Wikipedia:Làm sao để thua

Ngay cả khi bạn đã "thua", điều quan trọng là học cách thua cuộc bằng sự văn minh và duyên dáng.

Mỗi thành viên Wikipedia cần biết cách làm sao để thua nhưng vẫn đường hoàng và duyên dáng. Chúng tôi muốn bạn nghĩ về cộng đồng Wikipedia là cộng đồng không thể sai lầm, nhưng nhất thời, lỗi lầm thường xảy ra: Một đường tiếp tuyến trật đường tròn trong một cuộc thảo luận về làm rõ chính sách luôn rất cần thiết; cộng đồng thất bại trong việc bảo vệ và phòng thủ trước những kế hoạch dở tệ; một người sửa đổi có danh tiếng hoặc một cú giật đầu sớm đã rõ ràng ngăn cản việc phân tích; một lời dặn dò từ trang được đề xuất với một hành động rất thích hợp trong các vấn đề, trong khi vô tình tạo ra các vấn đề nghiêm túc trong tình huống khác; hoặc những cảm xúc đang dần tung trào về sửa đổi một bài viết gây tranh cãi, và một cuộc chiến tranh chỉnh sửa đã xuất hiện.

Khi bạn đang ở phần cuối của một cuộc tranh luận, hãy nhớ những điều này:

  • Hãy bỏ qua đi — ít nhất là cho tới bây giờ. Nếu như ý tưởng cải thiện của bạn không được thực hiện trong hôm nay thì sao nào? Nếu ý tưởng của bạn là cách tốt nhất thì nó vẫn sẽ là một ý tưởng tốt trong năm tới.
  • Thất bại không phải là kết thúc của thế giới. Thất bại là không hài lòng, nhưng đừng quên vẫn còn 1.292.902 bài viết ngoài đó, và 99% trong số đó cần phải được cải thiện.
  • Nhận ra khi khôngkhông. Ý tưởng của bạn về những gì Wikipedia nên hoặc làm có thể khác hoàn toàn với những gì cộng đồng mong đợi. Đôi lúc "không" nghĩa là "Tôi vẫn chưa hiểu", nhưng thường xuyên hơn, nó nghĩa là "chúng tôi hiểu rồi, nhưng câu trả lời của tôi vẫn là không." Nếu bạn thuộc thành phần thiểu số, hãy khắc ghi sự thật hiển nhiên này. Đừng tiếp tục nhấn mạnh mong muốn của bạn chống lại sự đồng thuận rõ ràng trên toàn cộng đồng. Làm như vậy sẽ chỉ làm cho người khác nghĩ bạn trông giống như một đứa trẻ nghĩ rằng, "Không, con không được ăn bích quy" nghĩa là "Tôi chưa hét 'BÍCH QUY!' đủ to để bố mẹ mình nghe thấy."
  • Hành động như người đã trưởng thành. Đừng nổi nóng, đừng ném đồ chơi của bạn ra khỏi xe đẩy, đừng viết một bản tuyên ngôn từ chức. Sửa đổi liên tục là cách trả thù hay nhất. Hãy thực hiện các sửa dổi ở nơi mà đối thủ không thể tranh luận được với bạn.
  • Hãy nhớ rằng điều đó có thể không quan trọng. Khi không còn ai đếm xỉa nữa, đấy là dấu hiệu cho biết vấn đề của bạn không đủ quan trọng để cộng đồng chú ý. Các trang tư vấn cần tập trung vào các vấn đề thực sự mà không cung cấp hướng dẫn vô tận để tránh các vấn đề giả định. Sự thay đổi đó có vẻ quan trọng đối với bạn nhưng lại là tầm thường đối với người khác. Ngay cả khi nó có vẻ quan trọng ngay lúc này, điều đó vẫn không phải là sự kết thúc của thế giới, và bạn có thể nhìn lại vấn đề này trong một vài tuần để tự hỏi tất cả sự ồn ào và mệt mỏi đó từ đâu ra.

Mẹo và thủ thuật

  • Bám sát các vấn đề thực tế và hiện tại. Có thể có một giải pháp lý tưởng cho một vấn đề giả định, nhưng đôi khi, sẽ không ai có hứng thú. Trong các cuộc thảo luận, hãy đưa ra các ví dụ đơn giản, cụ thể, chắc nịch như bê tông cốt thép.
  • Dài quá không đọc nổi là quy luật của Internet này. Nếu một cuộc thảo luận trở nên quá dài, tất cả mọi người sẽ thua. Hãy giữ câu trả lời của bạn ngắn gọn và bám sát vào ý và chủ đề chính. Hãy tránh phòng thủ bằng đoạn văn bản (viết quá dài khiến người khác không thèm đọc).
  • Âm thầm giới hạn bản thân một hoặc hai bình luận mỗi ngày trên một trang cụ thể. Bạn phải cho những người khác đang sửa đổi một cơ hội để tham gia và để phòng thủ cho chính bản thân và những ý tưởng của bạn. Làm việc này đối với 1.292.902 bài viết thay vì liên tục "làm mới" các trang bài viết để bạn có thể "vồ vập" trả lời khi đó ai đó phản hồi. Do khi làm những việc này, bạn ép đối thủ của mình phải làm việc chậm lại, và họ có lẽ sẽ cần thêm thời gian dể suy nghĩ thêm sâu hơn và chu đáo về các vấn đề.
  • Nếu những cuộc tranh luận làm bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Wikipedia không phải là kết thúc của thế giới, Wikipedia sẽ vẫn luôn ở đây vào ngày mai. Chuyện gì xảy ra nếu không ai quan tâm đến những bài viết đang nói gì trong vòng 24 giờ tới? Hãy lên những kế hoạch hay ho để làm, hãy bắt kịp cuộc sống hiện tại của bạn, và hãy quay lại vào ngày mai, hoặc tuần sau hoặc bất cứ khi nào bạn rảnh rỗi hoặc thoải mái nhất.
  • Một biến thể của phương pháp trên là chọn một bài viết trong một phần nội dung hoàn toàn khác biệt hoặc một phần của dự án bạn đang thực hiện. Nếu bạn đang tranh luận về một bài viết âm nhạc khiến bạn mệt mỏi, hãy sửa đổi một bài viết về lịch sử hoặc một danh sách hình ảnh; sau khi xong, hãy nhớ rằng trên Wikipedia Tiếng Việt đang có gần 1.292.902 triệu bài viết cần phải thực hiện sửa đổi. Ngoài ra, hãy thử sửa đổi một phần nội dung khác của bài viết, chẳng hạn một bài luận người dùng. Hoặc tìm một bài viết khác để sửa đổi. Bài viết về quê quán hay nơi sinh của bạn hoặc điểm du lịch bạn yêu thích đang cần giúp tại Wikivoyage. Nhóm Wikisource Wikisource:Hiệu đính trong Tháng là nhóm thân thiện và giúp ích đến những người dùng mới. Thêm ảnh vào những bài viết Wikipedia không phải là Tiếng Anh. Hãy thử điều này.
  • Hãy sao chép bài viết bạn đang tranh luận vào trang nháp trên trang thành viên của mình, với cú pháp Thành viên:Tên thành viên/nháp. Tiếp theo, bạn có thể thay đổi những nội dung và nguồn mà các thành viên khác đang chống lại những việc bạn đang làm, và hãy làm bài viết trở nên "hoàn hảo" có thể, nhưng ít nhất phải theo quan điểm của bạn.

Xem thêm