Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang/2015

Mơ (quả)

Mơ (quả) --> Mơ ta, tên thông thường của một loài thực vật xác định, mơ lấy quả không chỉ có loài mơ ta, còn nhiều loài khác nữa. --Greenknight (thảo luận) 03:08, ngày 30 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Không chắc Vui lòng đưa thêm những cơ sở rõ ràng hơn. ~ Violet (talk) ~ 13:16, ngày 18 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Chi Prunus bao gồm các loại mận, mơ, anh đào, biển đào...; nhiều loài trong số chúng là cây ăn trái, trong đó có ít nhất 2 loài có tên gọi là mơ: Mơ ta (Prunus mume) và Mơ tây (Prunus armeniaca). Hơn nữa, bài này viết về cả 1 loài xác định chứ không phải chỉ có quả của nó thôi. Greenknight (thảo luận) 11:21, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi đã đọc qua các bài liên quan và thấy sự hợp lý trong đề nghị và phân tích của bạn. Nhưng xin vui lòng cho biết thêm ý kiên về tính hợp lý của việc sử dụng tên người viết tạo ban đầu Mai mơ (mà thành viên Treluong đã đổi lại thành như hiện giờ) so với tên bạn yêu cầu đổi hiện tại là Mơ ta. ~ Violet (talk) ~ 17:21, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Y Mình xin mạo phép đổi về tên gọi ban đầu là Mai mơ theo thành viên khởi tạo. Cảm ơn. Greenknight (thảo luận) 10:01, ngày 16 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu: Ngôn ngữ học xã hội

Trong quá trình tạo bảng mẫu, do sơ suất tôi đặt nhầm tên thành Bản mẫu: Ngôn ngữ xã hội học. Nhờ bảo quản viên đổi lại tên Bản mẫu: Ngôn ngữ học xã hội giúp tôi. Cám ơn. Messy Panda (thảo luận) 18:59, ngày 24 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Y Đã di chuyển theo Y/C . Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 00:02, ngày 25 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Cao Kỳ Duyên (hoa hậu)

Tôi đổi tên nhầm bài (Nguyễn Cao Kỳ Duyên (hoa hậu). Nhờ một bảo quản viên đổi lại thành Nguyễn Cao Kỳ Duyên (hoa hậu) và xóa tên hiện nay giúp. Wikipedia vẫn phân biệt các nhân vật trùng tên bằng nghề nghiệp, không phải năm sinh.--Paris (thảo luận) 07:58, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Y Điều phối viên Alphama đã giải quyết ngay sau đó. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 16:02, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tiếng Catala thành Tiếng Catalunya

Như thảo luận, trong tiếng Việt cách đặt tên thứ tiếng bình thường là chữ "tiếng" + tên vùng/nước..., trong trường hợp này là "tiếng Catalunya". Xin cám ơn. MuDavid 02:32, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

YXong Đã di chuyển theo yêu cầu.Tuấn Út Thảo luận 02:45, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cám ơn bạn. MuDavid 02:47, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi Trúc Lâm Yên Tử thành Thiền phái Trúc Lâm

Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Thiền Viện, Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc) hay Trúc Lâm Phượng Hoàng (Bắc Giang) đều là các cơ sở hoặc dòng tu thuộc Thiền phái Trúc Lâm. Yên Tử chỉ là địa điểm đầu tiên khai sinh ra dòng thiền này, chứ tên hiệu của dòng thiền lấy theo tên hiệu của Trần Nhân Tông là Trúc Lâm. Đề nghị BQV đổi trang sang cho phù hợpKien1980v (thảo luận) 06:20, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Xin đừng tự ý cắt dắn nội dung trang, bạn có thể nhờ một bảo quản viên khác xem xét thực hiện nếu trang này bị lãng quên. Hiện tại trang đã được trộn lại lịch sử. --minhhuy (thảo luận) 19:40, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tauon

Nhờ các BQV di chuyển trang Tauon thành Tau (hạt), vì Tau là tên chính thức của loại hạt này. Cảm ơn. —Earth and MoonTalk 02:16, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

