Wikipedia:Lòng đất

Lối vào lòng đất của Wikipedia, kho lưu nằm ở độ sâu một ngàn Wikilometer phía dưới Thay đổi gần đây.

Cả Wikipedia này đều biết rõ rằng ngay cả những biên tập viên thông minh, cẩn thận nhất hay bảo quản viên đều có thể (đôi khi) làm những điều vô cùng ngốc nghếch.

Những phi vụ đi vào lòng đất này, dù không phải cố ý, cần có mức hình phạt tương xứng - hổ thẹn, và lòng đất chính là nơi lưu giữ danh tính những tên ngốc wiki như vậy, để đến ngàn năm sau, hậu thế sẽ tự nhắc nhở mình không bao giờ được đi vào vết xe đổ của họ.

Đại sảnh Hổ thẹn

Một bảo quản viên ngốc nghếch đang bị đồng nghiệp thả trôi theo truyền thống. Con vịt ở thượng nguồn tượng trưng cho bản án chung của họ: Cá hồi wiki được đặc huấn để đập vào mặt.

AmiDaniel và giải thưởng Lùi sửa đúng trang rồi

Khi đang lùi sửa phá hoại ở bài Pea bằng một công cụ sửa đổi mới, AmiDaniel đã vô tình chèn toàn bộ nội dung bài Christianity vào Trang Chính.

Animum và giải thưởng Khi quân phạm thượng

Animum đã hơi hung hăng quá mức, để rồi đi đến quyết định tự tay lùi lại sửa đổi của Jimbo Wales trên chính trang thành viên của ông, đồng thời cấm ClueBot, một con bot chống phá hoại, với lý do "Tài khoản chỉ phá hoại".

Bryan Davis và giải thưởng Làm tan Thế giới

Ngày 8 tháng 4 năm 2014, khi đang cập nhật phần mềm, Davis đã đánh sập toàn bộ hệ thống Wikipedia ở mọi phiên bản ngôn ngữ, khiến bất kỳ ai truy cập cũng chỉ đọc được một dòng: "Unable to open /usr/local/apache/common-local/wikiversions.cdb." (xem [1] khoảng từ 18:00 đến 18:30)

Dan100 và giải thưởng Sửa đổi có tóm lược "OOPS!" ít gây chú ý nhất

Ngày 12 tháng 12 năm 2005, do thiếu nhận thức đến khó tin về việc mình đang làm, Dan100 đã cấm vô hạn đồng sáng lập và chủ tịch của Wikipedia, Jimbo Wales.

east718, Betacommand và giải thưởng "Khi đó nghe có vẻ khá hay..."

east718 và Betacommand đã sử dụng một con bot không được cấp quyền để thêm hơn 1200 phiên bản vô tích sự vào Trang Chính vì muốn ngăn chặn những kẻ tò mò xoá trang. Họ đã không thể đẩy số phiên bản cũ của trang lên đến 5000, nhưng lại khá thành công trong việc hao tốn một đống thời gian và tài nguyên máy chủ.

Ed Poor và giải thưởng Táo bạo

Ngày 1 tháng 8 năm 2005, Ed Poor, một trong những biên tập viên kỳ cựu nhất, đã táo bạo đến nỗi quyết định xoá toàn bộ Quy trình xoá trang của Cục Chữa cháy Tự nguyện (giờ là AfD), khiến máy chủ phải cập nhật khá nhiều, và đã ngắt mọi sửa đổi trên toàn hệ thống. Toàn bộ câu chuyện được ghi lại trong bài báo "Xoá trang Xoá trang".

Fuhghettaboutit và giải thưởng Tôi phá tài khoản mình

Ngày 19 tháng 7 năm 2017, Fuhghettaboutit đã cố bỏ mẫu thiết kế nút "xấu đau xấu đớn" trong giao diện sửa đổi, nhưng rồi nhận ra mình bị mất hẳn nút Đăng thay đổi, hay nói cách khác là đã thành công trong việc tự biến tài khoản của mình trở nên hoàn toàn vô dụng, cho đến khi một bảo quản viên khác lùi sửa giúp. Bài học rút ra: An toàn là bạn.

Gmaxwell và giải thưởng Hội nghị vẫy gọi tôi

Gmaxwell ngay sau khi phá hoại Wikipedia tiếng Anh dưới tên Bot tạo bài kém.
Những sửa đổi phá hoại này đã khiến Harej khóa tự động toàn bộ Hội nghị Wiki NYC 2009. Ủy viên Ủy ban Trọng tài Kirill Lokshin trông có vẻ không hài lòng cho lắm.

Bằng tài khoản Bot tạo bài kém, Gmaxwell đã phá hoại Wikipedia tiếng Anh trong thời gian diễn ra Hội nghị Wiki NYC 2009, dẫn đến việc Harej vô tình cấm tự động cả hội nghị. Ở trang Cấm tự động có một đoạn nói về sự cố này.

