia:Đồng thuận, đồng thuận là mô hình căn bản của Wikipedia dành cho các quyết định khi soạn thảo. Đồng thuận thường đạt được như một sản phẩm tự nhiên của quy trình sửa đổi, được tạo nên từ sự thỏa thuận của các bên liên quan.[1]

Một cách tổng quát, một người nào đó sửa đổi một trang, rồi những người xem sau đó được lựa chọn có nên sửa đổi nữa hay không (bao gồm 3 lựa chọn: chấp nhận sửa đổi, thay đổi sửa đổi, hay lùi sửa đổi). Khi các biên tập viên không đạt được thỏa thuận bằng cách sửa đổi, cần tổ chức thảo luận để tiếp tục quá trình dẫn tới đồng thuận.[2] Như vậy, đồng thuận về cơ bản đạt được thông qua hai phương tiện: sửa đổi hoặc thảo luận.

Tuy nhiên, việc tổ chức thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng tại Wikipedia tiếng Việt (sau đây gọi là "thảo luận") có nhiều bất cập,[3] do đó quy định về "Quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng tại Wikipedia tiếng Việt" (sau đây gọi là "quy trình") được thiết lập để hạn chế các bất cập, cũng như đảm bảo tính hợp quy của những đồng thuận cộng đồng sản sinh từ các thảo luận này (sau đây gọi là "đồng thuận").

Quy trình bao gồm 3 bước: Mở, Tiến hànhĐóng thảo luận (xem § Hình 1). Ngoài quy trình, quy định này còn nói về vấn đề hiệu lực của đồng thuận.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:02, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 05:11, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Thingofme (thảo luận) 11:40, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 13:17, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 13:25, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 01:26, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:24, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Màu tím hoa sim 05:34, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 05:56, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ýKien1980v (thảo luận) 06:54, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Minh Ming (thảo luận) 07:09, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 09:55, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Chính xác. Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 04:16, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 07:32, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý Nhac Ny Talk to me ♥ 02:13, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý KietvnmTalk 01:24, ngày 20 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:25, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  17.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 05:12, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  18.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  19.  Đồng ý mấy bữa nay hơi lười nên giờ mới tham gia biểu quyết. Ame (thảo luận) 13:42, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  20.  Đồng ý Thiên sứ Hinako ~~ 07:21, ngày 24 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  21.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:19, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  22.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 02:56, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Hoàn cảnh áp dụng

Theo tinh thần của quy định Wikipedia:Đồng thuận § Mức độ đồng thuận, quy trình này sẽ được ưu tiên áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể, thay vì phải triển khai một cách cứng nhắc với mọi dạng thảo luận xây dựng đồng thuận. Điều này hạn chế sự quan liêu.

Wikipedia:Đồng thuận § Mức độ đồng thuận đã nói: "Đồng thuận giữa một nhóm nhỏ các thành viên tại một nơi nào đó vào một lúc nào đó không thể vượt quyền đồng thuận của cộng đồng ở quy mô lớn hơn". Nghĩa là có thể chia sự đồng thuận thành hai nhóm: đồng thuận phạm vi hẹp và đồng thuận phạm vi rộng (xem § Hình 2). "Phạm vi" ở đây có nghĩa là mức độ biết đến và đồng tình với đồng thuận. Đồng thuận phạm vi rộng có thể được gọi bằng "đồng thuận cộng đồng".

Hiệu lực của đồng thuận phạm vi hẹp được giới hạn trong khả năng thông tin về đồng thuận đó được lan tỏa đến những ai cũng đồng tình với cách giải quyết của những thành viên tham gia thảo luận tạo ra đồng thuận. Trong khi đó, hiệu lực của đồng thuận cộng đồng có ảnh hưởng đến toàn dự án, xem thêm: § Hiệu lực đồng thuận. Do đó, đồng thuận phạm vi hẹp không thể phủ lấp và thay thế đồng thuận cộng đồng.

Hoàn cảnh phù hợp để áp dụng quy trình chính là khi một người (hay một nhóm người) mong muốn có một đồng thuận cộng đồng, không phải là đồng thuận phạm vi hẹp, với hiệu lực có ảnh hưởng đến toàn dự án. Đây là lúc mà quy trình cần được áp dụng để tổ chức thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng, đảm bảo tính hợp quy của đồng thuận này.

Tất cả những thảo luận xây dựng đồng thuận nằm ngoài sự mong muốn đã nêu và/hoặc không áp dụng quy trình, đều dẫn đến một kết quả tự nhiên là một đồng thuận phạm vi hẹp, với hiệu lực được giới hạn.

Ngoài ra, quy trình này cũng nên được áp dụng khi cần triển khai các thay đổi trên những quá trình vận hành dự án nói chung, không phải chỉ để xử lý vấn đề cơ bản là giải quyết bất đồng trong quá trình biên tập.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:03, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 05:16, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Thingofme (thảo luận) 11:43, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 13:19, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Có hoàn cảnh áp dụng cụ thể để tránh áp dụng quy định một cách quan liêu, không phải thảo luận nào cũng cần áp dụng quy trình mà biểu quyết này đang thiết lập. Việc áp dụng chỉ phù hợp khi chính bản thân người mở thảo luận tự ý thức được rằng họ đang có mong muốn thiết lập một đồng thuận có hiệu lực toàn dự án (xem § Hình 2), còn nếu chỉ đơn thuần là thỏa thuận nhỏ giữa đôi bên trong những phạm vi hẹp đến rất hẹp thì không cần thiết áp dụng một quy trình nhiêu khê. P.T.Đ (thảo luận) 14:15, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hợp lý. Ví dụ, ít hơn 5 thành viên thảo luận trong trang thảo luận của một bài nào đó. Nếu họ có thể tự đồng thuận với nhau thì không cần quy trình này, còn không thì bất cứ ai trong số họ cũng có thể tiến hành mở cuộc đồng thuận cộng đồng rộng rãi hơn để tìm đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:03, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:26, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Màu tím hoa sim 05:34, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Minh Ming (thảo luận) 07:09, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 15:17, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 04:17, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 07:53, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Nhac Ny Talk to me ♥ 02:13, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:27, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:50, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý Ame (thảo luận) 13:44, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:19, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  17.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 02:57, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Mở thảo luận

Mở thảo luận là hành vi tạo một khu vực trao đổi ý kiến của một thành viên hay một nhóm thành viên (gọi là "bên mở thảo luận"), nhằm cố gắng tìm ra giải pháp hợp lý nhất để xử lý một hay nhiều bất đồng, vấn đề trong quá trình biên tập.

Việc mở thảo luận cần xác lập các đặc tính quan trọng của một thảo luận xây dựng đồng thuận, bao gồm: Thông báo, Thời hạn và Địa điểm.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:03, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 05:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 13:19, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Trở thành một định lý rồi, khỏi bàn cãi. Tiếng vĩ cầm🎻 13:26, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Không phải bàn cãi Thingofme (thảo luận) 16:09, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:26, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Màu tím hoa sim 05:35, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 05:57, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Hoàn toàn đồng ý. RFSTalk to me! 08:23, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 01:14, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Hay. Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 04:18, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:29, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:51, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Ame (thảo luận) 13:45, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 13:35, ngày 24 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 07:46, ngày 28 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:20, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  17.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:27, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  18.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 03:49, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Thông báo

Khi thảo luận đã được tạo ra, là một khu vực trao đổi ý kiến với nội dung được đề xuất từ bên mở thảo luận, thì bên này phải có trách nhiệm thông báo rõ ràng đến cộng đồng, thông qua một tin nhắn trên trang Thảo luận chung[4] và đặt một thông báo trên bản mẫu thông báo đầu trang.[5]