@Earthandmoon: Trang Tau (hạt) chưa được tạo nên bạn có thể đổi tên bài sang đây chứ không cần sự can thiệp từ các tác vụ kỹ thuật của bảo quản viên. Chú ý để lại lời nhắn về việc đổi tên trong trang thảo luận, hoặc nếu vấn đề này chưa hẳn rõ ràng, cần thiết xin ý kiến thêm trước khi đổi tên để tránh những mâu thuẫn sửa đổi sau này. --minhhuy (thảo luận) 19:43, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi sông Phủ Lý thành sông Châu Giang

Sông Châu không chỉ chảy qua có mỗi Phủ Lý, ở Hà Nam tên gọi sông Châu và sông Châu Giang phổ biến hơn hẳn. Sông Châu (Châu Giang) và núi Đọi (còn gọi là Đọi Sơn, Long Đọi Sơn) đã trở thành biểu tượng của tỉnh Hà Nam: http://hanam.gov.vn/vi-vn/svhttdl/Pages/Article.aspx?ChannelId=47&articleID=50 Tery King (thảo luận) 09:00, ngày 15 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

YXong Đã đổi tên theo mức độ phổ biến. --minhhuy (thảo luận) 19:40, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lạc vào khu rừng đom đóm thành Hotarubi no Mori e

Lí do: giữ đúng bản gốc tên anime. My2ndAngelic (thảo luận) 21:14, ngày 17 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết đã được đổi tên từ trước. --minhhuy (thảo luận) 19:41, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Khủng long bạo chúa thành Tyrannosaurus

Với các động vật tiền sử, mình nghĩ nên để dùng tên khoa học, không nên dùng tên gọi thông thường. Hơn nữa Tyrannosaurus cũng là tên gọi phổ biến và được dùng trong các văn bản khoa học chính thức.River monsters123 (thảo luận)

@River monsters123: Không chắc Cần nhiều cơ sở hợp lý hơn cho việc đổi tên. Giải pháp ở đây là cần đặt vấn đề tại trang thảo luận bài viết trước và chờ đợi ý kiến phản hồi, tốt nhất là xin thêm ý kiến từ những thành viên chuyên viết về đề tài khủng long. Yêu cầu này có thể giải quyết sau 1 tháng nếu không có bất kỳ phản hồi nào. --minhhuy (thảo luận) 19:40, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Theo quy định về tên bài viết Wikipedia dành ưu tiên hàng đầu cho tên gọi phổ biến. Google tìm được 187.000 kết quả cho từ khoá "khủng long bạo chúa", "khủng long Tyrannosaurus" chỉ có 11.700 kết quả, ít hơn khủng long bạo chúa gần 16 lần. YufiYidoh (thảo luận) 07:05, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

N Không có thêm luận điểm. Không thực hiện. Gia Nạp nhân trả lời 13:39, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Danh sách Phó Thủ tướng Việt Nam thành Phó Thủ tướng Việt Nam

Bài đã bổ sung không còn đơn thuần là danh sách.--Hiếu 15:24, ngày 6 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Y Đã di chuyển. Tuấn Út Thảo luận 11:35, ngày 6 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi Trung tâm Truyền hình cáp - Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Truyền hình Cáp - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Không chắc. Trong trang chủ của đơn vị không thấy cụm "Truyền hình Cáp" với C viết hoa. Thành viên có 1 tuần đưa thêm dẫn chứng, nếu không sẽ không giải quyết. Gia Nạp nhân trả lời 13:43, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thể loại:Cao đẳng nghệ thuật tự do

Đề nghị xóa thể loại này hoặc sáp nhập vào "Thể loại:Trường đại học khai phóng". "Cao đẳng nghệ thuật tự do" là một cụm từ vô nghĩa, do dịch sai cụm từ "liberal arts college". Tham khảo các bài: trường đại học, trường đại học khai phóng, giáo dục các môn khai phóng, v.v... Wkpda (thảo luận) 00:32, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

"Khai phóng" có nghĩa là mở, bên Trung Quốc họ dịch "open university" là "đại học khai phóng", còn cái "liberal arts college" mà bạn đề nghị gọi là "đại học khai phóng" thì họ dịch là "học viện văn lý". YufiYidoh (thảo luận) 13:58, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi Truyền hình kỹ thuật số VTC thành Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và xóa Truyền hình kỹ thuật số VTC