Harej và giải thưởng Cắt-dán dở tệ

Ngày 17 tháng 9 năm 2006, khi đang xoá hình không được sử dụng, Harej (khi đó có tên là Messedrocker) đã dán tên một bộ phim nằm trong danh sách những phim dở nhất mọi thời đại vào tóm lược xoá hình. Jimbo Wales đã nhắc đến chuyện này trên trang thảo luận cá nhân của ông.

Kaldari và giải thưởng "Chỉ thử tí thôi mà"

Năm 2014, vì bị một đồng nghiệp làm phiền về ảnh định dạng vector, Kaldari đã thay thế bản mẫu {{infobox}} bằng vài dòng mã, phá huỷ gần 2 triệu bài viết. Sửa đổi này đã được lùi lại trong vòng hai phút sau, nhưng vẫn là quá muộn, vì hàng đống {{{data}}} đã kịp xuất hiện khắp nơi trên Wikipedia, và rất nhiều người khác, lo lắng cực cùng, cũng kịp ghé qua khu Thảo luận (kỹ thuật) để hỏi thăm xem tay nào đứng sau mọi chuyện.

Magister Mathematicae và giải thưởng "Tôi nhớ những ngày tập bắn bia"

Ngày 24 tháng 5 năm 2010, khi đang định khoá và giám sát một lượng lớn tài khoản chỉ dùng để tấn công The Thing That Should Not Be, tiếp viên Magister Mathematicae (trước đây là Drini) đã bắn xịt: khoá và huỷ toàn cục tài khoản của The Thing, tức là lùi lại hơn 140.000 đóng góp của người dùng này. Dù đã được lùi lại chỉ sau vài phút, nhưng máy chủ đã phải thêm một đoạn mã để phục hồi thiệt hại ở dự án Wikipedia tiếng Anh, vì tác vụ trước không thể bỏ-huỷ. Do số lượng phiên bản bị ảnh hưởng quá lớn, cơ sở dữ liệu phải trải qua một độ trễ lên tới 1000 giây, nhưng tổn thất thực sự là phải mở rộng Phiên bản sai để bao hàm cả "xoá phiên bản sai" nữa (trong trường hợp này, phiên bản sai hiển nhiên là những sửa đổi đáng lẽ không bị huỷ...).

Majorly và giải thưởng Công nguyên

Ngày 30 tháng 10 năm 2007, Majorly, một bảo quản viên Wikipedia làm thêm ở Commons, đã xoá luôn trang Đề nghị xoá.

Master of Puppets và giải thưởng Mõ làng

Khi đang thiết đặt một bộ lọc, dù chưa xong việc, nhưng Master of Puppets đã ấn nhầm nút Đăng thay đổi. Bộ lọc nửa vời này đã chặn mọi người dùng sửa đổi, kèm thêm một cảnh báo khá ức chế nói rằng họ đã tham gia bút chiến ở trang The Real Housewives of Beverly Hills. MoP biết mình làm sai và ngay lập tức huỷ sửa đổi, nhưng vẫn không kịp thoát khỏi việc bị tố cáo ở trang Tin nhắn cho bảo quản viên. Hình phạt "vào lòng đất" ngay lập tức được ban hành.

Maxim và giải thưởng "Đằng nào thì tôi cũng có làm gì đâu"

Ngày 3 tháng 2 năm 2008, Maxim đã xoá Trang Chính, chỉ vì một người khác (không bị chôn ở đây) đã nói rằng không thể làm vậy được, và sau đó đã chân thành khai báo toàn bộ ở trang Tin nhắn cho bảo quản viên. Bài học rút ra: Đừng xoá Trang Chính.

Moriori và giải thưởng "Nút này để làm gì?"

Ngày 2 tháng 11 năm 2005, Moriori đã di chuyển Trang Chính đến Hauturu/Little Barrier Island (!?), hay đúng hơn, đã không cản được quý-cô-chớ-gọi-tên-ra làm vậy. Bài học rút ra: Nếu đã đăng nhập vào Wikipedia, đừng để người khác nghịch máy tính.

Reaper Eternal và giải thưởng "Chặn MỌI sửa đổi"

Khi đang điều chỉnh một bộ lọc, Reaper Eternal cũng bắn xịt, khiến mọi sửa đổi bị chặn lại, y hệt như sai lầm của Master of Puppets chín tháng trước đó. Cũng giống MoP, sửa đổi đã ngay lập tức được sửa, nhưng vấn đề thì đã nằm sẵn ở cả Thảo luận chungTin nhắn cho bảo quản viên từ trước đó. Một vài thành viên đã nhanh chóng đồng ý chôn mớ hỗn loạn này xuống lòng đất, và thế là bản án của Reaper được thi hành.