Ngoài ra, có thể gửi thư mời ở trang thảo luận thành viên hoặc ping thành viên. Nếu gửi thư mời thì phải gửi tới ít nhất ? thành viên tối thiểu theo quy định để tránh trường hợp mời thiên vị kiểu chọn lọc. Chỉ được gửi thư mời trong thời gian giới hạn là ? theo quy định tính từ ngày mở thảo luận để tránh tình trạng dồn phiếu ngày chót.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:03, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 06:33, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Sau khi nghiên cứu kỹ đề xuất và sự chỉnh sửa của đề xuất. ✠ Tân-Vương  16:14, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Thông báo để đảm bảo thông tin về cuộc thảo luận được lan truyền và nhiều người biết tới. Hai phương án bắt buộc là "tin nhắn trên trang Thảo luận chung và đặt một thông báo trên bản mẫu thông báo đầu trang" thì vừa phải, không quá ngặt. Còn phương án "gửi thư mời ở trang thảo luận thành viên hoặc ping thành viên" thì là tùy chọn, không bắt buộc để đảm bảo linh hoạt, nhưng nếu thực hiện thì nên gửi cho một số lượng thành viên tối thiểu nhằm đảm bảo khách quan. P.T.Đ (thảo luận) 05:58, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:26, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 05:58, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Màu tím hoa sim 09:41, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Thông báo để thảo luận không bị chết. Nhiều thảo luận bị đóng vì không đủ phiếu Thingofme (thảo luận) 03:44, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 04:09, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 02:40, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:03, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:31, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:51, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Ame (thảo luận) 13:46, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:21, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:27, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  17.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 03:49, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  •  Ý kiến Vậy định nghĩa thế nào là thành viên tích cực? Danh sách thành viên tích cực nằm ở đâu, được cập nhật như thế nào?Tín đồ Tốc độ (thảo luận) 06:10, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nên xóa "tích cực" vì không cần thiết. @Nguyentrongphu:. P.T.Đ (thảo luận) 06:13, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Không biết có nên định nghĩa cụ thể hơn việc gửi thư mời thành viên hay không. Như đã biết, có hai loại đồng thuận chính ở Wikipedia tiếng Việt: đồng thuận cục bộ (nhỏ) và đồng thuận cộng đồng (lớn). Những cuộc đồng thuận lớn, thiết nghĩ mới cần thiết gửi thư mời. Số lượng đồng thuận nhỏ đôi khi có thể chiếm số lượng nhiều, nếu gửi thư mời liên tục có thể gây phiền hà thành viên. Những đồng thuận này nên giới hạn ở việc ping thành viên hoặc thông báo ở trang thảo luận chung là đủ (ví dụ đồng thuận đổi tên bài, đồng thuận ở khu vực BCB...). Nguyenhai314 (thảo luận) 13:53, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: Việc gửi thư mời hay ping chỉ là tùy chọn, không bắt buộc. Nhưng nếu thực hiện việc này (gửi thư mời, không tính ping) thì có thể phải theo một số yêu cầu của quy định. Một điều lưu ý là cần xem lại nội dung cuộc biểu quyết này (đề mục Dẫn nhập và Hoàn cảnh áp dụng). Mục tiêu của biểu quyết là quy trình hóa thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng, còn các dạng thảo luận đồng thuận nằm ngoài suy tính và mong muốn thiết lập một hiệu lực đồng thuận toàn dự án thì không được xem xét ở đây. P.T.Đ (thảo luận) 13:59, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thành viên được dẫn mời thì cần phải có tích cực và đã tham gia nhiều hoạt động của Wikipedia (cộng với một số người sửa nhiều và ít thảo luận nữa) thì mới ổn. Tuy nhiên việc gửi thư mời chỉ nên dùng ở các biểu quyết lớn (như biểu quyết này) – Thingofme (thảo luận) 16:11, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Thingofme: Việc yêu cầu tích cực + tham gia nhiều hoạt động sẽ khiến quy định rất cồng kềnh, và thực tế là quy định càng cầu kỳ thì càng không có ai làm theo, và cũng không có ai rảnh làm cảnh sát. Việc gửi thư mời là 1 tùy chọn, nhưng nếu thực hiện thì phải gửi cho 1 số lượng tối thiểu để đảm bảo khách quan. P.T.Đ (thảo luận) 01:25, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xem thêm thảo luận về vấn đề nội dung đề mục Thông báo...
Tích cực cỡ trên 50 sửa đổi/30 ngày gần nhất là ý của tôi. Gửi thư cho nhóm người dùng đã bỏ đi và đã bị cấm để lách quy định thì tai hại và khiến quy định thành trò hề. ✠ Tân-Vương  06:17, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
thành viên:ThiênĐế98 Sao không ghi rõ vô quy định? Không phải ai cũng hiểu "tích cực" có nghĩa là gì. Định nghĩa "tích cực" đôi khi chỉ là 1 sửa đổi trong 1 tháng gần nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:19, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu, @ThiênĐế98: Thì giờ quyết định đi nhé, thêm 1 ref ngay sau là ok nếu giữ, còn không thì bỏ. P.T.Đ (thảo luận) 06:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Lê Song Vĩthành viên:ThiênĐế98, mời 2 bạn ký tên lại vì có thay đổi nhỏ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:22, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Mà tôi thấy 50 sửa đổi/30 ngày gần nhất là hơi bị nhiều đó. 1 sửa đổi/30 ngày gần nhất là vừa, chả cần gắt vậy. P.T.Đ (thảo luận) 06:24, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bản thảo này đã thay hình đổi dạng, thậm chí có "cha đỡ đầu", tôi cũng không còn theo sát dự thảo nên khó tránh sai sót. Tôi đang ký lại thì mâu thuẫn sửa đổi., không những một mà đến hai lần! Tôi sẽ tạm lánh vì quá khó sửa trang này, mỗi lần mâu thuẫn quá tốn thời gian. P.S: 1 sửa đổi 30 ngày rồi thì quá dễ lách luật: mời rối quảng cáo, thành viên lâu lâu sửa 1 lỗi chính tả, và đặc biệt là quá dễ duy trì. Này là thư mời chứ không phải tư cách đồng thuận, mời ít phải mời chất lượng và đúng người đang và có quan tâm đến dự án. ✠ Tân-Vương  06:28, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: Tôi không đảm bảo lắm, dắt thêm vài con số chỉ khiến nó trở lên khó áp dụng, vì không có ai rảnh để quan tâm. Khi nào có hiện tượng bị lạm dụng thì tính sau chứ hiện tại chưa thấy nghiêm trọng đến vậy. Nếu mời số lượng nhiều như Nguyentrongphu nói là 30 thì chẳng cần quan tâm lắm. Về việc sửa đổi mâu thuẫn, sử dụng công cụ này Wikipedia:Thảo luận#Convenient Discussions sẽ hạn chế bớt. P.T.Đ (thảo luận) 06:33, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: Tôi không hoạt động mấy ở Wikipedia tiếng Anh mà còn nhận được thư mời tham gia biểu quyết chọn Uỷ ban Trọng tài. Việc "chọn lọc" thành viên này có đi ngược tinh thần nêu trên ("...để tránh trường hợp mời thiên vị kiểu chọn lọc") không? NguoiDungKhongDinhDanh Name me 06:37, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
thành viên:ThiênĐế98 Tôi thấy cái này quả thật là không cần thiết. Mời tào lao thì không ai tham gia = đồng thuận chết yểu ráng chịu. Rối PR thường đã bị cấm vô hạn. Mời thành viên lâu lâu sửa 1 lỗi chính tả làm cái gì? -> ý kiến của họ cũng sẽ không được tính trong đồng thuận. Tiêu chí để ý kiến được tính trong kết quả đồng thuận đã bao gồm 50 sửa đổi/30 ngày trước khi đồng thuận bắt đầu rồi. 13 năm nay, tôi cũng chưa thấy ai cố tình mời mấy acc ma, acc bị cấm, acc PR vân vân. Rồi còn mấy thành viên kỳ cựu nhưng không có đủ 50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất sẽ không được mời? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:39, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Tiêu chí được quyền tham gia đồng thuận" → Chính xác là tiêu chí ý kiến được dùng để kết luận. Chứ thảo luận thì ai ý kiến cũng được. P.T.Đ (thảo luận) 06:45, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã sửa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:48, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguyentrongphuP.T.Đ: Không thấy và chưa từng thấy không có nghĩa là sẽ không có trong tương lai. Khi một thành viên chỉ muốn một thảo luận đồng thuận từ những thành viên "cùng hội cùng thuyền" đã có đồng thuận ngầm ngoài Wikipedia trước/ dễ dàng đoán ý lẫn nhau, dễ dàng có 1 đồng thuận. Rồi không chặn trước, nhóm này cố ý đi mời "bóng ma", rối,... để hợp thức hóa một đồng thuận áp dụng cho cả cộng đồng, ai chịu trách nhiệm? Không ổn và một kẽ hở quá lớn, gây nguy hại! Về những mầm mống ý định này, tôi khẳng định là có thấy trong thời gian hoạt động tại Wikipedia tiếng Việt. Tái bút: BQV P.T.Đ có chắc phương án 30 người được thông qua? Nếu mức thấp như hiện tại, e là mức 30 là nhỏ (và con số nào cũng là nhỏ nếu mời các tài khoản rối, tài khoản ngủ tham gia biểu quyết)!  ✠ Tân-Vương  07:16, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vẫn nên có ví dụ thực tế, chứ tình huống kiểu khơi khơi viễn tưởng thì nghĩ kiểu gì chả được, và giới hạn vậy thì sao đảm bảo "thành viên lâu năm còn lòng yêu mến và quan tâm được thông báo", khi thành viên lâu năm đa phần là không tích cực. Nếu cần thì sẽ tạo 1 mục riêng để biểu quyết, chứ dù sao đây cũng là nội dung gây tranh cãi. Bóng ma, rối gì đó thì đã bị kiểm định trước khi chặn rồi. Mà mặc định thì đã phải thông báo ngoài Thảo luận chung rồi mà nhỉ, có hội nào đang điều khiển Thảo luận chung? Ngoài ra, việc gửi thư mời chỉ là 1 option, không bắt buộc. P.T.Đ (thảo luận) 07:21, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Thành viên lâu năm còn lòng yêu mến và quan tâm, họ có quan tâm họ mới còn sửa đổi và sửa đổi cách tạm ổn trong thời gian 30 ngày gần nhất (50 sửa đổi, đây cũng là mức tôi đề xuất trong dự thảo thu hồi công cụ mới, tuy không rõ 50/tháng hay quý hay năm,...). Các tài khoản bị kiểm định, bị chặn rồi thì có khả thể nào chặn người đi mời "gửi thư" để "đếm số lượng" hay không? Nếu để xảy ra thì xử lý ra sao? Đồng thuận cục bộ, đồng thuận kín giữa một nhóm nhỏ cách không công khai, tôi không muốn nhắc lại vì đã thảo luận với bạn quá nhiều và quá đủ, hy vọng bạn không cần tôi dẫn chứng thêm. Tưởng tượng trong sự chừng mực và trên thực tế để giúp đặt vấn đề, kiểm soát lỗ hổng là điều nên làm và cần làm. Đồng thuận ngoài dự án theo kiểu hội nhóm, tôi đoán bạn cũng hiểu và nhận ra vấn đề. Bóng ma ở đây tôi đề cập đến các thành viên "tái xuất" 1 ít sửa đổi rồi lại ngủ dài, hoặc các tài khoản đã ngủ dài sẵn mà không do bị cấm. ✠ Tân-Vương  07:44, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: Tự dưng thấy lạc đề, đang bàn hai chữ "tích cực" rồi chuyển sang "hội nhóm". Nếu lỡ hội nhóm mà cũng tích cực thì sao? Đã mặc định thông báo ngoài thảo luận chung thì ổn rồi, vụ gửi thư cũng chỉ là 1 option. Hỏi thêm @Nguyentrongphu:. P.T.Đ (thảo luận) 07:49, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
thành viên:ThiênĐế98 Bắt buộc phải thông báo ở "thảo luận chung" rồi. Thao túng thế nào được? Giả sử có trường hợp đó đi nữa thì có thể mở thảo luận đồng thuận lại vì có luận điểm mới/luận điểm chưa được nêu ở lần thảo luận đồng thuận trước. Ai cố tình mời acc ma/acc rối có thể bị cấm vì tội cố ý lách luật. Avia bị BTN cũng vì lách luật. Trường hợp hội nhóm như bạn nói là không thực tế. Nói như vậy thì tốt nhất khỏi cần gửi thư mời (bàn bạc trên fb là đủ rồi). Gửi thư mời hiện tại là "tùy chọn" chứ không có bắt buộc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:52, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.ĐNguyentrongphu: Nếu đã là hội nhóm, e là lành ít, dữ nhiều, về cơ bản, 1-2 người nói chuyện với nhau không nguy hiểm bằng việc nguyên một nhóm đồng ý làm một vấn đề gì đó. Thông báo ngoài trang thảo luận chung rất dễ bị lãng quênrất dễ bị bỏ sót. Cách đơn giản: Thêm ngay 1-2 đề mục phía dưới nó là rất ít thành viên nào quan tâm/thảo luận và dễ bị bỏ sót nếu theo dõi qua "trang tôi theo dõi". Bằng chứng: Thông báo thảo luận về dự thảo này của Nguyentrongphu tại trang Thảo luận. ✠ Tân-Vương  07:56, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Uhm, rồi hội nhóm thì có liên quan gì đến "tích cực". Bỏ qua chỗ này đi. Còn mấy câu sau nói gì tôi không hiểu. P.T.Đ (thảo luận) 07:59, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
thành viên:ThiênĐế98 Thứ nhất: mời acc ma làm gì khi cách tốt hơn là khỏi mời thư? Thứ hai: nhiều thành viên thấy thảo luận về dự thảo này, nhưng họ không muốn tham gia vì một lý do nào đó (không quan tâm/lười/không am hiểu đủ vân vân). Đây là dự án tự nguyện nên không bắt buộc được. Chuyện nhiều thành viên ngó lơ các cuộc BQ/đồng thuận là vấn đề muôn thuở. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:02, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
OK, I see... Thì ra dự thảo đã chuyển chỗ này thành optional, tức là mới cũng được, không mời cũng được, từ đó sinh ra những vấn đề như trên. Vấn đề đã giải quyết! Tôi sẽ điều chỉnh lại phiếu sau. thảo luận quên ký tên này là của ThiênĐế98 (thảo luận • đóng góp).
Giả sử trường hợp của bạn xảy ra thì tôi đã có phương án giải quyết: giả sử có trường hợp đó đi nữa thì có thể mở thảo luận đồng thuận lại vì có luận điểm mới/luận điểm chưa được nêu ở lần thảo luận đồng thuận trước. Ai cố tình mời acc ma/acc rối có thể bị cấm vì tội cố ý lách luật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:04, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đó là Wikipedia:Đồng thuận § Gợi lại vấn đề. P.T.Đ (thảo luận) 08:09, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Ý bạn là sao? Theo tiền lệ và theo đề xuất ở dưới thì tạo đồng thuận tăng 2 là được cho phép nếu như có luận điểm mới. Bởi, 1 hội nhóm nào đó thông qua 1 đồng thuận tào lao + 0 logic thì rất dễ bị lật. Có gì phải lo? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:12, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Ý là như bạn đã nói, vấn đề sẽ được gợi lại nếu cần thay đổi, tuy nhiên cần lý luận chặt chẽ như quy định đã nói, chứ không nên ý kiến ý cò rồi hi vọng. P.T.Đ (thảo luận) 08:14, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Bạn có nhầm lẫn gì không vậy?? Ngay từ đầu, tôi đã nói là nếu muốn tạo đồng thuận tăng 2 về cùng một chủ đề thì phải có luận điểm mới. Bạn link cái Wikipedia:Đồng thuận § Gợi lại vấn đề làm cái gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Tôi nghĩ là không nhầm, chỉ là nội dung cái đề mục nó hơi kỳ thôi, thôi đừng quan tâm nữa. Cơ bản là tôi không có xung đột gì với ý kiến của bạn. Nói chung là nếu thảo luận cũ có vấn đề (hội, bóng ma, rối gì đó), thì nếu cần thiết sẽ được gợi lại và tiếp tục giải quyết trong thảo luận mới. Ý tôi là vậy. P.T.Đ (thảo luận) 08:28, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Mục đó chủ yếu nói về "Forum shopping" = hành vi tiêu cực. Ok, hiểu nhầm thôi. Không có gì to tát. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Xem thêm Thảo luận Thành viên:ThiênĐế98/"Đồng thuận" tại Wikipedia tiếng Việt § Số thành viên tích cực tối thiểu để gửi thông báo cuộc đồng thuận, bạn đã đề nghị vụ gửi thư hay ping là tùy chọn, không cần bắt buộc. P.T.Đ (thảo luận) 08:18, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Nãy giờ tôi đang nói mời thư/ping là tùy chọn mà chứ nói bắt buộc hồi nào?? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:21, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Ý nói tôi sửa chỗ này là từ ý kiến của bạn. Và tôi thấy câu "OK, I see... Thì ra dự thảo đã chuyển chỗ này thành optional" nên nghĩ là bạn đã quên, nên nhắc lại. P.T.Đ (thảo luận) 08:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ "OK, I see..." là câu của Thiên Đế. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:25, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Ok, sorry, sao lại không ký tên chứ. P.T.Đ (thảo luận) 08:28, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: 1 đồng thuận tào lao + 0 logic, đời đâu đẹp như lý thuyết! Chưa hẳn đó là một dạng đồng thuận nội dung tào lao, mà liên quan tính học thuật nhưng gây tranh cãi, nhóm này dùng sự thân quen để tạo đồng thuận ảo, giải quyết tranh cãi theo hướng có lợi mà nhóm này cho là đúng. Đã suy diễn phải suy diễn đến những khả thể xấu để có cách phòng tránh. Ví dụ tưởng tượng cho dễ hiểu: Nhóm thành viên A quyết định đổi tên bài Rau củ thành Rau, tránh tranh cãi, họ mở một đồng thuận âm thầm, dùng những cách thức khéo léo tránh để thông báo trên trang thảo luận lọt vào danh sách theo dõi trang (vấn đề này cứ hỏi các nhóm rối, rất rành rọt; tôi đã bỏ sót khá nhiều bài vì cách thức tinh vi này). Một mình anh BQV P.T.Đ, dù quan điểm đúng (nhưng còn tranh cãi) có đối phó lại nhóm đồng thuận ảo kiểu "rối thịt" này hay không? Hay anh PTD này phải mở đồng thuận mới (phải có đủ quyết tâm làm điều này) và phải thuyết phục cho đủ số thành viên nhiều hơn thành viên nhóm rối thịt kia? Tại sao ngay từ đầu không tránh tạo một dạng đồng thuận kiểu "thân quen/hội nhóm/rối thịt"? Tái bút: Đã quá muộn theo giờ địa phương, tôi sẽ không tham gia thảo luận nữa vì không còn đủ tỉnh táo (bằng chứng: quên ký tên nhiều lần). ✠ Tân-Vương  08:30, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
thành viên:ThiênĐế98 Đường nào cũng có cách lách, vô ích thôi (50 sửa đổi/30 ngày vẫn lách được easy). Cứ mời những thành viên nào đạt tiêu chí và biết rằng 100% họ sẽ không bao giờ tham gia thảo luận. Mở đồng thuận lại là cách tốt nhất. Mắc gì không đủ quyết tâm? Ví dụ, vụ Nhà giáo, Thầy thuốc Nhân dân/Ưu tú. Còn ai cố tình mời acc ma/acc rối thì có thể bị cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:45, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: Thôi đi ngủ đi. Rồi giờ giải pháp là gì? Ví dụ viễn tưởng thì khá hay, nhưng vẫn chưa có giải pháp. Nếu bạn không đồng ý vụ thông báo thì coi như thảo luận đồng thuận được thiết lập sắp tới cũng không được đem ra Thảo luận chung luôn (cách tối thiểu để thảo luận được lan truyền rộng). Và ví dụ cũng cho thấy hậu quả của việc đếm phiếu mà NDKDD đã nói, không dựa vào lý luận mà cứ bám vào hòm phiếu. P.T.Đ (thảo luận) 08:34, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giải pháp ổn nhất trong đầu tôi hiện nay: Advance Sitenotice (không cần lo lắng mời ai, ping ai; mời + ping là optional)! Phải có dòng tóm lược tại trang này như đã/đang làm cho một số thảo luận quan trọng. Nếu mục này không thông qua, sẽ đem ra thảo luận và biểu quyết lần sau, và dùng "phần còn lại". Thông cáo tại trang thảo luận quá dễ bị bỏ sót cách thụ động, do đó có thông báo cũng bằng không! Thôi, hy vọng mai có dịp bàn tiếp. Tái bút: Làm ơn chỉnh từ từ, đừng chỉnh sửa liên tiếp, để thảo luận cùng nhau, mâu thuẫn suốt, copy nội dung không kèm chữ ký, thật tai họa làm sao. ✠ Tân-Vương  08:40, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhưng chỗ đó thì chả ổn, có thể được nếu như thiết kế lại kiểu như cho hiển thị ngẫu nhiên 5-10 thảo luận đồng thời (cũng dễ thôi), chứ còn hiển thị hết thì đương nhiên không ổn (vì quá nhiều thảo luận, xem trang Thảo luận chung là thấy). P.T.Đ (thảo luận) 08:43, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: Vậy giờ sửa "cũng có thể đặt một thông báo trên bản mẫu thông báo đầu trang" thành "cần đặt một thông báo trên bản mẫu thông báo đầu trang" thì bạn sẽ đồng ý? Có thể cần thiết kế lại bản mẫu này chỉ để hiển thị ngẫu nhiên 1 số lượng vừa đủ. Nhưng mà nói chung không rõ nó có khiến quy trình nhiêu khê hơn không? Xin hỏi @Nguyentrongphu:. P.T.Đ (thảo luận) 08:49, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Không rõ cách này hiệu quả bao nhiêu. Ok, compromise như vậy cũng được. Sửa liền rồi ký tên lại thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:54, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Đã sửa. Theo thống kê thì trung bình 1 ngày Wikipedia tiếng Việt có khoảng 1 triệu lượt xem bằng máy tính (nền tảng hiển thị bản mẫu, còn di động thì không hiển thị). Còn trang Thảo luận chung 1 ngày chỉ có 300-500 lượt xem mỗi ngày. P.T.Đ (thảo luận) 08:59, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Anh có biết vì sao chúng ta sợ rối đồng thuận ảo không? Vì chúng ta đề cao tính "dân chủ" và cơ chế "đếm phiếu". Ngày xưa, cộng đồng nhập VfD bên en.wiki về, nhưng khi bên đó đổi sang thảo luận cho đúng tinh thần "thảo luận, không bỏ phiếu" thì chúng ta không đổi theo. Số thành viên của chúng ta ít hơn, và vì vậy tính cạnh tranh cũng thấp hơn, các bảo quản viên được "bầu chọn" (dù đáng lẽ cũng nên là thảo luận) cũng không đủ năng lực để kết luận thảo luận. Do không có người kết luận, cả cộng đồng bám vào cái hòm phiếu, dùng phiếu quyết định trắng đen, và đối phó với rối đồng thuận ảo bằng cách tăng tiêu chuẩn bỏ phiếu, hết lần này đến lần khác, bởi đơn giản là không có cách nào khác cả. Cơ chế này đầy khuyết điểm: Nó cho phép giữ một bài vĩnh viễn và nhờ phúc của bộ quy định hiện tại, một bài đã bị biểu quyết giữ "nhầm" một lần thì sẽ vĩnh viễn nằm đó; nó cho phép một biểu quyết bất tín nhiệm thất bại đến lần thứ ba. Một năm sau biểu quyết thất bại đó, chúng ta vẫn còn tìm ra được một người dùng rối để "thao túng", "nhũng lạm". Biểu quyết đáng lẽ chỉ nên là phương án cuối. Danh tl 07:32, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Và cũng dẫn đến hậu quả là BQV enwiki thường bị bên này chỉ trích là độc tài. P.T.Đ (thảo luận) 07:37, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia Vi không đủ số lượng BQV để bắt chước bên en. Nếu bắt chước thì tôi e rằng BQV bên vi bị BTN hết. Rồi còn ai làm BQV? Bên en, BQV có quyền tự quyết cao hơn nhiều và cũng phải tự chịu trách nhiệm cao hơn. Rất nhiều BQV bên en bị Hội đồng trọng tài trút quyền do lạm quyền hoặc tự quyết đi ngược lại với sự đồng thuận của cộng đồng. Bên en, họ cũng đếm phiếu thôi. Chỉ khác là mức đồng thuận của họ không phải là một con số nhất định mà là dựa trên phạm vi nào đó (ví dụ 60%-80% là đồng thuận). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:57, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
So sánh luôn là khập khiễng. Còn BQV enwiki độc tài thì đã thấy rõ, ai đảm bảo họ cũng có năng lực, cũng bị cấm và tạo drama đều đều thôi, con người chứ có phải máy đâu là hoàn mỹ. P.T.Đ (thảo luận) 08:07, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Anh đang nói là cả 21 bảo quản viên hiện nay đều không ai có đủ khả năng để kết luận một thảo luận, kém cỏi đến nỗi đáng bị bất tín nhiệm hết? Thế thì chúng ta mù cả rồi. Quy định này để làm gì, nội dung này có giá trị gì? Một người làm sai thì người khác phải phát ngôn, phải giải quyết hành vi đó bằng một thảo luận mới; không thể cứ mãi giữ những thứ cũ kỹ, dù là quy định (đồng thuận có thể đổi) hay là con người (không cả nể). NguoiDung
KhongDinhDanh
09:05, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Uhm, đúng vậy. Nếu được thì bạn cứ đề xuất với cộng đồng. P.T.Đ (thảo luận) 09:07, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giá mà dễ thế. Trang Wikipedia:Đồng thuận viết "Đồng thuận có thể được thay đổi", còn đây là hai đoạn tôi trích từ Đề nghị phủ quyết kết quả biểu quyết xóa bài năm 2020:
  • "Không có chuyện thảo luận lần thứ n về cùng một vấn đề."
  • "Cố tạo ra một tiền lệ mâu thuẫn với quy định là một quy trình nguy hiểm."
NguoiDung
KhongDinhDanh
09:12, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Vậy khi nào thích hợp thì trao đổi sau, chỗ này không thích hợp, nên tập trung vào biểu quyết. P.T.Đ (thảo luận) 09:16, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh 21 BQV nhưng chỉ có khoảng 2-3 BQV hoạt động (đôi khi có 1). Bạn cứ làm việc kiểu bên en thử xem có bị BTN hay không biết liền. Bên en, có trên 1000 BQV thì nó khác. Cộng với bên ta thiếu Hội đồng trọng tài. Đồng thuận có thể thay đổi nhưng thảo luận đi thảo luận lại 1 vấn đề là chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Nếu thích thì xin mời tìm đồng thuận hoặc BQ thay đổi quy định kết quả giữ = vĩnh viễn. Điều đó cho phép mà sao không làm? Quan trọng là làm không phải dễ. Còn nhiều bất cập khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:28, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh Vấn đề không phải là đủ năng lực hay kém cỏi này nọ. Những BQV bên en bị trút quyền không phải là do họ kém cỏi hay thiếu năng lực. Lý do là có rất nhiều vụ rất nhức đầu và gây tranh cãi rất lớn (có thể kéo dài vài tháng tới vài năm). Nói thì dễ, ai cũng nói được. Làm thử đi xem có được hay không là chuyện khác. Phán đoán sai 1-2 lần thôi là mất cờ mặc dù trước đó phán đoán đúng 1000 lần. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:36, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bất cập duy nhất là bảo thủ. Tôi không tin có đủ người chịu nhìn đến tinh thần đồng thuận mà vứt đi lá phiếu. NguoiDung
KhongDinhDanh
09:32, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Thế thì chịu rồi. Giống ngoài đời, 1 cuộc cách mạng 100% sẽ thất bại nếu không có được sự ủng hộ rất lớn từ dân chúng. Wikipedia Vi chỉ bắt chước bên En được với điều kiện là chúng ta phải có Hội đồng trọng tài. Tuy nhiên, đó là giấc mơ xa xỉ khi nhân lực luôn luôn thiếu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:45, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã đóng vụ VRT đấy thôi. Tôi không sợ mất cờ bằng sợ việc cộng đồng không chịu đổi mới. NguoiDung
KhongDinhDanh
09:40, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cái này thì tôi đóng cũng được. Năm sau tôi cũng tự hủy cờ, chả lo. P.T.Đ (thảo luận) 09:43, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chuyện đó quá nhỏ, không ai care. Bạn đóng những đồng thuận gây tranh cãi lớn giống bên en thì mất cờ lâu rồi. Cộng đồng không chịu đổi mới mà bạn cứ ép họ đổi mới = cũng bị mất cờ. Tôi cũng đã phải mất nhiều tháng trời la làng về vụ dịch máy clk mới thuyết phục được cái cộng đồng bảo thủ này mạnh tay với dịch máy clk + 100% xuống còn 90% CT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:45, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vấn đề của nó là cộng đồng không đồng thuận, không ai chịu đóng. Tôi tự kết luận và giờ vẫn chưa bị bất tín nhiệm. Không thể lấy ví dụ lớn hơn được vì làm sao đóng nếu không có ai chịu thảo luận kiểu mới? NguoiDung
KhongDinhDanh
09:51, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhưng vẫn là vấn đề quá nhỏ và không ai để ý, nếu bạn alo tôi thì tôi sẽ đóng, chả có vấn đề gì. Đổi mới hay bảo thủ đều có ưu nhược. Nhìn vào khuyết điểm mà nói thì sẽ thấy toàn xấu, và ngược lại. Quan điểm của tôi vẫn là cải tiến dần dần và trung dung. P.T.Đ (thảo luận) 09:53, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
May cho tôi, không có ai đem thảo luận đó ra một nơi nhiều người quan tâm, nên cuối cùng cũng không có ai ném vào mặt tôi câu "Cố tạo ra một tiền lệ mâu thuẫn với quy định là một quy trình nguy hiểm" khi tôi đóng thảo luận. Rõ ràng là chỉ có hai trong tổng năm phiếu đồng ý, nhưng không có ai ý kiến gì. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:03, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thực tế thì việc bạn đóng thảo luận đó thì chưa có vi phạm quy định gì vào thời điểm đó. P.T.Đ (thảo luận) 10:09, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Bạn chưa bị BTN vì đó là vấn đề nhỏ. Bên en, đôi khi BQV kết luận đồng thuận khi mức ủng hộ dưới 50%. Nếu BQV có lý = ok, nếu Hội đồng trọng tài thấy vô lý = mất cờ. Nếu bạn muốn làm kiểu giống bên en thì trước mắt phải xóa quy định đếm phiếu như hiện nay, chuyện này thì còn khuya. Trước giờ, đồng thuận, BQXB hay BQ nhân sự gì cũng theo cách đếm phiếu trên Wikipedia Vi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:02, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tuanminh cũng không bị bất tín nhiệm vì những vấn đề nhỏ trong bộ quy định đếm phiếu. Chúng tôi quả thực đều là những người may mắn. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:08, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Tuanminh bị BTN một phần vì lạm quyền 1 lần ở bài Thomas Tuchel. Nếu Tuanminh vi phạm "vấn đề lớn" trong bộ quy định đếm phiếu thì cũng đã bị BTN lâu rồi (ví dụ như tự ý gạch phiếu vài người có lý do vô lý theo quan điểm của Tuanminh, cách làm giống en). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:18, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Dịch máy và tham nhũng đáng lẽ là quá đủ để mất cờ. Tuy nhiên, vì chúng ta đếm phiếu mà không thèm để ý đến lập luận... Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:22, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Không những vậy, còn có 3 nhóm rối khác nhau giúp Tuanminh giữ cờ ở lần 3. Tôi đồng ý là riêng tội tham nhũng thôi là đủ mất cờ rồi. Tuy nhiên, muốn bỏ đếm phiếu thì phải bỏ quy định đếm phiếu = impossible. Như tôi đã nói, muốn bỏ thì ít nhất chúng ta phải có Hội đồng trọng tài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:25, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chúng ta không có Uỷ ban Trọng tài, và, vì thế, đáng lẽ phải phụ thuộc vào thảo luận cộng đồng, rồi xem xét tính logic của lập luận – cái tính chất mà lúc nào anh cũng đề cao ấy – để ra quyết định. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:40, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Chúng ta phải có Hội đồng trọng tài để kiểm tra chéo các quyết định của BQV (nếu muốn bắt chước en). Lập luận logic tôi đề cao là dùng để thuyết phục cộng đồng bỏ phiếu ủng hộ trong một vấn đề bất kỳ chứ không phải làm theo cách bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:51, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Thuyết phục cộng đồng ủng hộ" là đủ rồi, không cần "bỏ phiếu". NguoiDungKhongDinhDanh Name me 21:55, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Sự công bố phải rõ, phải công khai và phải có tầm bao phủ tương xứng (tức là không thể nào quá ít người biết để thông qua một đồng thuận), không phải chỉ có một nhóm thành viên hoạt động rất tích cực (vào thời điểm đó) là biết được nội dung thảo luận. Yêu cầu thông báo qua thư mời có thể là optional, nhưng ping thì phải là bắt buộc (sau chính kinh nghiệm theo dõi trang này của tôi, các đề mục rất dễ bị trôi, trong khi không có thông báo trên Advance Sitenotice). Tôi đã từng đồng thuận với nội dung này, nhưng sau khi xem xét tính dễ bị quên lãng của các nội dung trên trang thảo luận, tôi thấy là chưa đủ và quá thiếu sót, dễ bị thao túng. Tạo một quy định để dễ bị thao túng là một vấn đề đáng suy nghĩ, cần tránh. ✠ Tân-Vương  08:10, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    thành viên:ThiênĐế98 Vậy phải ping ít nhất bao nhiêu thành viên? Rồi lỡ ping thành viên ma rồi sao? Thư mời phải là optional vì không thể cứ thảo luận đồng thuận nào cũng bắt buộc phải mời thư được (như vậy là spam vì có rất nhiều cuộc thảo luận đồng thuận diễn ra hằng tuần). Đường nào cũng có loophole. Phương án giải quyết tôi đã đề ra ở dưới mục "Ý kiến". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:17, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Số thành viên tối thiểu để gửi thư mời cuộc thảo luận

Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này
Phương án 2: 10 thành viên
Phương án 3: 20 thành viên
  1.  Đồng ý Tôi nghĩ 20 là vừa đủ, thực tế thì số người tham gia thảo luận thường khá ít. P.T.Đ (thảo luận) 05:44, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:27, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Nếu mời nhiều mà ko trả lời chỉ có tốn công thôi. 20 là được Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 04:25, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 10:50, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:52, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 4: 30 thành viên
  1.  Đồng ý Mời 30 thành viên lạng quạng chỉ có 4-5 thành viên tham gia. Mời ít hơn số này có 2 vấn đề. Thứ nhất: sẽ có tình trạng mời chọn lọc kiểu thiên vị và mời bè phái. Thứ hai: giả sử mời 10 thành viên = 2 thành viên tham gia = đồng thuận chết yểu. Một là khỏi mời, hai là nếu đã mời thì phải mời rộng rãi. 30 thành viên cũng chưa phải là nhiều so với mỗi lần gửi thư mời bằng bot lên tới cả ngàn thành viên. Những thành viên nào đã nói rõ là họ không muốn được mời thì đừng mời họ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:04, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Sau khi nhận thấy được những bất cập (về thông cáo trên Advance Sitenotice và tại trang thảo luận), tôi nhận thấy việc đã mời thư thì phải mời số lượng đáng kể, mức 30 là phù hợp. ✠ Tân-Vương  15:59, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý 30 người là hợp. Nhưng để 30 người này có khả năng cao nhất tham gia thảo luận (cùng lắm cũng chỉ khoảng 50%), ta chọn những người tham gia nhiều thảo luận nhất và sửa nhiều nhất trong tháng. Thingofme (thảo luận) 03:46, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Hợp lý. Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:04, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý tôi thấy 30 hợp hơn, mời nhiều chưa chắc tham gia nhiều, có thể là do họ bận một chuyện khác chưa muốn tham gia hay chỉ đơn giản là lười (như tôi). Ame (thảo luận) 13:50, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Càng nhiều càng tốt, 40 cũng được, nhưng tránh bỏ phiếu tràn lan thì tôi chọn 30 theo ý kiến cộng đồng. Tiếng vĩ cầm🎻 15:48, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Như trên Hello! Vietnam (thảo luận) 20:29, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Tôi cho rằng mời 30 người là hợp lý, vì tôi cho rằng với số lượng ấy thì ít ra vẫn có khoảng ít nhất 7-15 người tham gia, chứ mời ít hơn thì đồng thuận sẽ gặp khó, nhất là ở các thảo luận lớn. Anster (thảo luận) 03:51, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 5: 40 thành viên