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là tên gọi đầy đủ và chính xác của đài truyền hình này. YufiYidoh (thảo luận) 03:44, ngày 30 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi người Uyghurtiếng Uyghur thành người Duy Ngô Nhĩtiếng Duy Ngô Nhĩ

Lý do thay đổi cũng giống như với bài Hoa Kỳ, Duy Ngô Nhĩ là tên gọi phổ biến hơn. Tim trên Google "người Uyghur" có 2.250 kết quả, "người Duy Ngô Nhĩ" có 129.000 kết quả, nhiều hơn "người Uyghur" 57 lần. YufiYidoh (thảo luận) 14:49, ngày 7 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Y Đã di chuyển. Tuấn Út Thảo luận 16:04, ngày 7 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi tên Danh sách tập phim Tokyo Ghoul thành Tokyo Ghoul/Danh sách tập phim

Lí do: Đây là trang con của trang Tokyo Ghoul, nhưng do lỡ sử dụng đổi hướng nên không đổi tên lại được Himekōthảo luận 09:42, ngày 31 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Multimedia thành Đa phương tiện

Một thuật ngữ trong ngành truyền thông. Thuật ngữ bằng tiếng Việt đã được sử dụng phổ biến hiện nay trên báo chí và thậm chí giáo dục ở một số trường đai học https://www.google.com.vn/search?q=đa+phương+tiện+là+gì. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 18:52, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

@Tran Xuan Hoa: Cần đặt vấn đề tại trang thảo luận trước khi yêu cầu ở đây. Sau một khoảng thời gian (thường là 7 ngày), nếu không có ý kiến nào khác hoặc không bị phản đối và cần tranh luận để tìm đồng thuận, bài sẽ được đổi tên. --minhhuy (thảo luận) 18:59, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
YXong Đã đổi tên sau khi không có ý kiến phản đối, xem trang thảo luận của bài viết. --minhhuy (thảo luận) 14:43, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hiến Mục Tào hoàng hậu thành Tào Tiết (hoàng hậu)

Từ Tào Tiết được dùng nhiều hơn.--Hiếu 12:13, ngày 17 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không chắc Vui lòng đưa thêm những cơ sở rõ ràng hơn. --minhhuy (thảo luận) 14:50, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mục từ "Hiến Mục Tào hoàng hậu" trong Google ra 53.900 kết quả; còn "Tào Tiết (hoàng hậu)" ra 186.000 kết quả. Chưa kể cụm từ "Tào Tiết" ra 547.000 kết quả.--113.20.117.136 (thảo luận) 19:47, ngày 3 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mục từ Tào Tiết cho nhiều kết quả hơn.--Hiếu 18:20, ngày 23 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
YXong. Yêu cầu được thực hiện sau quá trình xem xét và chờ đợi xin ý kiến sau thời gian dài, cảm ơn sự kiên nhẫn của các bạn. Đồng thời sẽ cân nhắc về yêu cầu đối với mục #Các bài về hoàng hậu Việt Nam bên dưới nếu không có ý kiến khác. --minhhuy (thảo luận) 05:55, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tống Đế Thị thành Tống Đoan Tông

Cụm từ Tống Đoan Tông được dùng rộng rãi trong tiếng Việt.--Hiếu 12:13, ngày 17 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bài đã được đổi tên mà không qua tác vụ kỹ thuật được đánh dấu trên trang này. --minhhuy (thảo luận) 14:49, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi Việt kiều thành Người Việt hải ngoại