Scientizzle và giải thưởng Em bé và Nước tắm

Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Scentizzle đã rất xuất sắc khi xoá Chỗ thử, dẫn đến toàn bộ máy chủ bị khoá trong nửa tiếng, rồi tự thú ở Tin nhắn cho bảo quản viên. Những thành viên khác vô cùng biết ơn kỳ Wikibreak bất ngờ, nên đã tặng rất nhiều Cá hồi wikiSao thóc để thể hiện lòng cảm tạ. Hệ quả gián tiếp của vụ này là bảo quản viên không còn được phép xoá những trang có lịch sử quá lớn.

SD0001 và giải thưởng Thử nghiệm Công cụ Tự động Xuất sắc nhất

Ngày 25 tháng 3 năm 2015, SD0001 đã thử gỡ toàn bộ liên kết đến Chỗ thử bằng công cụ Twinkle, gây ra hàng trăm sửa đổi vô dụng. Vụ phá hỏng bộ lọc và bản mẫu này đã nhanh chóng có một đề mục ở Tin nhắn cho bảo quản viên.

SQL và giải thưởng Du hành gia thời gian phá tan mọi vật cản

Ngày 23 tháng 4 năm 2016, SQL cấm đùa Oshwah trong một khoảng thời gian ngắn: 3.14159265359 giây. Tuy nhiên, dù đáng lẽ lần cấm này rất ngắn, anh lại đặt thời hạn là lúc 06:36, ngày 18 tháng 1 năm 1975. Chưa dừng lại ở đó, Oshwah nhận được một hạn mức khác hẳn: 11:36 ngày 10 tháng 5 năm 2021. Một bản báo cáo lỗi cho Wikimedia ngay lập tức được đưa lên Phabricator.

Steven Walling và giải thưởng Vật hiến tế cho Quỹ Wikimedia

Ngày 2 tháng 8 năm 2012, một nhân viên của quỹ Wikimedia "vô tình nói với hệ thống mạng từ chối cả thế giới truy cập, và họ làm thế thật". Rõ ràng là "có người muốn cấm một IP cụ thể nào đó, và... cấm luôn tất cả mọi người". Oliver KeyesErik Möller đã phản bội Steven, nói rằng Steven đã tự thừa nhận mình là nguyên nhân vụ việcchính Steven đã làm vậy.

Veinor, MBisanz và giải thưởng "Sao anh bảo không được!?"

MBisanz nói đùa với Veinor rằng bản cập nhật chống phá hoại gần đây sẽ ngăn chặn mọi thành viên, kể cả bảo quản viên, di chuyển trang Tin nhắn cho bảo quản viên, và Veinor đã thử làm thế thật. Y hệt như một sai lầm trước đây, ngày 22 tháng 4 năm 2008, Tin nhắn cho bảo quản viên đã bị di chuyển đến địa chỉ mới Wikipedia:BWAHAHAHAH. Để tưởng nhớ, trang Wikipedia:BWAHAHAHAH giờ được liên kết đến chính mục này.

Đề cử

Dù ban đầu nói rằng đang tìm kính áp tròng bị mất, khi còng tay đóng lại, bảo quản viên này mới chịu thừa nhận: "Đúng người đúng tội rồi, huynh đệ! Hy vọng hậu thế sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm đáng xấu hổ này."

Bất kỳ biên tập viên nào gây ra những phi vụ đi vào lòng đất - rất nghiêm trọng nhưng cũng vô cùng ngốc nghếch - đều có thể ứng cử hoặc được đề cử vào trang này, nếu hệ quả thực sự kỳ lạ hay thú vị, và tự bản thân họ đồng ý chuyện này (để không gây ra căng thẳng không đáng có).

Xin hãy nhớ rằng trang này KHÔNG phải gông cùm. Mục đích của nó chỉ đơn thuần là giải trí, và về bản chất là một dạng ngụ ngôn, nhằm nhắc nhở rằng có nhiều cạm bẫy đang mời gọi tất cả chúng ta (không không giống Wikipedia:Tranh chấp dở hơi). Lòng đất không và sẽ không bao giờ dùng để xúc phạm hay buộc tội bất kỳ ai, và những người có tên trong đây luôn có thể tự xoá thông tin về mình bất cứ khi nào họ muốn.

Những bảo quản viên có ý định làm những điều ngốc nghếch để được chôn ở đây và nhận hàng tá sao thóc lòng đất sẽ bị damnatio memoriae cùng vài thứ khác nữa.

Người thi hành án xác nhận bằng cách đặt bản mẫu Stocks trên trang thảo luận thành viên của tội nhân, đồng thời có thể sử dụng thêm ngôi sao dưới đây cho những vụ đặc biệt nghiêm trọng:

Ngôi sao Hủy diệt Wiki
ANH/CHỊ ĐÃ LÀM CÁI QUÁI GÌ VẬY HẢ KHỈ CÁ KHẮP NƠI ĐÙA TÔI À AI ĐÓ CỨU VỚI