Giới hạn thời gian gửi thư mời cuộc thảo luận

Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này
  1.  Đồng ý Thòi gian mời lúc nào cũng được, miễn là chưa hết thời gian biểu quyết.  A l p h a m a  Thảo luận 02:06, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý biểu quyết mang tính quan trọng, các thành viên phải xem xét kỹ. Nếu giới hạn thời gian sẽ khiến nhiều thành viên đưa ra quyết định nhanh chống mà sau này họ sẽ hối hận Hello! Vietnam (thảo luận) 20:31, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 2: 3 ngày
  1.  Đồng ý Đơn giản, hiệu quả và tránh rắc rối vấn đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:05, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 3: 5 ngày
  1.  Đồng ý Đủ để gây sự quan tâm tới cộng đồng. Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:28, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý 5 ngày là hợp lý, không quá nhiều mà cũng không quá ít. Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:05, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý 5 ngày là ổn. Con Lươn (thảo luận) 10:53, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 4: 40% thời hạn thảo luận

Giới hạn linh hoạt, bằng cách lấy 40% nhân với thời hạn thảo luận, làm tròn đến đơn vị ngày. Tức là:

Thời hạn thảo luận (ngày)35714...21...30
Thời hạn gửi thông báo (ngày)1236...8...12
  1.  Đồng ý Thường hay có tâm lý chỉ gửi thư mời khi sau một thời gian thảo luận không nhận được lượng quan tâm cần thiết. 40% là khoảng thời gian hợp lý để xác minh mức độ được quan tâm của thảo luận và lên phương án gửi thư mời, đồng thời giúp người đưa ra thảo luận được thoải mái tâm lý, còn người tham gia thảo luận vẫn có đủ thời gian để thẩm thấu nội dung đang thảo luận --NXL (thảo luận) 08:25, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tuy hơi rườm rà chút, nhưng nới như vậy cho phù hợp với thời hạn linh hoạt của thảo luận. Cần tham khảo hạn bao nhiêu thì kẻ bảng cho đầy đủ trong quy định là xong. Thường thì người mở thảo luận cũng chọn các mốc chẵn như 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, chứ cũng ít khi chọn mốc lẻ chi cho nhức đầu. P.T.Đ (thảo luận) 08:42, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý rắc rối và rườm rà, người không giỏi toán không thích điều này, nhưng với tôi thì không có vấn đề gì cả. Ame (thảo luận) 13:52, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đồng ý với phương án này khi thảo luận với PTD từ khi mở thảo luận dự thảo. ✠ Tân-Vương  18:36, ngày 25 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Theo các ý kiến trên. Tiếng vĩ cầm🎻 15:49, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Tôi thấy thời hạn thảo luận của các cuộc thảo luận trên đây có thể chỉ tới 5 ngày hoặc lên tới 30 ngày, do đó để cộng đồng có thể quan tâm đến các thảo luận trước khi chúng hết hạn thì tôi chọn phương án này. Anster (thảo luận) 03:53, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 5: 60% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày)35714...21...30
Thời hạn gửi thông báo (ngày)2348...13...18
Phương án 6: 80% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày)35714...21...30
Thời hạn gửi thông báo (ngày)24611...17...24

Thời hạn

Mỗi thảo luận được mở đều cần phải xác nhận một thời hạn cố định theo quy định, là ? ngày. Thời hạn này phải được công bố trong nội dung đề xuất, trước khi các thành viên quan tâm thảo luận trao đổi ý kiến. Không có bất cứ ngoại lệ nào cho việc gia hạn thảo luận, dù cho có thể xảy ra tình trạng thiếu ý kiến.

Tất cả ý kiến trong thảo luận chỉ có hiệu lực sau khi thời hạn thảo luận chính thức được công bố. Hiệu lực này có thể được hiểu theo nghĩa là điều kiện cần để dùng ý kiến cho việc kết luận thảo luận sau này. Việc gạch bỏ các ý kiến được cho trước thời điểm công bố thời hạn là không cần thiết, trừ những "ý kiến độc lập". Trong trường hợp phải gạch bỏ, nên thông báo với thành viên cho ý kiến để họ xem xét ký tên lại, giúp ý kiến có hiệu lực.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:05, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tránh tình huống lấy các ý kiến thảo luận cả trước khi mở một thảo luận tìm đồng thuận và lấy các ý kiến trong một thời gian vô hạn định. ✠ Tân-Vương  06:03, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 14:31, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Việc gạch bỏ ý kiến trước thời điểm công bố thời hạn là không cần thiết nếu như ý kiến đó chỉ đơn thuần nói về các vấn đề liên quan hoặc ít liên quan chứ không thể hiện quan điểm trước đề xuất (xem § Số ý kiến độc lập tối thiểu), và ý kiến cũng chỉ có hiệu lực sau khi thời hạn được công bố. Những ý kiến độc lập (thể hiện quan điểm) thì có thể gạch và đề nghị ký lại cho hợp quy. P.T.Đ (thảo luận) 06:26, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:27, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:29, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý äömiworld 10:35, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Thời hạn phải ghi rõ ràng trong các cuộc thảo luận hoặc biểu quyết. Nhân tiện có bản mẫu {{Status}}, ta có thể ghi như sau trong một biểu quyết, giống như bên en hoặc meta:
    Thời hạn kết thúc dự kiến: ..:.., ... tháng ... năm ... (UTC)
    Như thế, hạn biểu quyết hoặc thảo luận sẽ dễ nhìn hơn và có thể để ý (không có chuyện đóng biểu quyết muộn)
    Thingofme (thảo luận) 03:49, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Thingofme: Yên tâm nhé, nếu BQ thành công thì tôi sẽ làm 1 mẫu để các bạn xem thử. Mà bạn có thể gửi ví dụ bên en hay meta được không? P.T.Đ (thảo luận) 07:05, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xem hai ví dụ: [1][2] về các cuộc biểu quyết/thảo luận phong cấp có thời hạn cố định. – Thingofme (thảo luận) 08:31, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thêm nữa: Nhấp vào {{status}} cũng sẽ nhìn thấy thời hạn phiếu và kết thúc, đóng biểu quyết (mô đun mới, chỉ có trên Wikipedia Vi) – Thingofme (thảo luận) 12:56, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Thingofme: Cái này tôi viết riêng cho wiki mình mà, mấy wiki khác sao có được. P.T.Đ (thảo luận) 18:33, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 04:10, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:06, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:31, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:54, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý nhiều lúc tôi cũng lười lấy thời gian bắt đầu biểu quyết cộng thêm 30 ngày. Ame (thảo luận) 13:53, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:25, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:24, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý Như trên Hello! Vietnam (thảo luận) 20:32, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  17.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 03:54, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

 Chưa đồng ý Đã là thảo luận cộng đồng thì cứ đặt thời hạn 30 ngày cho thống nhất. Để cho bên mở thảo luận cái quyền quyết định thời hạn thì có khả năng họ sẽ 'múa rối' đánh nhanh diệt gọnTín đồ Tốc độ (thảo luận) 06:20, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Tín đồ Tốc độ: Đề mục này nói về việc có nên thiết lập thời hạn cho thảo luận hay không. Nếu bạn muốn chọn phương án 30 ngày thì hãy cho phiếu Đồng ý tại đề mục này và cho phiếu Đồng ý tại phương án 6 ngay các đề mục dưới. P.T.Đ (thảo luận) 06:28, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Thảo luận thay đổi lớn

Phương án 1: 3 ngày
Phương án 2: 5 ngày
Phương án 3: 7 ngày
Phương án 4: 14 ngày
Phương án 5: 21 ngày
Phương án 6: 30 ngày
Phương án 7: 7–14 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 8: 7–21 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 9: 7–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)

Thảo luận thay đổi nhỏ

Phương án 1: 3 ngày
Phương án 2: 5 ngày
Phương án 3: 7 ngày
Phương án 4: 14 ngày
Phương án 5: 21 ngày
Phương án 6: 30 ngày
Phương án 7: 7–14 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 8: 7–21 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 9: 7–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)

Một bộ quy định cho cả hai (nếu chọn phương án này thì không cần bỏ phiếu cho 2 đề mục trên)