Tôi thấy chữ "Việt kiều" thường được người trong nước gọi người Việt ở ngoài nước chứ bản thân người Việt ở ngoài Việt Nam ít khi tự gọi họ là "Việt kiều", thậm chí có người cảm thấy không thoải mái khi được/bị gọi là "Việt kiều", họ có vẻ thích dùng chữ "hải ngoại" hơn. Bên cạnh đó, người ta cũng gọi là "ca sĩ hải ngoại", "nghệ sĩ hải ngoại", chứ rất hiếm gọi là "ca sĩ Việt kiều", "nghệ sĩ Việt kiều"... Vì vậy tôi đề nghị đổi tên thành Người Việt hải ngoại.-- Trình Thế Vânthảo luận 02:59, ngày 22 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Theo quy định về tên bài viết của Wikipedia thì tên gọi nào phổ biến hơn thì lấy tên đó làm tên bài. Tim trên Google "Việt kiều" cho ra 1.190.000 kết quả, "người Việt hải ngoại" cho ra 314.000, ít hơn "Việt kiều" gần 4 lần. Như vậy "Việt kiều" phổ biến hơn "người Việt hải ngoại". Tên gọi hiện tại của bài viết là phù hợp với quy định và cũng phản ánh đúng thực tế. YufiYidoh (thảo luận) 12:23, ngày 23 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Từ khi nào "việc tra google" được coi là chuẩn mực phổ biến để đặt tên bài cho WP vậy ta? Lập luận của tôi là rõ ràng: xin nhắc lại: chữ "Việt kiều" thường chỉ được người trong nước gọi người Việt ở ngoài nước chứ bản thân người Việt ở ngoài Việt Nam ít khi tự gọi họ là "Việt kiều", thậm chí có người cảm thấy không thoải mái khi được/bị gọi là "Việt kiều", họ có vẻ thích dùng chữ "hải ngoại" hơn. Bên cạnh đó, người ta cũng gọi là "ca sĩ hải ngoại", "nghệ sĩ hải ngoại", chứ rất hiếm gọi là "ca sĩ Việt kiều", "nghệ sĩ Việt kiều"... Chứ tôi không có xem "google kết quả nào nhiều hơn thì lấy".-- Trình Thế Vânthảo luận 04:07, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
N Không thực hiện Còn bất đồng trong yêu cầu đổi tên. Xin vào trang thảo luận của bài và đặt vấn đề này, đồng thời tìm kiếm thêm sự đồng thuận hoặc ít nhất là chờ đợi phản hồi. Bài sẽ được đổi tên nếu bất đồng được giải quyết và/hoặc có được sự đồng thuận cao hơn về tên mới và/hoặc không có sự phản đối tên mới sau một thời gian. --minhhuy (thảo luận) 14:48, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đổi Hoa Kỳ thành Mỹ

Trong quy định về tên bài viết của Wikipedia tiếng Việt có nói ưu tiên dùng tên gọi phổ biến hơn làm tên bài viết, Mỹ phổ biến hơn Hoa Kỳ nên tên bài phải đổi thành Mỹ mới phù hợp với quy định và phản ánh đúng thực tế. YufiYidoh (thảo luận) 13:58, ngày 23 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không hẳn là tên "Mỹ" phổ biến một cách áp đảo hơn tên "Hoa Kỳ" đâu. Với lại Đại sứ quán / lãnh sự quán của nước này tại VN dùng chữ "Hoa Kỳ" bằng tiếng Việt. Nên không cần phải đổi.-- Trình Thế Vânthảo luận 02:59, ngày 22 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bạn nên xem trang thảo luận của bài viết, Mỹ phổ biến hơn Hoa Kỳ là chắc chắn chứ không phải là "không hẳn". Theo quy định về tên bài của Wikipedia thì cái cần quan tâm ở đây là mức độ phổ biến của tên gọi, không có chỗ nào trong quy định cho phép lấy tên gọi mà đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam sử dụng làm tiêu chuẩn, do đó không cần phải quan tâm xem họ dùng tên gọi gì. Họ có dùng tên gì đi chăng nữa thì cũng không phải là một tiêu chí để chọn tên cho bài viết. YufiYidoh (thảo luận) 12:14, ngày 23 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Chữ "Mỹ" phổ biến hơn chữ "Hoa Kỳ" là ở đâu? ở google hay ở đời thường? ở Việt Nam hai ở hải ngoại? Ở lĩnh vực báo chí hay ở lĩnh vực văn hóa? và ở báo chí Việt Nam hay báo chí hải ngoại? Trả lời giúp nha. Nếu như không quan tâm xem đại sứ quán người ta dùng cái tên gì thì hẳn phải sửa lại "Hàn Quốc" thành "Cộng hòa Triều Tiên" nhá. Vì "Hàn Quốc" là chữ đại sứ quán nước này yêu cầu dùng, và đang dùng (lúc trước VN gọi họ là Cộng hòa Triều Tiên nhá). Cuối cùng, bình luận này mặc nhiên được coi là một phiếu chống của tôi.-- Trình Thế Vânthảo luận 04:14, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
N Không thực hiện Còn bất đồng trong yêu cầu đổi tên, vấn đề này cần nhận được nhiều sự ủng hộ hơn, bởi Hoa Kỳ là một tên thông dụng trong phạm vi chủ đề rất rộng. --minhhuy (thảo luận) 14:45, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

iOS (Apple) thành iOS

Nghĩa phổ biến nhất. Bên tiếng Anh đã đổi. Silvergoat (thảo luận) 19:38, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

YXong --minhhuy (thảo luận) 15:28, ngày 13 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành Trung Quốc

Bài nguyên tên là Trung Quốc, sau đổi tên theo phiên bản tiếng Anh không qua thảo luận/biểu quyết. Phiên bản tiếng Anh đã đổi tên thành "China" từ năm 2011. Hiện trong tiếng Việt hai khái niệm này tương đồng, ngay cả cơ quan tuyên truyền của Đài Loan bằng tiếng Việt cũng dùng như vậy, ví dụ sang thăm Trung Quốc, quốc khánh Trung Quốc.CNBH (thảo luận) 14:09, ngày 13 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

 Sẽ thực hiện Xin chờ thêm 24 tiếng để tránh những ý kiến phản đối khác nếu có. Tôi nhận thấy bài đã có một mục đề xuất đổi tên trong trang thảo luận (Thảo luận:Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa#Tên bài), và không có ý kiến mâu thuẫn sau một thời gian rất dài. --minhhuy (thảo luận) 15:31, ngày 13 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]
YXong @CNBH: Tôi đã di chuyển bài viết sang tên mới như yêu cầu sau một thời gian dài xin ý kiến cộng đồng, cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn. Tuy nhiên đây là bài chính của một loạt bài kèm theo như Địa lý, Chính trị, Lịch sử, v.v... Phiền bạn xem xét và chọn lựa ra bài nào cần thiết đổi sang tên của bài chính (do một số bài viết đặc thù như Chính trị cần rõ ràng nhất có thể). Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 12:42, ngày 24 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Vệ tinh, Vệ tinh tự nhiên

Đổi tên "vệ tinh" thành "vệ tinh nhân tạo". Và đổi tên "vệ tinh tự nhiên" thành "vệ tinh".

Người tạo bài dập khuôn theo tiếng Anh. Điều này là không đúng. Trong tiếng Việt, khi nói "vệ tinh" người ta hiểu theo nghĩa chung là tự nhiên lẫn nhân tạo. Wiki tiếng Anh hiểu "satellite" phần lớn là vệ tinh nhân tạo, nhưng tiếng Việt khi dùng chữ "vệ tinh" nói chung thì người ta không hiểu như thế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:28, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Định nghĩa mở đầu trong bài Vệ tinh vẫn còn nêu khá chung chung về bất kỳ vật thể nào quay quanh hành tinh khác, không thấy nói rõ là con người tạo ra hay không. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 16:02, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Kim Yuong-sam thành Kim Young-sam

Xin giúp sửa đổi giùm (lỗi chính tả). Xin cám ơn. - Ninh Chữ (thảo luận) - 05:54, ngày 1 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Một bảo quản viên khác đã xử lý yêu cầu này. --minhhuy (thảo luận) 13:10, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thành Chính quyền liên bang Hoa Kỳ