Phương án 1: 3 ngày
Phương án 2: 5 ngày
Phương án 3: 7 ngày
Phương án 4: 14 ngày
Phương án 5: 21 ngày
Phương án 6: 30 ngày
  1.  Đồng ý Đã là thảo luận cộng đồng thì cứ đặt thời hạn 30 ngày cho thống nhất. Để cho bên mở thảo luận cái quyền quyết định thời hạn thì có khả năng họ sẽ 'múa rối' đánh nhanh diệt gọnTín đồ Tốc độ (thảo luận) 06:32, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Một số đồng thuận nhỏ nhặt ảnh hưởng tới 1 bài mà phải đợi 30 ngày thì quá lâu! Ví dụ như đồng thuận về nội dung có bút chiến. Ai múa rối thì cứ việc yêu cầu checkuser. Mấy phương án dưới: thời hạn ngắn nhất là 7 ngày + có thông báo ở "thảo luận chung" = chả ai đánh nhanh diệt gọn nổi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:44, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 7: 7–14 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
  1.  Đồng ý Khác với biểu quyết, các đồng thuận dạng từ thảo luận bị lãng quên rất sớm. Chúng thường kết thúc một cách bất ngờ, kể cả những thành viên tham gia thảo luận cũng vậy. Một người dừng thảo luận, hai người không còn quan tâm, Wikipedia cứ thế tiếp tục với những vấn đề mới, đến khi quay lại vấn đề cũ thì thấy đã bị bỏ quên rất lâu rồi (kể cả những đồng thuận gần đây, thảo luận kết thúc rất sớm và đồng thuận bị "quên" đến một lúc nào đó có ai nhớ đến mà đóng nó. Do đó, đối với tôi, mức 7-14 là phù hợp cho tình trạng này, tránh đồng thuận bị quên, gây dồn ứ và thiếu quản lý. ✠ Tân-Vương  08:18, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @ThiênĐế98: Khu vực này là cho phiếu chung cho 2 kiểu thảo luận (không phân biệt). Nếu bạn muốn cho phiếu riêng từng loại (như quan điểm cũ) thì lên 2 đề mục phía trên. P.T.Đ (thảo luận) 13:00, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ: Tôi đã thảo luận với bạn tại trang thảo luận và nhận thấy cách chia khoảng thời gian là linh hoạt nên đồng ý với khả thể chỉ có 1 quy định chung cho dự án. ✠ Tân-Vương  16:00, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đồng thuận như vậy sẽ đạt được yêu cầu, vì thảo luận sẽ nhanh quên (Thực tế, thảo luận/biểu quyết chỉ nóng nhất trong 7 ngày đầu, sau đó trùng xuống) Thingofme (thảo luận) 12:58, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 8: 7–21 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
  1.  Đồng ý 30 ngày thì quá dài giống như 1 BQ rồi. Mục đích của "đồng thuận" là tìm đồng thuận nhanh hơn BQ nên 7-21 ngày là hợp lý. Độ linh hoạt là cần thiết. 7 ngày sẽ dành cho các thảo luận xây dựng đồng thuận ít gây tranh cãi. Những vấn đề gây tranh cãi thì có thể cần nhiều thời gian hơn (người mở thảo luận tự phán đoán và quyết định thời lượng). Thêm nữa, tôi nghĩ không nên tách ra thành 2 bộ quy định khác nhau. Thảo luận thay đổi lớn vs nhỏ = như nhau. Tách ra sẽ gây tranh cãi cực lớn. Như thế nào là thảo luận thay đổi lớn? Như thế nào là thảo luận thay đổi nhỏ? 9 người 10 ý cãi nhau tới già. Giả sử tôi nghĩ thảo luận thay đổi X là lớn, và người khác nghĩ thảo luận thay đổi X là nhỏ. Tôi và người khác tranh cãi, và ai cũng có lập luận riêng -> vậy thảo luận X là lớn hay nhỏ? -> quá rắc rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:06, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Sau khi suy nghĩ thì tôi thấy mức tối thiểu 7 ngày, tối đa 21 ngày là ổn nhất. Dù gì 30 ngày cũng quá dài. Có tối thiểu tối đa thì sẽ linh hoạt cho người tổ chức thảo luận lựa chọn. P.T.Đ (thảo luận) 07:00, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Nếu phân ra 2 kiểu thảo luận rõ ràng như vậy thì phải có thêm một định nghĩa xác định các thảo luận lớn - nhỏ (phạm vi rất rộng), tôi nghĩ điều đó phần nào gây khó khăn cho thành viên mở thảo luận. - Lê Song Vĩ 💬 07:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Mặc dù 21 ngày là con số khá lẻ so với 30 hay 14, nhưng tôi thấy nó hợp lý. Không quá ngắn cũng không quá dài. Tiếng vĩ cầm🎻 13:29, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @TranHieu0706: Đó là mốc tối đa của thảo luận xóa bài bên enwiki. 21 ngày thì cứ nghĩ là 3 tuần thì sẽ dễ hiểu. P.T.Đ (thảo luận) 13:30, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ Cơ mà cho tôi hỏi ngu chút là cả cái BQ to khổng lồ này có hiệu lực bao lâu? Dài quá tôi mất khả năng đọc hiểu. – Tiếng vĩ cầm🎻 15:36, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @TranHieu0706: Tức là ý bạn muốn hỏi quy trình mà biểu quyết này thiết lập được sử dụng đến bao lâu? Chính xác là nếu thiết lập xong thì dùng vô thời hạn, cho đến khi có 1 biểu quyết mới xem xét lại nếu cần. BQ này cũng khá to, nên mong bạn đọc kỹ và cho phiếu phù hợp, đầy đủ các mục để tránh chỗ thiếu chỗ thừa. P.T.Đ (thảo luận) 01:22, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ Cảm ơn tiền bối đã nhắc nhở, nhưng ý tôi là BQ này có thời hạn bỏ phiếu là bao nhiêu ấy ạ? – Tiếng vĩ cầm🎻 02:13, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @TranHieu0706: 30 ngày nhé (tính từ ngày hôm qua), vẫn như các BQ trước giờ. P.T.Đ (thảo luận) 02:14, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:30, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:07, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:56, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:20, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:34, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Để thời hạn này là khách quan nhất. Thảo luận không gây tranh cãi thì chỉ cần 7 ngày là đã có thể áp dụng được luôn. Để thời hạn này là rất linh hoạt cho người mở thảo luận. Anster (thảo luận) 03:59, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 9: 7–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
  1.  Đồng ý Phạm vi của một thảo luận lớn đôi khi sẽ bị mở rộng hơn dự tính ban đầu và cần thời gian thảo luận lâu hơn; ví dụ như "việc đổi tên bài khiến một loạt bài phái sinh cũng phải đổi tên theo, tạo ra tiền lệ mới" như Doraemon hay Đông Timor có thể phải mất 30 ngày cãi nhau để dẫn đến đồng thuận. Việc để thời gian thảo luận tối đa là 30 ngày sẽ thuận tiện hơn cho người mở thảo luận, dù phần lớn các thảo luận có thể chỉ cần 7, 14 hoặc 21 ngày. --NXL (thảo luận) 13:27, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ban đầu thì tôi cũng định chọn khoảng này, nhưng sau nghĩ lại thì 30 ngày là 1 con số khá lớn (1/12 năm) so với nhịp độ hiện tại của dự án. Ngày xưa thì thảo luận khá rề rà, giờ thì ưu tiên chốt nhanh lẹ để còn làm việc khác. 3 tuần tối đa là cũng khá ổn nếu có nhiều vấn đề. Như vụ danh pháp hóa sinh thì cũng chỉ mất 15 ngày là xong, cũng không lâu lắm dù cũng khá phức tạp. P.T.Đ (thảo luận) 14:00, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 10: 3–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 11: 5–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
  1.  Đồng ý Có những đồng thuận nhỏ thì cần vài ngày là đủ.  A l p h a m a  Thảo luận 02:09, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  •  Ý kiến Có khả năng làm chung cho 2 phương án đều "chết trong trứng nước" khi thực thi, biểu quyết thì rất dễ đến khi thực thi sẽ thấy cái mệt của nó, có khi còn hài hước. Giờ có 1 cái đồng thuận nhỏ như đổi tên bài mà phải đợi đến 7 ngày thì e rằng quá quan liêu, Wikipedia vốn không quan liêu như Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. Đồng thuận xét về bản chất chỉ là thỏa thuận, cái nào thỏa thuận được với những người quan tâm thì OK, khi nào đồng thuận được thực hiện chính xác và đúng đắn, tự khắc các bên rút đi chứ không cần phải tranh cãi. Vì vậy, khoảng thời gian phải rộng ra nữa, từ 1-2 ngày cho đến 30 ngày. Điều quan trọng là giải quyết hết các mâu thuẫn, chứ không phải tôi đã đồng thuận là tôi thắng, các ông không được có ý kiến, đây lại sa vào cái độc tài.  A l p h a m a  Thảo luận 12:53, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ bạn nên xem lại đề mục § Hoàn cảnh áp dụng. Biểu quyết này đang giới hạn việc thiết lập quy trình cho các dạng thảo luận xây dựng đồng thuận có hiệu lực toàn dự án (gọi là đồng thuận cộng đồng), còn những đồng thuận phạm vi hẹp thì không xét đến. Điều này đảm bảo quy định không quan liêu, tránh việc người ta cố tình áp dụng cho các thảo luận quá hẹp, trong khi tinh thần cuộc biểu quyết là triển khai cho những thảo luận mà người mở thảo luận có mong muốn sinh ra đồng thuận có hiệu lực toàn dự án. P.T.Đ (thảo luận) 12:59, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chả có gì là độc tài khi chúng ta về căn bản đã theo mô hình đồng thuận từ năm 2003 tới giờ. Bây giờ chỉ là quy định hóa nó thôi. Mấy vấn đề nhỏ và hẹp thì các bên tự thỏa thuận với nhau mà không cần phải thông qua quy trình này. Quy trình này là "optional" chứ không phải bắt buộc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:34, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Địa điểm

Thảo luận phải được tổ chức tại các không gian chung thuộc về cộng đồng, ví dụ: Thảo luận chung, Tin nhắn cho bảo quản viên, các trang có không gian tên bắt đầu bằng "Wikipedia", "Thảo luận" (ngoại trừ "Thảo luận Thành viên"). Không bao giờ được tổ chức tại các trang có không gian tên bắt đầu bằng "Thành viên", "Thảo luận Thành viên".

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:06, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 13:22, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 10:43, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 06:12, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:28, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 05:59, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý rõ quá rồi.äömiworld 10:38, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý  ✠ Tân-Vương  07:34, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Thảo luận chung phải ra chốn đông người, chứ ai chơi trò thảo luận kín, đằng nào thì cũng giấu đầu hở đuôi. Tiếng vĩ cầm🎻 09:25, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Thảo luận chung phải ra chốn đông người, cần có ở những nơi dễ nhìn thấy. Đặc biệt là phải thông báo trên Thông báo đầu Wikipedia. Thingofme (thảo luận) 13:00, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:31, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:56, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Ame (thảo luận) 13:55, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:28, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:35, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:00, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Giới hạn

Nhằm tránh tình trạng mở thảo luận tràn lan không đóng, bên mở thảo luận chỉ được phép tổ chức 5 thảo luận chưa kết luận đồng thời. Nếu muốn tiếp tục mở thảo luận mới, vui lòng chờ các thảo luận cũ đã kết thúc và được kết luận.

Đồng ý

  1.  Đồng ý Nếu không có giới hạn sẽ dẫn đến mở tràn lan, mở hàng loạt gây sự hỗn loạn. Biểu quyết xóa bài mở đã giới hạn còn gây hỗn loạn do có nhiều thành viên, trong khi đó là một biểu quyết với một chủ thể quá nhỏ. Đồng thuận đôi khi là một vấn đề lớn đến rất lớn, mở tràn lan rồi ai đi đóng, chốt, ai quản lý mớ đồng thuận hỗn loạn này? ✠ Tân-Vương  05:59, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận được ẩn
Ai cố tình mở đồng thuận tràn lan sẽ bị cảnh báo và cấm theo hướng dẫn "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:17, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thế nào là chơi trò luẩn quẩn vẫn không có định nghĩa rõ ràng, nó mơ hồ như "đồng thuận" vậy. Do đó, để cho chắc chắn, nên sẵn sàng quy định để phòng tránh trường hợp. Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng". ✠ Tân-Vương  06:21, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
BQV tự quyết định (ai lạm quyền cứ việc BTN). Tôi thì không thấy mơ hồ cho lắm khi hướng dẫn "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống" đã được áp dụng thành công gần 20 năm nay bên vi lẫn en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:27, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Còn tôi thì có. NguoiDung
KhongDinhDanh
09:49, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Là sao?? Thành viên đã bị cảnh báo và bị cấm khi tiếp tục hành vi quấy rối và chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:51, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Nếu tôi nhớ không nhầm thì anh "cảnh báo" cũng 4, 5 lần rồi, và từ 3 tháng trước chứ không phải mới. Cấm một tài khoản có tác dụng gì đâu? Sớm hay muộn, anh sẽ lại thấy một cái thư nữa. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:05, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:NguoiDungKhongDinhDanh Không bao giờ có chuyện đó. Tôi luôn cảnh báo tối đa 3 lần (có thể ít hơn) và sẽ cấm nếu tái phạm. Tác dụng hay không gì thì tôi không biết nhưng trước mắt thì hành vi đó đã dừng lại. Mai mốt, nếu tái xuất với hành vi tương tự thì sẽ bị cấm tiếp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:08, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có nhiều người bị cấm ngàn lần còn chưa sợ, sao phải lăn tăn? Bạn có cách tốt hơn để họ không tiếp tục quấy rối nữa? Nếu muốn phá bĩnh thì họ thích là cứ phá, không có rảnh care ai ở đây. Và việc của chúng ta là nhẫn nhịn và cấm sau khi đã nhẫn nhịn đủ. P.T.Đ (thảo luận) 10:13, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý Việc yêu cầu phải hoàn thành thảo luận cũ trước khi mở thảo luận mới cũng là yêu cầu tăng level và uy tín của người mở thảo luận.Tín đồ Tốc độ (thảo luận) 06:48, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:36, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Nên có giới hạn. Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 04:26, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Cần có giới hạn, hoàn toàn là hợp lý. Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:09, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đồng ý với quy định này. Thingofme (thảo luận) 10:19, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:31, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:58, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý mặc dù việc giới hạn mở biểu quyết rất gây ức chế với một số thành viên hoạt động tích cực thích mở thảo luận nhưng hiện nay Wikipedia tiếng Việt vẫn đang là dự án nhỏ, chưa nên không giới hạn mở biểu quyết. Ame (thảo luận) 14:00, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phản đối

  1.  Chưa đồng ý Màu mè và rắc rối. Quy định không thể nào bao phủ được 100% possibilities. Chúng ta đã có Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Ai cố tình mở thảo luận tràn lan không đóng và gây rối Wikipedia thì có thể bị cấm vì chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:08, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên hạn chế các giới hạn. Thực tế là việc mở thảo luận cộng đồng không dễ dàng nếu theo quy trình này, vì phải đảm bảo một số yêu cầu so với trước. Khi nào tràn lan rồi tính (ngay cả hiện tại thì cũng chưa có dấu hiệu tràn lan), trang Thảo luận chung vẫn vắng vẻ chứ không có nhộn nhịp. Lúc này cần kích thích tạo thảo luận, chứ không nên hạn chế nó. Càng nhiều thảo luận chứng tỏ dự án ngày càng quan tâm đến việc cải thiện các yếu tố bên lề việc viết bài, và cũng có nhiều vấn đề sẽ được giải quyết. P.T.Đ (thảo luận) 06:04, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Chưa đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:26, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Flyplanevn27 Mời bạn nêu rõ lý do. – Tiếng vĩ cầm🎻 13:40, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Chưa đồng ý Dự án tự nguyện, có người làm là tốt rồi, giới hạn 5/7 biểu quyết thì ai làm.  A l p h a m a  Thảo luận 02:10, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Phản đối Như ý kiến của Nguyentrongphu. Dự án đang phát triển, đừng kìm hãm một cách vô nghĩa và vô tội vạ như vậy. Hơn nữa chưa đến lúc phải nghĩ đến chuyện giới hạn mở biểu quyết vì chẳng mấy khi 5 thảo luận hay biểu quyết cộng đồng xuất hiện một lúc, chứ đừng nói 1 người mở 5 cái một lúc. Tiếng vĩ cầm🎻 15:36, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  6.  Chưa đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:38, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.  Chưa đồng ý Không cần giới hạn. Giống với quan điểm của Nguyentrongphu, tôi cho rằng nếu giới hạn số thảo luận đồng thuận như vậy sẽ gây ra không ít rắc rối cho những thành viên khác. Nếu có rối thì cấm. Anster (thảo luận) 04:08, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến Nhiều nơi đã có giới hạn này như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài, vì bản thân là quy định nên tôi cho rằng nếu có áp dụng cái này thì có nguy cơ chồng chéo quy định chung với quy định nội bộ. Với luận điểm của tôi, xin hỏi ThiênĐế98 là nếu phần này được thông qua thì có áp dụng cho hầu hết các thảo luận hay không? Và nếu có những quy định nội dung giống giới hạn này như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài thì sẽ xử lý thế nào? Kateru Zakuro (thảo luận) 11:49, ngày 4 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Kateru Zakuro: Trả lời: Quy định này áp dụng cho việc mở các thảo luận tìm đồng thuận, tức là mở dưới dạng một thảo luận có những điều kiện thỏa mãn trong dự thảo này nhằm lấy ý kiến, tạo một đồng thuận có hiệu lực trên toàn dự án. Do đó, với dạng "biểu quyết" xóa bài, mục này sẽ không có liên hệ và không gây chồng chéo. ✠ Tân-Vương  18:25, ngày 4 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Có một điều quan trọng cần lưu ý là việc giới hạn này (và tất cả nội dung ở đây) chỉ áp dụng cho các thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng (do thành viên có mong muốn thiết lập đồng thuận cộng đồng), còn các dạng thảo luận khác thì không chịu ảnh hưởng bởi quy định. P.T.Đ (thảo luận) 06:50, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Đồng ý là phải có giới hạn, nhưng thấy 5 có vẻ ít so với những ai mong muốn có sự đồng thuận chung, nhưng lại nhiều so với những kẻ phá hoại. Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tiến hành thảo luận

Tiến hành thảo luận là sự diễn ra hoạt động trao đổi ý kiến một cách tự nhiên trong cuộc thảo luận. Tuy nhiên, quá trình này nên đạt được một số tiêu chuẩn nhất định, như về số ý kiến độc lập tối thiểu, tỷ lệ đồng quan điểm, tiêu chí ý kiến được dùng để kết luận, phạm vi đồng quan điểm của ý kiến và việc bổ sung nội dung đề xuất khi đang thảo luận.

Việc đạt các tiêu chuẩn này thường không được yêu cầu trong thời gian tiến hành thảo luận, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện việc kết luận trong bước Đóng thảo luận sau này và xem xét tính hợp quy của thảo luận.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:08, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 14:23, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Một đoạn dẫn nhập bình thường. P.T.Đ (thảo luận) 06:05, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:09, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đoạn này chỉ là một đoạn trailer phim, không có gì đặc biệt. Tiếng vĩ cầm🎻 13:51, ngày 18 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Không có gì phản đối. ✠ Tân-Vương  19:12, ngày 18 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Đồng ý với đề xuất này, là một câu dẫn hoàn chỉnh. Thingofme (thảo luận) 10:20, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:37, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 10:59, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Ame (thảo luận) 14:01, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Không vấn đề gì Martin L. KingI have a dream 13:36, ngày 24 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:28, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:39, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:10, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Số ý kiến độc lập tối thiểu

Ý kiến độc lập là tập hợp tất cả ý kiến của duy nhất một thành viên bất kỳ trong cuộc thảo luận, thể hiện quan điểm chung của thành viên này trước nội dung đề xuất. Quan điểm đó có thể là "đồng ý" hay "phản đối" một phần hay toàn bộ nội dung đề xuất.[6] Những ý kiến không thể hiện quan điểm trước nội dung đề xuất thường không dùng để hình thành nên ý kiến độc lập.[7] Quy định này đặt ra số ý kiến độc lập tối thiểu phù hợp để xem xét tính hợp quy của thảo luận, là ? ý kiến.

Thảo luận thay đổi lớn

Phương án 1: Ít nhất 3 ý kiến
Phương án 2: Ít nhất 4 ý kiến
Phương án 3: Ít nhất 5 ý kiến (bằng Biểu quyết xóa bài)
  1.  Đồng ý Đó chỉ là một cuộc thay đổi, ko cần quá nhiều phiếu. Nhưng ít quá lại có vấn đề. 5 là được Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 04:29, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Giahuypromax: Bỏ phiếu phía dưới ("Một bộ quy định cho cả hai") nếu như bạn muốn áp dụng cho cả 2 kiểu thảo luận. Còn cho phiếu ở đây thì chỉ áp dụng cho 1 kiểu. P.T.Đ (thảo luận) 07:01, ngày 13 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 4: Ít nhất 7 ý kiến
Phương án 5: Ít nhất 10 ý kiến (bằng biểu quyết)

Thảo luận thay đổi nhỏ

Phương án 1: Ít nhất 3 ý kiến
Phương án 2: Ít nhất 4 ý kiến
Phương án 3: Ít nhất 5 ý kiến (bằng Biểu quyết xóa bài)
Phương án 4: Ít nhất 7 ý kiến
Phương án 5: Ít nhất 10 ý kiến (bằng biểu quyết)

Một bộ quy định cho cả hai (nếu chọn phương án này thì không cần bỏ phiếu cho 2 đề mục trên)

Phương án 1: Ít nhất 3 ý kiến
Phương án 2: Ít nhất 4 ý kiến
Phương án 3: Ít nhất 5 ý kiến (bằng Biểu quyết xóa bài)
  1.  Đồng ý Phù hợp với tình hình dự án. BQ cần tối thiểu 10 phiếu. Đồng thuận là dạng BQ con nên chỉ cần 5 thành viên tham gia ý kiến là đủ. Bằng BQXB là hợp lý rồi. Yêu cầu số ý kiến tối thiểu nhiều hơn thì chỉ khiến nhiều đồng thuận chết yểu do không đủ người tham gia. 5 thành viên tham gia là nhiều rồi. Nhiều thảo luận chỉ có 1-2 người tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:09, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thực ra thì số ý kiến độc lập không tương ứng với số thành viên tham gia cuộc thảo luận. Nếu thành viên cho ý kiến kiểu không nêu rõ quan điểm, hay trò chuyện tầm phào, hỏi linh tinh thì không được tính vào "ý kiến độc lập". P.T.Đ (thảo luận) 06:19, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Con số phù hợp với khả năng vận động tham gia thảo luận cộng đồng và tính quan trọng của vấn đề. Nếu không đạt đồng thuận, mở biểu quyết như quy định. ✠ Tân-Vương  08:19, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:41, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Vừa phải. P.T.Đ (thảo luận) 06:17, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Vừa phải, đủ để xây dựng đồng thuận, cộng đồng mình chưa phải là cộng đồng lớn. Thingofme (thảo luận) 10:21, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Hợp lý với hoàn cảnh hiện tại. Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:00, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý hiện Wikipedia tiếng Việt chưa có quá nhiều thành viên hoạt động tích cực, 5 phiếu là phù hợp. Ame (thảo luận) 14:02, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 13:37, ngày 24 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:29, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 03:11, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Tạm chấp nhận được, tuy nhiên so với tính cộng đồng và tình hình phát triển của dự án, theo ý kiến của tôi 5 là con số khá ít. Tiếng vĩ cầm🎻 15:42, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Thế này là đủ đối với cộng đồng. Nếu chưa thì có thể mở BQ. Anster (thảo luận) 04:12, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 4: Ít nhất 7 ý kiến
  1.  Đồng ý đối với mình phải trên 7 ý kiến mới thích hợp. Hello! Vietnam (thảo luận) 20:41, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 5: Ít nhất 10 ý kiến (bằng biểu quyết)

Tỷ lệ đồng quan điểm

Tỷ lệ đồng quan điểm trong một cuộc thảo luận là căn cứ quan trọng để kết luận thảo luận sau này, được tính bằng phần trăm số ý kiến độc lập thể hiện cùng một quan điểm (thường là quan điểm chủ đạo) so với tổng số ý kiến độc lập của cuộc thảo luận. Theo quy định này, tỷ lệ đồng quan điểm phù hợp được cho là mức ?.

Phương án 1: Trên 50% (bằng biểu quyết)

Phương án 2: Bằng hoặc trên 2/3

  1.  Đồng ý 2/3 là con số hợp lý. 2/3 thường là tỉ lệ được cho là áp đảo. Đồng thuận chỉ nên dành cho những chủ đề ít gây tranh cãi hơn BQ. Chủ đề gì không đạt 2/3 đồng thuận thì có thể tiến hành BQ tiếp. Mục đích của thảo luận tìm đồng thuận là tìm đồng thuận nhanh hơn BQ. Muốn nhanh hơn thì phải có tỷ lệ đồng ý cao hơn. Thảo luận tìm đồng thuận không phải đường tắt để né BQ hay dùng để lén lút tìm đồng thuận cho các vấn đề gây tranh cãi lớn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:09, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tôi cũng cho rằng đây là con số hợp lý.Tín đồ Tốc độ (thảo luận) 08:00, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý 2/3 là con số để bầu chọn các thành viên nhóm bảo trì. Tôi cũng cho rằng đây là con số đủ lớn để không gây phản ứng quá mức, nhưng cũng không cần tốn thời gian quá nhiều cho tranh cãi khi phải đưa ra biểu quyết. ✠ Tân-Vương  16:02, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Tuy hơi thấp so với trước giờ (các thảo luận xây dựng đồng thuận), nhưng cơ bản là ổn, không quá thấp như mức 50%. P.T.Đ (thảo luận) 06:30, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 04:43, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:32, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:10, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Không vấn đề gì với quy định này. Thingofme (thảo luận) 10:21, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Đồng ý với mức trung bình này. Chỉ có ý kiến là sao không đặt % đồng nhất các mức khác mà đặt tỷ số, như vậy là giữa mức 65% và 70%. Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tại vì 2/3 = 66.6666...% cho nên nói 2/3 cho dễ hiểu. Cảm ơn bạn đã tham gia! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:16, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:00, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Ame (thảo luận) 14:03, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 03:12, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:42, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:13, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phương án 3: Bằng hoặc trên 75%

Phương án 4: Bằng hoặc trên 80%

Phương án 5: Bằng hoặc trên 90%

Ý kiến

  1.  Ý kiến Giờ mà tỉ lệ số phiếu "đồng thuận" còn cao hơn số phiếu "biểu quyết", thì mai này có thêm số phiếu tham gia "đồng thuận" cỡ 20 phiếu mà cao hơn số phiếu "biểu quyết" 10 phiếu thì có lẽ không có gì là bất ngờ.  A l p h a m a  Thảo luận 12:44, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Biểu quyết thì cũng chỉ là 1 dạng tìm đồng thuận, nhưng quy củ và dân chủ hơn thảo luận thông thường. Tôi nghĩ chúng ta thường dùng sai từ, đồng thuận đúng nghĩa là sản phẩm, không phải là quá trình (biểu quyết, thảo luận). P.T.Đ (thảo luận) 12:55, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Theo dự trù thì tôi nghĩ số phiếu dạng "ý kiến" chỉ cần tối thiểu 5 "ý kiến" là đủ cho 1 cuộc thảo luận tìm đồng thuận chứ ở đâu ra tới 20 phiếu "ý kiến" vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:56, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tiêu chí ý kiến được dùng để kết luận

Về cơ bản, mọi cuộc thảo luận đều hoan nghênh tất cả thành viên của dự án tham gia cho ý kiến. Tuy nhiên, quy định này yêu cầu chỉ những ý kiến độc lập thỏa tiêu chí mới được xem là phù hợp để thực hiện việc kết luận sau này. Tiêu chí về việc ý kiến có phù hợp để kết luận hay không phụ thuộc vào điều kiện của thành viên cho ý kiến, và điều kiện này tương đương với nội dung đề mục Điều lệ thành viên tham gia bỏ phiếu trong Điều lệ Biểu quyết.