Hình như chữ "chính phủ" thường là từ ngữ để chỉ cho nhánh hành pháp (nội các) mà thôi. Mà bài này lại liệt kê cả nhánh lập pháp và tư pháp nữa. Như vậy chữ "chính phủ" có vẻ hạn hẹp và không thích hợp cho lắm. Tôi đề nghị chỉnh tên bài lại thành "Chính quyền liên bang Hoa Kỳ". (Đã thảo luận tại bài khá lâu, không có ai phản đối)-- Trình Thế Vânthảo luận 09:37, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không chắc Có vẻ như chính người yêu cầu đổi tên cũng không chắc chắn về sự chính xác của yêu cầu này. Cá nhân tôi cho rằng cụm từ "Chính phủ Hoa Kỳ" được nhắc đến rất nhiều, nên việc đổi tên bài viết này cần được sự hỗ trợ nhiều hơn của các thành viên (cần thêm một số ý kiến ủng hộ khác). --minhhuy (thảo luận) 13:15, ngày 2 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Lời lập luận đó của tôi thực ra không mang nghĩa về sự chắc chắn hay không chắc chắn, mà tôi nghĩ đó là văn phong tìm sự đồng thuận. Cho nên, bằng dòng này, sự đề nghị của tôi rõ ràng là một phiếu ủng hộ đổi. Đã thảo luận bên trang, không có phản đối nên tôi đề nghị đổi. Chờ đến khi nào, khi mà thời gian đã quá lâu.-- Trình Thế Vânthảo luận 07:04, ngày 3 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
YXong @Trần Thế Vinh: Yêu cầu đã được đặt ở hàng đợi trong thời gian dài nhưng không được tiếp nhận thêm ý kiến nào khác, nên tôi đã tiến hành đổi tên bài theo yêu cầu, cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn. --minhhuy (thảo luận) 02:44, ngày 25 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tiêu Kỉ thành Tiêu Kỷ

Sửa chính tả.--113.20.117.136 (thảo luận) 19:57, ngày 3 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Không chắc Tên bài viết hiện tại không sai chính tả, vì cộng đồng Wikipedia vẫn chưa thống nhất về cách dùng "i" hay "y", trừ phi là "Tiểu Kỷ" được sử dụng trong các tài liệu hàn lâm chính thức đề cập đến chủ thể bài viết. Bạn có thể cung cấp thêm các nguồn liên quan đáp ứng yêu cầu này không? --minhhuy (thảo luận) 02:46, ngày 25 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

N Sau một thời gian không có thêm bằng chứng, không giải quyết. Gia Nạp nhân trả lời 13:31, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hiếu Huệ Trương hoàng hậu thành Trương Yên (hoàng hậu)

470.000 kết quả Google so với 3.260.000 kết quả. Đồng thời tên Trương Yên được sử dụng rất nhiều trong điện ảnh.--Hiếu 18:46, ngày 11 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôn trọng tên thật của nhân vật. Trường hợp này cái tên Hiếu Huệ Trương hoàng hậu không nổi tiếng.--Hiếu 16:36, ngày 26 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hiếu Văn Đậu hoàng hậu thành Đậu Y Phòng

203.000 kết quả Google so với 651.000 kết quả. Đồng thời tên Đậu Y Phòng được sử dụng rất nhiều trong điện ảnh.--Hiếu 18:46, ngày 11 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôn trọng tên thật của nhân vật. Trường hợp này cái tên Hiếu Văn Đậu hoàng hậu không nổi tiếng.--Hiếu 16:36, ngày 26 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu thành Thượng Quan hoàng hậu

569.000 kết quả Google so với 774.000 kết quả. Nhân vật duy nhất họ Thượng Quan làm hoàng hậu, là nhà thơ được ghi nhận.--Hiếu 18:46, ngày 11 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôn trọng tên thật của nhân vật. Trường hợp này cái tên Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu không nổi tiếng.--Hiếu 16:36, ngày 26 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thuận Liệt Lương hoàng hậu thành Lương Nạp

817.000 kết quả Google so với 1.000.000 kết quả.--Hiếu 18:46, ngày 11 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Loạt bài tên người trên cần được thảo luận kỹ hơn với những thành viên khác am hiểu về đề tài này. Rất tiếc vì N Không thể thực hiện yêu cầu của bạn với những luận điểm hiện tại. --minhhuy (thảo luận) 14:45, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trungda nên vào xem xét yêu cầu này, thời gian đã quá lâu. Gia Nạp nhân trả lời 14:09, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôn trọng tên thật của nhân vật. Trường hợp này cái tên Thuận Liệt Lương hoàng hậu không nổi tiếng.--Hiếu 16:36, ngày 26 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cách mạng văn hóa thành Cách mạng Văn hóa

Tên riêng của một giai đoạn/sự kiện lịch sử. Greenknight (thảo luận) 10:19, ngày 29 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

YXong Việt Hà (thảo luận) 10:31, ngày 29 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]