Đồng ý

  1.  Đồng ý Phù hợp với tình hình dự án. Tránh rối thao túng các cuộc đồng thuận. Chuyện này đã xảy ra không ít lần trong quá khứ cho nên cần phải cẩn trọng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:10, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:44, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 06:25, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý  ✠ Tân-Vương  17:31, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đề phòng tài khoản rối, đồng thuận ảo bầu đôi 2 lần Thingofme (thảo luận) 10:22, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:00, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Ame (thảo luận) 14:06, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 03:13, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 03:58, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:43, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:14, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Phạm vi đồng quan điểm của ý kiến

Những ý kiến đồng quan điểm với nội dung đề xuất phải thể hiện phạm vi đồng quan điểm, là ủng hộ hoàn toàn hay một phần quan điểm của bên mở thảo luận. Nếu chỉ ủng hộ một phần, phải ghi rõ ủng hộ nội dung nào, nhằm phục vụ cho việc kết luận thảo luận sau này.[8] Nếu không ghi rõ thì mặc định là ý kiến ủng hộ hoàn toàn quan điểm được đề xuất.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:12, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 06:31, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:50, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 16:33, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Đồng ý, nhưng ta có thể thấy trên một số thảo luận chọn quyền toàn cục (không phải tiếp viên) trên Meta, thì người ta lấy sự đồng thuận làm tiêu chí chủ đạo. Nó sẽ gợi về các phiếu để xem thảo luận thành công hay thất bại. Thingofme (thảo luận) 10:24, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý  NLNK TTV  11:38, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:01, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Ame (thảo luận) 14:07, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:43, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Nhac Ny Talk to me ♥ 14:04, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 14:13, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:15, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 05:29, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 11:15, ngày 7 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  •  Ý kiến Đồng thuận đổi tên VRT đúng là đồng thuận bán phần (kiểu đồng thuận này bên en.wiki có đầy) nhưng cần note rằng nó là đồng thuận hẹp (chỉ ảnh hưởng đến mảng cấp phép hình ảnh), không phải là đồng thuận cộng đồng. Không người khác lại hiểu lầm vụ đó là đồng thuận cộng đồng. —  Băng Tỏa  00:25, ngày 2 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đồng thuận cộng đồng ở đây ám chỉ đến "phạm vi biết đến" hơn là "phạm vi tác động". Dù là một đồng thuận "tác động nhỏ" (sửa đổi li ti, không đáng kể), nhưng nếu "nhiều người biết đến" thì nó cũng là "đồng thuận cộng đồng". P.T.Đ (thảo luận) 14:08, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Còn chữ "bán phần" ở trên lại có nghĩa khác, không liên quan đến "đồng thuận hẹp/cộng đồng", ám chỉ những người tham gia đồng thuận chỉ đồng ý một phần đề xuất. P.T.Đ (thảo luận) 14:11, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ: Vậy thì như nào mới là "đồng thuận hẹp"? Cần làm rõ không mai mốt lại hiểu nhầm, gây rắc rối. Sau khi cái biểu quyết này thông qua rồi thì đồng thuận hẹp sẽ được ưa chuộng hơn vì ít nhiêu khê và không bị giới hạn về thời gian thảo luận. —  Băng Tỏa  16:03, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Băng Tỏa: Là đồng thuận không theo quy trình này, đã ghi rõ ở #Hoàn cảnh áp dụng. Việc kiểu tổ chức nào được ưa chuộng hơn không nằm trong mục tiêu của biểu quyết này (không bắt ép theo 1 kiểu nào). Mục tiêu của biểu quyết là quy trình hóa các đồng thuận cộng đồng (chiếm số nhỏ, nhưng thường có ảnh hưởng lớn). Một cách để lan tỏa quy trình này là đề nghị người tổ chức thảo luận áp dụng quy trình, nhất là những thảo luận có tác động lớn. Nếu không thì sẽ không được công nhận là "đồng thuận cộng đồng". P.T.Đ (thảo luận) 16:35, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @Flyplanevn27: Mời bạn xem xét cho phiếu đề mục này và đề mục ngay trên. P.T.Đ (thảo luận) 11:12, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]


Bổ sung nội dung đề xuất khi đang thảo luận

Khi đang tiến hành thảo luận, việc bổ sung nội dung mới cho nội dung đề xuất ban đầu là được cho phép. Nhưng chỉ khi người bổ sung thuộc về bên mở thảo luận, và phải thông báo cho tất cả thành viên có ý kiến độc lập trước nội dung đề xuất (phiên bản trước thời điểm bổ sung), để họ xem xét nội dung đề xuất được cập nhật và ký xác nhận lại ý kiến này. Các ý kiến độc lập được tính là hợp quy khi và chỉ khi có chữ ký của chính thành viên đó tại thời điểm sau bổ sung. Thời hạn bổ sung là trong vòng ? ngày đầu tiên của thảo luận. Nếu việc bổ sung chỉ đơn thuần nhằm làm rõ nội dung đề xuất (như thêm chú thích, ghi chú, giải thích, tập tin) thì có thể không cần thiết thực hiện việc thông báo và tái ký tên.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:12, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Nói lại hiện trạng trước giờ, không có gì mới mẻ. P.T.Đ (thảo luận) 06:32, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:51, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 06:03, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Không có gì mới mẻ. Thingofme (thảo luận) 10:25, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:01, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Ame (thảo luận) 14:07, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Hợp thức hóa nhiều tiền lệ đã có ở nhiều BQ quan trọng của cộng đồng. ✠ Tân-Vương  18:39, ngày 25 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 11:36, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:44, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:16, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất khi đang thảo luận

Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này (đồng nghĩa không có giới hạn về thời gian được phép bổ sung)
  1.  Đồng ý Nếu có thay đổi nội dung thì chỉ cần yêu cầu các thành viên ký tên lại. Ai chưa ký tên lại thì ý kiến sẽ không được tính. Đây là cách chúng ta vẫn làm từ năm 2003 tới giờ (mặc dù trước đây "thảo luận tìm đồng thuận" chưa được quy định hóa). Tôi thấy không có vấn đề gì để mà giới hạn thời hạn bổ sung nội dung đề xuất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:14, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu Rồi bổ sung đề xuất quá muộn ký tên lại nằm ngoài thời hạn biểu quyết, vấn đề này tính ra sao? Tính cũng không được mà không tính cũng không thỏa đáng. Trường hợp các phiều đang chờ ký tên lại mà thảo luận hết thời gian, hủy các ý kiến này gây thiếu phiếu, làm sao giải quyết? Hay phải mở lại đồng thuận, hay dựa trên quy định mà mở biểu quyết 30 ngày? Quá dài dòng, nhiêu kê, xen lẫn nhiều điều vô lý! Vấn đề gia hạn biểu quyết theo đề xuất mới đã có tiền lệ tại BTN Tuanminh01 lần 4. ✠ Tân-Vương  16:05, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    thành viên:ThiênĐế98 Bổ sung đề xuất muộn thì là do lỗi của người bổ sung đề xuất muộn. Ý kiến sẽ không được tính nếu như chưa ký tên lại. Thiếu phiếu thì ráng chịu. Thích thì mở lại cuộc đồng thuận mới đầy đủ hơn ở lần sau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:24, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đã check lại tiền lệ, không có vấn đề gia hạn, chỉ là một dạng "khởi động lại biểu quyết" ở BTN lần 3. Tái bút: Rồi người đề xuất có lỗi, nhưng lỗi này lại ảnh hưởng nhiều thành viên khác, phải "thảo luận lại", e là cũng gây hại. ✠ Tân-Vương  21:40, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 13:24, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Không cần thiết. Tiếng vĩ cầm🎻 13:43, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Tôi cũng nghĩ rằng không nên thêm các giới hạn (càng thêm 1 giới hạn thì mức độ thực tế của quy định lại càng giảm đi 1 chút). Chúng ta không thể đảm bảo mọi trường hợp, đây không phải là chỗ răng dạy người khác theo 1 chuẩn mực, không thể khiến người ta tự mất đi thói dễ dãi, chủ quan. Họ (bên mở thảo luận) phải tự ý thức mà bổ sung nội dung đề xuất trong hạn phù hợp để người tham gia thảo luận có đủ thời gian tái ký tên. Bên mở thảo luận tự chịu trách nhiệm về việc này, nếu họ chủ quan không bổ sung sớm, khiến không đạt đồng thuận vì lý do kỹ thuật (không ký tên lại), thì coi như công sức của họ bị đổ sông đổ bể. Nếu cảm thấy cần bổ sung nhưng đã gần hết hạn thì tốt nhất là đợi 1 cuộc thảo luận mới. P.T.Đ (thảo luận) 01:35, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 04:39, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Minh Ming (thảo luận) 07:10, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Đồng ý, nhưng để đề phòng thảo luận sát giờ quá nên thêm ý tưởng tối đa 7 ngày trước khi biểu quyết khép lại. Thingofme (thảo luận) 10:26, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:02, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:32, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:18, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 2: 3 ngày
Phương án 3: 5 ngày
Phương án 4: 40% thời hạn thảo luận

Giới hạn linh hoạt, bằng cách lấy 40% nhân với thời hạn thảo luận, làm tròn đến đơn vị ngày. Tức là:

Thời hạn thảo luận (ngày)35714...21...30
Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất (ngày)1236...8...12
  1.  Đồng ý Phải có giới hạn này. Thực tế chứng minh có rất nhiều vấn đề nảy sinh nếu bổ sung đề xuất tràn lan. Việc bổ sung đề xuất cần được làm công khai minh bạch, nhưng trong thời gian ngắn đầu thảo luận đồng thuận. Có ít nhất nhiều vấn đề dễ dàng nhận ra: 1. Bổ sung quá muộn, ký lại không kịp, hủy phiếu ý kiến vì ký trễ; 2. Do có thể bổ sung đề xuất ở gần cuối, thiếu tính suy xét khi khởi tạo đồng thuận, tạo thói chủ quan, dễ dãi vì nếu có nhầm, có thiếu, dễ dàng chỉnh lại làm mất đi độ chất lượng của đề xuất; 3. Ký trễ sau khi mời ký lại gây hậu quả nghiêm trọng: hủy phiếu ký trễ rồi kết thúc thiếu phiếu ý kiến, không tìm ra "đồng thuận"?. ✠ Tân-Vương  16:10, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý tôi đồng ý với ý kiến của ThiênĐế98, việc bẻ lái khét lẹt khi biểu quyết chuẩn bị kết thúc thật vô lí khiến cho việc thay đổi lá phiếu phải diễn ra gấp rút và không cần thiết. Nên có giới hạn cho cái này, biết là khi đang biểu quyết sẽ có sai sót (thiếu, thừa...) nhưng đây là cách để giúp mọi người chuẩn bị kĩ càng hơn trước khi biểu quyết. Ame (thảo luận) 14:14, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Nên có giới hạn, kiểu quá nửa thời gian hay gần hết thời gian thảo luận rồi lại đề xuất mới thì chắc chỉ có phân nửa thành viên ký tên lại. Nhac Ny Talk to me ♥ 14:06, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Phương án 5: 60% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày)35714...21...30
Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất (ngày)2348...13...18
Phương án 6: 80% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày)35714...21...30
Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất (ngày)24611...17...24

Đóng thảo luận

Đóng thảo luận bao gồm lần lượt sự kết thúc và kết luận thảo luận sau thời gian tiến hành thảo luận. Một cách tự động, thảo luận có thể coi là "đã đóng" một khi vượt quá thời hạn thảo luận được xác nhận, nghĩa là thảo luận đã kết thúc. Nhưng chỉ khi có sự kết luận (hay còn gọi là "chốt kết quả") thì thảo luận mới được xem là "đã đóng hoàn toàn". Đề mục này cũng nêu ra một số nội dung liên quan đến việc đóng thảo luận.

Bên mở thảo luận có toàn quyền đóng thảo luận, với kết luận là "rút đề xuất", nếu như tìm ra thiếu sót lớn của mình bất kỳ lúc nào trong thời hạn tiến hành thảo luận.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:15, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 06:33, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Lê Song Vĩ 💬 04:39, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:31, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 06:04, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Minh Ming (thảo luận) 07:11, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:11, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Thingofme (thảo luận) 10:27, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:02, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 13:39, ngày 24 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 07:51, ngày 28 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:27, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:19, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Kết luận thảo luận

Mọi thành viên quan tâm đến thảo luận được tự do thực hiện thao tác kết luận thảo luận, bao gồm việc một dùng bản mẫu dạng hộp hoặc các hình thức trình bày tương tự để chứa lấy khu vực thảo luận, và đưa ra lời kết luận ngay trong bản mẫu đó.

Việc kết luận thảo luận phụ thuộc rất lớn vào nội dung đề xuất, cũng như các ý kiến trong cuộc thảo luận, và phải xem xét thảo luận này có thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu trong quá trình tiến hành thảo luận hay không.

Một thảo luận không thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu, hay các ý kiến trong thảo luận đều không thể hiện rõ quan điểm với nội dung đề xuất, nên được kết luận là "chưa có đồng thuận".

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:16, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 06:36, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:52, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:31, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 13:57, ngày 18 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Thingofme (thảo luận) 08:31, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:03, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý NguyễnQuangHải19💬 13:38, ngày 24 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 17:11, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 03:06, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:27, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:46, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Nhac Ny Talk to me ♥ 14:08, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:20, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Không nhất thiết phải giới hạn nội dung kết luận theo quan điểm chủ đạo của cuộc thảo luận, mà có thể xem xét kết hợp thêm những quan điểm thiểu số nhưng với lý lẽ thuyết phục và hợp lý, nhất là những quan điểm không xung đột trực tiếp với quan điểm chủ đạo.

Đồng ý

Phản đối

  1.  Chưa đồng ý Không nên quy định hóa những quy định gây tranh cãi như thế này. Ai cũng tự cho mình là đúng nhất. Ai cũng tự cho mình là thuyết phục và hợp lý. Quan điểm nào chưa đạt đồng thuận rõ ràng thì có thể mở cuộc đồng thuận tiếp theo để làm rõ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:22, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Mơ hồ, thiếu tính thực tiễn, dễ gây tranh cãi lớn, mất rất nhiều thời gian của cộng đồng. ✠ Tân-Vương  16:13, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Chưa đồng ý Nên giới hạn kết luận theo hướng chủ đạo, đừng có miên man, quá đà. Thingofme (thảo luận) 08:33, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Chưa đồng ý Bỏ thôi, cứ ý chính chủ đạo chốt là đủ rồi. Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Chưa đồng ý Mơ hồ quá, nếu cứ thế thì sẽ vòng vo tam quốc, dài như sông Trường Giang Martin L. KingI have a dream 03:08, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  6.  Chưa đồng ý Chưa hợp lý, dễ gây tranh cãi. Tiếng vĩ cầm🎻 15:43, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  7.  Chưa đồng ý Khái niệm mơ hồ, chưa thật sự hợp lí. Ame (thảo luận) 02:27, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  8.  Chưa đồng ý Mơ hồ, dễ gây tranh cãi lớn hơn sau đồng thuận. Nhac Ny Talk to me ♥ 14:08, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  9.  Chưa đồng ý Quy định này mơ hồ, có thể gây tranh cãi ngay cả sau khi đã có đồng thuận. Anster (thảo luận) 04:21, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  10.  Chưa đồng ý Như các ý kiến trên. Đây là 1 thằng cục súc, bảo thủ, thích sửa đổi trên WP nhưng hay thể hiện. (Trời ơi bão tố mưa sa) 05:30, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Lưu trữ thảo luận

Cần lưu trữ liên kết của nơi diễn ra thảo luận trên trang Wikipedia:Thảo luận đồng thuận cộng đồng để tiện theo dõi trong tương lai, ghi rõ tình trạng của thảo luận (đang mở, đang có hiệu lực, đã bị thay đổi...), (các) tên thành viên của bên mở thảo luận, và có thể lưu liên kết ngay sau khi mở thảo luận. Việc tổ chức trang lưu trữ này do các thành viên có quan tâm tự thực hiện và trao đổi với nhau.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:22, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Phải lưu trữ cho mọi người cùng biết, Wikipedia tiếng Việt đang có một tốc độ rất nhanh hơn các năm trước, khi nhiều khi online không đều đặn như tôi cũng rất khó nắm được chuyện gì đang xảy ra trên dự án. ✠ Tân-Vương  16:12, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý, tôi  Đồng ý mạnh - Lê Song Vĩ 💬 04:55, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:30, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Lưu lại cho những người tối cổ như tôi còn biết tình hình. Tiếng vĩ cầm🎻 06:01, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Đồng ý mạnh Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:12, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Đồng ý, lưu trữ là đúng. Trang lưu chỉ ghi những liên kết đến các thảo luận trên để người khác xem lại trong tương lai. Thingofme (thảo luận) 08:34, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:03, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:33, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 11:21, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Keo010122Thảo luận 08:36, ngày 31 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Điều cần thiết sau khi đóng thảo luận Martin L. KingI have a dream 03:05, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:27, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  15.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:46, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  16.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:22, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Thi hành đồng thuận

Sản phẩm sau cùng của một cuộc thảo luận thường là đồng thuận. Việc thi hành đồng thuận này chỉ cho phép khi thảo luận sinh ra nó đã được đóng trước đó, và không phải là thảo luận có kết luận "chưa có đồng thuận" hay "rút đề xuất".

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Phải đóng mới có hiệu lực, muốn dùng "đồng thuận" để dẫn chứng, áp đặt quan điểm, phải chốt được kết quả đồng thuận. ✠ Tân-Vương  16:15, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Chuyện con gà quả trứng thôi, con gà (thảo luận) có trước sinh ra quả trứng (đồng thuận). P.T.Đ (thảo luận) 01:37, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 04:58, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Khánh Snake (thảo luận) 05:30, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 13:57, ngày 18 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Chốt đồng thuận rồi thì mới được thi hành chứ Thingofme (thảo luận) 08:34, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:04, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 03:09, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:27, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:47, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:23, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Hiệu lực đồng thuận

Hiệu lực đồng thuận là khả năng triển khai các thay đổi trên toàn dự án Wikipedia tiếng Việt theo kết quả của thảo luận xây dựng đồng thuận, và khả năng này chỉ có được khi thảo luận được thực hiện theo quy trình mà quy định này đề cập, gồm các bước Mở, Tiến hànhĐóng thảo luận. Một khi hiệu lực này đã có, người ta có thể tuyên bố "đã có đồng thuận [cộng đồng]" và được quyền thi hành các thay đổi theo đồng thuận. Nếu kết luận thảo luận là "chưa có đồng thuận" hay "rút đề xuất", thì hiển nhiên không thể có hiệu lực đồng thuận, vì bản thân đồng thuận chưa xuất hiện.

Hiệu lực đồng thuận là vô thời hạn, cho đến khi có một đồng thuận mới thay đổi đồng thuận cũ. Xem thêm: Wikipedia:Đồng thuận § Đồng thuận có thể được thay đổi.

Có thể thay đổi toàn bộ hoặc một phần đồng thuận bằng một trong những cách thức sau đây:

  • Tổ chức một thảo luận đồng thuận mới (vì đã có thông tin mới có tác động mạnh hơn thảo luận đồng thuận cũ).[9]
  • Khởi tạo một biểu quyết thay đổi toàn bộ hoặc một phần đồng thuận.

Hiệu lực đồng thuận cũng chịu ảnh hưởng bởi ngoại lệ. Xem thêm: Wikipedia:Đồng thuận § Ngoại lệ.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:23, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý - Lê Song Vĩ 💬 05:00, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Đoạn này mang tính trình bày cách hiểu thông thường dưới ngôn từ tổng quát, không có gì đặc biệt. P.T.Đ (thảo luận) 05:57, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Minh Ming (thảo luận) 07:11, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:12, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Thingofme (thảo luận) 08:35, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Lcsnes (thảo luận) 06:13, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:04, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Flyplanevn27 (thảo luận) 13:35, ngày 26 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 03:04, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Tiếng vĩ cầm🎻 03:59, ngày 1 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:29, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  13.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:48, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  14.  Đồng ý. Anster (thảo luận) 04:26, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

Đồng thuận sinh ra từ thảo luận có "mức hiệu lực" thấp hơn đồng thuận sinh ra từ biểu quyết. Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn thay đổi đồng thuận sinh ra từ biểu quyết thì phải tổ chức một biểu quyết, không được tổ chức thảo luận.

Đồng ý

  1.  Đồng ý SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:24, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tiền lệ hơn chục năm rồi. Bây giờ đơn giản chỉ là quy định hóa. Nếu không quy định hóa thì cũng không có gì thay đổi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:18, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 14:13, ngày 16 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Thingofme (thảo luận) 08:36, ngày 21 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Con Lươn (thảo luận) 11:04, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý ✠ Tân-Vương  18:41, ngày 25 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Hiện tại thì tôi vẫn chưa cảm thấy ổn lắm với điểm này, trước mắt thì có thể đồng ý vì tính đơn giản hóa vấn đề của nó. Còn sau này có thể suy xét thêm. P.T.Đ (thảo luận) 07:52, ngày 28 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Ame (thảo luận) 02:29, ngày 3 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Hello! Vietnam (thảo luận) 20:48, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Trước đến nay vẫn "ngầm đồng thuận" như vậy, dù tôi cũng không đồng tình lắm. Nhac Ny Talk to me ♥ 14:11, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Martin L. KingI have a dream 14:16, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Thông thường tôi luôn cho rằng mức đồng thuận của một thảo luận là thấp hơn một biểu quyết. Anster (thảo luận) 04:26, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Phản đối

  1.  Phản đối Gây ra sự khó khăn nhất định để lật kết quả, chỉ có thành viên nắm chút kiến thức về biểu quyết mới có thể mở được. Khả năng cao điểm này dần trở thành độc tài.  A l p h a m a  Thảo luận 02:02, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không rõ độc tài ở chỗ nào? Đây de facto là cách Wikipedia Vi hoạt động từ năm 2003 tới giờ. Quy định mở BQ rất dễ, và bất cứ ai cũng có quyền mở BQ. Khâu khó là lập luận logic để thuyết phục cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:52, ngày 27 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Làm nhớ lại BQ này: Wikipedia:Biểu quyết/Thống nhất về cách viết dấu gạch ngang giữa các liên số. Tôi không nghĩ là cần nhiều kinh nghiệm cho vài chuyện mang tính thủ tục. P.T.Đ (thảo luận) 07:49, ngày 28 tháng 12 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Thảo luận chung

Đã tham gia luôn các mục ở dưới Hello! Vietnam (thảo luận) 20:50, ngày 4 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa, Biheo2812, Nguyenquanghai19, Baoothersks, NhacNy2412, Keo010122, Giahuypromax, và Flyplanevn27: Mời các bạn xem xét cho phiếu cho một số mục còn thiếu số lượng phiếu tối thiểu (10 phiếu): #Phạm vi đồng quan điểm của ý kiến, Nội dung 2 đề mục "Kết luận thảo luận"Nội dung 2 đề mục "Hiệu lực đồng thuận". Cảm ơn. P.T.Đ (thảo luận) 14:02, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Có vẻ tất cả các mục đều đã đủ số phiếu tối thiểu, xin nhờ bạn chốt và lưu lại nội dung trong Wikipedia:Quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng. Hiện giờ (cho đến trước Tết) tôi khá bận, gần Tết tôi sẽ biên tập lại sau (nếu cần). Cảm ơn. P.T.Đ (thảo luận) 14:16, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguyentrongphuP.T.Đ: Tôi chốt nhé, người đã bỏ phiếu thì không nên chốt. NguoiDung
KhongDinhDanh
14:18, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Ok, thanks! P.T.Đ (thảo luận) 14:19, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Uh, xin cảm ơn! Đợi đủ 30 ngày rồi hẳn chốt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:23, ngày 6 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.
Dài thật. :) Không rõ nội dung đồng thuận trên đã được viết lại ngắn gọn ở nơi nào chưa? Tóm lại về cơ bản thì đồng thuận hiện nay cần ít nhất 5 phiếu và tỉ lệ từ 2/3 đúng chứ? ~ Violet (talk) ~ 18:00, ngày 20 tháng 2 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Violetbonmua: Chào chị, bản ngắn gọn của quy định mới hiện nằm ở WP:TLCD, nhưng hiệu lực của nó chỉ giới hạn ở một thể loại thảo luận mới gọi là "thảo luận cộng đồng". Để thảo luận dạng này "có đồng thuận", người mở thảo luận cần làm vài việc liên quan và gom được ít nhất 5 phiếu với tỷ lệ phiếu thuận/tổng phiếu từ 2/3 trở lên, như chị nói. Tuy nhiên, tỷ lệ "đồng thuận" ở biểu quyết không đổi, vẫn là 1/2 như trước giờ. Người Dùng Không Định Danh? 08:02, ngày 21 tháng 2 năm 2022 (UTC)[trả lời]